Sự Khám Phá Con Người Đời Tư Từ Cái Nhìn Đa Chiều Và Nhân Bản

lão cũng trở thành người tốt thậm chí người gương mẫu trong mọi công việc thương yêu Hữu hết mình.

Trong Ma làng, Trịnh Thanh Phong đã có một kết thúc bất ngờ và tài năng bằng quá trình nhận thức và đổi thay của nhân vật Lường. Qúa trình nhận thức của nhân vật này cũng diễn ra tương tự như quá trình nhận thức của lão Bành trong Đồng làng đom đóm. Lường giữ chức vụ phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp, hắn đã cùng với lão Tòng ăn bớt công quỹ của dân 15 cây vàng, hắn cũng là tay chân đắc lực nhất của lão Tòng, cùng với lãoTòng thực hiện nhiều phi vụ hại dân, hại xã. Nếu như lão Bành khi chứng kiến lòng tốt của Hữu thì trong nhận thức của lão đã diễn ra sự thay đổi thì với Lường quá trình ấy diễn ra chậm hơn và chịu nhiều tác động của hoàn cảnh hơn. Không phải tác động của một con người cụ thể mà là tác động của một vật thể siêu hình, đó là bóng ma lão Tòng và một loạt sự kiện khác đã khiến nhân vật thay đổi. Khi lão Tòng chết, Lường đã xác định ngay vị trí của mình là thay lão củng cố địa vị dòng họ mặc dù trong tâm trí hắn đã xuất hiện sự giao động báo hiệu sự đổi thay: “Đến đầu chỗ cống Đò, tóc gáy Lường rợn lên, Lường sực nhớ chuyện đen trắng trong cái chết của ông Thệ” [30; 150] nhưng Lường vẫn tính toán: “Chuyện đánh đấm sẽ kiểm điểm và cho anh Tâm lên thớt ngay. Trời đất phù hộ ta rồi đấy. Lường cười thầm” [30; 151]. Tâm trí Lường bắt đầu có những bất ổn khi cảm nhận được sự đổ vỡ trong dòng họ phe cánh “Lường ngửa mặt thở dài”, [30; 153] món tiến lấy được của công quỹ giờ trở thành vật để con cháu họ Phạm tranh giành nhau. Điều này khiến Lường chịu giày vò. Rồi bóng ma lão Tòng cứ ám ảnh Lường với giọng nói rên rỉ của dân trả lại cho dân khiến Lường lảo đảo quay cuồng; chứng kiến việc lão Hò phải đau khổ vì chuyện chính con trai lão lại thích em gái mình mà không hề biết khiến “Lường đứng dậy nước mắt cũng ào ra”, [30; 153] Tâm trạng, nhận

thức của Lường cứ thay đổi dần khi được chứng kiến tận mắt những hậu quả do tội ác của dòng họ mình gây lên. Khi ra khỏi nhà Phạm Hò “Lường lũi đũi bước đi, bàn chân anh không bám chặt vào đất”, [30; 160 ]Lường như vô thức khi nhìn thấy Mưa và Nghiệp trong trạm xá, khi nghĩ đến Thừa đứa con của Ất và Mưa mà một thời cả phe cánh họ Phạm đã tìm mọi cách để nó đừng xuất hiện trên đời này thì Lường đã nhận ra rằng: “Khốn nạn thế, bao nhiêu chứng quái ở làng này đều do dòng họ nhà Lường gây ra”. [30; 162] Về đến nhà cái bóng ma lại xuất hiện Lường nhìn thấy trong mắt cái sọ dừa toàn bộ tội ác mà phe cánh họ Phạm đã gây ra. Điều đó khiến Lường sững người, và lần đầu tiên sau bao nhiêu tội lỗi xấu xa, Lường đã hỏi đến lương tâm của mình: “Đừng vứt của dân, của làng đem trả cho họ… Ma nói, hay lương tâm mình nói” [30; 164] và y quằn quại ngủ thiếp đi. Tất cả những điều đó đã khiến Lường nhận thức lại và quyết định trả lại vàng cho dân, tự kiểm điểm vầ nhận lỗi trước dân, trước chính quyền và Lường trở thành người tốt.

Nếu như những người như Dỏ, Nghiệp, Ló… Hữu, Dần - những nhân vật chính diện quá trình nhận thức của họ diễn ra chủ yếu từ bản thân họ, những thay đổi chủ yếu xuất phát từ sức mạnh của nội lực, nó thể hiện niềm tin vào con người của tác giả, thì nhân vật như Lão Bành, Lường quá trình nhận thức chủ yếu xuất phát từ sức mạnh ngoại lực, từ hoàn cảnh bên ngoài, nó thể hiện niềm tin của tác giả vào hoàn cảnh sống, tình thương của con người đối với việc cải tạo con người.

Như vậy, ở góc độ xây dựng hình ảnh con người tự ý thức, tác giả Trịnh Thanh Phong đã xây dựng được hình ảnh con người đời tư, cụ thể là hình ảnh của người nông dân trong cái nhìn hiện đại. Ở đây, con người không phải là những công thức giản đơn, sơ lược mà có sự vận động của tư duy và tình cảm, sự thể nghiệm của cả lý trí lẫn bản năng.

3.2.2. Sự khám phá con người đời tư từ cái nhìn đa chiều và nhân bản


Trong cả hai tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng, tác giả quan tâm đến từng số phận, từng thăng trầm trong cuộc đời mỗi cá nhân nhằm xây dựng nên một chân dung hoàn thiện của nhân vật từ cái nhìn nhân bản.

Trong tác phẩm Đồng làng đom đóm, số phận của những người như mẹ Hữu, bà cụ Vuông, Lão Bành… được thể hiện trong một mối dây liên kết những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Điều đó có tác động trực tiếp đến cuộc đời sau của mỗi nhân vật như Hữu, như Dần… Nhà văn không ngần ngại miêu tả những ân oán, những lỗi lầm mà nhân vật của mình đã mắc phải. Chính ông cũng để cho nhân vật phải đối mặt với những lỗi lầm, thấm thía và tìm cách để vượt qua nó.

Cũng trong tác phẩm này, Trịnh Thanh Phong xây dựng hình ảnh nhân vật Hữu - nhân vật chính trong truyện và là người mà nhà văn gửi gắm nhiều suy ngẫm, tâm sự - với rất nhiều góc riêng. Nhân vật hiện lên với một phần tuổi thơ cực nhục, cuộc sống bị đày đọa bởi người cha dượng. Sau này khi người cha đã đổi thay tính nết, cuộc sống của Hữu lại là một chuỗi ngày vất vả vươn lên. Đặc biệt trong những năm tháng chiến tranh, Hữu là một người chiến sĩ vô cùng dũng cảm nhưng cũng là người mang rất nhiều những suy nghĩ trái chiều. Anh nghĩ về cuộc chiến với sự sống và cái chết, về bản thân mình và những đồng đội đang ngày đêm mang tính mạng của mình ra để giành lấy từng tấc đất quê hương. Anh hiểu những vinh quang và cả những mất mát đau thương mà người lính phải gánh chịu. Anh viết trong những dòng nhật ký tâm sự với người yêu: “Còn bây giờ cuộc sống của Hữu khỏi nói khó khăn gian khổ mà còn hy sinh, chết chóc nữa. Mỗi lần chứng kiến trận mạc, chứng kiến những hy sinh, chết chóc của đồng đội, của những người thân Hữu càng thấy xót mạng người. Trong chiến tranh, mạng người rẻ mạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

lắm, có khi đang cười nói với nhau đấy lại lăn đùng ra chết, mà những người chết lại toàn là những người trẻ đẹp, thế mới tiếc chứ” [31; 200-201]. Đọc những dòng tâm sự của nhân vật, chắc hẳn bạn đọc nhận ra sự khác biệt của tiểu thuyết viết về chiến tranh trong và sau cuộc chiến. Với Trịnh Thanh Phong, việc tác phẩm ra đời khi lịch sử đã có một độ lùi đáng kể mang ý nghĩa rất to lớn. Nó cho phép nhà văn được thể hiện nhân vật ở những góc độ khác, người lính đang cầm súng cũng được quyền lộn trái mình ra để sống với những tâm tư thật nhất trong lòng. Điều này tiểu thuyết viết trong chiến tranh do những quy định của thi pháp đã không thể nào làm được.

Không chỉ băn khoăn, trăn trở trong hiện thực, những suy nghĩ của Hữu còn mang tính dự báo cho tương lai. Anh sớm nhận thấy rằng “Ngày mai khi hết chiến tranh, những người đã ngã xuống tất nhiên họ sẽ không nghĩ tới sổ y bạ, đến tem phiếu mua đường sữa làm gì. Còn những người sống sót chắc đa phần có số phận không tem phiếu gì cả nhưng sẽ có kẻ chả có công trạng gì lắm trong cuộc chiến này họ vẫn sẽ là kẻ cấp phát bổng lộc này và bắt người ta phải mang ơn huệ nữa. Đời sau cuộc chiến sẽ có những câu chuyện bon chen tính toán làm ăn”. [31; 210)

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 10

Trong tác phẩm này, nhà văn Trịnh Thanh Phong không chỉ đề cập đến những suy nghĩ riêng tư, những “góc riêng” trong tâm hồn của nhân vật mà còn đề cập đến cả đời sống tình cảm của họ. Tình yêu của Dần và Hữu được nuôi lớn từ tình bạn, họ sẻ chia những khó khăn, vui buồn, cùng học tập và cùng nuôi lý tưởng. Sau này, khi Hữu ra chiến trường, Dần đi học đại học và trở thành bác sĩ. Ngày gặp nhau trong chiến trường đạn lửa cũng là ngày tình yêu của họ đơm hoa, hai người thành vợ thành chồng trong tình yêu, niềm hạnh phúc và sự chung vui của bạn bè, đồng đội. Trong những trang viết đầy cảm xúc, nhà văn không né tránh việc miêu tả những phút giây ân ái riêng tư của hai người, điều mà văn học viết về chiến tranh trong chiến tranh không bao giờ đề cập.

Những trang viết về cuộc sống riêng tư của nhân vật khiến cho độc giả có cái nhìn gần gũi và thân thiện hơn. Nhân vật hiện lên với cả con người cá nhân và con người xã hội, không bị bó hẹp, khô cứng trong công thức của một vị anh hùng.

Cũng với cách khám phá như thế, trong tác phẩm Ma làng, Trịnh Thanh Phong cũng chú ý đến từng nét nhỏ trong đời sống riêng tư của nhân vật. Có lẽ ở tác phẩm này, sự miêu tả con người cá nhân, riêng tư sắc nét nhất lại thuộc về những trang viết dành cho Phạm Tòng và gia đình của hắn. Nhân vật dường như rơi vào bi kịch của chính y - bi kịch của những dục vọng thấp hèn. Nhà văn miêu tả một cuộc vận động ngầm để Phạm Tòng “vươn lên “chức chủ tịch xã từ một anh đánh dậm ra làm chứng ở phiên tòa vu oan mẹ con anh Nghiệp, rồi “sau phiên tòa một thời gian, ông Tòng được mời ra ủy ban xã làm viêc. Mới đầu giữ cái chân phục dịch ở văn phòng, rồi lên ủy viên thư ký, phó chủ tịch phụ trách công an. Năm ông Y Ấn bí thư Đảng ủy lâm bệnh đột ngột chết, ông Thệ lên làm bí thư, lập tức ông Tòng được bổ nhiệm làm chủ tịch.” [30; 13] Đó là cái vỏ ngoài của sự việc, còn ẩn sâu trong đó, những mưu mô xảo trá, những trò đê tiện mà lão làm không gớm tay để có được chức quyền cũng được nhà văn miêu tả hết sức sinh động. Để đoạt được chức vị, quyền hành, Phạm Tòng có thể vu khống cho mẹ con bà Lâm Nghiệp, ép bà đến cái chết. Thậm chí hắn còn lập mưu giết lão Thệ, kẻ nâng lão lên từ vũng bùn, cùng lão bày những trò bẩn thỉu và đê tiện. Bất nhân hơn, hắn còn sẵn sàng cưới cho con trai mình một cô vợ sứt môi để đạt được mục đích của mình.

Mọi thứ xấu xa, đê tiện, lộn sòng được phơi bày. Người đọc thấu hiểu bản chất của những kẻ cầm quyền trong làng xã như Phạm Tòng đồng thời trân trọng và thông cảm hơn với những tấm lòng như anh Tâm, anh Nghiệp. Có thể nói chính những trang viết giàu chất thế sự - đời tư, vạch trần những sai trái, tệ

lậu trong thời kỳ giao thoa giữa cái cũ và cái mới, đi sâu khai thác bản chất con người, đặc biệt là những người nông dân chân chính đã khiến cho câu chuyện thêm sức hấp dẫn và phần nào chiếm được cảm tình của độc giả.

Như vậy ở chương II chúng tôi đã phác hoạ được những nét cơ bản về phương diện nội dung trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong đó là: Bức tranh hiện thực và con người nông thôn trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong đó bao gồm: Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người trên ba phương diện, con người cá nhân trong cảm hứng bi kịch và cảm thương, con ngươì lí tưởng trong cảm hứng ngợi ca,con người cá nhân trong cảm hứng tâm linh.Ở đó người đọc hình dung được rò hơn quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Trịnh thanh Phong. Bên cạnh đó là bức tranh hiện thực nông thôn với hai gam màu sáng tối và hình tượng người nông dân Việt Nam trong cảm hứng thế sự đời tư. Ở chương nội dung này chúng tôi đã làm sáng rò đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong nói chung và hai tiểu thuyết “Đồng làng đom đóm” và “Ma làng” nói riêng. Thành công về phương diện nghệ thuật chúng tôi sẽ cụ thể hơn trong chương III.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN TRONG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH PHONG.


3.1.Cốt truyện đơn tuyến

Với những tác phẩm tự sự thì cốt truyện là một thành phần quan trọng. Cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện và lý giải tính cách của chúng. Để xây dựng một tác phẩm hấp dẫn, việc nhà văn phải tạo dựng một cốt truyện hấp dẫn là công việc tất nhiên. Đây cũng là qúa trình nhà văn cảm nhận, trải nghiệm và thể hiện cuộc sống trên trang văn của mình.

Cốt truyện được hiểu theo nhiều cách khác nhau: “Hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học”. [10.125] Hoặc có thể hiểu cốt truyện như toàn bộ các biến cố sự kiện được nhà văn kể ra và cái mà người đọc có thể đem kể lại. Mỗi cốt truyện đều có hai phương diện gắn bó, một là phương diện bộc lộ nhân vật, hai là phương diện tái hiện xung đột xã hội.

Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, người ta chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

Trong tác phẩm của mình, nhà văn Trịnh Thanh Phong thường xây dựng cốt truyện đơn tuyến - cốt truyện có dung lượng nhỏ hoặc vừa, trong đó “hệ thống sự kiện được kể lại gọn gàng và thường đơn giản về số lượng tập trung thể hiện qúa trình phát triển tính cách một vài nhân vật chính và có khi chỉ một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính”.[ 10; 89] Chúng ta thấy rò điều này qua hai tiểu thuyết Đồng Làng Đom Đóm và tiểu thuyết Ma Làng.

Đồng Làng Đom Đóm là tác phẩm kể về cuộc đời hai nhân vật chính là Hữu và Dần. Hữu một cậu bé mồ côi cha, rồi mồ côi thêm cả mẹ, phải ở với bố dượng, một người nát rượu, dữ đòn . Tuổi thơ của Hữu là những ngày tháng cơ cực, với lòng nhân ái hiếu thảo của mình Hữu đã thoát khỏi đòn roi, sống hoà thuận với bố dượng, trở thành học sinh giỏi. Rồi đi bộ đội, trở thành đại đội trưởng giỏi dũng cảm. Nhưng Hữu bị thương trên sông Thạch Hãn năm 1972, rồi mất vì chất độc màu da cam. Và Dần - một bác sĩ giàu lòng nhân ái. Là người bạn chung khăn, nối khố với Hữu, cùng giúp đỡ nhau. Lớn lên Dần làm bác sĩ, xin vào mặt trận gặp lại và lấy Hữu sau bao nhiêu năm chung thuỷ. Sau chiến tranh, Dần về thành lập bệnh viện dân thường và nuôi con. Dần luôn giữ tấm lòng nhân ái.

Trong truyện, mọi tình tiết, sự kiện được tác giả kể lại rất gọn gàng. Tính cách của nhân vật Hữu, Dần, Tùng, Phú cũng như các nhân vật khác dường như đều được định trước, ít có sự phát triển hay thay đổi phức tạp. Thường là tính cách nhân vật được củng cố thêm, chẳng hạn như: Từ nhỏ Hữu luôn là đứa bé ngoan ngoãn, khi chịu đòn roi của lão Bành Hữu vẫn cam chịu, ngay khi có cơ hội trả thù, thoát khỏi cảnh khốn khổ vì đòn roi thì Hữu vẫn hiếu thảo, nhân hậu. Đến khi vào mặt trận, tính cách Hữu vẫn tròn trịa hoàn hảo. Hay như Tùng, tính trí trá, lười biếng, láu cá từ bé đến cuối truyện Tùng xuất hiện vẫn thế. Trong truyện, chúng ta thấy có lão Bành - bố dượng của Hữu có sự biến đổi về tính cách, từ một người ác độc, man rợ ngập trong rượu chè trở thành con người hiền lành, một người lao động giỏi của tổ chuyên canh. Nhưng sự phát triển tính cách được nhà văn xử lí bằng sự kiện rất đơn giản, đó là sau một lần bị cảm và chứng kiến lòng nhân ái của Hữu.

Một phương diện nữa của cốt truyện luôn gắn bó với phương diện thể hiện tính cách nhân vật đó là phương diện thể hiện và xử lí mâu thuẫn xã hội. Trong tác phẩm, mâu thuẫn được tác giả xử lí rất đơn giản. Như mâu thuẫn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022