Các Công Trình Khoa Học Đề Cập Đến Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Ở Các Vùng, Miền, Địa Phương Trong Nước


Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên từ năm 1994 đến năm 2006" của Đỗ Xuân Tuất [139], nêu rõ tính cấp thiết của việc phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong Đảng, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, sự nghiệp đổi mới đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; phản ánh bước phát triển nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần cung cấp cơ sở để bổ sung, hoàn thiện một bước chủ trương, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong Đảng và toàn xã hội.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò pháp luật trong xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thị Thu Hường [50], đã trình bày những vấn đề lý luận chung về vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị; nêu rõ thực trạng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò pháp luật trong xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay"của Khăm Phăn Vông Pha Chăn [59], đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đánh giá những mặt làm được, những hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Bên cạnh đó, còn có một số bài viết tiêu biểu đề cập đến tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý: Bài viết "Mô hình, tiêu chuẩn người lãnh đạo thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế" của Đỗ Minh Cương [19]; "Bản lĩnh chính trị của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị trước yêu cầu mới" của Nguyễn


Văn Huyên [52]. Các tác giả đã nêu vấn đề về tiêu chuẩn và năng lực chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt có khả năng tổ chức lực lượng, tạo ra sức mạnh vật chất nhằm hiện thực hóa ý chí của Đảng, của dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trên cơ sở đó, đề ra những yêu cầu đội ngũ cán bộ phải có năng lực trí tuệ, có ý chí, nghị lực vượt qua không chỉ sự chống phá của các thế lực thù địch, mà còn phải khắc phục những hạn chế, trở ngại xã hội, kể cả sức ỳ của sự lạc hậu và cản trở của bản thân về nhận thức, tư duy, kể cả chủ trương, quan điểm và cơ chế lỗi thời.

Bài "Rèn luyện, phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở hiện nay" của Nguyễn Thị Hạnh [42]. Tác giả khẳng định: Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là cấp thấp nhất, gần dân nhất, trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có vai trò quan trọng mang tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Việc rèn luyện, phát triển nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là một yêu cầu bức thiết là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên của công tác cán bộ, nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực từ cơ sở, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống chính trị. Từ đó, tác giả đề ra những yêu cầu về nhân cách và giải pháp chủ yếu để rèn luyện, phát triển nhân cách người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.

Đề cập đến công tác đánh giá, quy hoạch, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ; có các bài viết "Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ trong tình hình hiện nay" của Nguyễn Đức Hạt [43]; "Bố trí và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý" của Phạm Văn Định [35]; "Một số vấn đề về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ - Thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục" của Trần Lưu Hải [39]. Các tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

và chưa đạt được về công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, về công tác luân chuyển cán bộ. Tập trung làm rõ sự cần thiết phải thực hiện tốt khâu đánh giá và quy hoạch cán bộ, khái quát những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ trong 30 năm đổi mới và yêu cầu của công tác cán bộ thời kỳ hội nhập quốc tế cần phải tiếp tục đổi mới ở tất cả các khâu như: công tác đánh giá; công tác quy hoạch; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác luân chuyển cán bộ; công tác bố trí, sử dụng cán bộ; và xây dựng, thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài. Đồng thời, nêu lên thực trạng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ cấp xã ở nước ta, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong những năm tiếp theo.

Liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, có các bài viết: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở"của Nguyễn Thị Lan Phương [68]; "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm" của Đào Thị Ái Thi [88]; "Chú trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường" của Phạm Đức Chính [12]; "Bồi dưỡng theo chức danh góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới" của Lê Minh Quân [73]; "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Minh Tuấn [136]; "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế" của Nguyễn Minh Phương [69].

Đảng Bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 - 3

Các tác giả đã làm rõ thêm nội dung xác định vị trí việc làm theo Luật cán bộ công chức 2008, trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay còn có những bất cập trước sự vận động và phát triển của thực tiễn như: Đào tạo bồi dưỡng chung cho nhiều đối tượng; nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa phù hợp và thích ứng với tình hình cán bộ của các vùng, địa phương, cơ sở; thiếu chương trình bồi dưỡng theo chức danh, sự


thay đổi công việc, vị trí chức vụ, nên người cán bộ có sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng. Do vậy, các tác giả đề xuất bồi dưỡng theo vị trí, theo chức danh cho đội ngũ cán bộ là góp phần bù đắp những thiếu hụt, bổ sung những tri thức mới, sát hợp, giúp cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các tác giả chỉ rõ: Cần xác định đúng đối tượng, chủ thể bồi dưỡng; cần lựa chọn nội dung, phương pháp áp dụng phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

Đề cập đến công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ, bài viết "Kiện toàn, chuẩn hóa chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới" của Nguyễn Thanh Tuấn và Phạm Ngọc Hà [138], các tác giả đã nêu ra quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt, vai trò của cán bộ chủ chốt trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và đề xuất phương hướng đổi mới và hoàn thiện các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Bài viết "Sắp xếp lại đội ngũ những người làm việc ở xã - Một yêu cầu bức thiết hiện nay" của Trần Anh Tuấn [137], đã nghiên cứu về tình hình đội ngũ những người làm việc ở cấp xã, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý cán bộ cấp xã, trên cơ sở đó tác giả đã nêu một số công việc cần làm để tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm việc ở cấp xã.

Những bài viết tiêu biểu đề cập đến hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ ở cơ sở, gồm: "Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn" của Nguyễn Hữu Đức [36]; "Góp phần hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã" của Lê Đình Lý [64]; "Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn" của Đinh Ngọc Giang [37] và "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở" của Nguyễn Thị Minh Phương - Nguyễn Huyền Hạnh [71]. Các tác giả đã khẳng định trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở. Nhưng thực tế cho thấy, ở nhiều mặt hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ,


công chức cấp cơ sở còn thiếu ổn định, thiếu nhất quán, chưa hợp lý, chính sách chủ yếu tập trung xử lý những vấn đề bức xúc trước mắt. Điều này đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX khẳng định: "Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách, chế độ đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá" [29, tr. 166].

Từ đó, các tác giả đề xuất, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở cần phải: bám sát các đặc điểm, tính chất của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở; nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cơ sở phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc mà từng chức danh cán bộ, công chức đảm nhiệm; chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối phải phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước; việc đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở phải có tính kế thừa, góp phần ổn định và phát triển đội ngũ; xây dựng chế độ, chính sách cần phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, miền và địa phương cụ thể.

Những bài viết đề cập đến lý luận chung về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: Bài viết "Quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Việt Nam hiện nay"của Đỗ Thái Huy [51]; "Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay"của Mai Đức Ngọc [67]. Nội dung các bài biết đã trình bày khái quát quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng, nhận xét những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Việt Nam hiện nay.

Những công trình khoa học nói trên, gợi ý cho luận án cần phải làm rõ lý luận về cấp cơ sở, về đội ngũ cán bộ chủ chốt và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; gợi mở đối với luận án cần hệ thống hóa những quan điểm của Đảng Cộng sản


Việt Nam về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn để thấy được bước phát triển tư duy của Đảng trong công tác này và chính sự phát triển tư duy của Đảng đã tác động đến công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương.

1.1.2. Các công trình khoa học đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở các vùng, miền, địa phương trong nước

Cuốn sách "Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ gìn ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay" của Mai Đức Ngọc [66], đã khẳng định thêm vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn; đánh giá thực trạng ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn (qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng). Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta.

Tác giả Đinh Ngọc Giang với cuốn sách "Chuẩn hóa chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (qua khảo sát các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" [38] đã làm sáng tỏ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuẩn hóa chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã qua khảo sát các tỉnh đồng bằng song Cửu Long; đánh giá thực trạng và đề ra mục tiêu, quan điểm, những giải pháp chủ yếu để chuẩn hóa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ở các tỉnh đồng bằng song Cửu Long đến năm 2020.

Cuốn sách "Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý - Kinh nghiệm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" của Tần Xuân Bảo [10], đã trình bày công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và thực tiễn công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2010-2015).

Cuốn sách "Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã - Qua khảo sát thực tiễn đồng bằng sông Hồng" của Trịnh Thanh


Tâm [81]. Trong 246 trang sách, đã trình bày công tác xây dựng đội ngũ nữ cán bộ của hệ thống chính trị cấp xã, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác này. Đồng thời, tác giả nêu lên thực trạng xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, từ đó, đưa ra một số giải pháp về xây dựng đội ngũ nữ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở trong những năm tiếp theo.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng "Xây đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay" của Phạm Công Khâm [60], đã làm rõ thêm cơ sở khoa học, nét đặc thù về vị trí, vai trò của cấp xã và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; đưa ra những nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tiếp theo.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay" của Nguyễn Viết Quân [72], đã phân tích vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, khẳng định tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu của hoạt động lãnh đạo ở cơ sở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Xây dựng phong cách chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay" của Hồ Ngọc Trường [132], đã nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về xây dựng phong cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long, từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm


xây dựng phong cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã trong việc phát huy nhân tố con người ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Thiện [95], đã nghiên cứu về thực trạng và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong phát huy nhân tố con người ở nông thôn Bắc Bộ, từ đó, khái quát những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Bắc Trung Bộ góp phần thiết thực phát huy nguồn lực con người ở vùng nông thôn này.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ hiện nay (Qua thực tế tỉnh Bình Phước)" của Vũ Công Thương [98], đã phân tích vai trò, thực trạng việc thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở.

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Thực hiện chính sách đối với cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn hiện nay" của Phan Thúy Vân [186], đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt và đề xuất những giải pháp để thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Bài viết "Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở Sóc Trăng" của Đặng Thanh Hải [40], đã nêu lên thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, phân tích nguyên nhân của những tồn tại hạn chế; từ đó, tác

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí