Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Chỉ Đạo Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao (2004 ­ 2010)


thế cạnh tranh cho các sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng trên thị trường trong và ngoài nước.

Trên cơ sở mục tiêu chung, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2010: Chè chất lượng cao chiếm khoảng 20% tổng diện tích; rau, hoa chất lượng cao chiếm khoảng 30­40% tổng diện tích; bò sữa thuần chủng khoảng 4.000 ­ 6.000 con; doanh thu bình quân ngành nông nghiệp đạt 50 triệu/ha/năm, giá trị lợi nhuận sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ từ 30­40%.

Để đạt được mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định 4

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là,

tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về

chương trình

phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi mới nhằm phát triển toàn diện nền nông nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

chương trình phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 7

cao được thực

hiện sâu rộng, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định nhiệm vụ, giải pháp “tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân” [115, tr.5] về tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về ứng dụng KH­CN hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, nhất là Chương trình thực hiện Chỉ thị 50­CT/TW về ứng dụng CNSH và Chương trình nông nghiệp công nghệ cao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trên cơ sở nhận thức, Đảng bộ yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tiếp tục vận động, tuyên truyền để người dân thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp và Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong xây dựng kế hoạch và tiến hành công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.


Hai là, quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh,

chăn nuôi tập trung theo hướng công nghệ cao.

Trên cơ sở các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, Đảng bộ tỉnh Lâm

Đồng chủ trương tăng cường công tác quy hoạch các khu, vùng sản xuất

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương; các vùng sản xuất rau, hoa, cây cảnh, dâu tây công nghệ

cao, vùng chè chất lượng cao, phát triển nông ­ lâm kết hợp gắn với phát

triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao.

Đảng bộ

còn xác định mở

rộng phạm vi, đồng thời xây dựng “quy hoạch chi tiết, dành quỹ đất tập

trung cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” [21, tr.45], tăng cường quản lý quy hoạch để thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư.

Trong mỗi vùng sản xuất chuyên canh tập trung, Đảng bộ chủ trương xây dựng, triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với từng đối tượng cây trồng cụ thể trong vùng quy hoạch. Thông qua các mô hình thử nghiệm là cơ sở để nhân ra diện rộng, hướng đến sản xuất đại trà trong vùng quy hoạch.

Ba là, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng KH­CN hiện đại vào sản xuất.

Trên cơ sở đầu tư thâm canh các vùng sản xuất theo hướng công nghệ cao, Đảng bộ xác định chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phải đảm bảo “phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích” [115, tr.5], đồng thời chuyển một số diện tích cây kém hiệu

quả

sang các loại cây trồng đem lại hiệu quả

sản xuất cao, trong đó tập

trung vào một số

cây trồng có giá trị

vượt trội như

rau, hoa, chè, dâu tây.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất giống, Đảng bộ nhấn mạnh:

Tập trung

ứng dụng

CNSH vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ

cao để

chọn, tạo và nhân nhanh các loại giống rau, hoa, cây ăn trái, cây công nghiệp.


Cùng với công tác giống, Đảng bộ xác định cần tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, chủ động nhập khẩu và đưa nhanh các tiến bộ KH­CN mới vào sản xuất. Tập trung đầu tư phát triển công nghệ sản xuất giống, kỹ thuật canh tác, biện pháp phòng trừ sâu bệnh, công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản. Cơ giới hóa khâu làm đất, tưới, chăm sóc, bón

phân và thu hoạch.

Tăng cường

ứng dụng các phương pháp, quy trình, kỹ

năng, bí quyết, công cụ, phương tiện thiết bị để tác động vào quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất và cho sản phẩm an toàn chất lượng cao.

Bốn là, huy động các nguồn lực đầu tư; xây dựng và thực hiện các

chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhằm tạo

bước phát triển đột phá về

KT­XH của địa phương, Đảng bộ

tỉnh Lâm

Đồng xác định cần huy động các nguồn lực đầu tư. Trên cơ sở nguồn nội lực của Tỉnh, cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút đầu tư. Tiếp tục rà soát, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; “kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm thu hút

đầu tư

vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ

cao” [115, tr.8]. Sử

dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực trong xã hội, tìm thêm các nguồn vốn vay ở trong và ngoài nước để tập trung cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Gắn với đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư, Đảng bộ xác định cần thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể:

Về chính sách đất đai: Nhà nước quy hoạch, tạo quỹ đất tập trung tại các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao cho các nhà đầu tư thuê ổn định lâu dài theo từng dự án được phê duyệt; huy động mọi nguồn vốn, kể cả ngân


sách địa phương để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cầu hạ tầng đến ranh giới vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Về chính sách tín dụng: Cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo từng dự án được phê duyệt và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các hộ dân thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vay vốn tín dụng. Ưu tiên các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch, các cơ sở chế biến nông ­ lâm sản ở nông thôn và các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất ở nông thôn như cung ứng vật tư, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, v.v.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Ưu tiên xây dựng “các công trình trọng điểm phục vụ phát triển

các vùng chuyên canh và khu nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao” [21,

tr.166]. Tập trung đầu tư xây dựng giao thông đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại, đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn; tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi, thực hiện kiên cố hóa kênh mương, trong đó ưu tiên phát triển các hồ chứa, đập thủy lợi nhỏ phục vụ tưới cây công nghiệp dài ngày ở những vùng trọng điểm.

Về xây dựng nguồn nhân lực: Tăng cường công tác “đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn” [115,

tr.8]. Tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao năng lực của hệ thống

khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật. Hỗ trợ các viện, trường đại học và các trường nghề xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, nông dân, chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên ngành CNSH, đồng thời có chính sách thu hút các nhà khoa học, kỹ thuật viên lành nghề về công tác tại địa phương.


Về đổi mới quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp: Khuyến

khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục tạo mọi điều kiện để kinh tế hộ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với trình độ ngày càng cao. Tiếp tục hỗ trợ kinh tế tập thể đổi mới và phát triển; trợ giúp HTX, tổ hợp tác về chuyển giao công nghệ và xúc tiến thương mại. Khuyến khích, tạo cơ chế thông thoáng để hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Trên cơ sở phát triển quan hệ sản xuất, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng xác định giải pháp hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất giữa các chủ thể trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, “gắn sản xuất ­ chế biến với tiêu thụ sản phẩm” [116, tr.3]; khuyến khích phát triển mối liên kết tự nguyện giữa nông dân với doanh nghiệp, HTX, tổ chức khoa học và hiệp hội ngành hàng.

Có thể

nhận thấy, chủ

trương của Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng về

phát

triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những 2004 ­ 2010 đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện KT­XH của địa phương. Qua quá trình tổng kết từ thực tiễn lãnh

đạo phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao ở

địa phương, nhận

thức của Đảng bộ về vấn đề trên đã có bước phát triển, nội dung đường lối từng bước được bổ sung; nội dung giải pháp đưa ra đã tập trung vào việc phát huy các nguồn lực nhằm đẩy nhanh phát triển và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh.

2.2. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 ­ 2010)

2.2.1. Công tác tuyên truyền, vận động


Để chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được

triển khai thực hiện có hiệu quả, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng xác định đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, nhân

dân về

vai trò và tầm quan trọng của

ứng dụng công nghệ

cao trong sản

xuất nông nghiệp đối với sự phát triển KT­XH và nâng cao đời sống của

nông dân là giải pháp quan trọng hàng đầu. Đảng bộ chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Tỉnh ủy đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy trực thuộc đã đẩy mạnh công tác quán triệt, giáo dục Nghị quyết; các huyện,

thành phố

trong Tỉnh đều xác định phát triển nông nghiệp

ứng dụng công

nghệ cao là một trong những khâu đột phá tăng tốc phát triển KT­XH của địa phương. Ban Dân vận Tỉnh ủy đã chủ trì phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình và vận động nhân dân tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tham gia các đề tài, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành Hướng dẫn Tuyên truyền số 35­HD/BTGTU (ngày 23/7/2004) về chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó xác định rõ việc tuyên truyền các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp là cơ bản làm cho các cấp ủy, cán bộ, đảng viên và người nông dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; qua đó tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương của Đảng về sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản an toàn theo hướng công nghệ cao.

Hướng dẫn 35­HD/BTGTU đã yêu cầu Ban Tuyên giáo các huyện ủy và Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện, theo dõi, nắm

bắt diễn biến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và

nông dân trên các mặt đời sống xã hội; cung cấp thông tin chính thống và định


hướng dư luận nhằm từng bước thay đổi nhận thức và hành động của nông dân và cộng đồng doanh nghiệp về sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; phối hợp với cơ quan báo đài địa phương tăng cường biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình, đồng thời tích cực đấu tranh các tư tưởng quan điểm phản động của các thế lực thù địch, nhất là quan điểm xuyên tạc chủ trương của Tỉnh về quy hoạch quỹ đất tập trung để phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo Hội nông dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

vận động hội viên và nông dân tích cực tham gia các chương trình, dự án

nông nghiệp; thực hiện tốt quy định việc liên kết 4 nhà theo Quyết định số

80/QĐ­TTg của Chính phủ. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội nông

dân tỉnh đã tổ

chức tuyên truyền sâu rộng đến hội viên, nông dân về

chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp nói chung

và nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao nói riêng bằng nhiều hình thức

phong phú như thông qua sinh hoạt định kỳ, lồng ghép nội dung các cuộc họp hành chính, các hội nghị, tập huấn công tác Hội và chuyển giao KH­KT; tổ chức các buổi tọa đàm và biểu dương những nông dân tiên tiến trong toàn Tỉnh. Hội đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; phát động phong trào “nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới”, “nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng ­ an ninh” [3, tr.6]. Thông qua các hình thức tuyên truyền phong phú, Hội đã vận động nông dân tích cực tiến bộ KH­KT vào sản xuất để vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Nhằm nâng cao hiểu biết và khích lệ nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ đã chỉ đạo Đài Phát thanh ­ Truyền hình Lâm Đồng và Báo Lâm Đồng xây dựng các chương trình tuyên truyền


nội dung chủ trương của Tỉnh; cập nhật tin tức, hoạt động và các văn bản

của Trung ương; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở trong, ngoài nước và trên địa bàn Tỉnh.

Tăng cường thời lượng phát sóng các chuyên đề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời lồng ghép nội dung chuyên đề vào chương trình thời sự và các chương trình quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại của Tỉnh. Nội dung các phóng sự, bài báo tập trung giới thiệu những giống mới, công nghệ,

kỹ thuật hiện đại được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp; giới thiệu

những cách làm hay, những mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với những tấm gương nông dân sản xuất giỏi nhờ mạnh dạn đổi mới cách thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH­CN vào sản xuất. Nhờ thế, chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tạo được sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hoạt động sản xuất nông nghiệp, có sự lan toả sâu rộng trong các cộng đồng dân cư “với sự hưởng ứng tích cực, mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và nhân dân” [122, tr.2].

2.2.2. Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.2.2.1. Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm có quỹ đất tập trung, quy mô lớn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương giai

đoạn 2004 ­ 2010

theo Quyết định số

100/2004/QĐ­UB, ngày 17/6/2004.

Tổng diện tích quy hoạch là 699 ha, gồm 388,65 ha đất sản xuất nông nghiệp và 310,35 ha đất bảo tồn sinh thái (rừng) và kinh doanh du lịch, được chia làm 3 khu thuộc địa bàn xã Đạ Sar, Đạ Chais, huyện Lạc Dương, trong đó khu vực xã Đạ Sar chủ yếu tập trung sản xuất rau, hoa, dâu tây; khu vực xã Đạ Chais chủ yếu chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Để thu hút các nhà đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Đảng bộ tỉnh

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí