Kinh Nghiệm Từ Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Lãnh Đạo Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Thuộc Các Thành Phần Kinh Tế (2010 - 2020)


Bốn là, chất lượng thực hiện ở một số lĩnh vực chưa cao, một số chỉ tiêu không đạt được

Về công tác chính trị tư tưởng: Việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số đơn vị cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, về số lượng và chất lượng chưa cao, nhất là trong các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân không có yếu tố nước ngoài, có biểu hiện về “hình thức”. Đảng ủy Khối doanh nghiệp chưa đề ra được các giải pháp hiệu quả để thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; tập thể, cá nhân điển hình còn ít. Việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở còn làm qua loa, chiếu lệ, tính định hướng, tính chiến đấu và tính thuyết phục chưa cao. Cùng với biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây bức xúc trong dư luận công nhân và nhân dân vẫn còn xẩy ra. Đặc biệt, nhận thức về vai trò của TCCSĐ, chi bộ, đảng viên và nhận thức của quần chúng vào Đảng còn nhiều bất cập, vướng mắc; ví dụ như ở chi bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Tĩnh.

Về củng cố, xây dựng TCCSĐ TSVM: Việc xây dựng, triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện của Trung ương, của Tỉnh ủy và các Đảng ủy cấp trên cơ sở còn chậm, chưa cụ thể hóa vào điều kiện cụ thể của các loại hình TCCSĐ để thực hiện. Tổ chức đảng trong doanh nghiệp chưa thể hiện rõ vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhất là ở các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, cá biệt có tổ chức chỉ tồn tại một cách hình thức; thực tế làm theo sự chỉ đạo, điều hành của giám đốc, chủ doanh nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2015, để đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đáp ứng với bước phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, loại hình, lĩnh vực, ngành nghề, hình thức sản xuất, kinh doanh thì việc ban hành nghị quyết chuyên đề, đề án về vấn đề trên là chưa có.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy: 92% số người được hỏi trả lời: TCCSĐ ở doanh nghiệp chưa ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác


xây dựng Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp; 5%- đã ban hành; 3% lý do khác [Phụ lục 16].

Chất lượng xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của một số TCCSĐ, quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở còn hạn chế; cá biệt có nơi chưa xây dựng quy chế hoạt động hoặc trong quy chế còn có điểm chưa đúng theo quy định (như quy định về chế độ sinh hoạt của đảng ủy cơ sở 3 tháng một lần, thành lập và phân công các ban tham mưu, giúp việc đảng ủy cơ sở) [176, tr.6]. Chất lượng sinh hoạt ở một số TCCSĐ, chi bộ chưa đạt yêu cầu, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, hình thức sinh hoạt đơn điệu, chậm đổi mới, ít bàn bạc và quyết định về công tác xây dựng Đảng, chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ chuyên môn; chưa xác định và thể hiện được vai trò lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; chế độ, thời gian sinh hoạt chấp hành không nghiêm; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn có biểu hiện hình thức.

Thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển TCCSĐ trong các doanh nghiệp để xóa “trắng lãnh đạo” còn gặp nhiều khó khăn, không đạt mục tiêu đề ra; số doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng độc lập có chiều hướng tăng trở lại, nhất là vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu về phát triển mới 10 TCCSĐ trong các loại hình doanh nghiệp do Đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra không đạt được. Phong trào xây dựng TCCSĐ TSVM chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội các nhiệm kỳ đề ra. Giai đoạn 2010 - 2015, mục tiêu đề ra là 85% TCCSĐ đạt TSVM, trên thực tế trung bình chung chỉ đạt 57,04 TSVM, trong đó có những năm số TCCSĐ đạt TSVM rất thấp: năm 2013 chỉ đạt 48,68%, năm 2015 chỉ đạt 48,07%; số TCCSĐ yếu kém còn quá cao: năm 2013 có 03 TCCSĐ yếu kém (2,65%), năm 2014 có 04 TCCSĐ yếu kém (3,85%); giai đoạn 2015 - 2020 TCCSĐ đạt TSVM bình quân của 2 năm (2016, 2017) là 59,55%, 03 năm còn lại (2018, 2019, 2020) số TCCSĐ HTXSNV bình quân là 10,82%, HTTNV bình quân là 70,51%, chưa đạt được mục tiêu Đại hội đề ra, vẫn còn TCCSĐ yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ [Phụ lục 4].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp ủy: Việc kiện toàn cấp ủy ở một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định, quy hoạch đội ngũ cấp ủy cơ sở chưa thực hiện tốt; việc đánh giá cán bộ trước lúc bổ nhiệm, luân chuyển, đặc biệt là với nguồn nhân sự từ bên ngoài và ở những lĩnh vực xây dựng, tài chính chưa tốt. Quy hoạch cán bộ đã thực hiện thường xuyên nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, chưa bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng cũng như sự thống nhất giữa cấp ủy và lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp. Một bộ phận cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần về trình độ, năng lực thực tiễn còn yếu, chưa thực sự chủ động, sáng tạo; tính đấu tranh tự phê bình và phê bình, vai trò tiền phong, gương mẫu trong công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên có mặt hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ về lý luận chính trị, về nghiệp vụ công tác đảng tuy được quan tâm thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác đảng cho đội ngũ cán bộ cấp ủy. Về số lượng cấp ủy giai đoạn 2010 - 2015 là 526 đồng chí; giai đoạn 2015 - 2020 là 488 đồng chí, ít hơn giai đoạn trước. Về trình độ chuyên môn có trình độ trên đại học, cao đẳng, đại học giai đoạn 2010 - 2015 là 378 (71,86%); giai đoạn 2015 - 2020 là 451 (92,41%). Về trình độ lý luận chính trị có trình độ cử nhân cao cấp, trung cấp, sơ cấp giai đoạn 2010 - 2015 là 456 (86,69%); giai đoạn 2015 - 2020 là 463 (94,87%) [Phụ lục 13a].

Về công tác đảng viên: Một số cấp ủy, TCCSĐ chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến công tác tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên mới trong các doanh nghiệp; việc phát triển đảng viên vẫn còn gặp khó khăn; nhất là sự thờ ơ, thiếu quan tâm của chính các chủ doanh nghiệp; sự thiếu “mặn mà” của người lao động; năm 2013 có 35/113 (30,97%) đơn vị không phát triển được đảng viên [187, tr.11]. Giai đoạn 2013 - 2020, thực hiện Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW, Tỉnh ủy xác định: “Chú trọng tuyên truyền, bồi dưỡng, giới thiệu các quần chúng là chủ doanh

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 19


nghiệp tư nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn kết nạp vào Đảng” [191, tr.4]. Tuy nhiên, năm 2020, khi tổng kết thực hiện Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW, công tác phát triển Đảng, nhận thấy: nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân là quần chúng chưa có chí hướng, động lực phấn đấu vào Đảng, còn tìm cách né tránh, lấy nhiều lý do khác nhau như doanh nghiệp đang khó nhăn về tài chính, hoạt động thiếu ổn định, nên cần tập trung ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ phát triển được 16 đảng viên, còn ít so với số lượng doanh nghiệp tư nhân (5.347 doanh nghiệp) [192, tr.8].

Công tác quản lý đảng viên còn lỏng lẻo, nhiều đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp nhưng sinh hoạt đảng nơi cư trú (tham gia sinh hoạt không đều), quản lý đảng viên đi nước ngoài, đi làm ăn xa còn gặp khó khăn, bất cập; vai trò của đảng viên trong doanh nghiệp chưa được phát huy, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ; tính tự phê bình và phê bình chưa cao, chấp hành kỷ luật chưa nghiêm, còn xảy ra vi phạm khuyết điểm buộc phải xử lý các hình thức kỷ luật về Đảng, chính quyền. Hằng năm số đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ cao: năm 2013 có 43 đảng viên (0,78%); năm 2017 có 37 đảng viên (0,83%). Giai đoạn 2010 - 2015 bình quân (tỷ lệ %) có 0,50% đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ; giai đoạn 2015 - 2020 bình quân (tỷ lệ %) có 0,57% đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ, tăng 0,07% so với giai đoạn trước [Phụ lục 6].

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, hoạt động của một số TCCSĐ vẫn còn hạn chế; còn tình trạng cấp ủy bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo; bị động trong lựa chọn các vấn đề, nội dung để bàn và ban hành nghị quyết, chất lượng nghị quyết chưa cao, chưa bám sát thực tiễn; nhất là trong các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa và trong những TCCSĐ thực hiện theo Quy định số 288-QĐ/TW (như các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Hà Tĩnh, Đảng bộ Công ty cổ phần Xây dựng Cầu đường); sự phối hợp giữa cấp ủy với lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiệu quả [186, tr.7].


4.1.2.2. Nguyên nhân

Một là, quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2020 chịu ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường tác động, hội nhập kinh tế quốc tế. Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, mặt trái của Internet, mạng xã hội với các yếu tố văn hóa, tư tưởng phản tiến bộ, lối sống thực dụng tác động tiêu cực đến nhận thức, việc làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động; các cấp ủy, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp chưa chủ động kiểm tra, giám sát, thanh tra kịp thời phát hiện những sai phạm, khuyết điểm mới phát sinh của cơ chế để khắc phục, ngăn chặn. Suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, giải thể, lao động mất việc làm; áp lực việc làm, thu nhập, lo toan cho cuộc sống thường ngày, tạo cho người lao động ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, né tránh các hoạt động của Đảng, đoàn, không tha thiết với hoạt động xã hội, không tha thiết vào Đảng.

Công tác xây dựng Đảng cả về lý luận và tổ chức chỉ đạo trong thực tiễn ở các doanh nghiệp, nhất là công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân là những vấn đề lớn, mới, khó, chưa đưa ra được giải pháp cơ bản, thích hợp, đủ mạnh trên nhiều phương diện; một số chủ doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thành lập tổ chức đảng. Trong đánh giá chất lượng TCCSĐ, do quy định của Trung ương có sự thay đổi từ 3 mức, thành 4 mức với yêu cầu cao hơn, nên từ năm 2008 trở đi tỷ lệ TCCSĐ đạt TSVM không đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ TCCSĐ yếu kém giảm nhiều: trong hai năm 2019, 2020 đã xóa được TCCSĐ yếu kém (không hoàn thành nhiệm vụ); tỷ lệ hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng lên.

Hai là, một số cấp ủy lúng túng trong quán triệt và tổ chức thực hiện; chưa bám sát quy định của Trung ương, của Tỉnh về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp và tình hình


thực tế của doanh nghiệp để xây dựng quy chế làm việc. Thiếu sự quan tâm làm công tác tư tưởng trong doanh nghiệp nhất là đối với chủ doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt, sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính quyết liệt, kiên trì. Bên cạnh đó, một số tổ chức đảng trong doanh nghiệp chưa thể hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức mình để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững trong cơ chế thị trường hiện nay.

Ba là, việc tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thành lập tổ chức đảng còn hạn chế. Do đó, chủ doanh nghiệp chưa quan tâm tạo điều kiện để ủng hộ thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Mặt khác, công tác kết nạp đảng viên mới chưa bám vào phương châm, phương hướng để tạo nguồn để phát triển Đảng; một bộ phận đảng viên trong doanh nghiệp chưa thiết tha với các hoạt động công tác đảng, chưa tích cực phấn đấu; một số chủ doanh nghiệp nơi chưa có tổ chức đảng không muốn thành lập tổ chức đảng và cũng không muốn phấn đấu vào Đảng vì cho rằng việc thành lập tổ chức đảng và phấn đấu vào Đảng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (do phải sinh hoạt, hội họp và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp ủy...), chưa nhận thức rõ lợi ích, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp đã có TCCSĐ, thì việc tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động chưa được cấp ủy, tổ chức đảng ở doanh nghiệp đó quan tâm đúng mức; tổ chức đảng chưa thể hiện rõ vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; hoạt động của một số cấp ủy, tổ chức đảng hiệu quả thấp, chịu chi phối của chủ doanh nghiệp; nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, thiếu đổi mới; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình hạn chế; việc quản lý, rèn luyện, phân công nhiệm vụ cho đảng viên thiếu chặt chẽ. Công tác cán bộ chưa được quan tâm đúng mức; một số cán bộ, đảng viên, cấp uỷ viên chưa thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống.


4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (2010 - 2020)

Những năm 2010 - 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo đường lối đổi mới, nhất là từ tình hình thực tế thực hiện cuộc vận động đổi mới và chỉnh đốn TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh. Với những mặt đạt được và chưa làm được, có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu trong công tác xây dựng, củng cố TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh như sau:

4.2.1. Thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp

Đây là kinh nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối toàn bộ quá trình xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế TSVM. Bởi vì, nhận thức luôn giữ vai trò định hướng, soi đường cho hành động, có nhận thức đúng mới có hành động đúng và ngược lại.

Với quan điểm: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, cùng với phát triển kinh tế, công tác xây dựng TCCSĐ TSVM luôn được Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm, đặc biệt là công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Vì TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là hạt nhân chính trị ở cơ sở, có chức năng quan trọng là lãnh đạo đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực hiện ở cơ sở; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; là cầu nối giữa cơ sở với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo xây dựng cơ sở vững mạnh. Do vậy, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của bộ, ngành, địa phương đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của TCCSĐ. Sự lãnh đạo đúng đắn của TCCSĐ đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế luôn là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh thành công và phát triển bền vững.


Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chỉnh đốn Đảng nói chung, xây dựng TCCSĐ nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới xây dựng chi bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng”; “chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng… Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng” [100, tr.288-289]. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong những năm đổi mới, Đảng luôn chú trọng việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về xây dựng TCCSĐ. Đặc biệt là Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW“Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Với quan điểm chỉ rõ: TCCSĐ là nền tảng của Ðảng, là cầu nối giữa Ðảng với dân, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Ðảng. Toàn Ðảng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Lấy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở làm thước đo kết quả tổng hợp của công tác xây dựng Ðảng [63, tr.94 - 95].

Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của TCCSĐ, đặc biệt là nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ này. Trong những năm 2010 - 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình TCCSĐ theo hướng gắn TCCSĐ với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nhờ vậy, việc nhận thức và tinh thần trách nhiệm của chủ

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí