Thực Trạng Công Nghiệp Bình Dương Trước Khi Tái Lập Tỉnh (1986


Bình Dương khoảng 25-30 km, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, đi lại với các nước trong khu vực và quốc tế.

Bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý và đặc điểm KT-XH, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND luôn năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa phương, biết khéo léo khơi dậy các nguồn lực bên trong, tạo gắn kết với nguồn lực bên ngoài. Nhân dân Bình Dương đồng thuận, ủng hộ cho công cuộc phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng.

2.1.3. Thực trạng công nghiệp Bình Dương trước khi tái lập tỉnh (1986

- 1996) và yêu cầu đặt ra cho giai đoạn mới

2.1.3.1. Thực trạng công nghiệp Sông Bé giai đoạn (1986-1996)

Sau 10 năm, kể từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi lên CNXH và giành được nhiều thành tựu rất quan trọng, nhưng nhìn chung tình hình đất nước vẫn nằm trong hoàn cành vô cùng khó khăn, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn luôn tìm đủ mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam. Sau khi tổng kết những thành tựu, hạn chế của 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội chủ trương: “Tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo, trước mắt những năm 1986-1990 cần tập trung sức người sức của thực hiện ba chương trình mục tiêu; Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [23, tr.153]. “Không bố trí xây dựng công nghiêp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [23, tr.51- 64]. Trong phương hướng, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 1986-1990, Đại hội chủ trương chỉ đầu tư những cơ sở vật chất tối thiểu của chặng đường đầu tiên


đó là năng lượng, một số cơ sở cơ khí và nguyên vật liệu, giao thông vận tải và thông tin bưu điện, hướng vào phục vụ ba chương trình kinh tế lớn. Quan điểm của Đại hội VI tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991): “Phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết phục vụ cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở cho bước phát triển tiếp theo; coi trọng khai thác tài nguyên, góp phần tạo nguồn tích lũy ban đầu” [24, tr.64].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Những đổi mới trong nhận thức của Đảng về phát triển công nghiệp tại Đại hội VI và Đại hội VII là cơ sở quan trọng để các Đảng bộ địa phương đề ra chủ trương, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới.

Đối với tỉnh Sông Bé, nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém, mất cân đối, đời sống của đại bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ IV (10/1986) chủ trương: Kiên quyết điều chỉnh, bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, gắn sản xuất với chế biến nhằm giải quyết một cách hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng phù hợp với nguồn nguyên liệu của địa phương, phấn đấu ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân.

Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 5

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IV của Đảng bộ tỉnh, về cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đều hoàn thành, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo. Nền kinh tế của tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách trên nhiều lĩnh vực để dần ổn định và phát triển đúng hướng, đã hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Cơ sở vật chất được tăng cường, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được khôi phục và tăng đáng kể. Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ, bước đầu thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài.


Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ V vòng 1 (4/1991) và vòng 2 (12/1991), chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng cơ sở cho CNH. Đại hội đề ra quan điểm chỉ dạo: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ động theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Nắm bắt những điều kiện, thời cơ thuận lợi nhằm tranh thủ mọi nguồn vốn, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V được triển khai thực hiện đường lối trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế biến động nhanh chóng và phức tạp. Tuy nhiên, toàn Đảng bộ đã chủ động khắc phục khó khăn, tận dụng những thuận lợi và ưu thế sẵn có của tỉnh, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội thành hiện thực trên nhiều lĩnh vực.

Trong 5 năm (1991-1995), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh bình quân mỗi năm tăng 13,4%; tổng sản phẩm quốc nội tăng bình quân hàng năm 15%, tăng gần gấp đôi so với kế hoạch là 7,8%. Đến cuối năm 1995, thu nhập bình quân đầu người đạt 420 USD/năm, tăng gấp đôi so với năm 1990. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần.

Đối với công nghiệp, nếu năm 1990, tỷ trong công nghiệp của tỉnh chỉ chiếm 10,35% (nông, lâm nghiệp 63,48%, dịch vụ 23,81%), đến năm 1995 tỷ trọng công nghiệp tăng lên 25,5%, nông lâm nghiệp còn 49%, dịch vụ 25,5%. Trong sản xuất kinh doanh, có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tận dụng và phát huy các thế mạnh, tiềm năng của ngành, vùng sản xuất. Giai đoạn 1991-1995, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả cao hơn so với thời kỳ 1986-1990, bình quân mỗi năm tăng 37,3%. Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bước đầu áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất bằng công nghệ cao.

Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, sản phẩm công nghiệp của Sông Bé chủ yếu gắn với việc chế biến nông - lâm - khoáng sản như: dầu phộng, đậu xuất


khẩu, dầu cao su, đường, hạt điều, thuốc lá, rượu trái cây, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, gạch, ngói, gốm sứ, chế biến mủ cao su và hóa chất, dép xốp, tấm lợp cao su, săm lốp các loại, mực in, nông cụ cải tiến, công cụ chế biến màu lương thực, thực phẩm, sửa chữa nhỏ, vừa và lớn các loại ôtô, máy kéo,… Đến năm 1996, cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã có sự thay đổi đa dạng hơn. Ngoài những sản phẩm truyền thống, bắt đầu xuất hiện những sản phẩm công nghiệp mới như; thịt hộp, mì ăn liền, bia, quần áo, giầy dép, xà phòng các loại, thuốc chữa bệnh, kem đánh răng, thức ăn gia súc, ống nhựa, hạt nhựa,….

Trong năm 1996, tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giá trị sản xuất công nghiệp là 2.688,52 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất cao, 150,8%. Các đơn vị do Trung ương quản lý thực hiện được 267,275 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 1995. Công nghiệp địa phương thực hiện 341,349 tỷ đồng. Khu vực ngoài quốc doanh thực hiện được 1.066,413 tỷ đồng [161, tr.156].

Năm 1996, toàn tỉnh có 384 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động với tổng số vốn đầu tư 455,947 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 50.000 lao động. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đã đạt mức 45,8%. Các KCN của tỉnh đã đi vào hoạt động là nhân tố quan trọng góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp.

Ngành công nghiệp từng bước phát triển theo hướng CNH, HĐH. Quy mô đầu tư đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng lớn, máy móc thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiến tiến. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao là chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may,… Quan hệ hợp tác, liên doanh và xuất nhập khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng, tạo tiền đề cho CNH, HĐH và phát huy được thế mạnh của tỉnh.

Giai đoạn 1986-1996 là thời kỳ đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng của ngành công nghiệp tỉnh Sông Bé. Đó là thành quả của quá trình chuyển tiếp từ nền sản xuất tập trung quan liêu bao cấp sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng


XHCN, khẳng định sự đúng đắn của những chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng bộ tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn này, kinh tế công nghiệp của Sông Bé vẫn còn tồn tại, yếu kém:

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng mạnh trong toàn thời kỳ nhưng tốc độ tăng trưởng không đều. Đến năm 1995, công nghiệp Sông Bé mới chỉ đóng góp 25,5% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thực chất cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ [50, tr.10].

Toàn tỉnh có 7 KCN được cấp phép xây dựng nhưng chỉ có 3 KCN đã đi vào hoạt động, trong đó có KCN vừa đi vào hoạt động năm 1996. Vì vậy, giá trị sản xuất công nghiệp do các KCN sản xuất ra còn hạn chế, các KCN ở Sông Bé thời gian này chưa trở thành đầu tàu dẫn dắt ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

Số lượng các dự án và vốn FDI vào Sông Bé tăng nhanh theo từng năm, nhưng trong 10 năm chỉ mới 112 dự án. Trong đó, chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ và trung bình, lại tập trung ở những địa bàn có lợi thế như Thuận An và Thị xã Thủ Dầu Một, các địa bàn còn lại số dự án rất ít. Điều này khiến cho công nghiệp của tỉnh phát triển không cân đối giữa các huyện, thị.

Công nghiệp của tỉnh tuy có mức tăng trưởng cao nhưng chưa đảm bảo tính bền vững. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp nên chưa có khả năng tích lũy vốn để tái sản xuất mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Những tồn tại của thời kỳ trước mới chỉ khắc phục được một phần. Về cơ bản, công nghiệp của tỉnh vẫn còn lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ lao động tay nghề thấp, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao. Sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng và đa dạng về chủng loại nhưng vẫn là những sản phẩm truyền thống, có xuất hiện những sản phẩm mới, những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao, có giá trị cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao như cơ khí, điện, điện tử, tin học…vẫn chưa xuất hiện.

Tóm lại, công nghiệp Sông Bé giai đoạn 1986-1996, có những bước phát triển mạnh, năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn chưa phải là ngành kinh tế


mũi nhọn, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, những thành tựu mà công nghiệp đạt được trong giai đoạn này sẽ là nền tảng để công nghiệp Bình Dương cất cánh trong giai đoạn tiếp theo.

2.1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với Bình Dương trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước, tình hình thế giới và khu vực có những biến đổi rất sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống KT-XH.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn nhiều nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa gia tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng kiểu cũ, nặng về phát triển “chiều rộng”, dựa vào vốn, lao động tay nghề thấp và khai thác triệt để nguồn tài nguyên không còn phù hợp. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém và chậm được cải thiện. Nhiều nước trong khối ASEAN láng giềng của Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo và đang trên đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhờ thực hiện chính sách đúng đắn, phát huy được những điểm mạnh của nền kinh tế trong nước, kết hợp với những thuận lợi do bối cảnh thế giới đem lại. Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành những cải cách sâu sắc, toàn diện về kinh tế - chính trị để thích ứng với những biến đổi và nhập cuộc tích cực, bình đẳng vào cuộc sống kinh tế quốc tế.

Bối cảnh kinh tế thế giới và tình hình trong nước là cơ hội và những tác động tích cực để phát triển công nghiệp là lớn, song những thách thức, thậm chí tác động tiêu cực là không nhỏ. Nhưng điều cần khẳng định là những thách thức này đều có thể dự đoán được và sự tồn tại của chúng là tạm thời, bởi lẽ, chúng có thể được khắc phục nếu một nước có đủ năng lực phát triển, có đủ sức mạnh


cạnh tranh và nền kinh tế đã trở nên linh hoạt trong hệ thống kinh tế thị trường thế giới.

Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ đem lại cho Bình Dương những cơ hội mà còn đặt nền kinh tế của tỉnh đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ trọng công nghiệp còn thấp trong cơ cấu kinh tế; cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu; chất lượng các sản phẩm sau chế biến giá trị gia tăng không cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong tỉnh chưa nhận thức đầy đủ thời cơ, thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.

Bình Dương là địa phương có điểm xuất phát thấp, việc nhận diện những thời cơ, thách thức để có chiến lược cụ thể phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế, tích cực chủ động cùng với cả nước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nền kinh tế nói chung và công nghiệp Bình Dương nói riêng phát triển nhanh, vững chắc, đúng hướng, Đảng bộ tỉnh cần phát huy vai trò lãnh đạo, đưa ra những chủ trương đúng đắn trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn bước đi phù hợp.

2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

2.2.1. Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng

Trên cơ sở đánh giá thành tựu và hạn chế trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,... Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [26, tr.67-68]. Đại hội chủ trương: “Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất…. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14 - 15%” [26, tr.170].


Để thực hiện được chủ trương và mục tiêu đã đề ra, Đại hội đề ra chính sách phát triển công nghiệp trong 5 năm 1996-2000:

Đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp; Phát triển nhanh một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực - thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu; Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới; Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị…, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư [26, tr.179].

Chính sách phát triển các KCN tập trung đã mở ra hướng đi mới cho nhiều địa phương vốn không có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Đại hội cũng đề ra chủ trương khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển công nghiệp:

Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh [26, tr.91].

Đại hội VIII của Đảng khẳng định năm thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân; đồng thời, đưa ra những chủ trương, chính sách đối với từng thành phần kinh tế. Trong đó, nhấn mạnh kinh tế nhà nước đóng vai trò “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển” [26, tr.93].

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí