Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Phát Triển Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương


thảo, nhiều đề tài, đề án cấp nhà nước của các cơ quan lãnh đạo, quản lý hay các nhà khoa học trong nước bàn về công nghiệp nói chung và đề cập một số khía cạnh về phát triển công nghiệp nói riêng. Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu đề cập dưới các dạng khác nhau, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Cuốn sách 100 năm phát triển công nghiệp Sài Gòn - Thành phồ Hồ Chí Minh của nhóm tác giả Nguyễn Thái An, Nguyễn Văn Kích [1] đã nghiên cứu công phu về công nghiệp Sài Gòn - Thành phồ Hồ Chí Minh trong một thời gian dài, cung cấp rất nhiều số liệu, những nhận định, đánh giá có giá trị tham khảo. Tuy nhiên, còn một số vấn đề liên quan đến sự phát triển công nghiệp như: Tác động sự phát triển công nghiệp đến KT-XH, vấn đề ô nhiễm môi trường, thu hút đầu tư, đời sống công nhân, các loại hình doanh nghiệp… chưa được đề cập đến. Trong cuốn sách Hướng tới một nền kinh tế phát triển bề vững, tác giả Đinh

Kim Hà có bài viết “Phát triển bền vững công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” [93] khẳng định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là trung tâm công nghiệp của đất nước, đóng vai trò hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Bên cạnh đánh giá vai trò của công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tác giả còn làm rõ những hạn chế: “kết quả công nghiệp chưa tương xứng với khả năng và nguồn lực của vùng, chưa hiệu quả, chưa bền vững, môi trường ngày càng ô nhiễm, các vấn đề xã hội bức xúc vẫn còn” [93, tr.398].

Luận án Tiến sĩ kinh tế Công nghiệp thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp phát triển của tác giả Lê Hữu Đốc [47] đã làm rõ những kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế của các mô hình phát triển; phân tích đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển công nghiệp ở Đà Nẵng, thực trạng và và những thành tựu đạt được; đề xuất những phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.

Luận án Tiến sĩ lịch sửĐảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2005 của tác giả Nguyễn Khắc


Thanh [92] đã làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển các KCN từ 1986 đến 2005 của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và chỉ ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển các KCN. Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu là quá trình lãnh đạo xây dựng KCN của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nên luận án chỉ tập trung vào một khía cạnh của phát triển công nghiệp và trên địa bàn của một tỉnh, về mặt thời gian cũng chỉ dừng lại ở mốc năm 2005.

Luận án Tiến sĩ kinh tế Phát triển công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2020 của Trần Thanh Mẫn [75] đã làm rõ đường lối, mục tiêu phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, phân tích các yêu cầu phát triển công nghiệp từng thời kỳ; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển công nghiệp ở Cần Thơ; các yếu tố thuận lợi về quản lý nhà nước, các yếu tố đầu vào cho sản xuất công nghiệp, cũng như các yếu tố đầu ra, quy mô thị trường, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu chuyên ngành công nghiệp, phân bố sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã đề xuất năm giải pháp cho phát triển công nghiệp Cần Thơ trong thời gian tới.

Luận án Tiến sĩ kinh tế Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Hải Bắc [2] đã xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững công nghiệp trên vùng lãnh thổ, nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm quốc tế để áp dụng vào thực tế Việt Nam. Luận án đánh giá thực trạng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008, từ đó đề xuất các giải pháp về chính sách phát triển bền vững công nghiệp đến năm 2020 và có tính đến năm 2050.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Luận án Tiến sĩ lịch sửĐảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 của tác giả Bùi Đình Tiệp [103] đã hệ thống hóa, làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 trên các nội dung chủ yếu như: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và hệ thống các giải pháp; đồng thời, trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo phát triển công nghiệp (2001 - 2010) trên các mặt: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung


Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 3

cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp; xây dựng, phát triển nhanh các KCN, CCN tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp; chăm lo đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu các giải pháp phát triển ngành công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững của tác giả Nguyễn Văn Quang [83] tập trung làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững; phân tích thực trạng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2000 đến năm 2006; phân tích các giải pháp, đề xuất cơ chế phối hợp vùng trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay [162] gồm 54 tham luận với 03 chủ đề, trong đó, chủ đề thứ II “Các lĩnh vực kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ” và chủ đề thứ III “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương” nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với 37 tham luận. Tham luận “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Hùng Phi và tham luận “Phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghiệp tỉnh Bình Dương, giải pháp phát triển bền vững” của tác giả Trần Đăng Thịnh và Võ Hữu Phước. Hai tham luận này chủ yếu phân tích thực trạng, đưa ra các dự báo về biến động lao động công nghiệp và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho KCN, khu chế xuất của Thành phố Hồ Chí Minh hay phạm vi lao động công nghiệp của Bình Dương.

Các công trình trên đây đã luận giải khá thuyết phục, sự năng động, sáng tạo của các địa phương trong việc đưa ra những quyết sách, xác định mô hình phát triển công nghiệp phù hợp với thực tiễn địa phương và xu thế chung của cả nước.

1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính vì vậy, tỉnh Bình Dương là địa phương rất hấp dẫn


đối với các nhà nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp.

Cuốn sách Bình Dương thời đổi mới của Hiệp hội đầu tư và phát triển các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương (BECAMEX) [50] tập hợp những bài viết của các vị lãnh đạo tỉnh Bình Dương, và một số tác giả khác viết về Bình Dương đã được đăng trên các báo, tạp chí. Trong cuốn sách từ trang 47 đến trang 75, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực công nghiệp và vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển KT-XH của địa phương.

Cuốn sách Bình Dương - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI của Công ty cổ phần Thông tin Kinh tế đối ngoại [11] tập trung phân tích quá trình phát triển KT- XH Bình Dương thời kỳ đổi mới. Về phát triển công nghiệp Bình Dương: “Sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nhiều sản phẩm công nghiệp của tỉnh không những đã chiếm lĩnh được thị trường nội địa, thay thế dần hàng tiêu dùng nhập khẩu mà còn từng bước hòa nhập vào thị trường khu vực và thế giới” [11, tr.118]. Bên cạnh đó, khẳng định những tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng; tổng kết, đúc rút những bài học thành công; những vấn đề mới nảy sinh của công nghiệp địa phương trong thời gian tới.

Cuốn sách Địa chí Bình Dương, tập 3 - Kinh tế [161] là công trình nghiên cứu rất công phu về các lĩnh vực kinh tế của Bình Dương. Theo các tác giả, “ngành công nghiệp Bình Dương đã phát huy và sử dụng có hiệu quả lợi thế của địa phương về vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và nguồn lực của tỉnh; thực hiện tốt chính sách mở cửa, đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài” [161, tr.164].

Cuốn sách Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945 - 2007 của tác giả Nguyễn Văn Hiệp [51] gồm 6 chương nghiên cứu về quá trình chuyển biến KT-XH Bình Dương từ 1945 đến 2007, trong đó chương V và chương VI, tác giả làm rõ quá trình chuyển biến KT-XH Bình Dương từ 1997 đến 2007 và tầm nhìn đến năm 2020. Mặc dù cuốn sách nghiên cứu sự chuyển biến KT-XH nói chung, nhưng tác giả công trình cũng đã dành nhiều nội dung nghiên cứu về quá


trình chuyển biến của kinh tế công nghiệp ở Bình Dương và tầm nhìn của công nghiệp Bình Dương đến năm 2020.

Cuốn sách Bình Dương 20 năm phát triển do Huỳnh Ngọc Đáng chủ biên

[22] thể hiện rằng, từ một tỉnh nghèo với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, Bình Dương đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ

- nông nghiệp, từng bước thực hiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế với nhiều chủ trương, chính sách sáng tạo. Bình Dương là một trong những trung tâm phát triển năng động của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành một trong những điểm sáng trong “tứ giác kinh tế phát triển”. Trải qua quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, với chính sách “trải chiếu hoa” đón mời nhà đầu tư, Bình Dương đã thực sự khởi sắc và trở thành địa chỉ thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, mở mang các KCN, CCN, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Luận văn Thạc sĩ lịch sử Quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương của tác giả Huỳnh Đức Thiện [95] đã tiếp cận và nghiên cứu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển các KCN; Quá trình xây dựng và phát triển của các KCN ở tỉnh Bình Dương với 2 giai đoạn 1993 - 1995 và 1995 - 2003. Ngoài việc trình bày sự hình thành và phát triển của các KCN, luận văn còn rút ra các đặc điểm, đánh giá kết quả hoạt động của các KCN, đánh giá những thành, hạn chế, đề xuất các giải pháp trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN.

Luận văn Thạc sĩ lịch sử Sự phát triển của công nghiệp Bình Dương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2003 của tác giả Nguyễn Thị Nga [77] đã phân tích quá trình phát triển của công nghiệp tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1986 - 2003; đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, thời cơ cũng như thách thức của ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo.

Luận văn Thạc sĩ lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 1997 - 2007 của Đỗ Minh Tứ [129] đã phân tích đặc điểm tự nhiên, KT-XH, qua đó làm rõ những lợi thế của Bình Dương trong việc phát triển công nghiệp, đồng thời điểm lại thực trạng công nghiệp tỉnh Sông Bé giai


đoạn 1986 -1996 để làm cơ sở so sánh. Luận văn tập trung phân tích các chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ 1997 đến 2007. Đây là một công trình nghiên cứu tiếp cận về phát triển công nghiệp ở Bình Dương tương đối công phu. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn này có liên quan đến đề tài luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu. Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại năm 2007, còn lại giai đoạn theo Chương trình phát triển công nghiệp nhanh gắn với bền vững 2008 - 2015 tác giả chưa đề cập đến; chưa nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo phát triển công nghiệp; các chiến lược phát triển công nghiệp sau này chưa đề cập tới. Do đó, nghiên cứu sinh thấy rằng đối tượng, phạm vi và cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn không trùng lắp với luận văn, mặc dù luận văn này đã cung cấp cho nghiên cứu sinh nhiều dữ liệu quan trọng cho phép nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển và tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Vệt Nam.

Luận án Tiến sĩ lịch sử Nghề gốm sứ Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 2010 của tác giả Nguyễn Văn Thủy [102] đã hệ thống hóa tài liệu về nghề gốm sứ Bình Dương từ công nghệ sản xuất, kỹ thuật nung, loại hình lò gốm, sản phẩm, chất liệu, trang trí, men màu, mạng lưới tiêu thụ,… để hình thành một nguồn dữ liệu căn bản về nghề gốm sứ; Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Luận án cung cấp cái nhìn tổng quan về ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương từ quá khứ và hiện tại, cung cấp những luận cứ khoa học cho sự phát triển bền vững của nghề gốm sứ trong giai đoạn hiện nay.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Công nghiệp hóa, đô thị hóa qua thực tiễn ở Bình Dương [54] có 18 tham luận xoay quanh vấn đề CNH, đô thị hóa ở Bình Dương. Trong số các tham luận này, có 3 tham luận của Sở Kế hoạch Đầu tư, Viện Quy hoạch và phát triển đô thị và Ban quản lý các KCN, đã đi sâu nghiên cứu quá trình phát triển công nghiệp và những vấn đề trong phát triển công nghiệp ở Bình Dương.


Kỷ yếu Hội thảo khoa học 20 năm đô thị hóa Bình Dương những vấn đề thực tiễn [125] tập hợp 72 tham luận của các nhà khoa học đã tiếp cận từ các góc độ khác nhau, trong đó có một số tham luận đề cập dến vai trò của công nghiệp đối với quá trình đô thị hóa ở Bình Dương hiện nay. Trong kỷ yếu Hội thảo, tác giả luận án cũng đã nghiên cứu đến khía cạnh vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, đô thị hóa ở Bình Dương hiện nay.

Bài viết Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 - 2011 của các tác giả Phạm Thị Xuân Thọ, Nguyễn Trí [96] khẳng định công nghiệp Bình Dương trong những năm gần đây đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo vùng lãnh thổ đang diễn ra mạnh mẽ theo xu hướng tích cực. Tuy nhiên, chất lượng phát triển công nghiệp của tỉnh chưa cao và còn thiếu tính bền vững.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về Bình Dương đã có những góc độ tiếp cận khác nhau về công nghiệp của địa phương, hoặc ở các góc độ tiếp cận hẹp của lĩnh vực công nghiệp. Những nghiên cứu trên đây đã cung cấp những luận cứ, cũng như những tư liệu quý để tác giả luận án có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu vấn đề phát triển công nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau, một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Nội dung các nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp trên những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, làm rõ thực trạng, kết quả và kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Vấn đề phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý; được đề cập và


nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều thể loại sách chuyên khảo, tham khảo, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành,… Một số công trình đã đi sâu làm rõ thực trạng, kết quả và kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp ở Việt Nam; những chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp; chính sách thương mại và thu hút đầu tư; công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và phát triển các KCN;... Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã tập trung phân tích làm rõ mối quan hệ, tác động của quá trình phát triển công nghiệp với các ngành, lĩnh vực khác, các vấn đề then chốt của nền kinh tế như: tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề hội nhập, cạnh tranh và nguồn lực cho phát triển công nghiệp... Các công trình này đã giúp cho tác giả luận án hiểu rõ hơn về tính cấp thiết, nội dung của vấn đề phát triển công nghiệp ở Việt Nam, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận vấn đề phát triển công nghiệp ở Bình Dương.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp ở các địa phương đều khẳng định được vai trò của công nghiệp trong quá trình công CNH, HĐH, là tiêu chí quan trọng để thực hiện tốt mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Các nghiên cứu đã phân tích, làm rõ tính năng động và sáng tạo của các địa phương khi phát triển công nghiệp mang sắc thái riêng phù hợp với tiềm năng và lợi thế của mình như quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp; phát triển công nghiệp theo hướng bền vững; phát triển các KCN… Từ các nghiên cứu, các công trình đã đề xuất nhiều phương hướng, giải pháp có giá trị để phát triển công nghiệp có hiệu quả hơn ở mỗi địa phương. Các công trình này giúp tác giả luận án có thêm cái nhìn tổng quát về các địa phương cả về thành tựu và những hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp, từ đó so sánh và vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài luận án.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu tương đối đa dạng, phong phú, ít nhiều đề cập đến quá trình phát triển công nghiệp ở Bình Dương trong thời kỳ CNH, HĐH. Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình đã làm rõ được những ưu thế, thành tựu nổi bật cũng như những khó khăn yếu kém trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp của Bình Dương nói riêng. Đây là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023