Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 12

mô tả hành động nhân vật là một thủ pháp cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. “các nhân Hành động là những việc làm cụ thể của nhân vật trong các quan hệ ứng xử với vật khác nhau và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống”. [10; 206] Hành động được xem như là kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức, quá trình tâm lí, quá trình tình cảm. Qua hành động, Trịnh Thanh Phong muốn cụ thể hoá tính cách, tâm lí của nhân vật, muốn để cho nhân vật của mình tự bộc lộ những suy nghĩ, tư tưởng trạng thái diễn biến trong nhân vật.

Trong tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm, người đọc không thể quên hình ảnh cậu bé Hữu, với những hành động đáng trân trọng. Ngày ngày lặn lội tìm con cua, cái ốc cho ông bố dượng nhắm rượu, hứng chịu đòn roi của lão một cách cam chịu nhẫn nhục, nhưng khi lão Bành cảm gió, Hữu có cơ hội để trả thù, bỏ mặc cho lão chết để thoát khỏi khổ cực thì cậu bé lại hành động ngược lại: “thằng Hữu thở dài và như có ai ra lệnh, nó co cẳng, cắm đầu chạy một mạch ra ngôi nhà của bà Tứ ven chàm Đẩu”. [31; 15] Hành động này chứng tỏ lòng vị tha, đức yêu thương con người của cậu bé Hữu rất đáng khâm phục. Rồi một loạt hành động chăm sóc, yêu thương lão Bành của Hữu. “Ngày ngày nó vừa phải lặn lội để có bát cơm, bát cháo cho lão Bành ăn, vừa phải tắm rửa, giặt giũ cho lão Bành, và việc quan trọng là đi học nữa”. [31; 35]. Những hành động ấy góp phần làm cho chân dung nhân vật Hữu “đầy đặn” dần lên trong cảm nhận của người đọc. Dường như Hữu sinh ra để gắn những cái khổ nhưng cậu bé cứ như cây dại càng vươn lên mãnh liệt trong hoàn cảnh khắc nghiệt: “Ngày ngày nó đi chăn trâu, kiếm củi để lấy tiền, lấy lúa gạo sinh sống và nuôi lão Bành. Đêm đến, nó vẫn lặn lội xách cái đèn trai ra bãi tha ma Gò Hồn bắt đom đóm về làm đèn để học bài”. [31; 45] Đó là hành động thể hiện ý chí vươn lên vượt qua hoàn cảnh của Hữu.

Và người đọc không thể quên hành động đi gồ quả bồ kết, bị gai bồ kết đâm, máu chảy be bét ở lưng, Hữu vẫn thản nhiên nhai cỏ dại đắp vào vết thương rồi quẩy bồ kết về cho Dần bán lấy tiền trang trải học phí, và tiền ăn cho mấy đứa. Một con người không chỉ hiếu thảo mà còn thể hiện tinh thần, trách nhiệm với mọi người rất lớn. Hành động cậu bé Hữu vứt năm hào bạc rồi xà vào cướp lấy lạng đường ở cửa hàng mậu dịch cho bà cụ Vuông đang ốm nằm ở nhà. Hành động này không phải là hành động “ăn cướp” theo nghĩa đen của nó. Nó xuất phất từ động cơ trong sáng là lòng yêu thương bà cụ Vuông, từ mục đích cao cả cứu người đang ốm yếu. Như vậy, hành động của Hữu khẳng định ánh sáng yêu thương trong tâm hồn cậu bé Hữu đồng thời bổ sung cho Hữu một tính cách đó là lòng dũng cảm, sau này, điều đó càng được khẳng định trong chiến trường. Có lần Hữu đã giết kẻ thù không hề run sợ. Trận đánh cao điểm 133 ở khe Sanh: “Đêm, mũi tấn công của Hữu vừa bám chân đồi thì đụng địch. Chúng chỉ có năm đứa, phục chúng vào giữa vòng vây, mũi tấn công của Hữu úp sống. Năm thằng bị bịp miệng. Chúng cứ quỳ xuống vái, Hữu không nói, không rằng, lưỡi dao găm lạnh lùng cứ thọc thấu từng đứa. Đến thằng cuối cùng chắc nó đã quá hãi, cái giẻ bịt mồm nó sộc ra, nó vừa ới lên một tiếng thì mũi dao của Hữu đã thọc vào mồm nó”. [31; 191] Hành động của Hữu là hành động dứt khoát mạnh mẽ. Nó thể hiện một tính cách ngoan cường. Hành động này được khẳng định nhiều lần trong chiến trận: “Hữu tóm được 27 thằng ngụy. Mấy thằng dòng chúng xuống thung lũng để chuyển giao cho tuyến sau. Nhưng chiếc T28 cứ dội bom…đám lính nhốn nháo xoay cách đối phó. Hữu nhìn đồng đội hất hàm, lập tức cả đám tù binh bị đẩy xuống cái hố bom ngay gần đấy. Hữu đưa khẩu B40 cho thằng Chi, thằng Chi tái mặt. Ở phía đỉnh đồi bọn cản gió đã sà thấp, tình thế phải xử sự gấp gáp, Hữu gạt tay Chi ngã ngửa và giằng lấy khẩu B40 trên tay nó, lập tức cái bắp chuối quay về phía hố bom, cả đám tù binh nhất loạt ôm đầu cứ thế

vái, có một thằng mặt búng sữa nhào đến ôm lấy chân Hữu nức nở… không còn thời gian cân nhắc nữa, Hữu đạp thằng tù binh lộn ngửa xuống phía hố bom và xiết cò… khi làn khói đen tan ra những cái thây co quắp đen thui… Hữu sững người và bảo anh em đẩy những cành cây bị bom chém gẫy lấp kín”. [31; 191] Rò ràng hành động của Hữu không phải là hành động của một kẻ ham chiến, thù hằn đến tột cùng mà là hành động của anh bộ đội, của người dân bị mất đất nước như Hữu từng khẳng định. Bởi sau này Hữu đứng ra bảo vệ một bà má có ba người con theo nguỵ và bà từng làm y tá cho chính quyền Sài Gòn. Ngay cái rùng mình sau sự bắn giết là minh chứng cho tâm hồn Hữu. Hành động Hữu được nhà văn xây dựng, miêu tả là hành động của con người lý tưởng, tình yêu thương là ánh sáng lấp lánh,nhưng càng biết yêu thương lại càng biết căm thù khi cái ác dày xéo lên những gì mình yêu thương.

Khi đọc Đồng Làng Đom Đóm, chúng ta không thể quên nhân vật Dần, người lớn lên cùng Hữu, đi với Hữu suốt cuộc đời. Dần từng giấu cơm, sách giúp Hữu đi học. Sau này, khi học xong đại học y khoa, trở thành bác sĩ, có điều kiện ở địa phương để hưởng thụ làm chức bệnh viện trưởng của một tỉnh nhưng do ghét sự dối trá bon chen chức quyền, Dần xin đi B để phục vụ chiến tranh xa vòng danh lợi. Rồi sau khi hoà bình trở lại, Dần cùng đứa con rời bệnh viện một lần nữa cũng chỉ vì không chịu được cảnh người ta ghen ghét nhau, lừa lọc nhau vì chức quyền. Dần về quê - cứu giúp cho người dân thường theo ý nguyện của Hữu. Đó là hành động của người trong cổ tích- mà sau này Thăng nhiều lần phải tự hỏi “Dần ngồi đó mà hư hư, thực thực- Dần có thực không ? những hành động của chị là có thực”. [31; 225] Vượt lên vật chất, Dần đưa cây vàng - tiền đi B của Hữu giúp bạn chồng làm ăn. Hành động của Dần làm sáng bừng thêm con người Dần, một người vì nhân dân, vì đồng loại.

Đó là hành động của những con người cao thượng, nó đem lại ánh sáng trong xanh chứ không phải là ánh sáng của con đom đóm, đó là ánh sáng rực rỡ mà thẳm sâu của lòng nhân ái.

Trong Ma Làng, các nhân vật cũng được khắc hoạ thông qua hành động. Một lão Tòng quỷ quyệt, xảo trá, độc ác, đểu cáng, man rợ - con Ma Làng được hiển hiện thông qua một loạt hành động: Hắn lập mưu tháo phanh xe đạp của chủ tịch xã Thệ dẫn đến cái chết của Thệ và lên chức chủ tịch tìm mọi cách tiếm quyền và lôi kéo con cháu trong dòng họ vào thâu tóm quyền hành trong làng, hành động lão bắt con cưới một con sứt về làm vợ để thiết lập mối quan hệ bên trên, lập mưu thu trắng số bò của Nghiệp, khiến Nghiệp phải giả điên, giả rồ suốt mấy chục năm trời. Hại hàng bao người dân phải vào cảnh đường cùng. Cuối cùng vì hành động vác bao cỏ có trộn thuốc sâu lên đầu nguồn mà hắn bị rắn cắn chết. Đó là sự ác giả, ác báo, Phạm Tòng đã phải trả giá cho hành động độc ác của mình bằng cả tính mạng mình.

Bên cạnh hành động độc ác của họ Phạm - đại diện là Phạm Tòng, là hành động tốt đẹp của người dân quê. Cô Mưa tự tử vì cô không thể chịu được sự hắt hủi của làng xóm, sự ngặt nghẽo của người cha để bảo vệ gia phong, nhưng rồi cô vẫn bình thản đi khắp làng “sự bình thản của cô lại có sức mạnh như ngọn lửa thiêu tàn những kế đã bày sẵn của phe lão Tòng”. [30; 68] Hành động này cũng như hành động cô rạch cho thằng Ất - trưởng thôn 2, con trai lão Tòng một vết vào mặt chứng tỏ sự vươn lên của cô Mưa, một người luôn hướng đến cuộc sống yên vui, tự do. Hành động của anh Dỏ - chửi bới, say rượu (vạch thẳng mặt), hành động bảo vệ cưu mang Mưa của chị Ló là những hành động của hai kiếp người đau khổ bị đầy ải luôn vươn lên mơ ước cuộc sống tốt đẹp. Họ chính là những con người trong cái làng bị bao trùm bởi những bóng ma này.

Hành động là những biểu hiện cụ thể bên ngoài. Tâm lí là suy nghĩ, tình cảm, tâm lý bên trong hay nói cách khác là đời sống nội tâm của nhân vật. Vì vậy để khắc hoạ nhân vật trong tính toàn vẹn của nó thì bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, Trịnh Thanh Phong còn rất chú trọng đến việc miêu tả tâm lý nhân vật. Đời sống nội tâm là khái niệm chỉ toàn bộ trạng thái, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, phản ứng tâm lý của nhân vật. Để xây dựng một nhân vật đi vào lòng người, sống động và hấp dẫn, có chiều sâu thì nhà văn phải xây dựng thành công đời sống nội tâm của nhân vật, phải nắm bắt được tâm lý của nhân vật thì nhà văn mới có thể xây dựng nhân vật có chiều sâu tư tưởng và tình cảm. Vì vậy, yếu tố tâm lý thường được nhà văn cho là một đối tượng khảo sát,tái hiện, lí giải công phu của mình. Công việc này cũng là thử thách của các nhà văn bởi tâm lý của con người không hề đơn giản, khó nắm bắt. Mỗi con người có một suy nghĩ riêng với những cảm nhận khác nhau về thế giới, cuộc sống và con người. Thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của Trịnh Thanh Phong khi miêu tả tâm lý con người là dùng lời nửa trực tiếp nghĩa là trong lời kể chuyện của nhà văn đã bao hàm cả giọng điệu, thái độ suy nghĩ của nhân vật và dùng lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Tác giả trao quyền cho nhân vật của mình tự nói lên những suy nghĩ của mình.

Trong Đồng Làng Đom Đóm, ta thấy Hữu một nhân vật cam chịu, dũng cảm, giàu lòng yêu thương con người và có đời sống nội tâm rất sâu sắc. Lúc nhỏ ở với lão Bành, Hữu luôn cam chịu đòn roi của lão. Hữu cũng có tâm lí của một đứa trẻ, nó luôn “bâng khuâng nhớ bố bầm, nhớ chị Sơn da diết”. [31; 68] Nhưng Hữu hơn những đứa trẻ khác bởi trong lòng Hữu có tình cảm của một người trưởng thành, của một người biết suy nghĩ chín chắn. Đó là tuy bị đòn roi của lão Bành nếu theo sự phát triển tình cảm của một đứa trẻ con, như Dần, Tùng hay Phú thì Hữu sẽ thù hằn, căm ghét lão Bành, bởi lão đã khiến Hữu bị tổn thương cả mặt thể chất (bằng chứng là những vết sẹo cật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

nứa hằn trên thân thể Hữu suốt cả cuộc đời) và tinh thần (lão cấm Hữu không được đi học như chúng bạn, cướp đi niềm vui trẻ thơ của Hữu), thế nhưng trong tình cảm của Hữu vẫn tồn tại niềm thương đối với lão. Khi nhìn lão Bành ngủ thì “thằng Hữu cứ đứng nhìn, tự nhiên trong lòng nó lại trộn rộn vừa hận lại vừa thương lão Bành… Thằng Hữu đoán chắc lão ta uống say quá! Nó tần ngần đứng nhìn tự nhiên nó thấy một cảm giác lạ… Nó đặt cái đèn xuống đất lấy hai tay lay vào bả vai lão…lão Bành vẫn câm lặng, cái cổ nghẹo về phía bên trái, bọt mép phòi ra nhễ nhãi…Cứ để lão nằm thế này đến sáng, chết ra đây cũng tội. Thằng Hữu thở dài và như có ai ra lệnh, nó co cẳng cắm đầu chạy một mạch ra ngôi nhà của bà Tứ”. [31; 40] Và khi cứu sống lão Bành rồi thì “lòng nó lại chộn rộn, lại rối bời những suy nghĩ không đầu không cuối. Nó vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì lão Bành đã qua được cơn hiểm nghèo…”. [31; 42] Hữu không chỉ là con người có tình cảm trong sáng, giàu lòng yêu thương đáng được ngợi ca mà còn là con người đầy trách nhiệm với chính bản thân mình cũng như với mọi người xung quanh. Khi được miễn học phí, thằng Hữu cứ ngồi thẩn, nó vừa biết ơn thầy Thuyên vừa biết ơn các bạn trong lớp đã dành phần ưu ái cho hoàn cảnh của nó, nhưng nó thấy tủi tủi trong lòng và Hữu quyết tâm học thật tốt để khỏi phụ lòng mọi người. Cứ thế, Hữu lớn dần lên với tâm hồn yêu thương mọi người và tinh thần trách nhiệm cao. Khi đã trở thành một người lính, Hữu giết quân thù can đảm nhưng nếu chỉ có hành động giết chóc thì Hữu đã trở thành cái máy giết người. Bên trong vẻ lạnh lùng với câu nói cửa miệng “chiến tranh mà” của Hữu là cả một tâm hồn đầy rung cảm trước số phận con người cả bên ta và bên địch. Hữu cho rằng họ đều là con người cả, không ai là có tội, chiến tranh mới là có tội. Sau mỗi trận bắn giết Hữu thấy rùng mình và cứ nghĩ lại những chuyện ấy Hữu lại thấy rợn người. Từ một thằng bé cam chịu nhẫn nhục Hữu đã trở thành đanh cứng, lạnh lùng bởi những trận đánh khốc liệt. Nó bắt người ta phải giành giật

sự sống từ tay nhau. Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn Hữu là lòng nhân ái. Đã có những lúc Hữu ân hận về việc chiến đấu trong chiến trận: “Hữu ân hận với thằng Chi, Hữu nhận thấy việc đánh giá bản chất con người trong chiến tranh cũng khắc nghiệt chả kém phần nguy hiểm như trận mạc”. [31; 192] Hữu nhận thấy thằng Chi nhân ái hơn Hữu nhiều. Và trong chiến tranh gian khổ ấy thì hình ảnh quê nhà không hề phai nhạt trong tâm hồn Hữu. “Hữu vẫn nhớ hình ảnh quê nhà lập loè những con đom đóm trong cái đèn với tiếng roi cật nứa vun vút từ tay bố Bành, tiếng chuối dạt dào trong gió hè nơi cái Dần vẫn mang cơm sách vở cho Hữu”. [31; 193] Có những lúc Hữu tự nói với Dần trong suy nghĩ của mình, trong chiến tranh ác liệt như thế này, giữa một vùng đất đá bụi mù mà Hữu vẫn nhớ Dần tha thiết.

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 12

Biết bao trăn trở suy nghĩ của Hữu được tái hiện lại qua những trang nhật kí. “Mỗi lần chứng kiến trận mạc, chứng kiến chết chóc những hy sinh của đồng đội người thân, Hữu càng thấy xót mạng người. Trong chiến tranh mạng người rẻ mạt lắm, có khi đang cười nói với nhau đấy lại lăn đùng ra chết mà những người chết lại toàn những người trẻ đẹp. Thế mới tiếc chứ. Gíá mà không có chiến tranh những người tốt (không loại trừ cả những người phía bên kia) họ có thể làm cho đất nước biết bao điều có ích”. [31; 200 – 201] Hữu tâm sự với Dần những điều Hữu nghĩ về chiến trận, những điều được bạn bè coi là “mống bão” nhưng lại trở thành chân lí về cuộc sống sau chiến tranh “… ngày mai khi hết chiến tranh, những người đã ngã xuống tất nhiên họ không nghĩ đến sổ y bạ, đến tem phiếu, mua đường, mua sữa làm gì. Còn những người sống sót chắc cũng đa phần có số phận không có tem phiếu gì cả nhưng cũng sẽ có kẻ chả có công trạng gì lắm trong cuộc chiến này, họ vẫn sẽ là người điều hành, cấp phát bổng lộc này và bắt người ta phải ơn huệ nữa! Đời sau cuộc chiến sẽ là những câu chuyện bon chen tính toán tranh ăn!..”. [31; 201] Đây chính là những đúc kết mà Hữu nhận ra

trong chiến tranh, trong đời sống. Những suy nghĩ này không phải là sự lệch lạc trong tư tưởng bởi Hữu vẫn chiến đấu làm tròn nghĩa vụ của người dân mất nước, nó thể hiện một nhãn quan sáng suốt, nhạy cảm về đời sống của Hữu. Vì những điều Hữu viết đã được khẳng định ngay cuối truyện trong cuộc sống thời bình. Những suy nghĩ của Hữu là dòng chảy ra từ con tim của một người từng trải, từng là kẻ có chiến thắng và chiến bại trong chiến tranh và trong đời thường.

Như vậy, trong con người Hữu là một tâm hồn nhân ái cao cả, có cái nhìn tinh nhạy về thời cuộc. Chính đồng đội của Hữu sau này đã nghiệm ra rằng: “Trong đầu Hữu như có một thứ ánh sáng giống ánh sáng từ những con đom đóm, dẫu nó không thành ngọn lửa, thành đuốc để soi sáng một con đường nhưng lại là thứ ánh sáng tiềm ẩn kỳ diệu mãnh liệt mà mưa to bão lớn không tài nào dập tắt. Nó cứ le lói và sáng hết mình cho những kẻ đi đêm nhìn vào đấy mà lần về phía ban mai”. [31; 283] Đây là ánh sáng nhân cách cao đẹp toả ra từ chính cuộc đời Hữu.

Còn Dần, người phát minh ra chiếc đèn đom đóm, người luôn yêu thương, chăm sóc Hữu và sau này trở thành người bạn đời của Hữu. Dần là một bác sĩ mẫu mực. Chị có tâm hồn trong sáng thánh thiện và phẩm chất ấy là nguồn sáng cháy lên từ chai đèn có những con đom đóm và những ngày nằm trong lòng đất Trường Sơn cùng đồng đội hứng chịu bom đạn. Ngày còn đi học chị là một cô gái thương người. Chị từng khóc thút thít khi chứng kiến cảnh Hữu bị bố dượng đánh. Rồi sau này, chị oà khóc nức nở khi nghe tin Hữu có thể bị đuổi học vì đã cướp lạng đường cho bà cụ Vuông. Tình thương đó đã trở thành tình yêu đẹp. Ánh mắt Dần mơ màng và dịu dàng trong buổi chiều ước hẹn giữa hai người, đã khiến Hữu như lạc vào không gian khác và cũng từ đó Dần trở thành một người yêu thực thụ. Dần như bồng bềnh trong không trung khi trở về căn nhà nhỏ của bà cụ Vuông và tưởng tượng có Hữu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022