Những Yếu Tố Mới Tác Động Đến Lãnh Đạo Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Của Đảng Bộ Quân Chủng Phòng Không - Không Quân (2010 - 2015)


xây dựng TCCSĐ nói riêng. Măt khác, các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi

cách để chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ XHCN. Đối với Quân đội các lực lượng thù địch tìm mọi cách nhằm “phi chính trị hóa” Quân đội, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, trong đó có Quân chủng PK - KQ được xác định là một trọng điểm. Thực tiễn đó, đòi hỏi phải củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ trong toàn Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trong tình hình mới. Đảng bộ Quân chủng PK - KQ đã quán triệt các quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ, vận dụng vào thực tiễn tình hình Quân chủng, kịp thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng TCCSĐ. Đảng bộ đã căn cứ vào chủ trương lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ và tình hình thực tiễn đã chỉ đạo toàn diện, kịp thời trên các mặt công tác xây dựng TCCSĐ, trong đó tập trung (1) chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, (2) chỉ đạo xây dựng tổ chức đảng, (3) chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ và phát triển đảng viên (4) chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng (5) chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở.

Những kết quả đạt được trong lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ đã chứng minh tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, đặt ra cho Đảng bộ Quân chủng tiếp tục lãnh đạo phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ nhiệm kỳ 2010 - 2015.


Chương 3

ĐẢNG BỘ QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (2010 - 2015)


3.1. Những yếu tố mới tác động đến lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân (2010 - 2015)

3.1.1. Sự điều chỉnh về hệ thống tổ chức đảng của Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quâu trước tình hình mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

3.1.1.1. Tình hình mới và sự thay đổi về tổ chức biên chế của Quân chủng Phòng không - Không quân

Tình hình thế giới và trong nước có thuận lợi và có khó khăn đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc

Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 11

Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011), Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX (6/2010) và Nghị quyết số 28-NQ/TW (9/2013), của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhận định: Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng có những diễn biến mới rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường, liên quan đến tất cả các quốc gia, dân tộc. Vấn đề cơ bản, bao trùm là tất cả các nước đều phải chăm lo bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, trong đó bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thể chế chính trị, chống lại sự xâm phạm, can thiệp từ bên ngoài.

Cục diện thế giới đa cực hình thành ngày càng rõ hơn. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn thách thức. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hành động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố tiếp tục gia tăng. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt an ninh mạng và hình thái chính trị mới. Các nước tiếp tục điều chỉnh chiến lược, hình thành những tập hợp lực lượng mới trong khu vực và trên thế giới, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh kiềm chế lẫn nhau, chi phối quan hệ quốc tế.

Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, nơi cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn.


Tuy ít có khả năng xảy ra chiến tranh, xung đột lớn, nhưng tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo sẽ gia tăng, không loại trừ khả năng có thể có đột biến. Với việc hình thành cộng đồng vào năm 2015, ASEAN có điều kiện phát huy tốt hơn vai trò trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực; song cũng chịu sự tác động lôi kéo, chia rẽ của các nước lớn [125, tr.7].

Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, các tác động của thách thức, của tình hình thế giới, khu vực chủ yếu nổi lên là:

Chính sách hiếu chiến, tham vọng lãnh đạo thế giới của Mỹ, nhất là âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ. Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, kích động li khai, tự trị; lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ.

Chính sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đe dọa chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc còn tìm cách gây sức ép toàn diện, trên cơ sở sử dụng tổng hợp sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa để tăng cường thâm nhập nội bộ ta. Tuy bước đi của Trung Quốc có thể mềm dẻo hơn, nhưng vẫn cứng rắn, kiên quyết về mục đích. Trung Quốc sẽ tăng cường phân hóa các nước ASEAN và gây khó khăn cho Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và thế giới về vấn đề Biển Đông.

An ninh khu vực tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Do tác động của các nước lớn và lợi ích dân tộc, cùng những khác biệt về chính trị, văn hóa, các nước ASEAN khó có thể đoàn kết.

Ở Lào và Campuchia tiếp tục bị Trung Quốc lôi kéo. Thái Lan vẫn là địa bàn hoạt động của các thế lực phản động. Tình hình Lào và Campuchia đe dọa tới an ninh và chủ quyền sườn phía Tây của nước ta. Hoạt động phỉ, âm mưu lập “Nhà nước Mông” ở Lào tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đảng phái chính trị đối lập ở CamPuchia cùng các tổ chức phản động Khmer tiếp tục lợi dụng vấn đề biên giới để chống Việt Nam.


Bên trong đất nước: Tình hình kinh tế xã hội tiếp tục thu được những kết quả tích cực, song còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Nổi lên, trong nội bộ Đảng, nhà nước và xã hội, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng với sự xuống cấp các giá trị văn hóa, đạo đức, tình trạng phân cực giàu nghèo, khiếu kiện đông người tiếp tục gia tăng. Trên một số vùng chiến lược, trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thành phố lớn…) còn tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định. Nguy cơ xảy ra khủng bố, chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng. Vi phạm pháp luật, tội phạm có xu hướng gia tăng; trật tự, an ninh toàn xã hội còn diễn biến phức tạp. Thực trạng và biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ngày càng nghiêm trọng hơn. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá nước ta một cách toàn diện với thủ đoạn ngày càng quyết liệt hơn, trong đó chúng đẩy mạnh các hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… để tuyên truyền, kích động, thực hiện "diễn biến hòa bình" nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta [125, tr. 7-8].

Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, của BCH Trung ương Đảng xác định: Để bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, một trong những mục tiêu cụ thể đặt ra là: Phải tạo được chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ động phòng ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục tình trạng mơ hồ, mất cảnh giác. Phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển, đảo, chiến tranh mạng; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước. Phải xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, bảo đảm giành thắng lợi trong mọi tình huống; trong đó ưu tiên hiện đại hóa lực lượng Quân chủng PK - KQ; nâng cao khả


năng phòng thủ, tác chiến tầm cao, tầm xa, khả năng kiểm soát vùng trời, vùng biển, đảo xa bờ, tác chiến ban đêm, sẵn sàng đánh thắng các cuộc tập kích đường không của địch trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, các phương thức chiến tranh, nhất là chiến tranh hiện đại sử dụng vũ khí công nghệ cao, với chiến thuật đánh đòn phủ đầu [67, tr.8].

Đảng chủ trương, phải giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Phải xây dựng Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao hiệu lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đối với quốc phòng, an ninh, đối với Quân đội nhân dân, trong đó có lực lượng PK - KQ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, của lực lượng PK - KQ, là phải tiếp tục điều chỉnh thế bố trí chiến lược, bố trí lực lượng, điều chỉnh bố trí tổ chức trong quân đội, trong đó có lực lượng Quân chủng PK - KQ để có cơ cấu cân đối giữa các quân, binh chủng, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương… giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị. Tổ chức quân đội, Quân chủng PK

- KQ, theo hướng tinh, gọn, cơ động, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước. Duy trì nghiêm chế độ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, hải đảo và quản lý điều hành bay.

Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của Quân chủng PK - KQ trong giai đoạn mới về xây dựng Quân chủng PK - KQ theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tiếp tục điều chỉnh thế bố trí chiến lược, bố trí lực lượng, bố trí tổ chức theo hướng tinh, gọn, cơ động, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước, sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, hải đảo, thực sự là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đất đối không. Trước tình hình và yêu cầu đó, Đảng ủy Quân chủng PK - KQ ban hành Nghị quyết số 52- NQ/ĐU, ngày 31/3/2010 Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Toàn Quân chủng PK - KQ tiếp tục chấn chỉnh lực lượng, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 20/7/2005, của Bộ Chính trị, Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng,


thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam [90, tr. 6 - 7].

Thực hiện các quyết định của Bộ Quốc phòng về chấn chỉnh tổ chức biên chế trong Quân chủng PK - KQ, ngày 12/3/2011, Đảng ủy Quân chủng ra Chỉ thị yêu cầu cấp ủy, chỉ huy, các cơ quan đơn vị về việc chấp hành các quyết định của Bộ Quốc phòng. Thực hiện Quyết định số 484/QĐ-BQP, ngày

10/2/2010 Về viêc điều chuyển nguyên trạng Trung đoàn Không quân 923

thuộc Sư đoàn 372, Trung đoàn Không quân trực thăng 916 trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng nay về trực thuộc quản lý của Sư đoàn Không quân 371; Trung đoàn Không quân 910 thuộc Trường sỹ quan Không quân nay về trực thuộc Sư đoàn Không quân 372. Quyết định số 485/QĐ-BQP, ngày 10/2/2010, về Tổ chức biên chế lại Trung đoàn Không quân 931 thành Tiểu đoàn căn cứ sân bay Yên Bái. Quyết định số 486/QĐ-BQP, ngày 15/5/2010 về Sáp nhập tổ chức lại kho K.38 thành phân kho K.38 thuộc Kho K.332. Quyết định 487/QĐ-BQP, ngày 15/5/2010, về Tổ chức lại Nhà máy A.38 thành Trung tâm đo lường miền Bắc thuộc Nhà máy A.45 [27, tr.171].

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ngày 3/7/2013, tại sân bay Đà Nẵng, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ bàn giao Lữ đoàn Trực thăng 954 từ Quân chủng PK - KQ sang Quân chủng Hải quân và công bố thành lập Trung đoàn Không quân 930 thuộc Sư đoàn 372.

Để thực hiện tốt chức năng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác phòng không lục quân, phòng không nhân dân trên các mặt tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng, thế trận phòng không trên cả nước được củng cố ngày càng hợp lý, Đảng ủy Quân chủng PK - KQ đã lãnh đạo chặt chẽ, triển khai thực hiện kiện toàn biên chế, tổ chức lực lượng theo hướng cân đối, hợp lý, tinh, gọn, mạnh; xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 và đề án nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ biển, đảo đến năm 2025 của Quân chủng. Đảng ủy Quân chủng đã lãnh đạo, chỉ đạo đảng ủy các cấp phải tích cực hoàn thành tốt kế hoạch, tổ chức xây dựng lực lượng cơ động các Trung đoàn 910, Trung đoàn 920; điều chỉnh lực lượng Trung đoàn 935,


Trung đoàn 937; thành lập Tiểu đoàn Phòng hóa Sư đoàn 371; biên chế Tổ hợp Tên lửa thế hệ mới (S-300 PMU-I); Phát triển đoàn Tên lửa 64 (S-300 PMU-I) thành Trung đoàn Tên lửa e. 64 (S-300 PMU-I) thế hệ mới thuộc Sư đoàn 361; thành lập mới Tiểu đoàn 66 ra-da (Kolchuga) thuộc Trung đoàn 910, Sư đoàn 375; thành lập mới 2 Trạm ra-da (Kolchuga) T. 21 và T. 22 thuộc Trung đoàn 292, Sư đoàn 377 tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết; Mua sắm thêm 06 máy bay (Su 30-MK2), 06 máy bay Kasa thế hệ mới, chuyển loại sử dụng máy bay (Su 27) của Trung đoàn 929, Sư đoàn 372, chuyển loại máy bay thế hệ mới cho Trung đoàn trực thăng 916 và thành lập Binh đoàn trực thăng 18 (Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam). Từng bước triển khai thực hiện các phương án thành lập Cậu lạc bộ Hàng không của Quân chủng, nâng cấp một số công trình sân bay, công trình chiến đấu [27, tr. 201].

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 22/12/2008, của Bộ Chính trị

Về viêc chấn chỉnh tổ chức quân đội đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 , thực

hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Quân ủy Trung ương chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ được biên chế 09 Sư đoàn chủ lực chiến đấu, có 06 Sư đoàn Phòng không gồm: (f . 361, f. 363, f. 365, f. 367, f. 375, f. 377) và

03 Sư đoàn Không quân gồm: (f. 370, f. 371, f. 372); gồm có 42 Trung đoàn Phòng không và Không quân [19, tr. 4].

Trong mỗi Sư đoàn Phòng không biên chế: 03 Trung đoàn Tên lửa; 01 - 02 Trung đoàn Pháo Phòng không; 01 Trung đoàn Ra-da. Trong Sư đoàn Không quân biên chế 03 Trung đoàn máy bay phản lực, 01 Trung đoàn máy bay trực thăng. Hiện tại, Quân chủng PK - KQ có biên chế 09 Sư đoàn chủ lực chiến đấu và 42 Trung đoàn, gồm có: 16 Trung đoàn Tên lửa, 07 Trung đoàn Pháo Phòng không, 06 Trung đoàn Ra-da và 13 Trung đoàn Không quân.

Trong cơ cấu tổ chức, biên chế lãnh đạo, chỉ huy của các Trung đoàn gồm: Ban chỉ huy Trung đoàn, 04 cơ quan chức năng gồm các ban: (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật) và các đơn vị trực thuộc. (Xem phụ lục 5)

3.1.1.2. Sự điều chỉnh sắp xếp lại hệ thống tổ chức đơn vị cơ sở của Quân chủng Phòng không - Không quân


Trên cơ sở thay đổi, dịch chuyển về tổ chức biên chế của Quân chủng PK - KQ, Đảng bộ Quân chủng đã sắp xếp lại về TCCSĐ. Tính đến năm 2011, Đảng bộ Quân chủng PK - KQ có 520 TCCSĐ trong đó có 38 TCCSĐ 3 cấp; 120 TCCSĐ 2 cấp; 106 TCCSĐ 1 cấp; với hơn 28.303 đảng viên (Chính thức 27.225; dự bị 1.078), Tỷ lệ lãnh đạo 46%.

Về kiện toàn, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân, Đảng ủy Quân chủng đã lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành giải thể 18 tổ chức đảng, trong đó có 4 đảng bộ bộ phận; thành lập mới 9 chi bộ; nâng cấp 1 chi bộ cơ sở thành Đảng bộ cơ sở 2 cấp; có 86,59% chi bộ có cấp ủy; bổ sung 922 cấp ủy viên các cấp [94, tr.17].

Đảng bộ Quân chủng PK - KQ được tổ chức các TCCSĐ ở đơn vị cơ ở gồm có: 42 TCCSĐ cơ sở cấp trung đoàn (trong đó có 16 Trung đoàn Tên lửa, 07 Trung đoàn Pháo Phòng không, 06 Trung đoàn Ra-da và 13 Trung đoàn Không quân; (1Trung đoàn Pháo Phòng không biên chế 11 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở Trung đoàn); (1Trung đoàn Ra-da biên chế 12 - 15 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở Trung đoàn); (1Trung đoàn Tên lửa biên chế 4 Đảng bộ bộ phận và 5 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở Trung đoàn); (1Trung đoàn Không quân biên chế 3 Đảng bộ bộ phận và 5 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở Trung đoàn). (Xem phụ lục số 6)

Theo Quy định số 59-QĐ/TW, ngày 22/12/2011, của BCH Trung ương, Về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đảng bộ các Trung đoàn Phòng không, Trung đoàn Không quân là TCCSĐ thuộc Đảng bộ các Sư đoàn Phòng không và Không quân trực thuộc Đảng bộ Quân chủng PK - KQ. Các Trung đoàn Pháo Phòng không và Trung đoàn Ra-da là Đảng bộ cơ sở 2 cấp. Các Trung đoàn Tên lửa Phòng không và các Trung đoàn Không quân là Đảng bộ cơ sở 3 cấp. (Xem phụ lục số 6)

Đối với Đảng bộ Trung đoàn Pháo phòng không: Đảng ủy Trung đoàn là Đảng ủy cơ sở, các chi bộ cơ quan Trung đoàn gồm có (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật), đại đội Thông tin và các đại đội Pháo phòng không là chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở.

Xem tất cả 254 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí