sách đầu tư
cho phát triển nông nghiệp và các dự
án, mô hình phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kết hợp với nguồn kinh phí từ các
chương trình, dự
án đầu tư
cho lĩnh vực KHCN như
Chương trình quốc
gia về phát triển công nghệ cao, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển KHCN. Lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trong nước, dự án ODA có liên quan và thực hiện tổng hợp các giải pháp, chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ để tạo điều kiện cho hộ nông dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư.
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Hỗ Trợ Đào Tào, Phát Triển Nguồn Nhân
- Yêu Cầu Mới Và Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Về
- Yêu Cầu Từ Việc Đáp Ứng Nhu Cầu Của Thị Trường Trong Nước Và Thế Giới Trong Những Năm 2010 2015
- /6/2013) Và Quy Hoạch Chi Tiết Xây Dựng Khu Cnsh Và Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đà Lạt, Tỷ Lệ 1/500 (Quyết Định Số 2097/qđubnd,
- Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Cơ Cấu Giống Và Ứng Dụng Kỹ Thuật Công Nghệ Hiện Đại Đối Với Các Loại Cây Trồng, Vật Nuôi Chủ Đạo
- Tiếp Tục Thực Hiện Các Cơ Chế, Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.
Nhằm đẩy nhanh phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, đòi hỏi Lâm
Đồng cần phải huy động tối đa nguồn nội lực, đồng thời tranh thủ sức
mạnh bên ngoài thông qua hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ giúp Lâm Đồng tăng thêm nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, mà còn khai thác được các công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, các quy trình sản xuất hiện đại theo
các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Vì thế, Nghị quyết 05NQ/TU nhấn
mạnh giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong “lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng” [122, tr.8] về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Nghị quyết xác định, cần “Xây dựng và tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học đóng trên địa bàn Tỉnh với các địa phương, đơn vị của Tỉnh” [122, tr.8] trong việc nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối với công
tác đào tạo đội ngũ cán bộ, cần đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ KHKT trình độ cao và kỹ thuật viên về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp. Bên cạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, cần tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thứ năm, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Tăng cường đầu tư
phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ
thuật nhằm tạo
động lực phát triển KTXH nói chung và sản xuất nông nghiệp, nông thôn
nói riêng, trong đó cần
ưu tiên đầu tư
tại các vùng trong quy hoạch phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tập trung xây dựng các công trình trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp như khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chợ đầu mối nông sản, trung tâm giao dịch hoa, trung tâm kiểm nghiệm chất lượng nông sản,
…
Thứ
sáu,
tiếp tục xây dựng các cơ
chế, chính sách nhằm phát triển
quan hệ sản xuất và liên kết giữa “các nhà” trong sản xuất nông nghiệp.
Cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 05NQ/TU xác định: Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm “đổi mới, phát triển HTX, tổ hợp tác” [122, tr.9]. Hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại.
Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát
triển các mối liên kết tự
nguyện
giữa nông hộ với doanh nghiệp, tổ chức
khoa học, hiệp hội ngành hàng; liên minh trong các khâu sản xuất theo chuỗi
giá trị: tổ
chức sản
xuất, dịch vụ
đầu vào, chế
biến, tiêu thụ
sản phẩm.
Trong mối liên kết giữa các chủ thể nói trên, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.
Thứ bảy, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng [122, tr.9].
Trong những năm 2010 2015, cần tiếp tục nâng cao vai trò quản lý nhà
nước trong lĩnh vực nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao, trong đó, chú
trọng tăng cường công tác quản lý trên các lĩnh vực: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; thông tin dự báo định hướng sản xuất và thị trường; ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất; xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trên cơ sở tăng cường công tác quản lý đối với các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất, Nghị quyết còn xác định: “Xây dựng và ban hành đầy đủ các quy định về quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” [122, tr.9], đặc biệt là các quy định về quản lý sản xuất giống, về tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đến năm 2014, Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã thực hiện được 10 năm, song quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, tiêu chí cụ thể về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vẫn chưa được xác định. Điều đó gây khó khăn trong công tác quản lý, quy hoạch, làm cho người nông dân lúng túng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Để khắc phục hạn chế trên, tại Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05NQ/TU về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011
2015, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã kịp thời bổ sung thêm giải pháp về quản lý
nhà nước trong việc “xây dựng, ban hành bộ
tiêu chí về
sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao và các quy trình nuôi trồng công nghệ cao cho các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh” [130, tr.12].
Có thể
khẳng định, phát huy những kết quả
bước đầu trong hoạch
định chủ trương và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2004 2010, nhận thức của
Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về vấn đề trên ngày càng đầy đủ hơn; quan điểm của Đảng bộ về mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đã có sự bổ sung và phát triển. Với nhận thức, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2010 2015 là sự đẩy mạnh phát triển so với giai đoạn 2004 2010. Tư duy đó đã được thể hiện ở xác định tầm quan trọng của chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, coi đó không chỉ là một trong những chương trình trọng tâm mà còn là một trong những khâu đột phá để phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và KTXH của Tỉnh nói
chung; xác định thực hiện chương trình không chỉ là trách nhiệm của hệ
thống chính trị mà còn là trách nhiệm của cả người dân chủ thể thực hiện
chương trình và cũng là người thụ
hưởng chính thành quả
của chương
trình. Qua đó, bước đầu khẳng định phát triển nông nghiệp theo hướng
công nghệ cao không còn dừng lại ở định hướng chính sách và mô hình thử
nghiệm mà phải
được
ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản
xuất nông nghiệp và thực sự trở thành cách thức sản xuất sâu rộng trong
toàn Tỉnh. Cùng với đó, mục tiêu của Chương trình không chỉ dừng lại ở
hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp mà còn góp phần tạo sự chuyển biến toàn diện ngành nông nghiệp của Tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững. Ngoài các mục tiêu cụ thể đối với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, Đảng bộ còn xác định rõ tỷ lệ diện tích, giá trị sản xuất, lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng thể ngành nông nghiệp, nhằm từng bước khẳng định vị thế của sản xuất nông nghiệp
địa phương, đồng thời định hướng đưa Lâm Đồng dần trở thành tỉnh
nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao
đầu tiên của cả
nước. Để
đạt
được mục tiêu trên, ngoài xác định 4 nhiệm vụ, Đảng bộ còn bổ sung 7
giải pháp. Các giải pháp đã có sự
bổ sung thêm về
vai trò của hợp tác
quốc tế trong đầu tư, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực;
vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong đầu tư, ứng dụng và thực hiện
chuỗi liên kết; vai trò của quản lý nhà nước trong
ưu tiên đầu tư
các
công trình trọng điểm, công tác tuyên truyền vận động, quy hoạch và ban
hành các cơ
chế, chính sách hỗ
trợ
nhằm phát triển nông nghiệp
ứng
dụng công nghệ cao. Chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2010 2015 không những được đề
cập trong văn kiện Đại hội của Đảng bộ
hay kế
hoạch thực hiện của
UBND mà còn được Tỉnh về lĩnh vực này.
ủy ban hành riêng một nghị
quyết chuyên đề
3.2. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đẩy mạnh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2010 2015)
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
phát triển nông
Để chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được
phổ biến sâu rộng và triển khai thực hiện có hiệu quả, Đảng bộ tỉnh Lâm
Đồng đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, các Đảng bộ trực thuộc, ban, ngành, địa phương và tổ chức đoàn thể trong Tỉnh đã tổ chức học tập, quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao được đề
ra trong Nghị
quyết 05NQ/TU, đồng thời tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động
với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các địa phương và sở, ngành liên
quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá những sản phẩm nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao của địa phương thông qua các website, các pano
quảng cáo và tổ chức festival (hoa, trà).
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành Hướng dẫn Tuyên truyền Nghị
quyết 05NQ/TU của Tỉnh
ủy (Hướng dẫn số
39HD/BTGTU, ngày
18/11/2011), xác định mục đích công tác tuyên truyền nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng và thực trạng sản xuất
nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của Tỉnh; tạo sự thống nhất trong
Đảng và sự
đồng thuận trong nhân dân nhằm đoàn kết, nỗ
lực hoàn thành
mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết 05NQ/TU đề ra. Trên cơ sở xác định mục tiêu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xác định các nội dung tuyên truyền gồm: Đẩy mạnh quán triệt học tập đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng bộ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2010 2015; làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ gắn với những thành tựu, hạn chế trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2004
2010; tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến nông sản an toàn, tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả.
Các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí cấp tỉnh và cấp cơ sở đã
tích cực tuyên truyền
về sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao
trong các chương trình thời sự, các chuyên mục nông nghiệp, nông thôn,
dân tộc
miền núi,
KHCN, chuyên mục xúc tiến đầu tư,... Các chuyên
mục được đăng tải hướng vào đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, nội
dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách, kết quả thực hiện chương trình
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều mô hình tiêu biểu của các doanh nghiệp và nông hộ. Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức các hội thảo,
hội nghị
chuyên đề
về “dân vận khéo” trong phát triển sản xuất nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trung tâm Khuyến nông đã tích cực phối hợp với chính quyền, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi
cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật
mới trong sản xuất nông nghiệp; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và vận động nhân dân tham gia các buổi tham quan, hội thảo đầu bờ; xây dựng mô
hình và hướng dẫn nhân dân thực hiện nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
sản xuất
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã chủ động tham gia tuyên truyền nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, động viên nhân dân thi đua sản xuất, chung tay thực hiện phong trào thi đua xây
dựng nông thôn mới. Hội Nông dân các cấp đã tiến hành các buổi tuyên
truyền, tập huấn cho cán bộ, hội viên, nông dân; tích cực vận động và giúp đỡ nông dân áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất; tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn xây dựng mô hình trình diễn; thành lập các câu lạc bộ khuyến nông; triển khai thực hiện phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu; xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong sản xuất ở các địa bàn nông thôn. Đoàn Thanh niên tỉnh đã tích cực tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên nông thôn về
tái cơ
cấu
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; ban hành Chương trình phối hợp
hành động Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 2015
(Quyết định số
1523/CTPHSNNTĐ, ngày 02/8/2011),
triển khai
Phong
trào thanh niên nông thôn thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (Kế hoạch số
69KH/TĐ, ngày 21/10/2013) nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh
niên trong ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp và đi đầu
trong phong trào xây dựng nông thôn mới; phát động các phong trào thi đua: Thi đua đổi mới tư duy, tìm hiểu, chia sẻ kiến thức mới, tạo dấu ấn trẻ trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; thi đua sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng yêu cầu thị trường; thi đua xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hội Phụ nữ tỉnh đã tích cực tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, chi, tổ, nhóm phụ nữ; phối hợp với Hội Nông dân phát động phong trào thi đua sản xuất giỏi, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn; lồng ghép nội dung tuyên truyền Nghị quyết 05NQ/TU với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (Không đói nghèo, không có trẻ suy sinh dưỡng, không sinh con thứ ba trở lên, không có bạo lực gia đình, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); chương trình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế với các mô hình “5 giúp 1”, “10 giúp 1”, “Tổ phụ nữ giúp hội viên nghèo”.
Nhờ
thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động,
đa số
cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân trong Tỉnh đã nhận thức sâu sắc về vị
trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao,
đồng thời bày tỏ sự tin tưởng với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được
đưa ra trong Nghị
quyết.
Chương trình đã tạo được sự
lan tỏa sâu rộng
trong toàn hệ thống chính trị, được cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả.
3.2.2. Đẩy mạnh quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao