Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Lãnh Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số (2005-2010)


hội đồng tuyển sinh xét hệ cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả đạt được là: Năm 1999, chỉ tiêu được giao là 25 học sinh nhưng chỉ xét được 7 học sinh, chiếm tỷ lệ 22,6%; năm 2000, chỉ tiêu được giao là 21 học sinh, kết quả xét được 21 học sinh đạt tỷ lệ 100%; năm 2001, chỉ tiêu được giao là 31 học sinh, kết quả xét được 31 học sinh đạt tỷ lệ 100%; năm 2002, chỉ tiêu được giao là 98 học sinh, kết quả xét được 85 học sinh chiếm tỷ lệ 87%; năm 2003, chỉ tiêu được giao là 193 học sinh, kết quả xét được 178 học sinh đạt tỷ lệ 92%; năm 2004, chỉ tiêu được giao là 127 học sinh, kết quả xét được 120 học sinh đạt tỷ lệ 94% [99].

Cùng với việc tạo nguồn cán bộ xa thông qua công tác tạo nguồn đối với hệ cử tuyển cho các trường đại học và cao đẳng, việc tạo nguồn cán bộ gần thông qua đào tạo về lý luận chính trị, quản lý hành chính và các lớp đoàn thể nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định cũng được Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk quan tâm đúng mức. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã phối hợp với các trường, lập kế hoạch đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số.

Số cán bộ dân tộc thiểu số được đào tạo hệ trung cấp về lý luận, thanh vận, phụ vận, hành chính trong tỉnh được chú trọng: Năm 1999, có 127 học viên, trong đó: lớp Trung cấp lý luận chính trị có 88 học viên, lớp Trung cấp hành chính có 12 học viên, lớp trung cấp phụ vận có 17 học viên, lớp Trung cấp thanh vận có 10 học viên; năm 2000, có 95 học viên học lớp Trung cấp lý luận chính trị; năm 2001, có 50 học viên học lớp Trung cấp lý luận chính trị; năm 2002, có 130 học viên học lớp Trung cấp lý luận chính trị; năm 2003, có 23 học viên, trong đó: lớp Trung cấp lý luận chính trị có 20 học viên, lớp Trung cấp hành chính có 3 học viên; năm 2004, có 63 học viên, trong đó: lớp Trung cấp lý luận chính trị có 27 học viên, lớp Trung cấp phụ vận có 14 học viên, lớp Trung cấp thanh vận có 22 học viên. Số cán bộ dân tộc thiểu số được cử đi đào


tạo lý luận chính trị tại Học viện chính trị khu vực III ở Đà Nẵng từ năm 1999 đến năm 2004 là hơn 90 học viên [99].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số thông qua công tác đào tạo xa và gần, trình độ của cán bộ dân tộc thiểu số đã từng bước nâng lên: cán bộ có trình độ đại học trở lên ở cấp tỉnh chiếm tỷ lệ 43,5%; cán bộ có trình độ đại học trở lên ở cấp huyện chiếm tỷ lệ 43%; cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông cấp xã chiếm tỷ lệ 30%. Về trình độ lý luận chính trị, hệ cao cấp và cử nhân, ở cấp tỉnh đạt tỷ lệ 8,77%; Cấp huyện đạt tỷ lệ 3,98%; Cấp xã đạt tỷ lệ 2%.

Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 19- CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk được các cấp uỷ đảng quan tâm. Do vậy, số lượng cán bộ dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh có 3.439 trên tổng số 30.630 cán bộ chiếm tỷ lệ 11,23%, trong đó, tỉ lệ cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp là [99]:

- Cấp tỉnh: số lượng cán bộ dân tộc thiểu số ở các ban đảng, đoàn thể có 43 trên tổng số 428 cán bộ, chiếm tỷ lệ 10%; Khối các sở ngành có 119 trên tổng số 976 cán bộ, chiếm tỷ lệ 12,19%.

- Cấp huyện: số lượng cán bộ dân tộc thiểu số ở khối đảng, đoàn thể có 112 trên tổng số 868 cán bộ, chiếm tỷ lệ 12,9%; Khối chính quyền có 163 trên tổng số 1.053 cán bộ, chiếm tỷ lệ 15,47%; Khối quản lý nhà nước có 120 trên tổng số 2.029 cán bộ, chiếm tỷ lệ 5,92%; Khối sự nghiệp có 2.385 trên tổng số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

25.333 cán bộ, chiếm tỷ lệ 9,4%.

- Cấp xã: Số lượng cán bộ dân tộc thiểu số ở khối đảng, đoàn thể, chính quyền cấp xã hưởng lương từ ngân sách có 634 trên tổng số 2.262 cán bộ, chiếm tỷ lệ 28,02%. Trong đó, Bí thư, phó bí thư có 31 trên tổng số 126 cán bộ, chiếm tỷ lệ 12,46%; Đại biểu Hội đồng nhân dân có 1.393 trên tổng số 4.927 cán bộ, chiếm tỷ lệ 28,3%; Trong đó, chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường thị trấn có 53 trên tổng số 134 cán bộ, chiếm tỷ lệ

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 7


39,55%; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có 81 trên tổng số 218 cán bộ, chiếm tỷ lệ 37%.

Việc bố trí cán bộ dân tộc thiểu số vào các chức danh chủ chốt cũng được các cấp uỷ đảng quan tâm. Kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 1999-2004 và Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2000-2005, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số đều tăng hơn so với nhiệm kỳ trước [99]:

- Tỷ lệ ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2000-2005: cấp tỉnh là 19,40%; Cấp huyện và tương đương là 17,02%, trong đó, cấp huyện, thành phố là 18%; Cấp cơ sở là 11,65%, trong đó cấp xã là 21%.

- Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số các cấp nhiệm kỳ 1999-2004: cấp tỉnh là 34,70%; Cấp huyện, thành phố là 25,80%; Cấp xã, phường, thị trấn là 31,20%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn những hạn chế như: Chưa có kế hoạch để bố trí, sử dụng số học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp ở các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp cũng như Phổ thông trung học nên việc bố trí, sử dụng còn chậm. Đến tháng 9/2004, toàn tỉnh còn 68 sinh viên là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các lớp từ trung cấp trở lên chưa có việc làm.

Để động viên học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học các trường trung học, cao đẳng và đại học trong và ngoài tỉnh, ngày 8/5/2001 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 1314-QĐ/2001/UBND bổ sung thêm mức sinh hoạt phí cho mỗi học sinh dân tộc học ở các trường dân tộc nội trú

50.000 đồng/tháng, được hưởng trong 10 tháng/năm, nâng mức sinh hoạt phí của mỗi học sinh từ 120.000 đồng/tháng lên 170.000 đồng/tháng.

Hằng năm, tỉnh Đắk Lắk đều tổ chức gặp mặt học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số nhằm tuyên dương, động viên các em học tập, đầu năm 2001 tỉnh đã tổ chức gặp mặt 521 học sinh, sinh viên, trong đó, 265 học sinh là người Êđê, tặng quà cho mỗi học sinh trị giá 100.000 đồng và phát phần thưởng cho


mỗi học sinh đạt học lực loại khá trị giá 200.000 đồng, đạt học lực loại giỏi trị giá 300.000 đồng.

2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ (2005-2010)

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

2.2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Vì thế, đã động viên và tập hợp được lực lượng các dân tộc thiểu số tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) nhấn mạnh, sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc, đưa đồng bào miền xuôi lên miền núi, thực hành những hình thức, biện pháp thích hợp thu hút đồng bào các dân tộc tại chỗ tham gia quá trình phát triển kinh tế với tư cách là người làm chủ thật sự bình đẳng. Đó là một trong những yêu cầu đặt ra để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và văn hóa ở các vùng dân tộc.

Nhằm phát triển kinh tế và văn hóa ở các vùng dân tộc, một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã được đề ra trong Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị, Nghị quyết đã nhấn mạnh về tạo nguồn xa cán bộ dân tộc thiểu số thông qua hệ thống trường lớp ở các cấp bậc học:


Mở rộng và củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường vừa học, vừa làm, các trung tâm dạy nghề, các lớp dự bị cho con em các dân tộc miền núi, chuẩn bị vào các trường đại học và chuyên nghiệp đối với một số ngành nghề cần thiết. Đồng thời có chính sách ưu đãi trong tuyển sinh và học bổng đặc biệt là đối với con em các dân tộc vùng cao. Thực hiện nguyên tắc ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc, cán bộ công tác ở miền núi, học xong trở về địa phương phục vụ đồng bào các dân tộc [1].

Tiếp nối Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ban hành Nghị quyết số 02 ngày 24/12/1996 về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, chỉ rõ: “Mở thêm các trường dân tộc nội trú và các trường bán trú ở cụm xã, các huyện, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc, trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý” [2].

Cùng với chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã được Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành với Nghị quyết số 03, ngày 18/6/1997. Nghị quyết đã nêu toàn diện vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ như: Thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; một số nhiệm vụ và giải pháp lớn về xây dựng đội ngũ cán bộ; nhiệm vụ công tác cán bộ từ năm 1997 đến Đại hội IX của Đảng. Nghị quyết cũng đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên dân tộc thiểu số các cấp đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra quy định riêng về điều kiện kết nạp đảng viên ở các vùng dân tộc thiểu số. Trong quy định nêu rõ: có thể châm chước về những điểm phụ, ví dụ như chưa


có ý thức giai cấp công nhân rõ rệt nhưng có giác ngộ quyền lợi dân tộc và quyền lợi nhân dân lao động; trung thành, hăng hái, tán thành mục đích của Đảng, đồng ý làm việc trong một tổ chức của Đảng. Những đồng chí đó vẫn được xem xét kết nạp Đảng và sau khi được kết nạp Đảng chú ý giáo dục để họ trở thành một đảng viên xứng đáng.

Bước sang thế kỷ XXI, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là việc cần thiết, mang tính cấp bách. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), nêu định hướng mới về chính sách dân tộc nhằm thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi; trong đó, đặc biệt quan tâm đến vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến.

Quan điểm về củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số được quan tâm trong thế kỷ mới. Khu vực Tây Nguyên là một trong ba Tây cần đặc biệt chú ý. Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2005 khẳng định, phải chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ, sắp xếp, bố trí, sử dụng và tạo điều kiện cho cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đảm nhận tốt trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đồng thời, cần điều động một số cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, quân đội và công an từ Trung ương và các địa phương để tăng cường cho các tỉnh Tây Nguyên.

Nhằm thực hiện công bằng trong giáo dục, Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26/7/2002 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số như: thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.


Dự bị, cử tuyển đại học là một hình thức đặc thù của giáo dục đại học dân tộc và là một hình thức đào tạo cán bộ chuyên môn người dân tộc thiểu số. Sinh viên hệ dự bị, cử tuyển chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối tượng này được các địa phương chọn cử, chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương), không phải thi tuyển, được bồi dưỡng văn hóa một năm, sau đó, vào học chính thức cùng với sinh viên thuộc các đối tượng khác ở các trường. Hệ dự bị, cử tuyển có tác dụng tốt trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc và đoàn kết dân tộc trong giáo dục đại học. Dự bị, cử tuyển đại học tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số ở vùng xa xôi và khó khăn có cơ hội vào học đại học. Học sinh dự bị, cử tuyển đại học được miễn học phí hoàn toàn.

Để thực hiện tốt công tác dân tộc, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc. Nghị quyết đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo và chỉ đạo công tác dân tộc. Nghị quyết nhấn mạnh đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới:

Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc, đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú, tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng, mở thêm trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Nghiên cứu tổ chức hệ thống trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và cán bộ là người dân tộc thiểu số [18, tr.48].

Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong cả nước và yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, các địa phương chủ động tuyển chọn học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp phổ thông trung học có triển vọng, có lý lịch cơ bản rõ ràng để gửi đến các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên phạm vi cả nước để đào tạo theo các


chuyên ngành mà địa phương đang và sẽ cần về nhu cầu cán bộ. Các lớp học theo địa chỉ được sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh cử đi học. Khi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp học sinh dân tộc thiểu số được học riêng theo đơn vị lớp địa chỉ của địa phương cử đi học.

Với mục đích củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở các vùng dân tộc thiểu số, giải pháp chủ yếu mang tính đồng bộ trong các khâu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được Nghị quyết số 24-NQ/TW chỉ rõ: “thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở không có tổ chức Đảng và đảng viên” [18, tr.48].

Để làm tốt được điều đó, việc cần làm trước mắt là tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc, nhất là các địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng. Có như vậy, các nhiệm vụ chính trị của địa phương sẽ được hoàn thành tốt, đồng thời cán bộ dân tộc thiểu số ở địa phương đó nhận được sự giúp đỡ của cán bộ tăng cường để từng bước hoàn thiện mình trong quá trình công tác.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X chủ trương: Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 bằng việc tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp lớn; trong đó, có giải pháp về đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục có kết quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp, nhất là cấp chiến lược; kết hợp xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý với quy hoạch cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh, cán bộ lãnh đạo trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023