Xây Dựng Nhân Vật Qua Ngoại Hình Và Trang Phục

giữa lão Bành và bà cụ Vuông, cô Khăn được giải quyết bằng yếu tố ngẫu nhiên và qua thời gian trải nghiệm. Tác giả sử dụng nhiều yếu tố ngẫu nhiên để giải quyết mọi xung đột trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong phảng phất kiểu xây dựng cốt truyện của truyện cổ dân gian. Mặc dù vậy, nó không làm mất đi phần hấp dẫn của truyện mà làm truyện trở nên rành mạch, cô đúc, kết cấu truyện trong sáng, dễ theo dòi, hấp dẫn người đọc hơn.

Đọc tiểu thuyết Ma Làng, ta gặp những trang viết tác giả tái hiện lại hiện thực đời sống ở nông thôn một vùng rừng núi những năm 80 - 90 của thế kỉ trước. Đề tài nông thôn là đề tài không bao giờ cạn, và cũng là đề tài rộng lớn có nhiều vấn đề để viết, để khai thác. Nhìn chung biên độ của đề tài này rất rộng. Tuy nhiên, nhà văn Trịnh Thanh Phong chỉ đi vào khắc hoạ cuộc sống của nhân dân làng Lộc, dưới chân ngọn núi Châm. Cuộc sống nông thôn “nửa nạc, nửa mỡ” được nhà văn khắc hoạ qua mâu thuẫn giữa người dân thấp cổ bé họng, người lương thiện với “ma làng”- người có chức quyền, cơ hội mưu mô toan tính, thế lực, lợi dụng chỗ đứng của mình để thu lợi. Trong đó hiện lên số phận của những con người bi đát khổ cực như Mưa, Nghiệp rồ, Dỏ, Ló, Bẹo…Tác giả tập trung giải quyết mâu thuẫn đó qua các sự kiện, tình tiết đều được kể ngắn gọn, chẳng hạn như những âm mưu toan tính có thể được triển khai và viết rất dài, nhưng ông chỉ viết rất ngắn gọn chủ yếu qua các cuộc họp thu hẹp của cánh họ Phạm và đã được dân làng phát hiện ra nhanh chóng, như tình tiết lão Tòng vu vạ cho Mưa qua một lá đơn nhanh chóng được nhà họ Trương biết qua tin tức của Ló. Mâu thuẫn giữa dân làng và cánh nhà Phạm Tòng được giải quyết qua một bản kiểm điểm của Phạm Lường. Sự phức tạp trong tâm lý nhân vật Ló thay đổi cách nghĩ từ việc chuyên đi nghe hơi nồi chò, buôn chuyện lấy tiền thành một người tốt là từ việc nhìn thấy bà Tòng bị bỏng. Việc này được đánh dấu bằng một đoạn độc thoại. Giải quyết như vậy

không khiến tính cách nhân vật trở nên gượng ép mà vẫn tạo ra sự hấp dẫn người đọc vì nó phù hợp với tâm lí của nhân vật là nông dân- những con người chân chất ít được học hành . Sở dĩ nhân vật Ló dễ dàng thay đổi như vậy bởi vì bản chất của chị là một con người tốt. Chị luôn khao khát được làm người tốt nhưng do sự đểu giả của con em họ Phạm mà chị phải chịu làm người xấu.

Nhìn chung hai tiểu thuyết Đồng Làng Đom Đóm Ma Làng của Trịnh Thanh Phong đều sử dụng cốt truyện đơn tuyến. Nhưng không vì thế mà làm mất đi sự hấp dẫn, ngược lại nó làm cho câu chuyện cô đọng và có thể nói nó đã tạo nên sự thu hút người đọc, khiến họ không thể bỏ rời.

Trong cốt truyện đơn giản ấy, tác giả đã xây dựng một thế giới nhân vật có số phận riêng. Qua đó ông gửi gắm thông điệp nghệ thuật của mình. Đây cũng chính là “phương diện”nghệ thuật thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trong hai tiểu thuyết Đồng Làng Đom Đóm Ma Làng, Trịnh Thanh Phong đã xây dựng một thế giới nhân vật có tính cách độc đáo, có số phận riêng. Họ đều là những người nông dân xuất thân từ đồng ruộng, tuy cuộc đời và con đường đi của họ có khác nhau. Thế giới nhân vật của Trịnh Thanh Phong trong hai tác phẩm này cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về con người, đặc biệt là những người nông dân vào thời kỳ trước và sau đổi mới, cho chúng ta niềm tin vào con người. Những nhân vật đó có những tình cảm khác nhau, những lựa chọn khác nhau cho con đường đi của mình. Để làm nổi bật điều này Trịnh Thanh Phong quan tâm đến việc xây dựng nhân vật qua ngoại hình và hành động, trang phục và ngôn ngữ nhân vật.

3.2.1 Xây dựng nhân vật qua ngoại hình và trang phục

Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng

cử chỉ, tác phong nhân vật trong tác phẩm. Không đi vào miêu tả chi tiết ngoại hình của nhân vật mà chỉ bằng vài nét chấm phá, nhà văn Trịnh Thanh Phong đã tái hiện, nên chân dung các nhân vật một cách rất rò nét trước mắt người đọc. Để từ chân dung đó, người đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động trọn vẹn tính cách và đời sống nội tâm của nhân vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Trong tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm, chúng ta thấy hiển hiện trước mắt chúng ta một cậu bé Hữu loắt choắt “học dến lớp cấp ba rồi mà vẫn cứ loắt choắt” [31; 38] - lời bà cụ Vuông. Lúc nhỏ Hữu là cậu bé nhếch nhác “nó đeo cái áo đã rách tướp ở bờ vai, đầu đội cái nón chỉ còn có nửa vành”. [31; 56] Một cậu bé mồ côi trên thân thể toàn những lốt roi cật nứa - hậu quả những cơn say của người bố dượng. Nhưng có nét khiến Hữu luôn chiếm cảm tình của người đọc, đó là một thân hình rắn chắc, nhanh nhẹn, một ánh mắt thông minh trong sáng. Còn Dần là một cô gái đẹp - đẹp vẻ đẹp ngây thơ, đồng quê. Sau này hình ảnh Dần được hiện lên qua lời của Hoa - y sĩ, “Chị này mà phẫu thuật chắc không đau đâu, em thấy chị ấy có đôi tay mềm mại và ánh mắt dịu hiền đến thánh thiện” [31; 208] và qua lời nhận xét của Thăng. Dần là một bác sĩ mảnh dẻ, dịu dàng, cặp mắt đẹp và đôi bàn tay mềm mại. Dần đẹp vẻ đẹp của người trong truyện cổ tích, hư hư thực thực: “Nhiều lúc Thăng tưởng chị là cô tiên từ trong cổ tích huyền thoại bước ra. Thật mà hư hư mà thật nhưng cuộc đời chị là có thật.” [31; 282]. Đôi tay mềm mại và ánh mắt dịu hiền có thể nói là hai nét biểu tượng cho vẻ đẹp của Dần, nó gợi mở thế giới tâm hồn Dần. Đó là sự bao dung, độ lượng và lòng nhân ái. Dần không chỉ có vẻ bề ngoài của cô tiên trong truyện cổ tích mà cô còn mang một tâm hồn thánh thiện của những thiên thần. Tất cả đã tôn vinh vẻ đẹp trong sáng thánh thiện của bác sĩ Dần.

Nhân vật lão Bành cũng được hiện lên sống động. Sự thay đổi bề ngoài của lão Bành là sự song hành với việc thay đổi tâm hồn lão. Khi còn

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 11

ngập trong rượu chè lão lúc nào cũng ngật ngưỡng “Thằng Hữu vừa dắt con trâu vào ngò thì đã nghe giọng lão Bành gầm gừ như con chó dại. Sợ lão ấy cầm gậy vụt văng mạng, thằng Hữu vội đặt cái nón rách đựng mấy xâu cua thật dài cho lão Bành nhìn thấy. Nó vừa ngửa cái nón ra thì lão Bành cười sằng sặc:

- Buộc trâu vào nhóm bếp nướng vàng lên cho tao rồi lão ngất ngưởng đi về phía cái quán của bà Nhỏ” [31; 28], và có vẻ gì đó ma quái: “Lão Bành ngồi gục mặt xuống cái chòng tre, bên cạnh là ngọn đèn Hoa kỳ đã cạn dầu. Cái đụn bấc đùn lên đỏ đọc như quả ớt héo, xung quanh cái đụn ấy là ánh sáng yếu ớt nhoè ra xanh lè và hắt vào mặt lão lom rất hoang vu, ma quái” [31; 13]. Vẻ ma quái và tàn ác của lão thể hiện ra bề ngoài rất rò nét qua một số nét ngoài hình như ánh mắt hay bàn tay: “Lão dòm sát vào mặt thằng Hữu, mắt lão long lên sòng sọc” [31; 14], hay “hai tay lão nghều ngào nhúp những con tôm khô, và vào mồm nhai ngồm ngoàm” [31; 15] khi tâm hồn lão được đánh thức và cảm hoá bởi tình cảm của Hữu, lão trở thành người cha biết thương con thì vẻ bề ngoài ma quái của lão cũng mất đi. Thay vào đó là sự khoẻ mạnh săn chắc, tích cực trong lao động “không những chỉ gánh bốn giành mà phải gánh sáu giành mới tiêu hao hết được năng lực ở cái tuổi ngoại tứ tuần của lão, lão hùng hục làm, ngày mưa như ngày nắng” [,31; 91]. Bàn tay của lão không còn là bàn tay nghều ngào nữa mà giờ đây đó là đôi bàn tay lao động khoẻ mạnh: “Lão Bành mồ hôi nhễ nhại nhưng chuyến nào lão cũng lèn đầy bốn giành đất. Nhìn bắp chân cổ tay lão nổi gân…” [31; 99], ánh mắt của lão giờ là ánh mắt của người biết suy nghĩ, biết buồn: “Nó ngoảnh lại nhìn lão Bành, bất chợt nhìn thấy hai dòng nước vẫn lặng lẽ ói ra từ hai khoé mắt lão. Lão muốn nói điều gì với thằng Hữu nhưng mồm miệng lão cứ như có ai bóp chặt. Lão ngước mắt cứ nhìn thằng Hữu chầm chậm như đứa trẻ con nhận lỗi trước người lớn” [31; 44]. Qua sự thay đổi

này ta thấy ngoại hình nhân vật không chỉ mang chức năng là vỏ ngoài chứa đựng nội tâm con người mà nó còn có mối quan hệ hữu cơ với nội tâm. Bên ngoài một tâm hồn tàn nhẫn sẽ là một ngoại hình ma quái, bên trong một thân hình khoẻ mạnh nhanh nhẹn sẽ là một tâm hồn khoẻ khoắn lành mạnh. Như vậy, ngoại hình nhân vật cũng có tác dụng không nhỏ trong việc bộc lộ nội tâm nhân vật. Nhân vật bà cụ Vuông cũng được tác giả miêu tả ngoại hình qua một chi tiết rất nhỏ nhưng nó có tác dụng lớn trong việc thể hiện tấm lòng nhân từ, đôn hậu và kín đáo của bà: “Bóng nắng lọt qua tán cây mít rớt xuống mái đầu bạc phơ của bà làm cho khuôn mặt phúc hậu của bà càng vò vò” [31; 153] Dáng hình của nhân vật Tùng cũng thể hiện nội tâm bên trong. Nó là thằng Tùng béo, lười nhác, láu cá và sau này, Tùng xuất hiện cuối truyện với bộ com lê đen, chiếc xe bóng loáng, đó chính là sự xa hoa của người giàu có trên mồ hôi của nhân dân. Các nhân vật cứ hiển hiện một cách sống động trước mắt người đọc.

Trong Ma Làng, ta thấy hiển hiện rò những con người đang đi lại, cười nói trong làng Lộc. Trong tác phẩm này, tác giả không đi vào miêu tả chi tiết ngoại hình các nhân vật mà lựa chọn một vài chi tiết đắt giá để miêu tả và qua đó soi tỏ nội tâm nhân vật. Với nhân vật lão Tòng, nhà văn đặc biệt chú ý đến đôi mắt, sắc mặt và giọng cười. Lão Tòng xuất hiện với nhiều sắc mặt, điệu cười khác nhau. Khi đắc ý “lão cười tít mắt” [30; 22], “lão Tòng cười khìn khịt” [30; 30], “Lão cười sằng sặc” [31; 31] và sắc mặt của lão cũng biến đổi theo tâm trạng, dường như sự tính toán của lão luôn thể hiện ra nét mặt và nét mặt của lão cho chúng ta thấy một điều là lão không bao giờ ngừng tính toán. Khi thì “khuôn mặt lão biến sắc” [30; 31] khi thấy kế hoạch của mình bại lộ, khi thì tái nhợt: “Lão Tòng mặt tái nhợt đứng ngây như trời trồng. Khi cái cáng được cánh Lân cùi cũi đẩy đi lão vội quờ tay với cái biên bản ban chấp hành thu hẹp còn để trên mặt bàn nhét vào cặp. Mắt lão trắng phốc cứ

lơ láo nhìn quanh nhà “ [30; 53], khuôn mặt ấy trở nên phờ phạc, hốc hác vì tiếc cỗ cưới con trai. Sự giả tạo của lão Tòng thể hiện bởi những nét đối kháng nhau trên khuôn mặt “Mặt lão xám lại nhưng hai hàm răng trắng nhởn vẫn phải nhe ra…lão Tòng nghiến chặt hai hàm răng mà thần sắc vẫn lẹo chẹo”. [30; 89] Lão vẫn cười tươi trên khuôn mặt xám đi vì tức giận “Lão Tòng nhìn theo mặt tối sập… Kệ nó đi. Nói rồi lão lùi quay vào chỗ tiệc lại nói lại cười” [30; 92]. Khuôn mặt lão Tòng luôn biến đổi nhưng có một chi tiết trên khuôn mặt ấy không biến đổi đó chính là ánh mắt. Mắt lão có màu đỏ độc “Lão đoán được việc gì sẽ xẩy ra khi cái Mưa không đi phá thai. Bao nhiêu tình huống đặt ra trong đầu lão. Lướt qua một lượt hai hố mắt lão đỏ ngầu”, [30; 41] “Lão Tòng đứng lặng, đôi bàn chân vằm xuống đất, hai cục lửa đang trong mắt lão đỏ độc”. [30; 145] Đây là màu mắt của những kẻ vũ phu và bất nhân - theo quan niệm tướng số dân gian phương đông thì những người mắt có màu đỏ là người độc ác và không có hậu. Một cử chỉ quen thuộc và duy nhất của lão Tòng khi nhìn đó là “đảo mắt” (lão đảo mắt nhìn ra cổng, đảo mắt nhìn Ló, đảo mắt nhìn xuống đám ruộng ở khu đình, đảo mắt nhì vợ…) thể hiện một con người xảo quyệt. Như vậy chỉ bằng vài nét phác hoạ ngoại hình lão Tòng hiện ra một cách đầy đủ mắt đỏ luôn đảo khi nhìn, mặt khi thì xám ngắt, tối sập, hốc hác… Và chứa bên trong đó là một con người xảo quyệt, gian manh, độc ác. Không những thế ngoại hình ấy còn cho chúng ta thấy rò sự dằng kéo của chính những tính toán, mưu toan trong con người hắn mà hậu quả của nó là khuôn mặt lão luôn biến sắc và lẹo chẹo chứ không bao giờ thanh thản. Như vậy ngoại hình không chỉ góp phần bộc lộ bản chất nhân vật mà nó còn có tác dụng thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả.

Không chỉ lão Tòng mà trong Ma làng hầu hết các nhân vật đều được nhà văn cũng chỉ điểm qua một vài chi tiết có khi là rất nhỏ không đáng kể nhưng những con người ở làng Lộc vẫn hiện ra trước mắt chúng ta rất sinh

động. Ất - con trai lão Tòng hầu như trong toàn bộ tác phẩm chúng ta không thấy tác giả miêu tả ngoại hình nhưng chỉ cần chi tiết đắt giá cuối tác phẩm cũng khiến bản chất nhân vật đựoc phơi bày: “Thằng Ất trừng trừng đôi mắt trắng phốc nhìn lơ láo”. [30; 65] Đôi mắt ấy cũng chính là đôi mắt của lão Tòng khi lão chứng kiến vợ lão bị bỏng. Tác giả dành một đoạn dài để miêu tả diện mạo cô dâu chú rể trong đám cưới Ất. Qua đó thấy được sự giả tạo, học đòi của cha con Phạm Tòng: “chú rể mặc com lê màu sáng, trên ngực cài bông hoa như người ở ngoài thành thị. Cô dâu váy chín tầng quết đất, mặt mày phấn sáp loè loẹt. Cái chỗ môi sứt được dán kín bằng một loại băng dính đặc biệt giống màu da người và cũng được xoa phấn lấp đi, mắt người thường không nom thấy”. [30; 90] Thật là lố bịch và giả tạo hết sức. Và hình ảnh Ất khi kết thúc tác phẩm không chỉ thông thường là những nét ngoại hình nhân vật mà còn là sự thể hiện rò nét quan niệm nhân sinh ác giả ác báo của tác giả. Bố hắn khiến cho anh Nghiệp từ một người trí thức “tai to mặt lớn “phải giả điên, lúc nào người cũng như con trâu đẵm bùn, nhe răng ra cười. Và giờ đây chính Ất phải mang điệu bộ của kẻ điên, mà là điên thật chứ không phải giả điên “Ở góc cái cổng một túp lều nhỏ trùm lên cái cũi, thằng Ất ngồi xếp bằng trong đó, hai mắt trợn trừng nhìn trời!”. [30; 78] Ất phải gánh chịu những gì mà cha hắn gây ra cho người khác.Tính cố thủ cứng nhắc của ông Tĩnh cũng được thể hiện rò chỉ qua một nét miêu tả ngoại hình: “Ông chống cái xe điếu tỳ vào cằm. Tay vê thuốc nhồi vào nò, ông bật lửa hút liền hai, ba điếu thuốc rồi ngửa mặt nhìn ba gian nhà. Khắp người ông bứt rứt những tia máu cứ vằn lên mặt đỏ tía”. [30; 66] Ông đỏ mặt tức giận vì giận con gái làm nhục dòng họ, nhục danh hiệu năm mươi năm tuổi Đảng của ông. Sự tức giận đến tuyệt độ của ông thể hiện sự cứng nhắc trong con người ông. Sống trong môi trường ấy còn có những người nông dân chân chỉ hạt bột vẻ bề ngoài của họ không ai giống ai nhưng họ đều là những

con người hiền lành có bản chất trong sáng, lương thiện. Một cô Ló vẻ đẹp ngây thơ hồn nhiên “Vào tuổi dậy thì Ló đẹp cái đẹp ngây dại, hồn nhiên như cỏ cây ở làng Lộc”. [30; 56]; Vẻ bề ngoài của Ló ẩn chứa bên trong một tâm hồn trong sáng hồn nhiên nhưng khờ khạo khi dứng trước cái ác đầy mưu mô xảo quyệt ; một anh Dỏ lúc nào xuất hiện cũng thấy quần ống thấp ống cao “Anh Dỏ chân quần cao, chân quần thấp đang lạch bạch leo lên thềm cổng” [30; 89]; hay một anh Nghiệp thư sinh trắng trẻo nhưng phải giả điên với hàm răng lúc nào cũng nhe ra trắng hớn nhưng sau này anh gặp Mưa anh được trở về với cuộc sống của chính mình “mặc áo đút trong quần như người ngoài phố, đầu tóc trải sạch sẽ”. [30; 102].

Nhìn vào thế giới nhân vật của Trịnh Thanh Phong qua hai tác phẩm Đồng làng đom đóm và Ma làng ta dễ dàng nhận ra những nét riêng biệt của từng nhân vật. Tuy không khắc hoạ một cách cụ thể, rò nét, nhưng bằng những nét chấm phá, các nhân vật đều hiện ra sắc nét về ngoại hình. Nó có tác dụng soi chiếu nội tâm, và nét chấm phá ấy vừa có giá trị tạo hình, lại vừa có khả năng cụ thể nhân hoá một cách sinh động tính cách nhân vật cũng như đã góp phần nêu bật quan niệm của nhà văn về con người. Đó là gián tiếp dự báo số phận của nhân vật theo qui luật “nhân quả” (Sống thế nào thì sẽ có số phận như thế ấy). Đây cũng là một biểu hiện tương đồng với truyện cổ dân gian. Nhân vật có phẩm chất định sẵn và ít biến đổi. Nhân vật được phân tuyến: Chính diện phản diện rò ràng giải quyết mọi xung đột theo triết lí dân gian “ác giả ác báo - thiện giả thiện báo”. Chính vì những đặc điểm này tác phẩm của Trịnh Thanh Phong phù hợp với cuộc sống và tâm lí người nông dân. Được đông đảo người đọc mến mộ - đặc biệt là nông dân.

3.2.2.Xây dựng nhân vật qua hành động và tâm lí

Để người đọc có thể thấy được tính cách của nhân vật thì Trịnh Thanh Phong còn chú ý đến mô tả hành động của nhân vật. Thể hiện tính cách qua

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí