Hệ Đề Tài Trong Truyện Ngắn Lan Khai


chết bí hiểm và đột ngột trong truyện đường rừng của Thế Lữ thì lại sợ hãi khi đọc truyện đường rừng của TchyA với những câu chuyện ma hiện hồn, ma sống lại thành người, người sống lẫn cùng ma lâu ngày mà không biết.

Lý Văn Sâm - nhà văn miền Nam duy nhất viết truyện đường rừng đã đưa người đọc tìm đến truyện đường rừng không phải để thỏa chí tò mò. Trong truyện của ông lấp lánh hình ảnh những nhân vật của thời đại, nhân vật thích hành động vì tự do, công lý. Lý Văn Sâm xây dựng hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp miền rừng núi Đông Nam Bộ, thể hiện khát vọng muốn giúp đời, xây dựng một xã hội tự do, con người sống thanh bạch, nghĩa tình.

Ngoài các nhà văn viết nhiều tác phẩm được xếp vào loại truyện đường rừng tiêu biểu như Thế Lữ, Lan Khai, Tchya, Lý Văn Sâm, văn học Việt Nam hiện đại còn có sự đóng góp của các nhà văn lớn như Khái Hưng, Nhất Linh (Lan rừng), Nguyễn Tuân (Trên đỉnh non Tản, Cô Dó, Người tỉnh rượu đốt cháy rừng trúc), Vũ Trọng Phụng, Thanh Tịnh (Ngậm ngải tìm trầm và Tình trong câu hát), Hồ Dzếnh (Trong bóng rừng), hay những nhà văn giai đoạn sau như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp... Đã góp phần làm phong phú cho đề tài truyện đường rừng trong nền văn học nước nhà.

Trong số các nhà văn viết về truyện đường rừng, thì Lan Khai là một gương mặt tiêu biểu. Là một nghệ sĩ vốn sinh ra ở miền núi sống gắn bó với thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và cộng đồng các dân tộc thiểu số, nên có những điều quen thuộc của Lan Khai khi viết lại là những gì xa lạ với những cây bút khác, nhưng với bạn đọc đó lại là những điều kỳ thú và hấp dẫn. Lan Khai khi viết truyện đường rừng lại có cách nhìn cuộc sống rừng núi mang những nét riêng. Mỗi câu chuyện của Lan Khai là một bức tranh kỳ ảo về thế giới sơn lâm, hàm lượng hư thực khác nhau nhằm hướng tới nhu cầu giải trí. Những truyện đường rừng Lan Khai kể đều là những truyện khác thường, nếu không phải hoang đường thì cũng không phải là những việc hàng ngày trông thấy. Những truyện ấy lại không có ý khuyên răn người đời hay làm cho người ta cảm động, mà chủ ý của tác giả đã kích


thích sự tò mò, trí tưởng tượng của người đọc. Đây là một thể tài mới trong văn học hiện đại Việt Nam, có tiếp nối các yếu tố hoang đường của văn học dân gian, văn học trung đại và văn học kỳ ảo thế giới. Nhưng người viết đã tạo ra được một thế giới nghệ thuật độc đáo góp phần làm đổi thay cách tiếp nhận truyền thống. Đương thời ông vấp phải sự phản ứng của một số độc giả, có ý kiến cho rằng nhà văn "giết người không gớm" và "làm rối trí" của người đọc từ các truyện lạ đường rừng. Bằng tầm nhìn của một nhà nghiên cứu, Vũ Ngọc Phan nêu ra cách tiếp nhận mới: "Đọc Truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu trai của Bồ Tùng Linh vậy" [44, 342]. Chẳng hạn như cô "người lạ" của ông Hội cảnh kể kia là ma hay là người trong mộng, ta cũng chẳng nên quan tâm, ta chỉ nên biết: ở một nơi tịch mịch, chung quanh những núi cùng rừng, giá ta là ông Hội Cảnh ta cũng sẽ có những tưởng tượng ghê rợn như ông. Ta hãy nghe ông Hội Cảnh kể: "Trưa một ngày hè, Tôi một mình ngồi trên chòi canh giữa nương lúa với một khẩu súng hỏa mai, một con dao lưng...Tôi bị một sợ hãi vô lý ám ảnh đến nỗi phải quay đầu lại thì...người tôi như có cái máy bật mạnh dậy" [61, 15 - 16].

Khác với Thế Lữ, Tchya, Lý Văn Sâm, Lan Khai đưa ta đến với xứ sở thiên nhiên hùng vĩ, gần gũi với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông đã cho người đọc thấy trọn vẹn hơn cuộc sống và con người miền núi. Ở đó, không chỉ có u tối, khổ đau và đầy rẫy những nguy hiểm cạm bẫy mà còn có sự tươi sáng, sống động của tạo vật và cuộc sống con người. Cùng với non nước hữu tình là tình người ấm áp, trong sáng, đoàn kết yêu thương nhau của các dân tộc anh em. Nếu Thế Lữ viết tiểu thuyết đường rừng với kết cấu chặt chẽ vừa huyền bí vừa khoa học nên có màu sắc hiện đại thì truyện của Lan Khai mờ ảo chân thật và có lúc để cho trang viết "nhập ma" tạo không khí đường rừng kinh dị. Tuy nhiên, ở Lan Khai, rừng núi cũng gần gũi hơn, có cảnh, có người. Nhân vật miền ngược, miền xuôi có giao lưu rồi gắn bó yêu thương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


Truyện đường rừng của Lan Khai đã cho ta thấy ông là người nghệ sĩ đầu tiên đã mở ra được bức màn bí mật của thế giới sơn lâm và đứng vững vàng trong "thế giới riêng của mình", vượt Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Đái Đức Tuấn, Lý Văn Sâm... trong cùng giai đoạn văn học 1930 - 1945 và đi trước Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Nguyễn Huy Thiệp về mặt thời gian. Đúng như Phạm Thế Ngũ trong công trình biên khảo Việt Nam văn học sử giản ước tân biên đã khẳng định: “Có thể nói Lan Khai đã đứng trong thế giới của riêng mình” [60, 7]. Đọc các Truyện đường rừng của Lan Khai ta thấy thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và con người miền núi trở nên gần gũi, gắn bó hơn và tìm thấy sự đồng cảm giữa con người với con người hơn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 6

1.3.2. Về hình thức

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Lan Khai rất phong phú, tập trung ở hai loại kỳ ảo và hiện thực. Trong truyện, nhà văn đã kết hợp giữa các yếu tố lãng mạn, hiện thực cùng những chất liệu lịch sử, đôi khi xen cả những yếu tố truyền kỳ làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Đặc điểm chung trong truyện ngắn Lan Khai là lối miêu tả chân thực song cũng không kém phần bay bổng về những chuyện tình của những đôi nam nữ yêu nhau hồn nhiên, tha thiết nhưng rồi những cuộc tình ấy đều bị chia rẽ bởi những lý do khác nhau làm cho màu sắc cuộc sống miền núi trở nên phong phú.

Truyện ngắn Lan Khai có cốt truyện đơn giản, nhân vật không nhiều nhưng chất liệu hiện thực phong phú. Một số truyện viết về lịch sử như Sóng Nước Lô giang, Mưu thằng Đợi,...nhưng trong đó hiện thực miền núi cũng không kém phần sinh động. Các truyện truyền kỳ mang những yếu tố hoang đường làm cho người đọc kinh ngạc, thích thú thậm chí sợ hãi, song tất cả những yếu tố đó không nằm ngoài mục đích sáng tạo ra những thành phẩm nghệ thuật mới lạ nhằm phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.

Sức hấp dẫn của truyện ngắn Lan Khai biểu hiện ở bức tranh phong cảnh đặc sắc, những phong tục mang đậm dấu ấn bản làng, qua đó làm nổi bật chân dung của


con người miền núi. Lan Khai là một nghệ sĩ đa tài đã vận dụng cả nhạc, họa, thơ ca để có thể miêu tả hết cái đẹp tuyệt mỹ của hóa công ban tặng cho núi rừng. Có thể nói ngòi bút của ông đã chạm vào mọi vật trong rừng từ những ngọn cây, lá cỏ, muôn chim đến đất trời, mây gió.

Thành quả về tư tưởng nghệ thuật mà tác giả đã tạo ra là cả một thế giới chân thực về thiên nhiên, con người miền núi, với sự đa dạng, phong phú về giọng điệu, việc sử dụng yếu tố kỳ ảo cũng như cách vận dụng lời ăn tiếng nói của người thiểu số, Lan Khai đã làm tốt sứ mệnh của văn học và nuôi dưỡng tâm hồn độc giả.

Như vậy, sở dĩ Lan Khai có được cái tên "Nhà văn đường rừng" bởi ngoài năng lực quan sát thế giới thiên nhiên như một nhà sinh vật học và biểu hiện thế giới đó bằng hình tượng nghệ thuật, Lan Khai còn am hiểu sâu sắc tập quán có từ lâu đời của từng dân tộc thiểu số về cư trú, lao động, sinh hoạt, vui chơi, tín ngưỡng, những nét tâm lý riêng của mỗi cộng đồng dân tộc. Nghệ sĩ Lan Khai đã biết hòa mình vào môi trường sống đó để rồi biến cái hiện thực phong phú thành những hình tượng nghệ thuật sinh động. Các cây bút cùng thời như Thế Lữ, Tchya, Lưu Trọng Lư...tuy cảm được cái hay về miền núi nhưng họ lại không có sở trường của nghệ sĩ Lan Khai. Về bút pháp nghệ thuật, Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Ông có một vị trí quan sát tinh tế, được phụ giúp bởi một ngôn ngữ chuẩn xác, khúc triết, giàu hình ảnh…Rừng dưới cây bút Lan Khai hiện ra lắm vẻ” [60, 7]. Sau này các nhà văn Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng đều ít nhiều phải "nhập thân" và tiến hành những cuộc hành trình không ít công phu trong thế giới sơn lâm mới có được những thành tựu nghệ thuật phong phú như "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài), "Rừng động" (Mạc Phi), "Đồng bạc trắng hoa xòe" (Ma Văn Kháng)...Có thể nói, Lan Khai là người nghệ sĩ đã sáng tạo ra thế giới thiên nhiên kỳ diệu thứ hai trong nghệ thuật. Đó chính là những trải nghiệm của cuộc đời mà Lan Khai ghi nhận, cảm nhận qua từng trang viết. Hơn nữa, đó chính là lòng yêu mến con người và thiên nhiên của một nhà văn có ý thức trách nhiệm với ngòi bút. Ngòi bút của Lan Khai có mặt ở những ngã đường còn mới mẻ, từ đó dấn thân và ghi lại được dấu ấn đậm


nét trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LAN KHAI TRÊN PHƯƠNG DIỆN LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO

2.1. Lựa chọn đề tài

2.1.1. Khái niệm đề tài

"Đề tài là các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm (chủ yếu là tác phẩm tự sự và kịch), đồng thời gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm. Những thuộc tính chung về đề tài (và chủ đề) là căn cứ để tập hợp tác phẩm theo nhóm đề tài ví dụ, tiểu thuyết lịch sử hoặc tiểu thuyết du lãng, truyện trinh thám hoặc truyện khoa học giả tưởng..." [2, 127].

Như vậy, đề tài chủ đề là những vấn đề chính, vấn đề chủ chốt được tác giả nêu lên trong tác phẩm. Sự lựa chọn đề tài thể hiện tư tưởng, vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, đặc biệt là cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn đề ra cho mình một mục tiêu: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào?...Viết gì đó là vấn đề đề tài và chủ đề trong tác phẩm. Mục tiêu ấy trở thành phương hướng chung cho sáng tác văn học. Vì văn chương theo mục đích nghệ thuật thuần túy sẽ không có lợi ích và không có sức sống lâu dài. Hơn ai hết, nhà văn - người lao động nghệ thuật phải hòa mình vào cuộc sống, thường xuyên đi sâu và nắm bắt những hiện tượng, sự kiện trong đời sống: "Bám chặt vào cuộc sống như thân cây xanh tốt bám rễ vào lòng đất". Người nghệ sĩ đến với cuộc sống như một người tình không bao giờ lỗi hẹn. Anh phải xúc động, thổn thức, phải yêu say đắm, phải chịu đựng những đau khổ và bất trắc của tình yêu. Sự giả tạo, gò bó, cưỡng bức trong thái độ sẽ dẫn đến cuộc đổ vỡ xót xa.

Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm. Đó là các hiện tượng đời sống được mô tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Từ điển


thuật ngữ văn học khẳng định: "Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường của tư tưởng, quan niệm của nhà văn" [14, 112]. Hiện thực đời sống có muôn màu muôn vẻ, phong phú và đa dạng đòi hỏi người viết phải biết nhìn nhận, nắm bắt những vấn đề nổi bật, những vấn đề thực sự trở thành "ám ảnh" nghệ thuật, từ đó đào sâu tìm tòi "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Bởi vì, văn học không chấp nhận sự nhạt nhẽo, đơn điệu, lặp lại. Tác phẩm văn học vốn là kết quả phản ánh đời sống khách quan thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Cho nên, nhà văn không thể không in dấu ấn riêng trong cách cảm, cách nghĩ, mô tả của mình vào tác phẩm. Vì thế lựa chọn đề tài trong quá trình sáng tác là một trong những nét biểu hiện rõ phong cách nhà văn.

2.1.2. Hệ đề tài trong truyện ngắn Lan Khai

Trong việc lựa chọn đề tài ở mỗi tác phẩm, nhà văn đều ít nhiều thể hiện mình trong đó. Thông qua tác phẩm, nhà văn muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của mình về nhân sinh, thế sự. Vì vậy, tư tưởng bao trùm trong tác phẩm chính là phương diện biểu hiện rõ phong cách của nhà văn. Nhà văn không chỉ viết cái gì? Mà còn viết để làm gì? Nghĩa là qua tác phẩm của nhà văn toát lên được những tư tưởng cơ bản nào? Mỗi nhà văn đều có sở trường này, sở đoản nọ, cho nên cách đưa vấn đề, nhìn nhận nó cũng khác nhau. Cách nói chỉ là hiện tượng bên ngoài, điều quan trọng là mạch tư tưởng bên trong, là sự nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm, cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó.

Với Lan Khai, sự lựa chọn đề tài trước hết xuất phát từ quan niệm như sau về văn chương của nhà văn: "Văn chương là gì? Là sự phô diễn tâm tình và tư tưởng của loài người bằng văn tự. Vì vậy, văn chương phải lấy người làm nền tảng. Không đúng với người văn chương chỉ có thể là bịa đặt, là giả dối và như thế văn chương sẽ mất hết giá trị" [58, 49]. Như vậy, nhà văn phải


biết khám phá thực tại, biết hướng đến cái chân - thiện - mĩ nằm ngay trong cuộc sống hàng ngày để phản ánh nó một cách nghệ thuật. Lan Khai cũng từng quan niệm rằng: "Nhà văn là kết tinh tài năng, kinh nghiệm và tri thức, có khả năng biểu đạt cho tâm hồn tư tưởng của nhân dân và thuộc về một nhân vật nhất định".

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng ngôn từ nghệ thuật trong từng tác phẩm lại phản ánh năng lực sáng tạo riêng của từng cây bút. Bản thân người viết cũng không ngừng biến đổi trước cuộc sống không ngừng vận động. Chính quá trình vận động và biến đổi của cuộc sống đã làm thay đổi tầm nhìn và trạng thái tâm hồn nghệ sĩ. Sự lựa chọn đề tài của Lan Khai không nằm ngoài phạm vi cuộc sống. Cuộc sống là nguồn đề tài vô tận và tạo sức hấp dẫn, gần gũi và lâu dài cho văn nghệ. Đúng như nhận định: "Nhà văn phải biết tất cả những dòng thác đó, tất cả những mâu thuẫn của thực tại, những tấn bi và hài kịch của nó, tính chất anh hùng và tính chất hèn kém của nó, cái chân thật cũng như cái giả dối của nó. Nhà văn phải biết rằng dù một hiện tượng nào đó có vẻ nhỏ nhặt và vô nghĩa đến đâu chăng nữa thì nó cũng là mảnh vỡ của thế giới cũ đã sụp đổ hay là một mầm mống của thế giới mới" [33, 13].

Do vậy, sự phân chia thành những mảng đề tài trong tác phẩm của Lan Khai chỉ là một việc làm tương đối. Hầu như không có tác phẩm nào của ông chỉ mang một đề tài nhất định mà ở mỗi tác phẩm đều có sự kết hợp của nhiều hướng nhìn, nhiều đề tài. Nghiên cứu tác phẩm của Lan Khai, ta thấy ông có cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc về vị trí của nhà văn đối với cuộc sống và nghệ thuật. Cho nên, sự lựa chọn đề tài trong tác phẩm của ông đã thể hiện được đặc trưng riêng. Viết về đề tài tâm lý xã hội, tác giả đã đi sâu vào những số phận, những bi hài kịch trong đời sống. Với đề tài lịch sử, Lan Khai đã phản ánh được những vấn đề cần thiết, bức bách mà ông luôn trăn trở. Vốn là con người miền núi, cho nên viết về miền núi là sở trường của ông. Đương thời, ông được đánh giá "là người mở đường vào thế giới sơn lâm". Như vậy,


trong các truyện ngắn, Lan Khai đã hướng ngòi bút của mình vào các đề tài "đường rừng", đề tài tâm lý xã hội, đề tài lịch sử, đề tài thiên nhiên. Vì giới hạn của luận văn nên chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu hai đề tài nổi bật trong truyện ngắn Lan Khai là đề tài “đường rừng” và đề tài tâm lý xã hội.

2.1.2.1. Đề tài “đường rừng”

Bên cạnh những truyện có qui mô tiểu thuyết, Lan Khai còn để lại những truyện ngắn đường rừng hấp dẫn. Qua việc khảo sát cuốn Lan Khai tuyển truyện ngắn do Trần Mạnh Tiến (sưu tập và tuyển chọn năm 2010), chúng tôi thống kê có 18 truyện viết về đề tài "đường rừng" tập trung ở hai loại kỳ ảo và hiện thực. Các truyện kỳ ảo đương thời có tên “Truyện lạ đường rừng” gồm các truyện: Người lạ, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Đôi vịt con, Mũi tên dẹp loạn, Người hoá hổ, Tiền mất lực, Gò thần, Người hoá beo. Cùng với những bức tranh kỳ ảo là những truyện hiện thực đường rừng như: Pàng Nhả, Dưới miệng hùm, Sóng nước Lô Giang, Khảm Khắc, tiếng sáo đêm thu, Đêm ấy, Bên rừng xuân, Mưu thằng Đợi.

Những sáng tác này được hình thành từ ba nguồn chính: Thời thơ ấu Lan Khai tiếp thu từ kho tàng truyện cổ dân gian của người mẹ; đồng thời được người cha truyền cho kho tàng truyện cổ của văn chương trung đại; cùng những năm tháng sống hòa đồng với đồng bào các dân tộc thiểu và những cuộc hành trình trong thế giới sơn lâm của nhà văn. Truyện truyền kỳ của ông mang nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo và kinh dị. Mỗi câu chuyện là một bức tranh hoà quyện giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo về thế giới sơn lâm, hàm lượng hư thực khác nhau. Những câu chuyện huyền hoặc dị kỳ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí. Chẳng hạn chân dung người phụ nữ trong truyện Người lạ được mô tả: “Mắt như thỏ trắng, miệng cười như đốt lòng người... Răng người đâu mà nhọn hoắt như răng mèo”. Truyện Con thuồng luồng nhà họ Ma, kể về loài vật được con người cứu giúp biết đền ơn trả nghĩa sống gắn bó với con người trong tình mẫu tử. Truyện Con bò dưới Thủy tề, kể về cơn

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí