Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Từ Năm 2005 Đến Năm 2010


lực lượng vũ trang, cán bộ nghiên cứu khoa học, đội ngũ chuyên gia đầu ngành; đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ vào nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

2.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2010

Với đặc điểm là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk xác định là một trong những nội dung trọng điểm trong lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Sau 5 năm tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 19- CT/TU, ngày 26/7/1999 về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bước đầu đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, việc thực hiện các nội dung của Chỉ thị chưa đạt yêu cầu đề ra nhất là việc bố trí, sử dụng học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp còn chậm. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã lãnh đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19 cho giai đoạn tiếp theo.

Theo Chỉ thị này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bố trí đúng ngành nghề đào tạo cho số học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hiện chưa có việc làm vào làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể ở cấp huyện và cấp tỉnh. Nếu nơi nào hết định biên thì thực hiện ký hợp đồng lao động dài hạn, lương được trả bằng nguồn ngân sách của tỉnh. Khi có biên chế, căn cứ vào khả năng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ để tuyển dụng chính thức.

Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XII, Thường trực Tỉnh ủy ra Thông báo về việc tiếp tục nhận hồ sơ liên hệ việc làm của học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tại chỗ đã tốt nghiệp ở các trường trong và ngoài tỉnh. Thường trực Tỉnh ủy đã thành lập tổ chuyên


ngành tiếp nhận hồ sơ liên hệ việc làm của học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tại chỗ đã tốt nghiệp phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng và đại học. Tổ chuyên ngành gồm 6 đồng chí, do đồng chí Hoàng Trọng Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ làm tổ trưởng. Đồng thời, quy định nơi tiếp nhận hồ sơ là Phòng cán bộ công chức, thuộc Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại địa chỉ số 180 đường Nguyễn Du, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 và Kết luận số 148 ngày 16/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên ổn định, bền vững, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17/11/2004 về phát triển kinh tế

- xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2010. Trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội tại các buôn, thôn trong tỉnh, Tỉnh ủy đề ra phương hướng, mục tiêu và giải pháp thực hiện với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc cùng chia sẻ, giúp đỡ đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Để phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Nghị quyết khẳng định, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số:

Từng cấp, từng ngành có phương án, kế hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đảm bảo tỷ lệ từ 15% trở lên trong định biên. Có kế hoạch đào tạo cán bộ Ban tự quản buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để đủ sức đảm đương được nhiệm vụ ở thôn, buôn [100].

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 8

Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk khoá XII, Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ và một số biện pháp chủ yếu để thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đến năm


2010, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính quyền là “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 35% trở lên; cấp huyện, thành phố đạt 27% trở lên; cấp xã, phường, thị trấn 35%. Cán bộ, công chức, nhân viên hành chính sự nghiệp đạt từ 15% trở lên” [99].

Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu:

Một là: Tiếp tục quán triệt, nắm vững, hiểu sâu để vận dụng đúng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy về công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số.

Hai là: Để chuẩn bị nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, biện pháp trước mắt là Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh lập kế hoạch mở một lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tại chức niên khóa 2005-2007 tại tỉnh Đắk Lắk.

Ba là: Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Sở Nội vụ phân bổ chỉ tiêu khoảng 10% cán bộ dân tộc thiểu số cho từng sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các địa phương.

Bốn là: Các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp cần có quá trình chuẩn bị lâu dài như quan tâm đến đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trưởng thành từ cơ sở, từ các phong trào quần chúng. Qua đó, lựa chọn, kết nạp vào Đảng, đồng thời bồi dưỡng, đào tạo để đủ điều kiện bố trí vào những chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành phù hợp với năng lực, sở trường công tác của cán bộ dân tộc thiểu số.

Năm là: Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với các ban, ngành liên quan, nghiên cứu tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế về chủ trương, chính sách cùng liên kết đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số và điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên và cán bộ dân tộc thiểu số.


Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2010 chỉ rõ:

Quan tâm đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, phấn đấu tăng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số đạt 15% trong tổng biên chế; Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc tại các trường nội trú, trường dạy nghề. Đồng thời huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bằng nhiều hình thức thích hợp [101, tr.72].

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 05, ngày 14/1/2005 về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đây là sự phát triển tiếp nối Chỉ thị số 19 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc. Mục tiêu cụ thể được đề ra trong Nghị quyết số 05 là:

Đến năm 2010 trở đi, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức hành chính - sự nghiệp đạt 15% trở lên, trong đó, chú trọng cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Tỷ lệ cán bộ tham gia các chức danh chủ chốt ở các cấp như sau [102]:

- Cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương từ 20% trở lên; cấp ủy cơ sở nói chung đạt 15% trở lên, trong đó cấp ủy xã, phường, thị trấn đạt 23% trở lên.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 35% trở lên; cấp huyện, thành phố đạt 27% trở lên; cấp xã, phường thị trấn đạt 30% trở lên.

Trong đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp từ tỉnh đến cơ sở (gồm bí thư, phó bí thư; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân) phải có cán bộ dân tộc thiểu số. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh phải có tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số thích hợp, đặc biệt là cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp


phòng của tỉnh và huyện, tùy theo tính chất công việc và khả năng trình độ của cán bộ để bố trí, nhưng phải ưu tiên bố trí cán bộ dân tộc thiểu số.

Tỉnh ủy Đắk Lắk nêu rõ quan điểm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số:

Một là, các cấp ủy Đảng, tổ chức và cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của công tác cán bộ dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời là trách nhiệm của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và của các tổ chức kinh tế, xã hội là xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Vai trò nòng cốt thuộc về các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc về cơ quan làm công tác tổ chức. Người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chính trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

Ba là, xây dựng chương trình và kế hoạch hành động để quán triệt trong toàn thể cán bộ, đảng viên và tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, phải tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp tiếp theo nhằm thực hiện có kết quả Nghị quyết của Tỉnh ủy.

Bốn là, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ ở cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ các cấp nhằm nâng cao chất lượng tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, các ngành và các địa phương đơn vị.

Nghị quyết đề ra những giải pháp trọng tâm về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số những năm (2005-2010):

Thứ nhất, các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương từ tỉnh đến cơ sở tiến hành đánh giá sát đúng thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đương chức, trong mối quan hệ với đội ngũ cán bộ của địa phương, đơn vị. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng,


bổ nhiệm và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số một cách khoa học và hợp lý nhất.

Thứ hai, tiếp nhận, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vào công tác tại các cơ quan Đảng, nhà nước và các đoàn thể ở các cấp, nhất là đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý để nâng cao chất lượng tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp.

Thứ ba, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, nhằm trang bị những kiến thức về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, về năng lực thực tiễn, phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức…

Thứ tư, nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên và cán bộ dân tộc thiểu số. Một số chế độ, chính sách như: hỗ trợ, trợ cấp học bổng đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số của tỉnh; trợ cấp học phí cho phù hợp; ưu đãi thích hợp để khuyến khích cán bộ dân tộc thiểu số theo học các chương trình sau đại học; đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho cán bộ dân tộc thiểu số khi được luân chuyển, điều động đi công tác xa nhà, ở vùng sâu, vùng xa…

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2010 và Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy, Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch số 11a-KH/TU, ngày 17/7/2006 về “xây dựng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn” năm 2006-2007 và định hướng đến năm 2010. Trong đó, có quy định kiện toàn và xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán trên cơ sở quy hoạch tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, nhất là các chức danh chủ chốt. Đối với cán bộ có năng lực yếu không đảm đương được nhiệm vụ thì kiên quyết thay thế và phải chú ý trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã. Đối với công tác này đặc biệt chú ý đến cán bộ dân tộc thiểu số.

Để có cơ sở kiện toàn hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn, căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và Kết


luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; đồng thời, dựa trên yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh Đắk Lắk, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Quy định số 02-NQ/TU, ngày 4/8/2006 về tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

Quy định xác định những tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ ở các cấp. Điểm đặc biệt, trong quy định nêu rõ, biết một ngôn ngữ dân tộc thiểu số là một trong những tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh cũng như cán bộ chủ chốt cấp huyện và tương đương. Riêng chức danh Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì yêu cầu cao hơn đối với các đồng chí dưới 45 tuổi phải thông thạo tiếng dân tộc thiểu số. Đối với công chức cấp xã, nếu là cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ thi khi đề bạt, bổ nhiệm căn cứ điều kiện hoàn cảnh cụ thể để xem xét quyết định.

Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh cán bộ đã được quy định, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã chú ý đến công tác quy hoạch cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị cán bộ gồm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; giám đốc hoặc phó giám đốc và trưởng phòng tổ chức cán bộ các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và tương đương cấp tỉnh; bí thư hoặc phó bí thư và trưởng ban tổ chức của các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc tỉnh để quán triệt Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Hướng dẫn số 47-HD/BTCTW, ngày 23/4/2003 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Sau Hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TU, ngày 21/3/2005 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công tác quy hoạch, quan điểm của Tỉnh ủy là phải chú ý đến tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cơ cấu cán bộ. Phát hiện, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số để khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số làm lãnh đạo, quản lý


ở các cấp. Đồng thời, trên cơ sở có quy hoạch sẽ chuẩn bị từ xa và tạo được nguồn cán bộ làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng được các yêu cầu của công việc trong từng giai đoạn.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức tỉnh ủy hướng dẫn việc triển khai thực hiện một số vấn đề cụ thể về nội dung và quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Đắk Lắk bằng Hướng dẫn số 11-HD/BTC, ngày 4/4/2005. Hướng dẫn số 11 của Ban tổ chức Tỉnh ủy đã định hướng cơ cấu Ban chấp hành Đảng bộ huyện, thành phố và tương đương đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số phải đảm bảo: “Tương xứng với đặc điểm, điều kiện cụ thể cơ cấu dân tộc của huyện, thành phố để xác định cơ cấu hợp lý” [106, tr.141]. Đồng thời, cũng tính đến phương án cán bộ dân tộc thiểu số lần đầu tham gia cấp ủy khả năng trúng cử sẽ khó hơn nên khi đưa vào quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số lần đầu tham gia cấp ủy phải có tỷ lệ cao hơn nhằm mục đích đạt được cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số trong cấp ủy.

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Bộ Chính trị, trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ việc đào tạo cán bộ theo các vị trí công tác đáp ứng yêu cầu của công việc là cần thiết, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 21-KH/TU ngày 2/7/2007 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và cán bộ xã, phường, thị trấn giai đoạn 2007-2010. Nội dung đào tạo được quy định riêng cho từng đối tượng cán bộ. Riêng, tiếng dân tộc thiểu số, được xây dựng là nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho mọi đối tượng.

Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số đương nhiệm, phải căn cứ vào độ tuổi để xác định nội dung đào tạo. Cán bộ, công chức đang giữ các chức danh chủ chốt dưới 45 tuổi đào tạo bổ sung kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ, công chức dưới 35 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông đào tạo văn hóa để có trình độ trung học phổ thông. Trong quá trình đào tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023