Chỉ Đạo Công Tác Đào Tạo, Thu Hút Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Công Nghiệp


hoạch tổng thể đồng thời xây dựng lại phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương theo hướng CNH, HĐH. Cùng với quy hoạch phát triển đô thị, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển các KCN ở vùng phía Nam của tỉnh. Quy hoạch xây dựng KCN gắn liền với bố trí lại khu dân cư, đầu tư điện, giao thông, nước sạch và phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Trong công tác quy hoạch, xem xét bố trí đồng bộ cả về phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, sản xuất và dịch vụ, phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng...

Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển các KCN, CCN, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành đã chỉ đạo thực hiện bằng các Văn bản, Nghị quyết: Quyết định số 2167/QĐ-UB ngày 27/7/1997, Về việc ban hành quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương với các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương; Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 20/9/2004, Về thuận quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Thông báo số 415-TB/TU ngày 26/7/2004 của Thường vụ tỉnh ủy, Về thông qua Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 188/2004/QĐ-UBND ngày 30/12/2004, Về điều chỉnh các khu cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 20/9/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 57/2005/NQ-HĐND7 ngày 15/12/2005 về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương đến năm 2020…

KCN đầu tiên của tỉnh Bình Dương xây dựng là Khu công nghiệp Sóng Thần 1, mở đầu cho sự hình thành và phát triển các KCN sau này. Khu công nghiệp Sóng Thần 1 được thành lập theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 16/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ, giao cho Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ-TNHH Một thành viên làm chủ đầu tư với quy mô là 180,33


ha. Khu công nghiệp Sóng Thần 1 cách cảng Sài Gòn và Tân Cảng 12 km, cách cảng Vũng Tàu 100 km; cách sân bay Tân Sơn Nhất 15 km; Giáp với tuyến dường sắt Bắc Nam ở phía Đông, gần ga Sóng Thần; cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa 15 km và thành phố Vũng Tàu 100 km. Các ngành nghề đầu tư chính trong KCN như: Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng, kết cấu xây dựng bằng bê tông và thép; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm chế biến cao su, điều, cà phê, thức ăn gia súc, gỗ; Công nghiệp nhẹ bao gồm may mặc, điện, điện tử.

Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore là KCN ra đời sau Khu công nghiệp Sóng Thần 1, được hình thành dựa trên nền tảng tình hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore. Dự án chính thức ra đời vào ngày 31/01/1996, với tổng diện tích 500 ha. Ngày 18/11/1996 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 870/QĐ-TTg, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore do các cổ đông đầu tư: Becamex IDC, 49%; các đối tác còn lại bên phía Singapore, 51%. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore có vị trí thuận lợi gần Thành phố Hồ Chí Minh giúp nhà đầu tư dễ dàng sử dụng được cơ sở hạ tầng, các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore cũng nằm rất gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng chính (40-45 phút bằng đường bộ). Đây là KCN được thiết kế với cơ sở hạ tầng hiện đại, hoàn chỉnh bao gồm điện, nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và cả nhà máy phát điện.

Ngày 26/10/1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 796/QĐ-TTg, Về việc đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Sóng Thần 2 và giao cho Công ty cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư. Đây là KCN có vị trí thuận lợi như Khu công nghiệp Sóng Thần 1, tổng diện tích 217,59 ha, với các ngành nghề sản xuất kinh doanh hết sức đa dạng.


Trên cơ sở các KCN được tập trung xây dựng trước đây tại huyện Dĩ An và Thuận An, giai đoạn từ 1997-2005, tỉnh chủ trương xây dựng và phát triển hàng loạt KCN ở các huyện thị khác như tại Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị, huyện Tân Uyên và huyện Bến Cát, đưa mạng lưới các KCN trải rộng các điạ bàn có các lợi thế và tiềm năng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Năm 1997, Bình Dương có 7 KCN được cấp phép và đi vào hoạt động với tổng diện tích trên 1.500 ha gồm Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Bình Đường, Việt Hương, Tân Đông Hiệp và Việt Nam - Singapore. Các KCN đã thu hút 270 dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 185 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đang ký trên 961 triệu USD; 85 dự án trong nước với số vốn đăng ký trên 1.332 tỳ đồng, tạo việc làm cho 35.000 lao động. Quy mô các KCN phát triển khá nhanh, đưa giá trị sản xuất tăng mạnh, năm 1997 chỉ đạt 94,7 tỷ đồng (giá thực tế), đến năm 2000 đã tăng lên 3.081 tỷ đồng, chiếm 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp trong toàn tỉnh. Trong đó, hoạt động hiệu quả nhất là các KCN: Sóng Thần 1, giá trị sản xuất năm 2000 đã lên tới 1.000 tỷ đồng; Việt Hương từ 96,6 tỷ đồng năm 1997 tăng lên 437,7 tỷ đồng năm 2000; KCN Việt Nam - Singapore từ 15,8 tỷ đồng lên 860,2 tỷ đồng [3, tr.384]

Đến năm 2005, Bình Dương đã phát triển thêm 9 KCN, diện tích đất KCN tăng lên hơn hai lần, nâng tổng số KCN lên 16 khu phân bố ở 4 huyện Dĩ An, Thuận An, Bến Cát và Tân Uyên với tổng diện tích là 3.241 ha. Đến tháng 12/2005, đã có 674 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, tỷ lệ cho thuê đất trong các KCN là 70%; trong đó, 7 KCN hình thành và hoạt động trước năm 2000 đạt tỷ lệ thuê đất trên 90%. Triển khai và hoành thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu Liên hợp với diện tích 4.196 ha, đang xây dựng các hạng mục tái định cư, công trình tạo lực; khu dịch vụ đã có 3 dự án ký bản ghi nhớ, 1 dự án đã khởi công. Các chủ đầu tư 6 KCN trong Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị đang quy hoạch chi tiết để xúc tiến kêu gọi đầu tư.

Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 8

Bên cạnh phát triển các KCN, Bình Dương còn quy hoạch phát triển 11 CCN với diện tích 779 ha, trong đó có 7 CCN đã lấp đầy với diện tích 401 ha, còn


4 CCN đang triển khai với diện tích 378 ha. Các CCN được phân bố rải khắp địa bàn các huyện Tân Uyên (2), Thuận An (3), Dĩ An (2), Bến Cát (2), Dầu Tiếng (1) và thị xã Thủ Dầu Một (1).

Các KCN phát triển đã thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc, đặc biệt là lao động từ các địa phương khác trong cả nước. Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đội ngũ này, tỉnh cũng chỉ đạo phát triển hệ thống dịch vụ nhà trọ, chủ yếu phục vụ lao động có thu nhập thấp. Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch của một số ngành có liên quan như các dịch vụ: khu vui chơi giải trí, chợ, trường học, các cơ sở dạy nghề, phát triển các tuyến, điểm du lịch. Hiệu quả rõ nét của các KCN là đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt KT-XH của tỉnh. Kết quả phát triển các KCN tập trung thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, tạo được niềm tin của nhà đầu tư và nhận được sự đồng thuận của nhân dân.

2.3.4. Chỉ đạo công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp

Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bình Dương luôn quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH cũng như phát triển công nghiệp, coi đó là nhân tố then chốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, nguồn nhân lực tại chỗ tỉnh Bình Dương chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho các KCN, trong khi Bình Dương có nhiều KCN nhất nước. Đa số lao động đến từ ngoài tỉnh là lao động phổ thông, tỷ lệ người có trình độ và tay nghề chuyên môn còn rất thấp. Ngày 11/02/1997, Tỉnh ủy Bình Dương ra Nghị quyết số 05/NQ-TU, Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 1997. Nghị quyết nêu rõ, trong những năm tới:

Nhanh chóng triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động trường Trung học kỹ thuật của Tỉnh. Huy động rộng rãi các nguồn lực để đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nhân lực có trình độ quản lý, có tay nghề kỹ thuật, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nắm chắc việc quy


hoạch quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ. Có chính sách thu hút và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh [107, tr.7].

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã có những chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp như: Tiếp tục đầu tư hoàn thành công trình trường đào tạo cán bộ tỉnh, trung tâm dạy nghề tỉnh; khuyến khích mở rộng các cơ sở dạy nghề tư nhân, các trường dân lập; tổ chức các lớp học nghề tại xí nghiệp; kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ xây dựng các trung tâm đào tạo kỹ thuật phù hợp với nhu cầu phát triển của tỉnh. Ngày 15/7/1997, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2003/QĐ-UB, Về việc thành lập Trung tâm đào tạo Kỹ thuật Việt Nam - Singapore (nay là trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore). Trung tâm được thành lập trong khuôn khổ dự án hợp tác đào tạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Singapore với mục đích chính là đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ cho các KCN tại Bình Dương.

Để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển KT-XH, ngày 22/6/2001, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 89/2001/QĐ-UB, Về việc phê duyệt mạng lưới dạy nghề tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001-2010. Chủ trương này nhằm tạo cơ hội cho người lao động từng bước được phổ cập nghề và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, tiếp tục phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề ở các huyện phía Bắc, phấn đấu đến năm 2004, các huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề, đồng thời tiếp tục nâng cấp, mở rộng, nâng cao quy mô đào tạo nghề ngắn hạn tại các trung tâm, trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, các cơ sở dạy nghề. Cùng với việc quy hoạch mạng lưới dạy nghề, ngày 17/4/2002, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 45/2002/QĐ-UB, Về việc thành lập Trường Kỹ nghệ Bình Dương. Trường Kỹ nghệ Bình Dương trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng đào tạo


công nhân kỹ thuật trung hạn, dài hạn và một số ngành nghề ngắn hạn đáp ứng cho nhu cầu lao động có tay nghề ở các KCN.

Cùng với chủ trương thành lập các trường, trung tâm đào tạo, tỉnh Bình Dương cũng chỉ đạo xây dựng quy hoạch hệ thống các trung tâm, trường dạy nghề, đổi mới nội dung chương trình, tổ chức dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm của xã hội, phát triển đào tạo nghề ngắn hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp, mở rộng hình thức dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho các trường, trung tâm dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh để cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh mở rộng quy mô giáo dục ở các cấp học, bậc học theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, củng cố và mở rộng các trường dân lập, bán công. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, động viên toàn dân tham gia phong trào xây dựng trường học với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Việc đẩy mạnh phát triển KT-XH phải đi đôi với việc nâng cao hàm lượng tri thức và tăng mạnh số lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là cần thiết, là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Bình Dương tập trung giải quyết đồng bộ với sự phát triển toàn diện. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 5/8/1998, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 115/1998/QĐ-UB, Về chính sách đào tạo, tu nghiệp cán bộ công chức và thu hút nhân tài tỉnh Bình Dương; ngày 15/1/2002, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục ban hành Quyết định số 06/2002/QĐ-UB, Về bản quy định về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Với chính sách đào tạo, tu nghiệp và thu hút nguồn nhân lực được ban hành đã mở ra một hướng đi mới có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trình độ cao, đồng thời động viên cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp thu hút lao động vào KCN: chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với


chuyển đổi cơ cấu kinh tế; phát triển các dịch vụ nhà ở, dịch vụ vận tải hành khách phục vụ công nhân các khu KCN; ưu tiên lao động ở các xã vùng sâu, vùng xa khi tuyển dụng; tuyên truyền vận động thanh niên nông thôn đến lập nghiệp tại các KCN. UBND tỉnh Bình Dương cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng lao động ngoài tỉnh có chuyên môn kỹ thuật mà địa phương đang thiếu, với chính sách “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài và các chính sách đào tạo khác.

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu CNH, HĐH, giai đoạn 1997-2005, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hàng năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 33.000 lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 38%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị giảm từ 4,5% năm 1997, xuống còn 2,8% vào năm 2005 [56, tr.68]. Số lượng công nhân của tỉnh cũng tăng nhanh từ 65.723 năm 1997, đến năm 2005 tăng lên 369.485 người. Với chính sách đào tạo, tu nghiệp cán bộ công chức và thu hút nhân tài, trình độ cán bộ công chức, viên chức ngày càng cao. Trong đó, cán bộ công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 42,44%; trình độ trung cấp chiếm 30,5%; sơ cấp và dưới sơ cấp chiếm 27,07%. Cơ cấu lao động của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ lao động của tỉnh có cơ cấu: công nghiệp, xây dựng chiếm 32%; dịch vụ chiếm 23%; nông, lâm nghiệp chiếm 45% [51, tr.257-258].

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng lao động nhìn chung còn thấp. Cơ cấu lao động vẫn còn bất hợp lý, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn thấp hơn nhiều so với các tỉnh, thành khác.

2.3.5. Chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp

Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, ngành công nghiệp của Bình Dương chủ yếu gắn với việc chế biến nông-lâm-khoáng sản như: dầu phộng, dầu cao su, đường, hạt điều, thuốc lá, rượu trái cây, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, gạch, ngói, gốm sứ, chế biến mủ cao su và hóa chất, dép xốp, tấm lợp cao su, săm lốp các loại, mực in, nông cụ cải tiến… Giai đoạn 1997-2005, tỉnh Bình Dương tập trung


chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với cơ cấu sản phẩm công nghiệp đa dạng hơn, nhằm khai thác tốt những tiềm năng và lợi thế của địa phương. Tháng 8/1998, UBND tỉnh Bình Dương thông qua Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ đến năm 2010; Thông báo nội dung cuộc họp thông qua quy hoạch ngành công nghiệp, số 56/TB-UB; năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương thông qua Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001-2010. Thực hiện chủ trương quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp, ngoài những sản phẩm truyền thống, bắt đầu xuất hiện những sản phẩm công nghiệp mới, chủ yếu được phân thành các nhóm ngành như sau:

Công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ

Bình Dương là một trong số các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng tương đối phong phú. Tuy nhiên, hầu hết khoáng sản là các mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn và khả năng khai thác thuận lợi. Ngày 15/11/1997, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3606/QĐ-UB, Về duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản tỉnh Bình Dương đến năm 2010, chủ trương: Chấn chỉnh, xử lý triệt để các hoạt động khai thác cát, khai thác đá, cao lanh, sản xuất gạch, ngói, vôi nung gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe của nhân dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII chủ trương: “đưa công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng lên vùng nguyên liệu phía Bắc; di dời các cơ sở sản xuất gốm sứ, gạch ngói ra khỏi vùng dân cư, đô thị, du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường” [43, tr.40-41].

Bình Dương từ lâu là tỉnh có thế mạnh về khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, do đó, tỉnh tập trung chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại quy mô, cách thức sản xuất, cải tiến công nghệ ở các cơ sở sản xuất hiện có, phát triển thêm một số cơ sở sản xuất gạch Granite, gạch xây quy chuẩn đáp ứng nhu cầu xây dựng ở địa phương và các khu vực lân cận. Sự chỉ đạo kịp thời trên đã đưa ngành khai thác khoáng sản phát triển đúng hướng. Năm 2005, ngành khai thác khoáng sản có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023