Lãnh Đạo Phát Triển Làng Nghề Thủ Công Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Nam Từ Năm 2005 Đến Năm 2014

Khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng những thành tựu

khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, trong những năm qua, Tỉnh Uỷ, Uỷ

ban

nhân dân cùng chính quyền địa phương, nhất là địa phương có làng nghề truyền thống đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới như tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại cho các cơ sở sản xuất; mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật mới và kiến thức quản lý cho các chủ sản xuất; khuyến khích và hỗ trợ đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công truyền thống. Một số làng nghề mạnh dạn đưa máy móc, thiết bị, điện khí hoá, cơ khí hoá vào sản xuất và bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao năng suất lao động. Ví dụ, ở làng nghề trống Đọi Tam, trước đây người thợ làm trống hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Để làm 1 chiếc trống phải trải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng

trống. Mỗi bước này trải qua nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi người thợ thủ công phải cần cù, tỉ mỉ, không ngừng sáng tạo. Với phương pháp thủ công này, người ta làm cả tháng mới được 1 chiếc trống cái. Vốn là những con người thích tìm tòi, cải tiến, người làng Đọi Tam đã đưa máy móc, thiết bị cơ khí thay thế sức lao động trong nhiều công đoạn như trong quá

trình thuộc da, da không chỉ được phơi nắng mà còn được sấy, dùng hoá

chất để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

xử lý; quá trình pha dăm có

ứng dụng kỹ

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 7

thuật cơ

khí nên dăm

được xẻ cong hoặc thẳng để phù hợp với chủng loại sản phẩm; sơn công nghiệp thay thế sơn ta miết vào các khe cho khít; khi bưng trống người thợ ít dùng phương pháp căng cổ truyền mà thay bằng kỹ thuật mới, sử dụng

kích thuỷ nhiều.

lực. Vì vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm được cải tiến

2.2. Lãnh đạo phát triển làng nghề thủ công của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2005 đến năm 2014

2.2.1. Quan điểm, chủ nghề nông thôn

trương của Đảng về

phát triển ngành

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề nông nghiệp và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, bộ phận này có nhiều tác động tích cực với sự phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy quá trình CNH ­ HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, không ít những vấn đề kinh tế ­ xã hội bức xúc đặt ra, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, giải pháp kịp thời để giải quyết.

Trước tình hình đó, tháng 4/2006, Đại hội Đảng toàn quốc lần X diễn ra. Sau khi nhận định: Hiện nay, tỷ trọng nông nghiệp ở nước ta còn quá cao. Lao động không có việc làm và thiếu việc làm còn nhiều [20, tr.166]. Đại hội chỉ ra: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới. Phát triển các làng nghề, chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn. .. [23, tr.191]. Như vậy, việc phát triển các

ngành nghề ở

nông thôn, nhất là mở

mang, phát triển các làng nghề

thủ

công có mối quan hệ mật thiết với việc giải quyết vấn đề xã hội bức xúc hiện nay đó là vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đề ra các cơ chế, chính

sách về

phát triển ngành nghề

nông thôn, tiêu biểu là Nghị

định số

66/2006/NĐ­CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định chỉ ra rằng: Nhà nước xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện CNH ­ HĐH nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn… [2, tr.51 ­ 53]. Với những định hướng trên, đã mở ra hướng phát triển mới vững bền, lâu dài cho các làng nghề thủ công ở nông thôn.

Tiếp đến, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, vấn đề phát triển

nông nghiệp, nông thôn được đề cập theo nội dung xây dựng nông thôn

mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới gắn với đặc

điểm của từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai

đoạn, giữ gìn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của nông thôn Việt

Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo môi trường

thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho một triệu lao động nông thôn mỗi năm… [24, tr.145]

Trong quá trình hoạch định đường lối phát triển kinh tế ­ xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc khôi phục, mở rộng và phát triển các làng nghề thủ công. Trải qua các kỳ Đại hội, những chủ trương, chính sách về phát triển

các ngành nghề ở nông thôn luôn có sự thay đổi linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử trong nước và trên thế giới. Đó là những định hướng để Đảng bộ địa phương vận dụng, chỉ đạo thực hiện phát triển làng nghề thủ công nhằm từng bước tiến hành thành công quá trình CNH ­ HĐH nông nghiệp nông thôn.

2.2.2. Đảng bộ

tỉnh Hà Nam vận dụng quan điểm, chủ

trương


của Đảng lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công


Trong giai đoạn 2005 ­ 2014, tình hình thế giới và trong nước có

những thay đổi mới. Trước hết là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó tạo nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, song cũng đặt ra không ít những thách thức cho nền kinh tế nước nhà.

Trong bối cảnh đó, Hà Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa

lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư

và nguồn lao động… đáp

ứng nhu cầu

phát triển kinh tế

nói chung và phát triển các ngành nghề

tiểu thủ

công

nghiệp nói riêng. Trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội XV và XVI, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn kết cùng nhau thực hiện thắng lợi các chủ trương khôi phục

và phát triển làng nghề. Nhiều làng nghề

hiện có được củng cố

và mở

rộng; một số làng nghề mới xuất hiện, phát triển ra địa bàn toàn tỉnh. Các sản phẩm làng nghề đã đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Trong đó, một số mặt hàng chủ lực: thêu ren, mây tre đan,

nghề dệt có giá trị xuất khẩu lớn. Nhờ đó, các làng nghề đã tạo ra được

nhiều việc làm tại chỗ cho nông dân, phát triển kinh tế địa phương, bước

đầu làm thay đổi cơ

cấu lao động nông thôn theo hướng: giảm tỷ

lệ lao

động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công

nghiệp, dịch vụ. Có thể nói, bộ mặt làng nghề ngày càng thay đổi, người dân làng nghề hướng tới cuộc sống ấm no, giàu có.

Tuy nhiên, trên một số mặt vẫn còn tồn tại những điểm yếu kém. Các ngành nghề ở nông thôn còn phát triển tự phát, manh mún; sản phẩm, hàng hoá chưa có sức cạnh tranh cao. Cơ sở hạ tầng, vốn, nguồn nguyên liệu, mặt bằng sản xuất của các làng nghề còn thiếu nên cản trở việc sản xuất, kinh doanh. Lực lượng lao động có nhiều độ tuổi khác nhau nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách phát triển làng nghề chưa đồng bộ; nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế, chưa trở thành động lực cho phát triển làng nghề.

Trước những khó khăn trên, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã vận dụng

sáng tạo chủ trương của Đảng về phát triển ngành nghề nông thôn, đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình địa phương, làm nền tảng thúc đẩy kinh tế ­ xã hội của tỉnh nói chung và phát triển các thành phần kinh tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Trên cơ sở sự chỉ đạo của Đảng về tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần X, tháng 12/2005, Đại hội Đảng

bộ tỉnh Hà Nam lần thứ

XVII đã diễn ra. Đại hội đánh giá kết quả

đạt

được trong nhiệm kỳ trước, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ khái quát để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế ­ xã hội. Đối với sản xuất công nghiệp, TTCN, Đại hội chủ trương: Khuyến khích mạnh các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế để thu hút thêm nhiều lao động; tăng cường công tác dạy nghề và dịch vụ việc làm.

Đầu tư cơ

sở hạ

tầng nông thôn như

thuỷ

lợi, kiên cố

hoá kênh mương,

giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng

lao động… Đồng thời, mở rộng phát triển làng nghề, xã nghề, phố nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ… [10]

Quán triệt tinh thần Nghị định số 66/2006/NĐ­CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Hà Nam, tháng 11/2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Đề án “Phát triển làng nghề tỉnh

Hà Nam giai đoạn 2006 ­ 2010” với những mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng

trưởng bình quân 5 năm (2006 ­ 2010) của làng nghề TTCN là 15,61%; giá trị xuất khẩu hàng TTCN trong các làng nghề đạt 15 triệu USD; giải quyết cho 15.000 lao động trên địa bàn có việc làm mới; đến năm 2010, mỗi xã có ít nhất một làng có nghề; Xây dựng hoàn chỉnh 5 cụm TTCN ­ làng nghề. Đề án đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm là: Phải phát triển sản xuất với tốc độ cao, bền vững, đặc biệt là tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm TTCN, làng nghề; đồng thời xử lý tốt vấn đề môi trường tại các làng nghề để các làng nghề phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đề án vạch ra các giải pháp cụ thể để thực hiện đó là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ về phát triển CN

­ TTCN; Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển CN ­

TTCN cho đồng bộ; Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng ở các điểm cụm TTCN ­ làng nghề; Huy động vốn từ các nguồn khác nhau, thông qua

các chương trình, dự

án, chính sách khuyến khích để

dân đầu tư vào sản

xuất kinh doanh, huy động vốn tín dụng, nghiên cứu thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ và cơ sở sản xuất của làng nghề vay vốn đầu tư. Đặc biệt, đề án mở ra một hướng đi mới cho các làng nghề thủ công là phát triển mô hình du lịch ­ làng nghề, kết hợp điểm du lịch tại

các làng nghề với các tua du lịch như: Điểm du lịch làng nghề thêu Thanh Hà; điểm du lịch làng nghề trống Đọi Tam kết hợp với du lịch Long Đọi Sơn; điểm du lịch làng nghề dệt Nha Xá với du lịch đến Lảnh Giang, đền

Trần Thương; điểm du lịch làng nghề dệt Hoà Hậu với khu tưởng niệm

nhà văn Nam Cao; du lịch Ngũ Động Sơn ­ chùa Bà Đanh với làng gốm Quyết Thành…[76] Có thể nói, Đề án phát trin làng nghtnh Hà Nam giai đon 2006 ­ 2010” là một “cú huých” đáng kể nhất cho sự phát triển

làng nghề tỉnh Hà Nam. Ngày 13/12/2006, UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết

định số 1280/QĐ­UBND về việc phê duyệt đề án phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 ­ 2010.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trong Đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2006­ 2010, UBND tỉnh ra Quyết định 418/QĐ­UBND ngày 13/4/2007

về tiêu chuẩn làng có nghề TTCN tỉnh Hà Nam và Quyết định 1421/QĐ­

UBND ngày 16/11/2007 v/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm CN­TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015.

Tiếp đến ngày 12/4/2010, UBND tỉnh ra Quyết định số 09/2010/QĐ ­

UBND về

việc ban hành quy chế

xét công nhận làng nghề

thay thế

cho

Quyết định 418 với các tiêu chí cụ thể sau:

1. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách pháp

luật của Nhà nước; các quy định của Tỉnh và địa phương;

2. Về kinh tế, có giá trị sản xuất TTCN chiếm tỷ trọng trên 20% so với tổng giá trị của làng;

3. Về sử

dụng lao động, số

lao động làm các nghề

TTCN đạt trên

20% số lao động của làng;

4. Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động theo các quy định hiện hành.

Những chủ trương trên đã có tác động tích cực đến sự phát triển của các làng nghề thủ công. Cùng với sự khôi phục của một số làng nghề thủ công truyền thống là sự xuất hiện của một số ngành nghề mới như khảm vở trứng, đan bèo, bẹ chuối, đính hạt cườm, ghép nứa sơn mài… Số lượng làng nghề tăng lên nhanh chóng, từ 51 làng nghề (năm 2005), tăng lên 163 làng nghề (năm 2010). Mục tiêu mỗi xã có ít nhất một làng nghề được thực hiện.

Tiếp tục quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng và đường lối

của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cụ thể hoá những vấn đề nông

nghiệp, phát triển nông thôn… Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII (tháng 10/2010) đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015: Giá trị sản xuất TTCN ­ làng nghề tăng bình quân 18,5%. Đến năm

2015, giá trị

sản xuất TTCN ­ làng nghề

đạt 3.746 tỷ

đồng, chiếm 17%

tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Để đạt được mục tiêu trên, Đại hội xác định: Khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề mới, tập trung đầu tư phát triển các

làng nghề hiện đang có thị trường và lợi thế, đặc biệt quan tâm các làng

nghề ở các địa phương thuần nông là một trong những phương hướng phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam, khuyến khích phát triển hộ nghề, xã nghề, cụm TTCN ­ làng nghề ở các xã gắn với việc hình thành các cụm TTCN ­ làng

nghề ở

cấp huyện, tổ

chức liên kết với các nhà máy chế

biến, các doanh

nghiệp sản xuất và dịch vụ thương mại, đưa nhanh khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, gắn với việc tìm kiếm, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện tốt

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí