Hình Tượng Người Nông Dân Việt Nam Trong Cảm Hứng Thế Sự - Đời Tư.

tốt nhưng họ đã để cho cái xấu chiến thắng như trường hợp cô Mưa buông thả qua trớn, chị Ló nhắm mắt cho họ muốn làm gì thì làm. Anh Dỏ - một người nhìn bề ngoài giống như Chí Phèo thời hiện đại nhưng theo như lời chính tác giả thì anh Dỏ lại là người sống nhân văn nhất, luôn biết giúp đỡ người xung quanh, phải sống trong những mánh khoé nông dân cùng sự ràng buộc nơi làng quê khiến anh ta chỉ dám “nói thật” trong lúc say. Sở dĩ có điều này ở nhân vật bởi lẽ trong Dỏ có sự dằng co giữa một bên là cấi xấu và một bên là cái tốt. Anh Dỏ là người biết rất rò những tội ác của cha con, chú cháu Phạm Tòng, anh từng kinh tởm chúng, nhưng anh lại không đủ sức mạnh để chống lại chúng vì thế nên anh chọn “cách sống Chí Phèo”: “Tao ngày đi cày, đêm đi cắm ống kiếm lươn, kiếm chạch nhưng cứ phải đầy một cút… Ngang tai, ngứa mắt cái gì cứ chửi toáng lên, sợ đếch gì mà phải ẩn dật như mày.” [30; 123] Tuy vậy nhưng cuối cùng anh Dỏ cũng nhận ra cái tốt, cái ánh sáng: “Thằng Nghiệp rồ đây và cả anh nữa, nếu không có cơn gió lành của anh Tâm thổi về làng quê này thì Dỏ chỉ là Dỏ với cái gánh ống lươn lần mò quanh năm nơi đầu bờ, cuối bãi. Còn thằng Nghiệp cũng thế, cũng chỉ là thằng Nghiệp rồ có tài mấy cũng chỉ khum khum được ba tàu lá cọ mà ở cùng cái mảng”. [30; 182] Không chỉ đi sâu miêu tả xung đột thiện ác trong bản thân người nông dân mà tác gải miêu tả rất thành công xung đột thiện ác trong tư tưởng của cán bộ chủ chốt trong chính quyền. Đó là ông Tĩnh, một bí thư Đảng uỷ, cựu chiến binh có 50 năm tuổi Đảng đã chọn cách sống thế thủ để giữ gìn danh dự cho bản thân. Sau khi chứng kiến hành động thấm nhuần lời nói của anh Tâm, ông đã tự kiểm điểm lại mình bằng cách đứng trước bàn thờ, trước huy hiệu Đảng tuyên thề tự kết nạp Đảng lại cho mình một lần nữa. Đọc những trang sách của Trịnh Thanh Phong, người đọc như nhìn thấy những người thực, việc thực ở ngay chính làng quê của mình. Bức tranh hiện thực về nông thôn vùng trung du là sự đan cài giữa ánh sáng và bóng tối. Sự

chồng chéo này có ở khắp nơi. Nó bao trùm không gian toàn làng xã, giữa những phe cánh, dòng họ và ngay trong mỗi con người. Tiểu thuyết kết thúc có hậu và tương lai tươi sáng được mở ra. Bức tranh nông thôn Việt Nam sau ngày mở cửa dần tươi sáng. Cơ chế cho phép người nông dân làm giàu chính đáng bằng chính đôi tay và khối óc của mình. Có thể nói, bức tranh hiện thực nông thôn trong tác phẩm của Trịnh Thanh Phong hiện lên với hai gam màu sáng - tối, nhưng càng về cuối tác phẩm, gam màu sáng càng lấn át.

So sánh với những tiểu thuyết viết về nông thôn trước 1986, có thể thấy hiện thực nông thôn được miêu tả trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong có những thay đổi đáng kể. Trước 1945, tiểu thuyết viết về nông thôn cũng có cái nhìn tỉnh táo, không né tránh hiện thực. Những tác phẩm như Tắt đèn, Bước đường cùng, Lão Hạc, Chí Phèo… đã dựng nên một bức tranh nông thôn hầu như bao trùm bởi gam màu tối. Người nông dân vốn cực nhọc nay lại phải chịu thêm mấy tròng áp bức, nhiều khi họ bị tước đoạt cả quyền sống, nhân tính lẫn nhân hình. “Đó là nông thôn với sưu cao thuế nặng, vô lý và bất công; của những bóc lột tàn nhẫn, trắng trợn (Tắt đèn, Bước đường cùng). Đó là nông thôn của những hủ tục nhiêu khê và sự căng thẳng ngột ngạt, do mâu thuẫn và chèn ép của các phe cánh tranh nhau địa vị ăn trên ngồi trốc (Việc làng). Và đó cũng là nông thôn của những người cùng khổ bị dồn đẩy đến chân tường (chị Dậu, anh Pha); của những cảnh lầm than, cơ cực, của những người sống cảnh quằn quại, đau đớn, hoặc liều lĩnh, biến chất. Bức tranh nông thôn của các nhà văn hiện thực đã báo hiệu cơn giông bão cách mạng đang sắp tới gần.” [17; 13,14]. Trong hoàn cảnh ấy, các nhà văn đều nhìn rò bản chất hiện thực nhưng họ không nhìn ra được hướng giải quyết vấn đề. Vì vậy, gam màu tối hầu như chiếm vị trí chủ đạo trong bức tranh hiện thực nông thôn trước 1945. Đây là một hạn chế mang tính lịch sử của cả trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam ở giai đoạn này.

Sau cách mạng tháng Tám, tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn có nhiều thay đổi. Theo đánh giá tổng kết của Lã Duy Lan trong công trình “Văn xuôi viết về nông thôn tiến trình và đổi mới”, tiểu thuyết viết về nông thôn “ngoài những giá trị ít nhiều có tính phát hiện, còn thấy nhiều trang miêu tả khung cảnh lao động sản xuất, những phong tục tập quán cùng những quan hệ làng xóm… cũng khá sinh động. Những phong trào sản xuất như phá bờ, cấy dày, làm bèo hoa dâu, hoặc những cảnh như đón máy cày, các hội thi, hội ra quân sản xuất… “ [17; 21]. “Văn xuôi viết về nông thôn trong chiến tranh chống Mỹ (1965- 1975) ít nhiều mang âm điệu sử thi anh hùng, do tác động của hoàn cảnh vừa sản xuất vừa chiến đấu (hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn) và ảnh hưởng chung, trực tiếp của mảng văn học viết về chiến tranh “ [17; 22]. Như vậy, bộ phận văn xuôi viết về nông thôn từ sau 1945 chịu ảnh hưởng của văn xuôi viết về chiến tranh. Cho đến khoảng 10 năm sau 1975, văn xuôi vẫn theo quán tính đó. Hiện thực cuộc sống nông thôn trong các tiểu thuyết hầu như mới được phản ánh bằng cái nhìn một chiều mang âm hưởng lạc quan và chưa thực sự phù hợp với thực tế.

Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn của Trịnh Thanh Phong nằm trong mạch cảm hứng chung của văn học sau đổi mới. Chính vì vậy hiện thực cuộc sống nông thôn được nhìn theo chiều hướng mới. Bằng những quan sát tỷ mỷ, những phân tích thấu đáo, nhà văn dựng lên một bức tranh nông thôn đa màu sắc. Sự tồn tại của cái cũ, của cơ chế quan liêu bao cấp, của lớp người ăn theo cơ chế ấy vẽ nên những mảng tối của hiện thực. Có những lúc, những mảng tối ấy đã lấn át gam màu sáng, đẩy số phận nhiều nông dân vào cảnh điêu đứng. Nhưng sau cùng, những tư tưởng đúng đắn biết phát huy tiềm lực từ chính những người dân hiền lành chân chất đã chiến thắng. Họ giành được sự ủng hộ của người dân, khiến những kẻ tư lợi phải nhận những bài học đích đáng.

Bằng cái nhìn phân tích hiện thực một cách thấu đáo, thẳng thắn, không né tránh, qua hai tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng, Trịnh Thanh Phong đã xây dựng được hình ảnh một vùng nông thôn trong cả những năm tháng chiến tranh và hòa bình. Tiểu thuyết trước 1975 viết về đề tài nông thôn hầu như không bao giờ đề cập đến những vấn đề “nhạy cảm” như cơ chế quản lý, chính sách của nhà nước… Sang thời kỳ đổi mới, khi nhà văn có một khoảng cách nhất định để nhìn lại quá khứ, mặt khác những ràng buộc về cơ chế không còn, nhà văn có điều kiện để nói ra những điều mắt thấy tai nghe, những điều trước đây bị coi là “cấm kỵ”. Nhờ đó mà trong tiểu thuyết của mình, với những đoạn viết về nông thôn trong chiến tranh hay dưới thời bao cấp, Trịnh Thanh Phong thể hiện được những miêu tả, suy nghĩ, trăn trở về những hạn chế, yếu kém của một thời. Đó là điểm khác biệt tương đối lớn giữa tiểu thuyết viết về quá khứ trong quá khứ và tiểu thuyết viết về quá khứ từ thời hiện tại. (trong đó có tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong).

Nhìn một cách tổng thể bức tranh hiện thực trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong có thể thấy, với cái nhìn hiện thực tinh tế, khả năng quan sát và nắm bắt những suy nghĩ, tình cảm của người nông dân cùng nhu cầu được nhìn nhận lại hiện thực, nhà văn đã xây dựng được một bức tranh hiện thực phong phú. Đó là hiện thực nông thôn Việt Nam kéo dài từ thời kỳ chiến tranh cho tới hòa bình và đổi mới. Những góc độ mới của hiện thực được nhìn nhận lại từ cái nhìn chiêm nghiệm của một nhà văn già dặn cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Mặc dù sáng tác chưa thật sự “đều tay”, song phải công nhận rằng trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong, có nhiều chỗ nhà văn đã lật xới được hiện thực giúp cho những trang viết thoát khỏi sự đơn điệu và nhàm chán.

Đọc hai tiểu thuyết Đồng làng đom đóm Ma làng, độc giả có thể nhận ra một hiện thực nông thôn với hai gam màu sáng - tối, hai gam màu ấy đan xen, pha trộn và chuyển hóa. Sự “chuyển hóa” ở đây được nhà văn nhìn

nhận theo hướng tích cực, từ bóng tối ra ánh sáng, nhân vật có tính hướng thiện, do vậy kết cục của các tác phẩm nói chung đều “có hậu”. Điều này phản ánh quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của tác giả mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau.

3.2. Hình tượng người nông dân Việt Nam trong cảm hứng thế sự - đời tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nói đến cảm hứng thế sự - đời tư là nói đến cảm hứng về cuộc sống đời thường, về con người của thực tại. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự thường hướng đến sinh hoạt hàng ngày của con người, chú ý khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, khám phá mọi phức tạp, éo le và cả cái cao cả trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người.

Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau 1986 thể hiện rất rò cảm hứng này. Khuynh hướng sử thi dần khép lại, văn học quan tâm nhiều hơn đến số phận của từng cá nhân, đến những dằn vặt, suy nghĩ, những toan tính, lo âu, những hạnh phúc, buồn đau cụ thể của mỗi kiếp người. Tác phẩm văn học viết về đề tài nông thôn nói chung và tác phẩm của Trịnh Thanh Phong nói riêng cũng nằm trong mạch cảm hứng đó.

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 8

Xét về góc độ hình tượng nhân vật, cảm hứng thế sự - đời tư thể hiện ở việc nhà văn quan tâm đến khía cạnh nhỏ nhất trong cuộc sống riêng tư của nhân vật, nhìn sâu vào tâm tư cả họ nhằm khám phá cả phần tốt đẹp nhất cùng những góc khuất, cả phần “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” trong mỗi con người. Nhân vật không chỉ được nhà văn quan tâm ở góc độ con người công dân mà trên hết là góc độ con người cá nhân, con người đời tư. Chúng tôi muốn giới thuyết một đôi nét về con người đời tư trong văn học và những biểu hiện của nó trong văn học sau 1975, lấy đó làm cơ sở cho việc nhìn nhận con người từ cảm hứng thế sự - đời tư trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong.

Trước hết, trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển ý thức cá nhân là dấu hiệu của sự phát triển của ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với bản thân. Trong văn học, sự vận động và phát triển của một nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh con người, sự khám phá và lý giải về đời sống cá nhân, về cá tính, việc quan tâm đến con người từ mọi góc độ là một vấn đề có vị trí vô cùng quan trọng.

Nói đến con người cá nhân, ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn tại của một con người, từ những nhu cầu bản năng tự nhiên như việc ăn, ngủ, đi lại ... đến những nhu cầu tinh thần như ý chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tới những chuẩn mực đạo đức, cái đẹp, chân lý...và cả những “góc khuất” đan xen cái xấu, cái tốt, cả những “dục vọng” có phần nhem nhuốc của con người. Trong văn học Việt Nam từ sau 1945, việc thể hiện con người từ con người quần chúng, con người tập thể, đến con người cá nhân là bằng chứng sự vận động của văn học Việt Nam thời kỳ mới. Tuy nhiên, con người cá nhân được nói đến trong văn học cách mạng trước 1975 nằm trong quan niệm chung lúc đó còn sơ lược, một chiều: “Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng anh dũng và phong phú, nhưng việc phản ánh cuộc sống đó vào văn học, nghệ thuật của ta còn sơ lược” (trích Những bức thư của ban chấp hành trung ương Đảng gửi đại hội văn nghệ, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr.35). Con người cá nhân trong văn học kháng chiến (1945-1954): “Đã có ý nghĩa riêng nhưng được đánh giá theo quan niệm lợi ích tập thể” [35; 57] Sang thập niên 1954-1964: “phương diện đời tư, đặc điểm cá nhân đã được chú ý nhiều hơn như những biểu hiện đa dạng của tập thể của quần chúng” [35; 326]. Quan niệm sơ lược về con người trong đó có cách hiểu đơn giản, một chiều về con người cá nhân trở ngại cho việc phản ánh cuộc sống anh dũng, phong phú của

nhân dân ta theo bề sâu.

Sau năm 1975, trong văn xuôi Việt Nam, các nhà văn đã chú ý đến con người cá nhân, đời sống riêng tư, thế giới riêng, năng lực riêng của mỗi người. Đó là kết quả của tiến trình giải phóng con người cá nhân do thành quả của hai cuộc kháng chiến mở đường. Vì thế ta không ngạc nhiên khi các nhà văn với các tác phẩm ngược thời gian viết về đời sống riêng tư của từng cá nhân như Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Thời xa vắng của Lê Lựu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm, Một còi nhân gian bé tý của Nguyễn Khải,... Trong các tác phẩm đó, các tác giả đã tập trung thể hiện thế giới riêng tư của cá nhân và sự tự nhận thức về bản thân của mỗi người.

Tiếng nói tự nhận thức của nhân vật được thể hiện ở rất nhiều tác phẩm, đặc biệt là trong các tác phẩm giai đọan sau 1986. Đọc Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê của Nguyễn Minh Châu… có thể thấy các tác giả đều cú ý thể hiện nhân vật với những trăn trở cá nhân rất đời thường, những chiêm nghiệm, những suy ngẫm chắt lọc từ chính thực tế khắc nghiệt của cuộc sống. Nhân vật An trong Sống với thời gian hai chiều vốn là một người lính kỳ cựu, sau chiến tranh trở về với cuộc sống đời thường ông nhận ra: “Chao ôi! mấp mé sáu mươi tuổi đầu, ta chưa đủ sức làm đúng nhiệm vụ một người chồng, một người cha! Những điều xưa nay ta tưởng rất dễ dàng, đơn giản (như nuôi con, dạy con...) té ra là không như vậy. Nhiều sự việc đã khiến ta sáng mắt, ta hiểu được thêm nhưng tiếc thay khi đã tích luỹ được ít nhiều từng trải thì tuổi tác và sức khoẻ hầu như không cho phép ta làm hại hoặc làm được gì thêm nữa. Còn gì chán ngán bằng sống theo thói quen, hôm nay chẳng khác hôm qua, và ngày mai lại giống in như thế” [28; 3406]

Trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Lê Lựu Thời xa vắng, Nguyễn Khải Thời gian của Người, Gặp gỡ cuối năm, Một còi nhân gian bé tí v.v... nhân vật lại tiến hành những cuộc “hành trình về nguồn”. Mỗi cá nhân, qua trường kỳ kháng chiến gian khổ, từ những thành quả đặt được trong đời người, đang ngẫm nghĩ suy tư về chính bản thân mình. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật Quỳ nghĩ về những năm tháng ở Trường Sơn với những điều chiêm nghiệm của bản thân về người lính trong ý nghĩ của chị lúc đó: “Tôi thật ngu dại với những người đàn ông quý nhất trong số những người đáng quý ấy, tôi đã không coi họ là những người đang sống giữa cuộc đời, mà lại đòi hỏi ở họ một thánh nhân. Tôi đã tìm cái tuyệt đối không bao giờ có” [17; 169]. Hiểu những giá trị có được của chính bản thân cũng có nghĩa là mỗi người đang thực hiện hành động tự giải phóng. Từ những chiêm nghiệm, Quỳ hiểu thêm về bản thân mình, về người thân, về nhân dân: “Hoá ra cuộc sống từ bao đời là như thế, con người là một sự kết tinh của những tinh hoa. Hoá ra thời nào cũng có những con người như anh ấy, tập trung trí tuệ và tài năng trác tuyệt của nhân dân và mang trong lòng tất cả những khát vọng cháy bỏng của nhân dân” [17; 188].

Góc độ thứ hai mà các nhà văn quan tâm chú ý là việc khám phá đời tư của con người cá nhân. Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, những đoạn viết về đời tư của nhân vật luôn là những đoạn hay nhất, hấp dẫn nhất. “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp” [11; 209). Không chỉ có Nguyễn Minh Châu mà nhiều tác giả khác như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí