Bức Tranh Hiện Thực Nông Thôn Việt Nam Với Hai Gam Màu Sáng - Tối

những suy nghĩ của Hữu trong chiến trường chứa đựng rất nhiều quan niệm nhân đạo của nhà văn về cuộc sống và con người. Phần lớn, nó là những trang nhật ký của Hữu và những đánh giá của đồng đội về những trang viết ấy. Hữu viết: “Giữa chiến công và tội lỗi với người lính - kể cả người ở phía bên kia đều thảm hại. Giá không có cuộc chiến, biết đâu cả hai đều có thể là bạn… Nếu sau này đất nước thống nhất, nếu số anh không chết trận rồi cũng phải lang thang kiếm sống nay đây mai đó trên đất nước nhà, lúc ấy vô phúc mà gặp phải đúng gia đình, cha mẹ những thằng lính nguỵ anh đã khử thì quả là bi kịch” [31; 197]. Hoặc “Những người sống sót sau cuộc chiến đa phần có số phận không tem phiếu, nhưng cũng sẽ có kẻ trả có công trạng gì lắm trong cuộc chiến những vẫn sẽ là kẻ điều hành cấp phát bổng lộc và bắt người ta phải mang ơn huệ. Đời sau cuộc chiến sẽ là những câu chuyện bon chen, tính toán tranh ăn” [31; 210] Nhiều suy nghĩ ấy của Hữu được đồng đội coi là những “mống bão”, là lệch lạc nhưng nay thật đúng. Rằng “sau cuộc chiến này, người ta hy sinh rồi thì chả có gì để nói. Họ đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước với nhân dân. Còn những người sống sót sẽ phải tự dấn thân vào cuộc chiến mới, không có súng đạn, không phân thành chiến tuyến nhưng chắc chắn sẽ tàn nhẫn, thậm chí bỉ ổi. Khi ấy cái chuẩn mực để đánh giá sự tốt xấu của mỗi người sẽ lẫn lộn. Kẻ xấu có thể thành người tốt và ngược lại. Người công lao sẽ thành kẻ có tội” [31; 203]. Đây là cái nhìn nhạy bén và khách quan với thời cuộc của nhân vật Hữu và đồng thời cũng thể hiện quan niệm đúng đắn của tác giả về xã hội sau chiến tranh, một thái độ khách quan dám nhìn thẳng vào những sai lầm mà chúng ta né tránh một thời. Trong Đồng làng đom đóm, chúng ta không chỉ thấy những khốc liệt của chiến tranh mà còn thấy cả những suy tư dằn vặt của người lính sau những trận chiến. Hữu tự lục vấn lương tâm mình sau khi đã dũng cảm xả súng vào quân thù hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu: “Chiến tranh là thế, bao nhiêu tình huống

đánh giá bản chất con người trong chiến tranh cũng chả kém phần như trận mạc… Bây giờ thì Hữu hiểu chiến tranh sâu sắc hơn và thấy thằng Chi nhân bản hơn. Nó đã nghĩ đến thân phận và mạng người. Cái biên giới ta địch bị nhoà trong đầu nó khi đối phương đã là kẻ yếu” [31; 192] Hữu đã nhận ra điều đáng quý và cao thượng trong con người, đó là lòng nhân ái, lòng nhân ái cao hơn cái mà từ trước đến nay người ta vẫn coi là chân lý: địch tất phải thua, phải bị căm thù. Sự dằn vặt đấu tranh của Hữu thể hiện cái nhìn nhân đạo với con người của Trịnh Thanh Phong. Ông nhìn nhận con người từ góc độ bản thể luận của nó. Dẫu địch là kẻ thua thì họ vẫn là những con người. Mà đã là con người họ cần được tôn trọng, được thương xót. Họ không có tội mà những kẻ gây chiến tranh mới là kẻ có tội. Hữu không ít lần xót xa cho thân phận đồng đội cũng như những người thuộc chiến tuyến bên kia: “trong chiến tranh Hữu thấy xót mạng người. Trong chiến trận mạng người rẻ mạt lắm, có khi đang cười nói với nhau đây lại lăn đùng ra chết. Mà người chết lại toàn người trẻ đẹp thế mới tiếc chứ!” [31; 201] Và sau khi hoà bình Hữu đã tự mình xoá nhoà cái ranh giới giữa ta và địch bằng cách ở lại chăm sóc bà mẹ có 3 con là Nguỵ quân. Ánh sáng trong tâm hồn Hữu như ánh sáng từ viên ngọc toả ra, một viên ngọc đã được mài rũa. Và ánh sáng ấy trong tâm hồn Hữu có sức mạnh cải tạo dẫn dắt con người “Nguồn sáng trong đôi mắt Hữu đã tích tụ từ những đốm sáng ấy, để đi, để đến, để chết. Chính vì vậy khi chết rồi tâm hồn Hữu đã góp thêm ngọn lửa vào con đom đóm để nó thêm lấp lánh và mãi kỳ diệu trong tâm hồn mỗi con người”. [31; 137] Hữu đã sống mãi trong lòng mọi người với bức tượng vĩnh cửu.

Dần cũng là một con người lý tưởng, con người của tình thương yêu. Chị biết từ bỏ tương lai tươi sáng nhưng đầy những toan tính bon chen đời thường để vào chiến trường đánh mỹ với muôn vàn gian khổ. Chị vượt qua miệng lưỡi thế gian để nuôi đứa con của mình và Hữu. Viết về nhân vật Dần

là những dòng ngợi ca xen lẫn cảm phục của nhà văn: “Cái tố chất của chị là nguồn sáng cháy lên từ cái chai đèn có những con đom đóm và những ngày nằm trong lòng đất Trường Sơn cùng đồng đội hứng chịu bom đạn mà có

[ 31; tr285]. Qua những trang viết về Dần, Hữu, chúng ta thấy được quan niệm của nhà văn. Theo ông, những người bình thường họ có thể làm nên điều kì diệu chỉ cần trong họ có lòng nhân ái và ý chí vươn lên. Họ là những con người vì dân, vì nước, vì người nghèo nên khi họ không còn nữa thì hình ảnh họ còn sống mãi.

Trong tác phẩm Ma làng, ta thấy là những trang, dòng say sưa nhất tác giả dành cho nhân vật Tâm - một Đảng viên trưởng thành trong quân đội, được ăn học tử tế, có đủ niềm tin, đủ ý chí và cả lý lẽ để đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, những hành vi bất minh của những người có quyền, có chức trong làng, nhằm: “đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để cứu đất nước ra khỏi đói nghèo lạc hậu. Cứu những thân phận ra khỏi lỗi lầm để họ trở về với cuộc sống cộng đồng”. [30; 165] Nhân vật Tâm có thể nói là một nhân vật lý tưởng hoàn hảo của nhà văn. Không những là một Đảng viên gương mẫu mà anh luôn thấy việc lo cho làng, cho nước là trách nhiệm của bản thân anh. Anh không ít lần băn khoăn làm thế nào cho hết được những thân phận như cô Ló, anh Dỏ, Nghiệp… Bởi anh hiểu “Ở cái làng Lộc ta những người như cô Ló, anh Dỏ, anh Nghiệp đâu phải đẻ ra là họ đã thế! Họ là sản phẩm của một thời ấu trĩ, một thời còn mông muội. Nếu ta ngoảnh mặt đi thì những hậu quả ở làng xã còn mãi quẩn quanh, luân hồi”. [30; 150] Đây lại là một cách nhìn con người từ góc độ bản thể của nhà văn.Không phải từ góc độ giá trị của con người trong những chiến tuyến khác nhau nữa mà mở rộng hơn ra là giá trị của con người trong sự phát triển của nó,những người xấu không phải bản chất họ khi sinh ra đã thế, mà họ chính là sản phẩm của xã hội mông

muội, của thói ích kỉ của những toan tính mưu mô nhằm thanh trừng lẫn nhau của những người có quyền chức trong xã hội. Tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ của nhân vật Tâm xuất phát từ sự am hiểu con người, xã hội của anh.

Trong hai tác phẩm, những nhân vật dành được nhiều cảm tình của nhà văn là những nhân vật lý tưởng. Họ mang tư tưởng của nhà văn về một xã hội tốt đẹp. Họ là những người mang trong mình tình nhân ái cao cả, luôn vì lợi ích của cộng đồng và đặc biệt vì lợi ích của những người nghèo, người dân thường. Có lẽ cũng chính vì quá yêu mến nhân vật của mình, quá say sưa với những trang viết về họ mà tác giả đã khiến nhiều ý kiến cho rằng khi xây dựng những nhân vật lý tưởng, đặc biệt là nhân vật Tâm, tác giả đặt vào miệng nhân vật của mình những lời nói dài dòng, hoàn hảo như một bài chính trị vì thế thường khiến cho tính chân thật của nhân vật khá mờ nhạt, câu chuyện vì thế cũng giống như quyển sách viết về vấn đề tư tưởng. Mặc dù có nhiều ý kiến như vậy nhưng qua những nhân vật này, chúng ta phần nào hiểu thêm quan niệm của tác giả về cuộc sống và con người, một cái nhìn mang tính nhân văn, nhân sinh cao cả.

2.1.3.Con người cá nhân trong cảm hứng tâm linh

Qua hai tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng, chúng tôi đề xuất quan điểm: nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người đời thường trong cảm hứng tâm linh. Những cơ sở để chúng tôi đề xuất ý kiến sẽ được trình bày khái quát trong mục này và xuyên suốt cả chương III, chương phân tích những nét thi pháp cơ bản trong quá trình nhà văn xây dựng tác phẩm, bởi lẽ quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lý giải về con người được hóa thân vào những thủ pháp, phương tiện mà nhà văn xây dựng tác phẩm nghệ thuật. Đến lượt mình, chính những phương tiện, biện pháp nghệ thuật ấy lại hàm chứa quan điểm nghệ thuật của nhà văn (tất nhiên là thông qua quá trình tiếp nhận của người đọc). Bởi vậy, việc chỉ ra quan niệm nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

của nhà văn phải là kết quả của việc khảo sát đánh giá sáng tạo nghệ thuật của nhà văn ấy. Điều đó giải thích tại sao chúng tôi chỉ dùng từ “đề xuất” đối với quan điểm nghệ thuật của Trịnh Thanh Phong. Việc kiểm nghiệm và nhận định lại đề xuất đó sẽ là kết quả của quá trình khảo sát tiếp theo.

Ở đây, chúng tôi muốn giải thích rò hơn về khái niệm “cảm hứng tâm linh” trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Có thể thấy trong cả Đồng làng đom đóm Ma làng, cảm hứng tâm linh chi phối sâu sắc tới nội dung, cốt truyện và sự sắp đặt thế giới nghệ thuật. “Trong thế giới quan của nhà văn rò ràng có sự tồn tại của hai thế giới âm - dương và quan hệ nhân quả báo ứng”. [37] Điều đặc biệt là với Trịnh Thanh Phong, hai thế giới này không hề tách biệt mà có quan hệ mật thiết, qua lại, thậm chí song song tồn tại với những “cá nhân” hòa trộn vào nhau. Đọc Đồng làng đom đóm, linh hồn bố, bầm của Hữu, linh hồn bà cụ Vuông và sau này là chính linh hồn của Hữu xuất hiện nhiều lần dưới nhiều dạng thức, chung sống cùng với con người thực. Khi thì những linh hồn ấy hóa thân vào những con đom đóm mà Hữu bắt về để học hằng đêm, khi thì hóa thân vào con bướm đen đậu trên bức vách trong ngôi nhà tuềnh toàng của Hữu và lão Bành ngày lão vừa khỏi bệnh. Cũng có lúc những linh hồn ấy hiện lên mờ tỏ sau làn khói hương, trực tiếp “nói chuyện” hay bộc lộ tình cảm với nhân vật. Ở đây thế giới của người âm hiển hiện và đóng vai trò là lực lượng “giúp đỡ” người đang sống.

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 6

Sang tác phẩm Ma làng, quan niệm về thế giới tâm linh của tác giả vẫn được phát triển theo hướng đó. Đặc biệt cách giải quyết vấn đề ở phần cuối tác phẩm, hình ảnh lão Tòng “người lạnh toát, hai chân lão như bị thụt sâu xuống đất, mắt lão nhòe nhoẹt khi nhìn thấy trên mộ mẹ thằng Nghiệp những vòng hoa đỏ chói. Lão quẳng bao thuốc sâu gồng mình co cẳng chạy. Cứ thế lão chạy thục mạng khi thấy những vòng hoa đỏ chói cứ lăn theo” [30; 144]. Sau lần ấy, lão Tòng chết rất thê thảm. Để rồi chính lão lại hiện về như một

hồn ma gớm guốc ám ảnh Lường, kẻ kế cận của lão. “Lường ngẩn nhìn ra bãi tha ma ở gò Hồn. Trên những ngôi mộ nhập nhòe lửa sáng, cái thứ ánh sáng hãi hùng lúc đỏ đọc, lúc xanh lè vụt tắt lại vụt hiện, Lường bám chặt mười đầu ngón chân xuống đất lấy lại bình tĩnh nhưng toàn thân thể Lường vẫn run bắn lên. Trước mắt Lường ngôi mộ chú Tòng to lù lù, dài thườn thượt, Lường tròn mắt nhìn, một ánh lửa xanh lè phụt lên, hiện giữa ánh lửa là một thân hình chân tay như cái cẳng sậy nghều ngào ấy đã dí vào Lường ngồi thụp xuống, Lường gượng bật dậy nhưng hai chân đã lún sâu xuống đất. Lường trợn mắt nhìn. Một giọng nói phều phào từ cái sọ dừa rỉ ra…” [30; 157] Trong câu chuyện này, nhà văn để cho nhân vật Tòng giống như một kẻ “tuyệt gian “khi đang sống phải gặp quả báo lúc xuống còi âm. Hắn bị “nhốt cạnh chuồng cọp cho cọp hàng ngày xé thịt ăn dần” [30; 158], rồi suýt bị bỏ vạc dầu nếu không có bà Lâm xin giúp. Chưa dừng lại ở đó, nhà văn xây dựng chi tiết lão Tòng hiện về gặp Lường đóng vai trò như một sự chuyển hướng hoàn toàn cho tác phẩm. Hồn ma kể cho Lường nghe những gì hắn phải chịu đựng ở dưới âm phủ, đó là kết quả của việc “ngày ở trên trần chú sống độc ác, mưu mô giết người, chặn của, kéo cánh gây bao oán hận trong làng xã. Thác về âm hại nhân nhân trị…” [30; 157]. Từ sau khi gặp gỡ hồn ma lão Tòng, Lường bỗng thay đổi hẳn. Anh ta có những hành động tỏ ra hối cải, nhận tội trước Đảng, trước chính quyền, đem số vàng tham ô để xung công, thay đổi lối sống…

Điểm này bộc lộ rò quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của tác giả. Việc nhà văn tin vào sự tồn tại của kiếp này, kiếp sau, của luật nhân - quả, ác giả ác báo đã tác động sâu sắc đến cách tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của nhân vật nhiều khi không phải xuất phát từ chính bản thân anh ta mà bởi sự tác động của một thế lực vô hình, một thế giới của “ma” biết hành động giống như con người. Sự chuyển biến trong trình tự và nội dung tác phẩm vì thế cũng bộc lộ rò ý muốn

của tác giả thay vì phải vận động theo mạch vốn có của nó - mạch truyện mà tác giả đã dày công tạo dựng từ đầu tác phẩm.

Con người hiện lên trong hai tác phẩm của Trịnh Thanh Phong trước hết là những con người của đời thường, và dù ít dù nhiều những nhân vật ấy vẫn chịu tác động của thế giới tâm linh. Đó là lý do tại sao chúng tôi “đề xuất” quan niệm con người đời thường mang cảm hứng tâm linh trong sáng tác của Trịnh Thanh Phong.

Như vậy quan niệm về cuộc sống và con người của nhà văn Trịnh Thanh Phong được thể hiện khá rò nét qua nhân vật của mình. Đó là cái nhìn vừa nghiêm khắc vừa đôn hậu, khách quan, cắt nghĩa triệt để những đau khổ của con người qua con người cá nhân với cảm hứng bi kịch và cảm thương; một cái nhìn nhân đạo về con người bản thể luận dưới nhiều góc cạnh khác nhau qua con người lí tưởng với cảm hứng ngợi ca; một cái nhìn về cuộc đời số phận con người mang những nét chung của văn hoá phương Đông, đồng thời cũng phù hợp với tâm lí của người nông dân qua con người cá nhân với cảm hứng tâm linh.

2.2. Bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam với hai gam màu sáng - tối

Đọc tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong, đặc biệt là hai tiểu thuyết Đồng làng đom đóm và Ma làng, có thể nhận thấy chất hiện thực hiện lên rò nét. Hiện thực đó được bộc lộ qua rất nhiều phương diện, nhưng cụ thể nhất là không gian làng quê miền núi gắn chặt với cuộc sống của con người nơi đây. Trong không gian đó, tác giả xây dựng hình ảnh những con người nông thôn vừa mang cá tính riêng, lời ăn tiếng nói và cách nghĩ riêng, vừa mang những đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam. Dưới đây chúng tôi sẽ tìm hiểu bức tranh hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong từ những góc độ trên.

Hiện thực trong hai tiểu thuyết Đồng làng đom đóm và Ma làng trước hết là một không gian sống hết sức gần gũi của người nông dân được tác giả vẽ nên bằng những quan sát đậm màu hiện thực.

Mở đầu tác phẩm Đồng làng đom đóm, hình ảnh làng quê ngay lập tức gây được ấn tượng với người đọc. “Chiều mùa hạ, mặt trời chìm xuống sau chân núi Ái. Đàn cò trắng lăn lội ở chằm Đẩu đã no nê, chúng sải cánh vút lên trời lượn tròn rồi kéo hàng ngang vượt qua bờ tả ngạn sông Lô, đậu xuống những bờ tre còn um tùm, cổ kính của làng Tràng, làng Xão. Gió dưới lòng sông rào lên, đẩy những cánh buồm chạy ngược gợi trên mặt sông một âm điệu mênh mang muôn thuở rồi cứ thế vỗ nhẹ vào bờ…” [31; 5]. Đó là thứ không gian bình yên chứa đựng những con sông, những ruộng lúa, những cánh cò, những nét đẹp ngàn đời của làng quê nơi nhà văn đã sinh ra và lớn lên mà cũng là của làng quê Việt.

Không gian này ta cũng gặp trong tiểu thuyết Ma làng. Tuy trong tác phẩm này, nhà văn không tập trung miêu tả quang cảnh làng quê một cách rò nét như trong Đồng làng đom đóm, nhưng đâu đó vẫn hiện lên một bến sông, một gốc đa đầu làng, một mảnh vườn hay một hàng rào dâm bụt… Những hình ảnh đó đối với mỗi người dường như đã trở nên quá đỗi quen thuộc, nó gợi lên một không gian làng quê trong trẻo và thuần khiết. Đó có lẽ cũng chính là một trong những gam màu sáng mà tác giả dùng để kiến tạo nên bức tranh quê của riêng mình.

Bên cạnh đó, làng quê trong sáng tác của Trịnh Thanh Phong hiện lên chủ yếu với những mảng màu pha trộn, đối lập. Ngôi nhà của Hữu trong Đồng làng đom đóm là một minh chứng. Mở đầu câu chuyện, nhân vật Hữu hiện lên trong một không gian hết sức chật hẹp, tối tăm. Đó là ngôi nhà mà Hữu sống với người cha dượng tối ngày rượu chè. Không gian đó được thu hẹp tới mức tối đa khi nhà văn miêu tả cảnh Hữu nằm “co quắp trong cái nong” [31; 16] nơi xó bếp, mỗi ngày ăn vụng lão Bành được vài con cua hay củ khoai củ sắn bạn bè dấu cho. Trong những trang viết của mình, Trịnh Thanh Phong thường chú ý miêu tả cận cảnh, dường như ông muốn quan tâm

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí