Còn Lý (Mùa lá rụng trong vườn), một phụ nữ tháo vát đảm đang nhưng lại dễ thay đổi vì thiếu sự bảo trợ của những giá trị truyền thống. Lý đã phản bội chồng - người sỹ quan mà chị đã từng yêu tha thiết để chạy theo tiếng gọi của đồng tiền, của một lối sống buông thả… Để tho ả mãn dục vọng của riêng mình, Lý đã chà đạp lên những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc.
Cũng như Lý, Xuyến, Thoa trong Ngược dòng nước lũ là một người đàn bà liều lĩnh, luôn ham muốn nhục dục, đã phản bội chồng một cách công khai. Thoa đã từng quan hệ với một gã phụ trách nhà ăn ở xí nghiệp, một gã phóng viên nhiếp ảnh, một tên lang băm. Năm năm xa chồng, ở nhà Thoa ba lần đi nạo thai. Thật sự Thoa là người không biết hề biết đến liêm sỉ, cô ta sẵn sàng quan hệ xác thịt với một lão lang băm ngay cả khi người chồng ốm yếu nằm bên cạnh.
Ma Văn Kháng đã phơi bày mặt trái của tình dục, ông đã nghiêm khắc lên án những kẻ chà đạp lên đạo lý truyền thống. Đối với những con người này, dục vọng là khoái thú bất tận, dục vọng đã biến chúng trở thành những con quỷ dâm đãng đội lốt người. Tình dục vốn thiên về yếu tố tố bản năng, là một nhu cầu sinh lý nhưng cũng là một mặt của tình yêu đôi lứa, đời sống vợ chồng. Nó phải được xuất phát trên cơ sở của tình yêu chân chính, bình đẳng tôn trọng giữa con người với con người. Khi đó, nó mới thực sự mang lại niềm hạnh phúc cho con người và mới thực sự thấm nhuần chất văn hoá.
Như vậy, Ma Văn Kháng đã nhìn nhận và biểu hiện vấn đề này ở mọi khía cạnh, mọi phương diện, xem dục vọng không chỉ là bản năng tự nhiên mà còn là hành vi biểu hiện thái độ văn hóa, nhân tính của con người. Cái nhìn, sự thể hiện ấy không phải chỉ là sự kế thừa và phát huy văn hoá dân tộc mà còn thể hiện được những vấn đề có tính thời đại mang tính dân chủ, nhân bản sâu sắc.
Là một trong những người khơi đường cho văn học trở về với cuộc sống hàng ngày, quan tâm đến đời sống riêng tư, cá nhân, Ma Văn Kháng lấy chủ nghĩa nhân bản làm nền tảng để khám phá con người ở những vấn đề, những khía cạnh mới. Đó thật sự là một đóng góp nổi bật, độc đáo, đặc sắc của Ma Văn Kháng về cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới. Mọi mặt của đời sống, con người hôm nay đi vào
trang sách của nhà văn cho thấy Ma Văn Kháng là nhà văn có một nhãn quan sắc sảo, tinh tường. Nó thể hiện ý thức sâu sắc của ông về chất liệu của thứ nghệ thuật mà ông đã "đặt cược" cả đời mình. Đồng thời chính cái nhìn linh họat, sâu sắc của Ma Văn Kháng trước hiện thực cuộc sống và con người là nhân tố quan trọng chi phối và làm nên giọng điệu và ngôn ngữ trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của ông. Vấn đề này, sẽ được chúng tôi nghiên cứu kỹ ở những chương sau.
CHƯƠNG 2
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 4
- Cái Nhìn Con Người Tinh Tường Nghiêng Về Những Giá Trị Văn Hoá Truyền Thống
- Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 6
- Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 8
- Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 9
- Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 10
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ của văn học, là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật góp phần tạo nên phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong đời sống hằng ngày, ta thường chỉ nghe giọng nói là đã nhận ra người nói. Như vậy giọng điệu được hình dung trước hết như một tín hiệu âm thanh có âm sắc, trường độ, cao độ... nó gắn liền với môi trường giao tiếp và có khả năng tạo tính khu biệt. Nhưng khi cất lên một tiếng nói, người nói bao giờ cũng muốn biểu thị một cảm xúc, một ý nghĩ nào đó. Do vậy, giọng điệu không chỉ tồn tại như một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù mà còn hàm chứa thái độ, tình cảm, ứng xử của người nói trước các hiện tượng của đời sống. Khi trở thành một trong những thành tố của tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với giọng điệu ngoài cuộc sống.
Tìm hiểu công trình nghiên cứu về giọng điệu văn chương của các nhà lý luận văn học, các nhà văn, chúng ta thấy có rất nhiều quan niệm về giọng điệu. Trước hết tác giả Nguyễn Thái Hoà trong Những vấn đề thi pháp truyện khẳng định rằng: "Giọng kể là cảm nhận đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng, dư vị cuối cùng của người đọc (nghe) truyện" [149]. Thật vậy, giọng kể có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong văn chương nghệ thuật mà còn cả trong đời sống hàng ngày. Lời nói, câu văn chứa giọng kể làm cho người đọc người nghe dễ tiếp thu và cảm nhận hơn. Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Thái Hoà tiếp tục khẳng định "giọng kể quả nhiên là mối giao lưu cảm nhận giữa người kể và người đọc bên ngoài tác phẩm, là hiệu quả người đọc cảm nhận được khi đọc (nghe) truyện" [150]
Đối với tác phẩm văn học, giọng điệu là một phạm trù mang tính thẩm mỹ riêng. Nhưng điều đáng nói ở đây là không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có giọng điệu giống nhau, tức là mỗi nhà văn có một giọng điệu của riêng mình, theo tính cách, khẩu khí của mình để diễn đạt những điều mình muốn nói.
Tác giả Trần Đăng Xuyền cũng đã cho rằng: "giọng điệu là thái độ tình cảm của nhà văn đối với sự vật hiện tượng được miêu tả mà người đọc có thể cảm nhận qua c ác sắc thái biểu cảm của lời văn. Thái độ, tình cảm ấy được bộc lộ qua nhiều yếu tố, nhiều phương diện khác nhau c ủa lời văn nghệ thuật" [79].
Tác giả cuốn Dẫn luận ngôn ngữ cũng đã xác định: "Giọng điệu là biểu hiện của thái độ, xúc cảm của chủ thể đối với đời sống. Đối với các sự vật thấp kém bình thường, người ta thường có giọng điệu mỉa mai, cười cợt; đối với các sự vật đáng tiếc, mất mát thương tổn, người ta có giọng buồ n thương ngậm ngùi…" [124]. Qua đây ta thấy nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả cũng đã quan niệm "Giọ ng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong c ác lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả"[112-113] và các tác giả cũng đi đến một kết luận rằng: "Giọng điệu trong tác phẩm gắn liền với cái giọng "trời phú" của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện" [135]
Dựa vào các định nghĩa đã nêu, ở cuốn Tạp chí số 9, trong bài nghiên cứu Giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, tác giả Lê Huy Bắc đã tổng kết "giọng điệu là âm thanh xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện thái độ buồn, vui, giận hờn, hờ hững...". Để phân biệt với giọng là âm thanh đựơc xét ở góc độ vật lý, M.H. Abrams cũng cho rằng: "giọng điệu là thái độ người phát ngôn văn học đối với người nghe của anh ta". M.B.Kharpchenkô cũng đã dành một số lượng trang đáng kể để bàn về giọng điệu. Theo ông "giọng điệu hiểu theo nghĩa rộng của từ đó không phải chỉ là màu sắc xúc cảm của thiên truyện hay của hành động kịch mà là một cái gì đó lớn hơn thế. Do chỗ giọng điệu gắn liền với những việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng của sáng tác cho nên nó có những đặc điểm cách nhìn nhận của cá nhân đối với cuộc sống" [32,171].
Giọng điệu trong văn chương vốn là một hình tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ, nó chịu sự quy định, ảnh hưởng bởi giọ ng điệu chung c ủa thời đại. Tuy nhiên, ở những cá nhân tài năng, giọng điệu của họ đã góp phần làm phong phú thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng điệu của cả một thời đại. Cho nên, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất mới mẻ nếu nó là một sáng tạo thực sự. Và một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo ra giọng điệu chủ đạo - giọng điệu"trời phú" làm nên bản sắc riêng.
Ở đây, chúng ta nhận thấy có nhiều khái niệm, nhiều quan niệm khác nhau về giọng điệu trong tác phẩm văn học. Nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn thấy một điểm hết sức thống nhất giữa tất c ả các ý kiến đó là về vai trò và các yếu tố cấu thành giọng điệu. Về phương diện này, giọ ng điệu có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học. Có thể nói, giọng điệu là cái mà chủ thể tiếp nhận đọc (nghe) xong tác phẩm khi gấp sách lại vẫn thấy văng vẳng bên tai tiếng nói của tác giả với nhiều cung bậc khác nhau và cả những hình ảnh, hình tượng, những sự việc mà giọng điệu ấy đem lại. Vậy yếu tố nào tạo nên giọng điệu? chúng ta thấy rằng, giọng điệu được hình thành từ những cảm hứng sáng tác, từ quan điểm lập trường của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Trên mỗi trang văn, giọng điệu được hiện diện qua từ ngữ, câu văn và các hình ảnh, chi tiết. Từ những sắc thái giọng điệu trong từng tác phẩm mà nhà văn bộc lộ thái độ của mình trước cuộc sống. Do vậy giọng điệu là một hiện tượng "siêu ngôn ngữ".
Như vậy, ta có thể khẳng định giọng điệu trong văn chương là một yếu tố nghệ thuật thuộc phạm trù thẩm mỹ thể hiện thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ, sở trường ngôn ngữ của tác giả. Nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như cái nhìn hiện thực, cảm hứng chủ đạo, thái độ của tác giả...
2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng
Như chúng ta đã biết, giọng điệu trong tác phẩm văn chương chính là tiếng nói của tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc thông qua đối tượng được phản ánh trong mỗi tác phẩm. Nó chứa đựng trong đó tất cả thái độ, quan điểm lập trường, tư tưởng của
nhà văn. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm văn học chứa đựng những sắc thái giọng điệu riêng của tác giả. Giọng điệu ấy góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm và là yếu tố quan trọng đặc biệt tạo nên phong c ách nhà văn. Hiểu được vai trò của giọng điệu trong tác phẩm văn chương, các nhà văn khi tạo nên đứa con tinh thần của mình đã phải lựa chọ n giọng điệu phù hợp để chuyển tải tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm. Ma Văn Kháng cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy, nhận thấy "giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm", trong quá trình sáng tác của mình Ma Văn Kháng luôn thể hiện một phong cách khá ấn tượng, một giọng điệu khá hấp dẫn qua một hệ thống ngôn từ vô cùng phong phú. Chính điều ấy đã góp phần làm nên một hiện tượng Ma Văn Kháng.
Giọng điệu vốn là yếu tố quan trọng khi tạo dựng tác phẩm, thiếu giọng điệu, nhà văn không thể tạo ra tác phẩm dù có đầy đủ các chất liệu cần thiết. Các nhà văn nói chung thường có một giọng điệu chủ đạo phù hợp với tư tưởng nghệ thuật của mình. Nếu giọng điệu nghệ thuật Nguyễn Công Hoan là giọng điệu châm biếm, hài hước nhằm phê phán sự lố bịch, giả dối của xã hội thực dân phong kiến; giọng điệu nghệ thuật của Nam Cao là giọng cay đắng, chua chát trước những bi kịch của con người; giọng điệu nghệ thuật của Nguyên Hồng là giọng cảm thương thống thiết trước sự thống khổ của kiếp người… Khi nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy, để chuyển tải nhiều vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm nay, nhà văn đ ã sử dụng nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. Mỗi sắc thái giọng điệu này vừa tham gia chuyển tải hiện thực cuộc sống nhiều chiều lên trang sách, vừa bày tỏ thái độ của nhà văn trước con người và cuộc sống.
Đến với Ma Văn Kháng ta bắt gặp giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng; giọng điệu triết lý, triết luận; giọng điệu mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm xót xa. Cũng giống như bao tác giả khác, Ma Văn Kháng khô ng chỉ có một giọng điệu duy nhất mà ông cò n sử dụng rất nhiều giọng điệu khác nhau. Tất cả những giọng điệu ấy, hoà quện trong tác phẩm góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn
riêng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của ông, đồng thời còn góp phần quan trọng khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng.
2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng
"Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với c ái đẹp của cuộc sống" [30]. Ma Văn Kháng đã bộc bạch sự khởi nguồn dòng chảy văn chương c ủa ông như thế. Bắt nguồ n từ những cái đẹp nhà văn đã đem đến cho người đọc những tác phẩm mang tính hướng thiện, những giá trị đích thực của văn chương bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng.
Có thể nói, làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn trong sáng tác của Ma Văn Kháng không chỉ bởi chiều sâu tư tưởng, ý nghĩa nhân sinh ẩn chứa trong giọng điệu triết lý, suy tư mà còn bởi chất thơ, cảm xúc chứa chan, thấm đẫm trong giọng điệu trữ tình thiết tha, s âu lắng.
Với giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng, tác phẩm của Ma Văn Kháng đã đưa người đọc tới những vùng đất nguyên sơ mà đẹp đẽ, những thân phận, những c ảnh đời đầy biến động mà vẫn trong trẻo hồn nhiên như: Gió rừng, Đồng bạc trắng hoa xoè, Mưa mùa hạ ở thời kỳ đầu và trong nhiều sáng tác sau này. Xuất phát từ cái nhìn hiện thực cuộc sống và con người một cách tinh tế sâu sắc, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng thể hiện tình cảm thiết tha của nhà văn về cái đẹp trong cuộc sống. Giọ ng điệu ấy đã đưa người đọc đến với những bức tranh sinh động, phong phú của đời sống hiện thực mới.
Vốn là nhà văn có cảm xúc trước cái đẹp, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng thường là vẻ đẹp tự thân của các đối tượng, đó là vẻ đẹp của những con người say mê lý tưởng, luôn yêu cái đẹp như thầy giáo Đặng Trần Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú. Có thể nói thầy giáo Đặng Trần Tự tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả không chỉ vì đây là một nhân vật đẹp, cao thượng mà còn vì tác giả đã dành chất giọng đ ặc biệt khi khắc hoạ nhân vật này. Ngòi bút ấy cẩn thận, nắn nót mà cũng xiết bao hào phóng, yêu thương khi viết về anh. Một thân thể yếu
ớt mảnh mai nhưng đầy tự tin, tự hào khi đứng trước bục giảng, một gương mặt thanh thoát, nho nhã, luôn phải đối mặt với biết bao đau đớn, một giọng nói sang sảng mà tròn trịa, ấm áp như chính tấm lòng người nói vậy, đó chính là thầy giáo Tự - người truyền bá kiến thức và cũng là kẻ "cùng đinh" nhất trong xã hội. Và lạ thay, sống trong một môi trường biết bao thói đời thấp hèn, đê tiện mà thầy giáo Tự vẫn cứ là một thầy giáo sạch đến chân tơ kẽ tóc.
Cũng giống với Nam Cao, trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng đã sử dụng rất hiệu quả giọng điệu trữ tình thiết tha, s âu lắng để bày tỏ tình cảm yêu thương của mình với những nhân cách cao đẹp.
Chúng ta có thể thấy giữa Tự và Thứ trong Sống mòn của nhà văn Nam Cao có những nét thật tương đồng. Cũng sống trong một cuộc sống quá nghèo khổ như Thứ, Tự quanh năm suốt tháng phải "trốn" lên gác xép để điềm nhiên "đánh cái quần đùi vá rúm ró, mặc cái áo bộ đội sã vai..." để nghiền ngẫm văn chương. Cái nghèo cứ suốt ngày day dứt Tự. Sống trong hoàn cảnh như thế nhưng cả Thứ và Tự cùng có tài, cùng có ước mơ làm việc có ích vì học trò của mình. Nếu như Thứ của Nam Cao ôm mộng xây dựng ngôi trường của mình sao cho "trường sạch hơn, có vẻ hơn, nhà trường phải có phòng giấy tiếp khách. Học sinh có tủ sách..." [5 ], thì Tự của Ma Văn Kháng ngày đêm ngụp lặn trong bể kiến thức mêng mang để hết lòng truyền thụ những kiến thức cho học sinh của mình, giúp học sinh c ủa mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Không chỉ có thế, tâm hồn Tự còn luôn có sự thăng hoa, cất cánh trước một bài thơ hay, một vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tình yêu của anh với lũ học trò ngây thơ đáng yêu - những mầm xanh cuả đất nước.
Khi viết về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống Ma Văn Kháng đã dành nhiều sự ưu ái của mình vào những trang văn bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng. Trước một bài thơ hay Tự đã hoá thân thành thi sĩ, suốt đời đi theo một lý tưởng đẹp. Bắt gặp một ý thơ hay, tâm hồ n Tự như được bay bổng vào một cõi mộng mơ, thơ mộng với những sắc màu lung linh huyền ảo. Có những lần đàm thoại văn chương với Kha trên căn gác xép nhỏ, ta có cảm giác như Tự đang hoá thân vào những gì tinh tuý nhất của câu thơ "Tự nâng cuốn sổ tay. Vẫn cơn say của