nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Văn phòng HĐND, UBND và thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An.
Cụ thể với chính sách “trải chiếu hoa” đón các nhà đầu tư: Đối với đầu tư nước ngoài, UBND đã ban hành quy định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép dự án đầu tư nước ngoài trong và ngoài KCN, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh các dự án. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Bình Dương. Có sự thống nhất giữa các ngành, các cấp trong tỉnh thực hiện công khai quy trình và thủ tục hành chính thông thoáng, giảm khâu trung gian, nhiều tầng nấc, rút ngắn thời gian. Ưu tiên thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan nhiều đến quyền lợi, nghĩa vụ công dân và các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài bao gồm: đất đai, nhà ở, hộ tịch, đăng ký kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh... Trong 7 lĩnh vực trọng điểm cần đột phá về mặt cải cách thủ tục, thành công nhất của Bình Dương là thủ tục cấp phép đầu tư nước ngoài trong và ngoài KCN.
Không chỉ có vậy, chính sách “một cửa” còn nhằm mục tiêu tránh việc các nhà đầu tư phải chạy lòng vòng, thậm chí có những vướng mắc ở tầm vĩ mô, với tinh thần “khó khăn của họ cũng chính là khó khăn của mình”. Đây chính là điểm cải tiến được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất. Vì thế, khi các nhà đầu tư nước ngoài đến Bình Dương, luôn được chính quyền các cấp, các sở, ngành tạo điều kiện thuận lợi.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, ngày 29/9/1997, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UB, Về việc ban hành quy định, thủ tục, trình tự xét duyệt các dự án đầu tư trong nước và các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương. Quyết định này nhằm quy định cụ thể việc phân cấp, cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp phép đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo cơ chế “một cửa” một đầu mối. Theo quy định trên, đối với các dự án đầu tư nước ngoài được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền cho Ban quản lý các KCN Bình Dương cấp giấy phép đầu tư, việc tiếp
nhận hồ sơ, thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, điều chỉnh giấy phép, Ban quản lý các KCN Bình Dương thực hiện theo quy chế riêng do UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý các KCN Bình Dương với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng của địa phương. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền cho Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore cấp giấy phép đầu tư, việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư, điều chỉnh giấy phép Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore thực hiện theo quy chế riêng, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc giữa Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore và các cơ quan chức năng của địa phương theo quy định tại Quyết định ủy quyền số 67/BKH-KCN ngày 17/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai các dự án đầu tư, ngày 22/6/2001, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 92/2001/QĐ-UB, Về việc ban hành quy định thủ tục trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép dự án đầu tư nước ngoài trong và ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương; thời gian giải quyết các thủ tục để triển khai các dự án. Quyết định này tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong và ngoài KCN như: thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định các dự án đầu tư và thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư…, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai nhanh dự án sau khi được cấp giấy phép đầu tư, các thủ tục hành chính và các công việc thực hiện đế đưa dự án vào hoạt động; căn cứ đề nghị của các Sở ngành liên quan, quy định thời gian giải quyết các công việc hợp lệ.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, ngày 16/8/2002, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 97/2002/QĐ-UB Về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục, thời gian đăng ký kinh doanh; thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể áp dụng đối với đầu tư trong nước tại tỉnh Bình Dương. Cũng như quy định giải quyết thủ tục hành chính đối với các doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Công Nghiệp Ở Bình Dương
- Thực Trạng Công Nghiệp Bình Dương Trước Khi Tái Lập Tỉnh (1986
- Chủ Trương Phát Triển Công Nghiệp Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương
- Chỉ Đạo Công Tác Đào Tạo, Thu Hút Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Công Nghiệp
- Chỉ Đạo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Trong Phát Triển Công Nghiệp
- Yêu Cầu Đẩy Mạnh Phát Triển Công Nghiệp Ở Bình Dương Trong Giai Đoạn Mới
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Quyết định cũng quy định các thủ tục, trình tự thời gian giải quyết các hồ sơ và chỉ đạo các sở, ban ngành tập trung giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Đồng thời với việc chỉ đạo giải quyết các thủ tục hành chính, để hoạt động xúc tiến đầu tư đạt kết quả tích cực, tỉnh Bình Dương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư về quy trình, thủ tục đầu tư, cung cấp thông tin liên quan, quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang website, các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương. UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong những lĩnh vực nhạy cảm có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân và các nhà đầu tư. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành rà soát, đơn giản hoá, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, bám sát thực tiễn, nắm chắc hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức các cuộc đối thoại để giải quyết kịp thời các kiến nghị, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Thành công nhất là lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép đầu tư trong và ngoài KCN. Các lĩnh vực khác được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất loại bỏ những thủ tục rườm rà, các loại giấy tờ bổ sung không cần thiết, rút ngắn được thời gian giải quyết từng loại vụ việc cụ thể so với quy định của Trung ương. Đối với đầu tư nước ngoài, UBND tỉnh đã ban hành quy định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép dự án trong và ngoài KCN, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính sau khi cấp giấy phép đầu tư giúp cho các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án. Cấp giấy phép dự án đầu tư nước ngoài chỉ cần 1 ngày cho dự án ngoài KCN, dự án trong KCN là 3 ngày nếu không cần thỏa thuận của bộ, ngành và là 15 ngày đối với dự án cần phải có văn bản thỏa thuận của bộ, ngành Trung ương. Đối với dự án đầu tư trong nước, thời gian 7 ngày cho các doanh nghiệp, 5 ngày cho các hộ cá thể. Ngoài yếu tố rút ngắn thời gian, UBND tỉnh cũng quan tâm đến yếu tố tâm lý, tập quán của các nhà đầu tư trong công tác cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng nhà xưởng...
Cải cách hành chính đã tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ về phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc của hệ thống tổ chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Dương. Theo đó, tỉnh Bình Dương đã sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu mới, dựa vào khả năng công việc của địa phương, lấy đó làm căn cứ cho việc chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển và đặc biệt là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với kiện KT-XH của tỉnh. Năm 2005, chỉ số cạnh tranh của tỉnh Bình Dương xếp thứ 1/42 tỉnh, thành trong cả nước tham gia xếp loại, đã có doanh nghiệp của 37 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương. Khu vực kinh tế đầu tư trong nước có bước phát triển mạnh, đặc biệt sau khi có Luật Doanh nghiệp (năm 1999). Đến năm 2005, toàn tỉnh có 3.459 doanh nghiệp trong nước được thành lập với tổng số vốn đầu tư 15.733 tỷ đồng; có 1.076 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 5 tỷ 680 nghìn USD [44, tr.54-56].
2.3.2. Chỉ đạo cải tạo, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng - kỹ thuật công nghiệp
Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn xác định lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá phát triển kinh tế, mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo được sự liên kết với các KCN, các trung tâm kinh tế. Qua quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương này đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển kinh tế công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác.
Chỉ đạo cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống giao thông - vận tải.
Xác định vai trò, vị trí quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong sự nghiệp CNH, HĐH, tỉnh đã tập trung chỉ đạo ngành giao thông vận tải và các cấp, các ngành hữu quan xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh gắn với các quy hoạch phát triển giao thông vận tải của quốc gia và khu vực, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH. Trên cơ sở những chủ trương được đề ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI và lần thứ VII, Tỉnh ủy, UBND đã có các văn bản chỉ đạo Sở giao thông vận tải và các sở, ban, ngành lập quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải Bình Dương trong giai đoạn mới.
Ngày 3/7/1999, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 106/1999/QĐ-CT, Về phê quyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương giai đoạn 1998-2010; Quyết định số 3216/QĐ-CT, ngày 25/8/2003, Về phê duyệt dự toán điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020; Quyết định số 177/2004/QĐ-UB ngày 22/12/2004, Về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Bình Dương đến năm 2020. Trong đó, xác định nhu cầu tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh với mục tiêu kết nối và đáp ứng nhu cầu giao thông không ngừng tăng nhanh giữa các địa phương, các KCN, đô thị, các vùng nguyên liệu, nông thôn,... trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kết nối hệ thống giao thông của tỉnh Bình Dương với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển KT-XH. Bên cạnh đó, phải đồng bộ với quy hoạch giao thông vận tải của quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời căn cứ vào tình hình, nhu cầu và tốc độ phát triển KT- XH, công nghiệp, đô thị,… trên địa bàn tỉnh và khu vực để kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
Đối với hạ tầng các KCN, CCN, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng đường giao thông giữa các KCN, CCN với các quốc lộ và tỉnh lộ. Đặc biệt, tỉnh chú trọng đầu tư các tuyến đường trọng điểm kết nối với khu Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị. Ngày 1/9/2005, UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 183/2005/QĐ-UBND, Về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục bảo lãnh vốn vay cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng trong khu liên hơp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị tỉnh Bình Dương, nhằm mục đích đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư theo hình thức xây dựng, kinh doanh và chuyển giao; huy động mọi nguồn vốn của Trung ương, địa phương, vốn vay và vốn góp của các doanh nghiệp, tập trung xây dựng đường giao thông vào các KCN, CCN.
Giao thông - vận tải được xác định là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật thúc đẩy KT-XH phát triển. Từ năm 1997 đến năm 2005, Bình Dương đã
phát triển nhanh chóng cả về số lượng công trình và vốn đầu tư. Năm 1997, tỉnh đầu tư 36,33 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 309,020 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn huy động thực hiện được hơn 300 tỷ đồng vốn BOT của các doanh nghiệp để làm đường giao thông. Đến năm 2005, toàn tỉnh có khoảng hơn 5000 km đường, bề rộng đường tăng lên 9m, 12m và 15m. Vận tải đường bộ liên tục tăng. Giai đoạn 1997-2000, bình quân tăng 23%/năm, đến năm 2000, doanh thu vận tải đạt 186,7 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 1997. Giai đoạn 2001-2005, doanh thu vận tải tăng hàng năm 28,2%, riêng năm 2005 đạt 610,3 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm 2000 [51, tr.241].
Ngoài vận tải đường bộ, Bình Dương còn phát triển dịch vụ đường thủy. Trên địa bàn tỉnh có hai bến cảng: cảng Bà Lụa có lưu lượng hàng hóa hàng năm đạt 60.000 tấn, cảng tổng hợp Bình Dương có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải
5.000 tấn, tiếp nhận bình quân 1.500 container hàng hóa/tháng. Giá trị sản xuất dịch vụ cảng năm 2000 đạt 9 tỷ đồng, đến năm 2005 là 53 tỷ đồng [3, tr.511].
Chỉ đạo nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, nước và một số dịch vụ khác
Cùng với phát triển hệ thống giao thông - vận tải phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp, tỉnh Bình Dương cũng chú trọng cải tạo nâng cấp hệ thống cung cấp điện và cấp thoát nước. Báo cáo số 29/BC-BKT ngày 17/7/1995 của Ban kinh tế Tỉnh ủy Sông Bé, Về Báo cáo một số nét về phát triển các khu công nghiệp và và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Sông Bé giai đoạn 1996-2000 và 2010; Báo cáo số 37/BC-KT ngày 05/09/1995 của Ban kinh tế Tỉnh ủy Sông Bé, về Báo cáo định hướng phát triển các khu công nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật tỉnh Sống Bé giai đoạn 1996-2000 và 2020, chủ động xây dựng nguồn phát điện đảm bảo cho công nghiệp phát triển và các nhu cầu khác: Mục tiêu ưu tiên và cấp bách là tập trung bằng nhiều nguồn vốn trong 2 năm 1996-1997 xây dựng 6 trạm với tổng công suất 370-400 KVA, từng bước xây dựng hệ thống mạch kín cấp điện ổn định. Từ năm 1998-2000, phải tiếp tục xây dựng một số nguồn nhiệt điện phục vụ riêng các KCN tập trung phía Nam. Dự kiến tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh thời kỳ 1996-2000, tăng 15-17 lần, chủ yếu là sử dụng các khu công
nghiệp, đưa điện đến 100% xã của tỉnh, đảm bảo tư 90-95% hộ phía Nam và 65- 75% hộ phía Bắc được cấp điện sinh hoạt và sản xuất [105, tr.3].
Thực hiện chủ trương trên, mạng lưới cung ứng điện quốc gia được triển khai và phát triển mạnh. Bình Dương tận dụng ưu thế có nhiều tuyến điện quốc gia đi qua: tuyến Thủ Đức - Lái Thiêu - Thủ Dầu Một 66KV, tuyến 500KV Bắc - Nam, tuyến 220KV Trị An - Hóc Môn, tuyến 110KV Thác Mơ... Hệ thống điện lực Bình Dương hiện có các trạm biến điện trung gian: trạm Gò Đậu 110/22//15KW, công suất 65MVA, trạm Sóng Thần 110/22KW, công suất 80MVA, trạm Tân Định-Bến Cát 110/22KW, công suất 60MVA, đưa tổng công suất điện của tỉnh lên 305MVA. Nguồn điện này đảm bảo nhu cầu ổn định cho sản xuất công nghiệp và cung cấp cho 90% hộ dân trong tỉnh.
Tỉnh Bình Dương đã phát triển đồng bộ, hiện đại mạng lưới truyền tải và phân phối, đảm bảo và nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng. Tăng cường công tác dự báo nhu cầu phụ tải và thường xuyên phối hợp với ngành điện để có kế hoạch đầu tư cung cấp điện tránh tình trạng thiếu điện cục bộ; từng bước tách lưới điện ở một số KCN dự kiến thu hút các ngành công nghệ cao như Mỹ Phước III, Khu liên hợp để nâng cấp đồng bộ lưới điện, đảm bảo cung ứng điện đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao. Nghiên cứu thu hút có chọn lọc một số dự án đầu tư nhà máy điện để tăng cường nguồn điện cung cấp cho phát triển công nghiệp.
Nguồn nước của tỉnh Bình Dương dồi dào kể cả nước mặt và nước ngầm là yếu tố quan trọng đề phát triển công nghiệp và vùng dân cư đô thị. Định hướng cân đối nhu cầu nước của tỉnh từ 1996-1997 là đầu tư mở rộng công suất khai thác nước sông Sài Gòn cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ phía Nam phát triển, giai đoạn 1998-2000, tiếp tục đầu tư khai thác nguồn nước mặt sông Đồng Nai. Mục tiêu đến năm 2000 là 80% nhu cầu nước công nghiệp, dịch vụ, dân cư, thị trấn thị tứ được cấp từ nguồn nước mặt và 20% nhu cầu còn lại sử dụng nước ngầm, để thực hiện được các mục tiêu trên cần phải điều tra quy hoạch có chương trình khai thác hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhà máy nước thị xã Thủ Dầu Một công
suất 21.600m3/ ngày đêm, cung cấp đủ nước cho khu nội ô và phục vụ các KCN. Các nhà máy nước ở Dĩ An và Phước Vĩnh có công suất 30.000m3/ngày đêm và các công trình cấp nước cho các KCN đang được xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển sau năm 2000 [42, tr.40-41].
Tập trung đầu tư từ nhiều nguồn vốn cho các dự án cấp, thoát nước ở các khu đô thị và các KCN, CCN, đặc biệt vùng phía Nam của tỉnh. Các dự án cấp nước cần đáp ứng đủ nhu cầu và đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Các dự án thoát nước cần phải xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước từng tiểu khu đến tuyến thoát nước chính. Việc phân chia lưu vực thoát nước phải phù hợp với địa hình tự nhiên và xác định tuyến thoát nước chính cho từng lưu vực. Các KCN cũng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, nhằm đáp ứng nhu cầu xả thải của quá trình sản xuất công nghiệp, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đối với hệ thống dịch vụ có tính chất cơ sở hạ tầng như: dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, tỉnh Bình Dương chủ trương thành lập các chi nhánh phục vụ trực tiếp tại các KCN, CCN. Tập trung đầu tư hiện đại hóa với tốc độ nhanh để bắt kịp với yêu cầu phát triển KT-XH, hoàn thành một số công trình lớn như: mạng cáp ngầm thị xã và mạng ViBa nội tỉnh giai đoạn II, hoàn chỉnh một số tổng đài độc lập và mạng ở các huyện. Mạng lưới bưu chính - viễn thông kết nối đến các KCN, CCN và đến cả vùng sâu vùng xa, nhiều dịch vụ mối như EMS, DHL, internet, mạng truyền thông ADSL được đưa vào hạt động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
2.3.3. Chỉ đạo quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Sau khi được tái lập, Bình Dương thừa hưởng được hầu như thành tựu và cơ sở vật chất của tỉnh Sông Bé trước đây. Trên cơ sở đó, tỉnh tập trung phấn đấu có một bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; tạo lập sự gắn bó và phát triển đồng bộ, hài hoà giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo tiến hành khẩn trương việc điều tra, khảo sát để điều chỉnh quy