Nhân Vật Người Nông Dân Xuất Hiện Với Tâm Thế Con Người Tự Ý Thức

Ngoc Tư, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… cũng quan tâm và gặt hái những thành công khi viết về khía cạnh này. Họ sử dụng một tầm nhìn mới phóng chiếu vào quá khứ và hiện tại để đi sâu khám phá về đời tư của cá nhân.

Như vậy, ta thấy rằng trong văn xuôi Việt Nam sau 1975, nhà văn chú ý khám phá, nhận thức về đời sống riêng của con người. Con người sống với hồi ức, nghiền ngẫm về quá khứ, chiêm nghiệm từ vốn sống, kinh nghiệm của bản thân. Chính vì vậy, văn xuôiViệt Nam sau 1975 đã phần nào thể hiện cái ý thức về sự hiện hữu của từng cá nhân trong mối quan hệ với xã hội với tự nhiên với gia đình và với chính bản thân. Mỗi người là một thế giới riêng không lặp lại.

Hòa trong mạch cảm hứng chung đó, tác phẩm của Trịnh Thanh Phong viết về đề tài nông thôn nhưng cũng đặt con người trong những mối quan hệ mới, trước hết là trong quan hệ với chính mình. Ở đây chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu hình tượng người nông dân trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong từ hai góc độ: sự tự nhận thức về bản thân và việc nhà văn quan tâm đến việc khám phá đời tư của con người cá nhân trong tác phẩm với cái nhìn đa chiều và nhân bản.

3.2.1. Nhân vật người nông dân xuất hiện với tâm thế con người tự ý thức

Trong hai tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng, nhân vật người nông dân được tác giả xây dựng từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh cụ thể, từ đó chân dung con người được hiện lên một cách khá đầy đủ và chân thực.

Làng Lộc hiện lên trong tác phẩm Ma làng với nhiều kiểu, hạng người. Những kẻ mưu mô xảo trá, “tranh giành xôi thịt, mèo mả gà đồng” [30; 12] như lão Thệ - nguyên chủ tịch xã, Phạm Tòng cùng vây cánh nhà họ Phạm; những người có nguy cơ bị “lưu manh hóa theo kiểu mới” như anh Dỏ, chị Ló; những người bị dồn đẩy đến chân tường như anh Nghiệp, cô Mưa; và cả

những người có tâm, có đức nhưng có những cách hành xử hoàn toàn khác nhau như anh Tâm, ông Tĩnh... Trong những nhân vật ấy, nhiều người nông dân hoặc vốn có xuất thân nông dân như anh Tâm, anh Dỏ, Phạm Tòng và những người dân làng Lộc. Dù trong tác phẩm này, nhiều nhân vật gần như đã “thoát ly” với đồng ruộng để làm công việc của làng xã, nhưng hầu như căn cốt nông dân của họ vẫn không thay đổi. Họ cùng gia đình, vợ con vẫn sống cuộc sống gắn chặt với đồng ruộng, làng quê. Và bởi thế những suy nghĩ, tính toán của họ cũng gắn chặt với đời sống sinh hoạt nông thôn.

Anh Dỏ vốn là nhân vật được nhà văn gửi gắm nhiều tâm sự. Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm, nhà văn xây dựng hình ảnh một người nông dân - một anh đi đặt ống lươn thuộc hạng cố cùng trong làng xã - lại là người phát ngôn cho những suy nghĩ, nhức nhối của dân làng. Sự phát triển tâm lí của anh Dỏ là một quá trình, có thể nói đây là quá trình từ nhận thức lâu dài của nhân vật. Nhắc đến anh Dỏ chúng ta như thấy thấp thoáng đâu đây dáng đi ngất ngưởng của Chí Phèo làng Vũ Đại ngày nào. Nếu tiếng chửi của Chí Phèo khiến cho dân làng Vũ Đại ban đầu là sợ hãi, sau thành quen dần và không còn để ý thì tiếng chửi của anh Dỏ lại nói hộ lòng cho bao người và dân làng Lộc lại thích tiếng chửi ấy bởi Chí Phèo thì “Bao giờ cũng thế cứ rượu say là hắn chửi. bắt đầu chửi trời… Rồi hắn chửi đời… Tức mình hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại… Đã thế hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn… Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn…”, [6; 254] tiếng chửi này là tiếng chửi không có đích, tiếng chửi vô thức hoàn toàn, còn anh Dỏ thường uống rượu say, “vừa uống vừa chửi. Cứ tên tuổi những thằng đểu ở làng Lộc anh gọi ra, Cả làng Lộc chỏng tai nghe, nhiều người cứ mở cờ trong bụng” [30; 38] Tiếng chửi của anh tưởng như là vô thức, nhưng thực ra lại là kết quả của sự quan sát và ý thức cao độ. Là tiếng chửi có đích, trúng đích. Anh nhận thức được những vấn đề của làng

xã, biết mình có thể làm gì và không được làm gì. kết quả này là của một quá trình tự nhận thức lâu dài. Ngay từ ban đầu anh Dỏ đã là một người khá “tỉnh táo” mặc dù anh là người hay say rượu nhất trong làng Lộc. Sở dĩ nói như thế bởi chúng ta biết ngay khi xuất hiện thì trong nhận thức của anh đã biết rò bố con lão Tòng là kẻ đáng ghét nhưng có điều chưa rò ràng và vì thế chưa thể trở thành hành động chống lại bố con lão Tòng ở anh Dỏ. Có thể nói chưa căm ghét đến độ nên anh Dỏ vẫn có thái độ thờ ơ với tội ác của bố con lão Tòng. Anh vấn uống rượu, vẫn mở lòng, vẫn bộc bạch với bố con lão “Rượu ngấm! Dỏ thấy khắp người lâng lâng, nhìn cái gì anh cũng thấy nó lung linh khác lạ, rất tươi sáng tuyệt vời. Hình ảnh cha con lão Tòng Ất bấy nay anh rất coi rẻ thế mà giờ này lom cứ như bó hoa lộng lẫy hương sắc” [30; 31]. Trong hơi men, anh Dỏ vẫn mơ hồ, thái độ của anh đối với những phần tử xấu là thái độ thờ ơ, thậm chí còn tiêu cực, vì mối lợi mấy trăm bạc mà anh ký giấy vào đơn làm chứng giúp lão Tòng trong âm mưu vu khống cho cô Mưa. Tuy nhận thức được những vấn đề của làng xã nhưng ban đầu trong nhận thức của anh Dỏ còn có những lệch lạc; anh thẳng thắn nói những suy nghĩ của mình: “nghĩ cũng tội cho cái anh Nghiệp bao nhiêu năm vùi đầu vào sách vở, leo cau sắp đến buồng rồi, tự dưng lại hung đồ lên thế là ngồi tù. Bây giờ thì thành thằng rồ” [30; 33] - đây là tình cảm thật của anh với Nghiệp. Anh nhận xét về lão Tòng cũng rất sắc sảo: “Còn bác, bác không có cái uy như bác Thệ nhưng bác lại lắm cái mẹo… Thế mới oách chứ! Thảo nào mà bác giàu, bác sướng là phải. Còn làm chủ tịch, bí thư mà như ông Vinh Vân, ông Y Ấn, ông Hai Hệ, nghèo tước chả có cái gì, chỉ được mỗi cái làng xã yêu quý”. [30; 33] Anh Dỏ nhận xét chính xác từng nhân vật có chức trách trong làng xã là vậy nhưng anh kết luận bằng một câu thể hiện sự lệch lạc trong nhận thức của anh đó là: “Lúc chết như ông Y Ấn thì đám tang lũ lượt, ai cũng khóc nhưng những cái đó thì làm đếch gì”. [30; 33] Và anh Dỏ cũng dùng cách bỉ ổi như

lão Tòng, bán chữ kí của mình để lấy tiền, “Anh giật mình vội sờ vào cái túi áo, xệp tiền dày cồm cộm. anh tặc lưỡi: thôi mất cái nọ, được cái kia. Đời là mẹ gì” [30;] anh biết đấy nhưng tiền vẫn quan trọng, anh không thèm quan tâm đến sự đời vì đời với anh bây giờ chả là mẹ gì. Nhưng thực chất trong con người anh Dỏ vẫn đang diễn ra quá trình tự nhận thức, tự phân tích đối với việc làm của cha con lão Tòng bởi khi nhận tiền rồi trong đầu anh vẫn hiển hiện suy nghĩ: “Mẹ kiếp nhưng mà làng Lộc mình lắm thằng đểu quá. Cả cha con nhà lão Tòng - Ất quyền hành to nhất xã mà cũng đểu” [30; 38] và thế là anh chửi, anh chửi tất cả những thằng đểu trong cái làng Lộc ấy. Có thể nói đây là một bước ngoặt trong nhận thức của Dỏ. Anh thực sự căm ghét sự bỉ ổi của cha con lão Tòng nhưng bế tắc bất lực nên chỉ đành cất tiếng chửi. Phải sống trong những mánh khoé nông dân, lại là người biết rò những âm mưu toan tính đó nên anh Dỏ cứ có dịp là anh rượu say và chửi cha con lão Tòng, anh chửi việc làm bỉ ổi của cha con lão Tòng trong đám cưới Ất. Vì căm ghét lão mà anh có những phản ứng “’trả đũa” theo kiểu chọc tức nhau của nông dân sang ăn cưới ăn cho thật đã, uống cho thật say, chửi thằng nào cho tao uống rượu và còn xông vào bếp lấy phần. Sự nát rượu của anh cũng là sự bức bối khi phải sống và chứng kiến những đểu giả của làng xã. Chính vì thế, khi biết những việc làm bất chính của lão Tòng anh đã lên tiếng chửi, khi biết mình sai khi “cộng tác” với hạng người như lão, anh đã dần thay đổi. Sau này, hiểu được việc nuôi cá lồng của Nghiệp ở bến Gáy là chính đáng, Dỏ hết sức ủng hộ, “Khắp người Dỏ mênh mênh sông nước” [30; 42]anh tự độc thoại với chính bản thân mình, đoạn độc thoại thể hiện khoảnh khắc bừng sáng trong tâm hồn anh, “Cái mảng tre của thằng Nghiệp ở cái vụng bến Gáy hiện ra với những cũi cá lúc nào cũng lũng bũng rùng rình những con cá trắm xoè đuôi quấn vào nhau cùng ăn cỏ. Sự sống ở đấy, nguồn thu là ở đấy thế mà người làng Lộc không ai nghĩ ra. Mấy ông có quyền sắc đứng đầu là lão Tòng chỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

nghĩ đến việc đấu đấm, tranh giành quyền chức rồi tìm cách vặt gấu quần dân đen, trông chờ vào họ chỉ có mà chết đói… Rượu ngấm anh càng thương thằng Nghiệp, nước mắt anh ứa ra và cứ thế anh rủa những thằng đểu đã đổ vạ xuống cuộc đời mẹ con thằng Nghiệp” [30; 128]. Đến đây nhận thức của anh Dỏ đã thực sự sáng rò. Anh cùng Nghiệp kết nghĩa anh em, họ giúp nhau và giúp cả dân làng nuôi cá để thoát nghèo. Anh tâm sự với Nghiệp “mày bảo ở cái lều, nửa đêm gà gáy vẫn mò mẫm kiếm ăn lại còn bị ức hiếp, dọa nạt nữa thì chả mượn rượu mà chửi bố những thằng đểu lên à. Đời anh Dỏ không phải đi tù như mày nhưng cũng cực, cũng ức lắm chứ” [30; 132]. Cuối cùng, anh cũng đã nhận thức rò ràng đâu là kẻ xấu, người tốt và anh biết anh phải làm gì. Sự tự nhận thức của anh có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời anh. Nó dẫn dắt anh ra khỏi những ngày tháng còn mơ màng, vùi đầu vào men rượu, chửi bới, nó đánh dấu sự mở đầu cho cuộc đời tốt đẹp hơn.

Không chỉ có anh Dỏ, những nhân vật khác như anh Nghiệp, anh Tâm, những người anh em của anh, cô Mưa, chị Ló cũng là những người nông dân có hiểu biết, có suy nghĩ và ý thức. Chị Ló vốn là “nạn nhân”, nói đúng hơn là sản phẩm của sự tha hóa xuất phát từ sự tham lam của kẻ có chức quyền thuộc dòng họ Phạm. Tưởng như chị mãi là tai ương, là “cái nợ” của làng Lộc, nhưng rồi chính chị đã làm chủ cuộc sống của mình với ý thức vươn lên làm người lương thiện với sự giúp đỡ của người Đảng viên đầy tình người là anh Tâm. Sự vươn lên của Ló cũng là một quá trình diễn ra lâu dài. Khi bị lừa rồi bị coi rẻ thì Ló đã khiến cả làng Lộc ai cũng sợ Ló: “Mẹ con Ló cứ trơ trơ sống”. [30; 69] Thực tâm nhiều lúc Ló cũng không muốn, Ló cũng ước mơ có một tổ ấm đủ vợ, đủ chồng như mọi nhà. Nhưng tại ông trời, ông trời đày Ló xuống cái làng Lộc này. Nghĩ vậy Ló mặc kệ, Ló lấy trộm, người mất của chửi Ló quen rồi. Ló cứ ăn trộm. Có lúc Ló đã trở thành tay sai đắc lực cho lão Tòng, cũng như anh Dỏ, Ló cũng làm những việc đó để lấy tiền của lão

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 9

Tòng. Nhưng rồi khi Ló gặp anh Tâm, lòng tốt của anh Tâm đã cứu Ló ra khỏi cuộc sống ấy cho Ló một hy vọng làm lại cuộc đời: “Nhưng sau vụ ăn cắp gà nhà anh Tâm, nghe anh Tâm nói, mỗi khi làm việc bậy bạ Ló lại hay xấu hổ, xấu hổ ngay với chính cái bàn tay, bàn chân của mình. Ló muốn làm lại cuộc đời từ giã tất cả những ngày qua để cứu con gái Ló.” [30; 62] và Ló nhận ra đâu là kẻ gây ra khổ đau cho đời mình: “cái giống nhà họ Phạm ghê tởm mà lắm mưu mô thật”. [30; 62] Chính anh Tâm là người đưa Ló về phía ánh sáng. Khi lão Tòng nhờ Ló lừa cô Mưa ăn ô mai cho ra thai, Ló đã có một khoảnh khắc độc thoại nội tâm, một khoảnh khắc bừng tỉnh của nhận thức, đây cũng là khoảnh khắc đánh dấu nhân vật đã hoàn toàn thuộc về phía ánh sáng trong ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối: “Ló thấy trong lòng có cái gì nao nao chua xót. Ló nhớ cái trại chăn nuôi. Ngày ấy Ló cũng là một cô gái hiền hậu, người làng Lộc ai cũng cảm, cũng thương. Thế mà Ló đã để mất, Ló không phải là người làng Lộc nữa, người làng Lộc ai cũng coi Ló như con hủi, Ló chua xót nhận được điều này. Ló ân hận và căn phẫn kẻ đã làm tan nát đời Ló. Ló rợn người khi nhận ra sự nhẫn tâm và tàn ác của lão Tòng. Ló thù hận lão, thù hận dòng họ Phạm. Ló muốn gào lên, bới mồ, bới mả họ hàng hang hốc nhà nó” [30; 76] Và từ ấy Ló trở thành người tốt, Ló cưu mang, giúp đỡ cô Mưa. Sự tự nhận thức của Ló cũng giống như anh Dỏ, nó cứu Ló khỏi những tháng ngày đen tối, đánh dấu một cuộc đời tươi sáng. Điều này còn thể hiện niềm tin yêu trân trọng con người của tác giả. Hầu hết những con người bần cùng, có số phận bi kịch đều có quá trình nhận thức lâu dài và cuối cùng họ cũng đến được với ánh sáng. Ở làng Lộc, anh Nghiệp cũng là người bị đẩy đến bước đường cùng phải giả điên để sống. Những người mất hết lý trí trong mắt mọi người cuối cùng lại là người biết nuôi ý chí, vượt qua những định kiến và mặc cảm để rồi vươn lên tạo dựng cuộc sống không chỉ cho mình mà cho cả mọi người trong làng. Anh Nghiệp là hình ảnh tiêu biểu

cho những người nông dân có ý thức trách nhiệm, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và có lương tâm. Họ sẽ là những hạt nhân tích cực dần làm chủ làng quê, đem lại những điều mới mẻ cho làng quê Việt Nam thời đổi mới.

Đặc biệt, trong hai tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng, người đọc nhận ra tác giả rất “yêu quý” và bỏ nhiều công sức trong việc xây dựng hình tượng người lính - nông dân. Những người như anh Thăng, Hữu, anh Tâm trong hai tác phẩm đều là những người nông dân - người lính. Họ bước vào quân ngũ từ đồng ruộng, làng quê, thấu hiểu hơn ai hết từng con người, từng tấc đất của quê hương. Ngay từ khi đang ở chiến trường cầm súng, họ đã có những ước ao, dự định xây dựng quê hương khi đất nước hòa bình. Chiến tranh qua đi, người còn kẻ mất. Những người may mắn trở về như anh Tâm, anh Thăng là những người có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân mình với đồng đội, với nhân dân và với quê hương làng xóm. Nhờ sự tự ý thức đó, những người lính- nông dân của Trịnh Thanh Phong đã vượt qua được mọi sóng gió của những va đập của cuộc sống sau chiến tranh. Họ đi đầu trong việc trồng rừng, làm kinh tế. Họ thấu hiểu bản chất của những người khốn khổ, cố cùng trong làng xã, biết cách nâng những số phận ấy đứng thẳng lên và tạo dựng cuộc đời. Khối đoàn kết mà những người lính xây dựng được không phải là sản phẩm của lý thuyết suông, của những thứ sống sượng xa vời mà là sản phẩm trực tiếp của những hành động xuất phát từ những trăn trở vì ấm no, cơm áo của người dân.

Bên cạnh những con người như anh Tâm, anh Thăng, trong cả hai tác phẩm ta đều gặp hình ảnh những nhân vật “phản diện”. Hình ảnh lão Bành trong Đồng làng Đom đóm hay nhân vật Lường trong Ma làng là những hình ảnh khá tiêu biểu. Ở đây, chúng tôi đề cập đến hai nhân vật này bởi lẽ trong hai tác phẩm, Trịnh Thanh Phong nhìn thấy ở họ sự vận động của ý thức -

điều trực tiếp làm nên tính chân thực của con người trong tác phẩm. Họ ban đầu đều là những “con quỷ” thực sự với nghĩa đen của nó. Nhưng về sau qua sự tác động tích cực của hoàn cảnh, của những người xung quanh như Hữu và những người dân ở làng Thông, làng Lộc mà dần dần chuyển biến. Họ nhận ra những sai lầm của mình để rồi sống gần người hơn, xứng đáng hơn trong cộng đồng của chính mình.

Trong Đồng làng đom đóm, lão Bành là người duy nhất nhà văn chú ý miêu tả diễn biến tâm lý có sự phát triển trái chiều ở nhân vật. Lão Bành vốn là một người từng gây ra nhiều tội ác trong quá khứ. Lão từng vu oan cho em rể khiến cả nhà mẹ vợ phải li tán. Lão đối xử tàn nhẫn với Hữu, con của vợ hai. Lão vùi đầu trong rượu và tra tấn Hữu bằng roi cật nứa. Rồi sau trận cảm lão được thằng Hữu cứu sống, cảm phục tấm lòng của Hữu lão đã thay đổi: “Hai dòng nước vẫn ói ra từ hai khoé mắt lão. Lão muốn nói điều gì với thằng Hữu nhưng mồm miệng lão cứ như có ai bóp chặt. Lão ngước mắt cứ nhìn thằng Hữu chầm chậm như đúa trẻ con nhận lỗi trước người lớn”. [31; 35] Lão đã bắt đầu biết khóc, hai dòng nước mắt lão cứ dàn dụa. Lão Bành đã tự kiểm điểm lại toàn bộ cuộc đời lão cho đến lúc lão được Hữu cứu sống, lão nhận ra tội ác của mình và thầm cảm phục Hữu “Lão nghĩ lão là người có tội là kẻ ăn cháo đá bát với chị em thằng Hữu”. [31; 45]Ánh sáng từ tâm hồn của Hữu đã thức tỉnh lương tri lão. Lão bắt đầu có những cảm nhận của con người: “Những âm thanh hồn nhiên ấy tan vào ban mai dội vào tâm trí lão Bành. Dường như những âm thanh ấy nó giống như liều thuốc kì lạ thức dậy các tế bào thuần thực về con người trong cái cơ thể đã bị rượu chè làm bệnh hoạn bấy nay. Lão thấy buồn và cũng lâu lắm rồi lão mới lại biết buồn, nước mắt cứ đùn ra, lão ôm mặt khóc”. [31; 53] Cảm nhận được tấm lòng của Hữu, cảm phục tấm lòng ấy, tự kiểm điểm và nhận ra sai xót, tội lỗi của mình, ân hận và kiên quyết sửa sai là con đường nhận thức của lão Bành. Và cuối cùng,

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí