Quá Trình Hình Thành Phong Cách Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng

Chương 2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁ NG


2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

2.1.1 Con đường dẫn đến phong cách nghệ thuật nhà văn

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam, cùng với sự kiện lịch sử này, một nền văn học mới cũng được khai sinh - nền văn học cách mạng. Từ 1945 đến 1975 nền văn học ấy đã tồn tại trong điều kiện lịch sử đặc biệt: kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Từ 1975 đến nay, văn học Việt Nam đã chuyển dần sang giai đoạn mới với những quy luật mới. Chiến tranh kết thúc nhưng những hậu quả của nó đã để lại thì không phải ngày một ngày hai có thể khắc phục. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tái thiết đất nước với muôn vàn khó khăn thử thách đã đặt dân tộc Việt Nam trước yêu cầu phải lựa chọn một cách khẩn thiết: đổi mới để đáp ứng quy luật phát triển. Đại hội Đảng lần thứ VI đã chính thức đặt vấn đề: "Đổi mới là con đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thời đại, đối phó thắng lợi với mọi thử thách, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đối với đất nước ta, đổi mới có ý nghĩa sống còn" [23, tr. 124]. Trong bối cảnh lịch sử ấy, văn học Việt Nam tuân theo đòi hỏi khách quan của lịch sử và đòi hỏi chủ quan của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo đã bắt đầu một công cuộc đổi mới đầy thách thức trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Từ sau công cuộc đổi mới đến nay, văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Kế thừa những công trình đánh giá tổng kết về sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, nhìn một cách bao quát chặng đường 70 năm phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay, chúng tôi nhận thấy, diện mạo chung của văn học Việt Nam có một sự vận động và phát triển không ngừng cả về chất và về lượng. Sự vận động đó thể hiện ở các phương diện: văn học và đời sống xã hội; nhà văn và bạn đọc;

vấn đề quan niệm nghệ thuật, thể tài, thể loại, thi pháp, phong cách thời đại và phong cách cá nhân. Xu hướng của sự vận động đó chính là hướng tới những giá trị nhân bản và phổ quát của nhân loại. Đặt Ma Văn Kháng trong sự vận động nội tại của văn học qua những giai đoạn cụ thể ứng với những chặng đường sáng tác để có cơ sở hơn trong xác định kiểu lựa chọn hay nói cách khác con đường dẫn đến phong cách nhà văn ở thể loại tiểu thuyết.

Nhìn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn có thể thấy tham gia vào con đư ờng hình thành tư tưởng nghê ̣thuâṭ Ma Văn Kháng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan mang tính quy luật tất

yếu. Sống trong môt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

thời đaị lic̣ h sử có vô vàn những sự kiên

́n lao tác đông

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 5

đến tâm não của chính mình , Ma Văn Kháng đã xác lâp

cho mình môt

con

đường tư tưởng thẩm mỹ riêng . Tư tưởng nghê ̣thuâṭ của Ma Văn Kháng vi

vây

nó ̀ a l à cái bên trong măc

điṇ h đồng thời còn là quá trình vân

đông

luôn luôn không ngừ ng, lâu dài và nỗ lưc

chiếm lin

h hiên

thưc

đời sống.

Ma Văn Kháng bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ 1961 với truyện ngắn Phố cụt, sau đó là các tập truyện ngắn: Xa Phủ (1969), Chim họa mi (1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973), Bài ca trăng sáng (1974). Chim én (1975)... liên tiếp ra đời cho thấy Ma Văn Kháng là một nhà văn có biệt tài về thể loại này. Hơn mười năm sau, con đường tiểu thuyết của ông mới thực sự bắt đầu từ Gió rừng (1977) - một tác phẩm viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân các dân tộc vùng cao Tây Bắc Tổ quốc. Tuy nhiên, là tiểu thuyết đầu tay, Gió rừng không tránh khỏi những hạn chế về nội dung và nghệ thuật, chỉ đến Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), tư cách nhà tiểu thuyết Ma Văn Kháng mới được khẳng định chắc chắn. Từ đó đến nay, hàng chục tác phẩm ra đời cùng rất nhiều truyện ngắn, tất cả cho thấy một tài năng nghệ thuật hiếm có, một nhân cách nghệ sĩ kiên cường, trong sáng và đạo đức. Cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua khảo sát sáng tạo của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết, theo chúng tôi, một mặt do sự lựa chọn của chính nhà văn trước

cuộc sống, mặt khác nó chịu ảnh hưởng sâu sắc trước sự vận động nội tại của nền văn học cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn cụ thể. Kế thừa nghiên cứu của người đi trước về phương diện lý luận và văn học sử, chúng tôi không đi sâu vào các yếu tố khách quan, bởi, theo chúng tôi, các yếu tố về bối cảnh xã hội chung để nuôi dưỡng tài năng nghệ thuật cho các nhà văn cách mạng thế hệ thứ ba như Ma Văn Kháng đã được nghiên cứu và tìm hiểu rất sâu, chúng tôi đi tìm hiểu những tiên cảm của nhà văn qua các tiểu thuyết ở từng chặng đường cụ thể để thấy được sự hình thành phong cách nghệ thuật độc đáo. Điều gì là ổn định bền vững và điều gì là vận động phát triển. Xuất phát từ đó, chúng tôi xác định các chặng chính trong sự nghiệp sáng tạo của Ma Văn Kháng (ở thể loại tiểu thuyết), xem xét và đánh giá những chặng này để tìm ra những nét cơ bản, định hình, định danh phong cách nghệ thuật nhà văn, từ đó phát triển nghiên cứu cho các chương kế tiếp.

2.1.2. Những chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

Nghiên cứu tiểu thuyết của Ma Văn kháng nhận thấy đó là một quá trình lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ, luôn nỗ lực tìm kiếm những giá trị mới. Ở thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn giương cao ngọn cờ đổi mới, sáng tác của ông góp phần không nhỏ đánh dấu sự phát triển của thể loại tiểu thuyết Việt Nam từ sử thi sang thế sự đời tư, cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng đã đi trước trong công cuộc đổi mới văn học (1986), căn cứ vào thực tế sáng tác của Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết chúng tôi tạm thời chia thành hai giai đoạn và lấy tác phẩm làm ranh giới phân đoạn.

2.1.2.1. Từ "Gió rừng" đến "Vùng biên ải"

Giai đoạn này ứng với các tiểu thuyết Gió rừng, Đồng bạc trắng hoa xòe Vùng biên ải. Với Gió rừng, từ bản Chin San của người Dao đỏ trên dãy Hoàng Liên Sơn, Ma Văn Kháng đã đặt ra những vấn đề thiết cốt đối với đời sống của người dân tộc thiểu số trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước. Sau Gió rừng, đến Đồng bạc trắng hoa xòe, miền đất Lào Cai, vùng

đất biên cương của Tổ quốc, qua tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã trở thành một không gian nghệ thuật đặc biệt - không gian mang tính chất sử thi đậm chất dân tộc miền núi. Thời gian nghệ thuật là những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, 1946 đến 1947, toàn bộ Lào Cai, từ thị trấn đến các huyện lỵ đã trở thành một khu cứ điểm tồn tại cùng lúc rất nhiều thế lực phản cách mạng: các thổ ty, lãnh chúa phong kiến, tàn quân của thực dân Pháp, Quốc dân đảng, Tàu Tưởng. Không khí chính trị ở nơi này vô cùng hỗn loạn. Tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng đã bám sát những sự kiện lịch sử đó, tái hiện lại một thời đoạn quá khứ dữ dội bi hùng của mảnh đất Lào Cai. Đồng bạc trắng hoa xòe bắt đầu bằng sự kiện Triệu Đại Lộc, Vũ Khanh, những kẻ đứng đầu Quốc dân đảng ở Lào Cai, lợi dụng tình hình đảo chính lật đổ Ủy ban nhân dân lâm thời khi cách mạng vừa đặt chân lên vùng đất này, bắt bớ các chiến sĩ cách mạng, đối đầu với thổ ty hòng chiếm địa vị cao nhất, thống trị toàn bộ Lào Cai, tham vọng vươn cánh tay dài ra thâu tóm toàn bộ vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Lào Cai thất thủ, chính quyền rơi vào tay Quốc dân đảng, các chiến sĩ cách mạng và những người dân yêu nước bị bắt, bị tra tấn dã man… tất cả ở trong một trạng thái căng thẳng tột độ. Chính trong lúc ấy, sự kiện Lê Chính và các cán bộ Việt Minh đi vào vùng thổ ty, lãnh chúa vận động họ ủng hộ cách mạng, chống Quốc dân đảng, thực dân Pháp, Tàu Tưởng, giải phóng đất nước đã thay đổi cục diện chính trị. Nhận rõ chân tướng của Quốc dân đảng và quân Đồng minh, các thổ ty đã liên kết với cách mạng, chiến đấu để giải phóng Lào Cai, nhưng chính họ, sau đó, lại rơi vào một âm mưu khác do thực dân Pháp xúi giục: nổi phỉ - xưng vua, đòi cát cứ lãnh thổ… những sự kiện dồn dập ấy đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, thúc giục Ma Văn Kháng sáng tác những tiểu thuyết sử thi "tái hiện một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi, nhưng rắc rối vào bậc nhất của cách mạng Việt Nam hiện đại, tiến hành trên một vùng đất thế tập phiên thần nghèo nàn và lạc hậu" [82, tr. 20].

Nối tiếp cảm hứng sử thi của Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải đi sâu phân tích sự kiện nổi phỉ, sự cấu kết của thổ ty lãnh chúa phong kiến với

thực dân Pháp qua nhân vật Phơ-rô-phông. Trong Vùng biên ải, nhân dân các dân tộc thiểu số, dưới sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhận thức sâu sắc về con đường của dân tộc mình, đã vươn lên, cắt bỏ những ung nhọt, cắt bỏ những đau thương giằng xé, đi tới hạnh phúc. Nội dung của Vùng biên ải hướng tới con đường giải phóng dân tộc của cộng đồng thiểu số qua số phận của những con người cụ thể. Đồng thời thể hiện một cuộc đấu tranh chính nghĩa chống lại các thế lực phản động, bảo vệ thành quả cách mạng, độc lập, tự do, hạnh phúc.

Con đường sáng tạo tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ Đồng bạc trắng hoa xòe tới Vùng biên ải luôn gắn với đời sống lịch sử rộng lớn của nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc Tổ quốc. Cảm hứng sử thi thể hiện ở sự miêu tả những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại liên quan đến số phận cộng đồng, qua chân dung những nhân vật phi thường mang ý nghĩa con người tiêu biểu của thời đại cách mạng vô sản Việt Nam ở không gian biên ải, ở việc chỉ ra con đường tất yếu của nhân dân các dân tộc thiểu số đấu tranh thoát khỏi cường quyền, thần quyền, định kiến hủ tục u mê tăm tối, tiễu phỉ gian nan khổ ải, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Các tác phẩm đã tạo nên những bức tranh hoành tráng về vùng đất biên cương Tổ quốc, tạo dựng chân dung những con người quả cảm mà kiêu hãnh dám sống, dấn thân và hy sinh cho lí tưởng ở những giai đoạn cụ thể. Đọc các tiểu thuyết này ta còn cảm nhận được những dấu ấn đậm bản sắc dân tộc miền núi mà phong phú hơn cả chính là đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Mông. Những trang viết của Ma Văn Kháng về chế độ thế tập phiên thần, về tập tục cướp vợ, về tục cúng trình ma, về quan niệm trọng nam khinh nữ, về gái gầu phàng... Rồi nhỏ hơn: về bữa ăn thường nhật, trang phục của người Mông, về đôi mắt người con gái Mông... tất cả thật sống động, hấp dẫn. Những trang viết của Ma Văn Kháng về thời đoạn lịch sử ấy cho đến hôm nay ngoài ý nghĩa văn học, vì nội dung trên, còn bao hàm những ý nghĩa văn hóa, lịch sử, dân tộc học vô cùng sâu sắc. Có thể nói rằng, ngay ở thời điểm đó Ma Văn

Kháng đã đặt ra những vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, khi mà vấn đề tự do đã được giải quyết thì đây chính là vấn đề thiết cốt với một đất nước có nhiều dân tộc anh em chung sống.

Ở giai đoạn đầu, các sáng tác tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng đã định hình một phong cách nghệ thuật tiểu thuyết đậm chất dân tộc miền núi, cường tráng và khỏe mạnh, tuy có thiên về mô tả sự kiện, các nhân vật chưa đi đến tận cùng của phát triển tâm lý, còn nặng về phân chia địch - ta, nhưng những tiểu thuyết này đã định danh nhà tiểu thuyết Ma Văn Kháng, nhà văn của vùng biên ải và những tâm hồn thiểu số vùng cao Tây Bắc Tổ quốc.

2.1.2.2. Từ "Mưa mùa hạ" đến "Bến bờ"

Rời Lào Cai về Hà Nội, thay đổi không gian sống, môi trường làm việc, các mối quan hệ, cuộc sống thành thị mở ra trước mắt Ma Văn Kháng với tất cả những bộn bề, phức tạp của nó. Nhanh chóng thích ứng và nhập cuộc với đời sống văn học ở thành thị, quãng thời gian này, sức sáng tạo của Ma Văn Kháng bừng lên dữ dội, mãnh liệt, hàng trăm truyện ngắn ra đời cùng các tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Chó Bi, đời lưu lạc, Côi cút giữa cảnh đời gây sóng gió trong dư luận chứng tỏ một tư duy nghệ thuật năng động, bút lực dồi dào, cảm quan thẩm mỹ thức thời gắn bó với cuộc sống. Từ Mưa mùa hạ, thành thị đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng chính trong sáng tác của nhà văn và chính những tác phẩm trong giai đoạn này đã khẳng định sự phong phú đa dạng trong bút ph áp và bút lực của tiểu thuyết gia Ma Văn Kháng trước hiện thực đời sống thời mở cửa.

Từ tiểu thuyết sử thi sang tiểu thuyết thế sự đời tư, từ đề tài miền núi dân tộc thiểu số sang đề tài thành thị với những tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, Ma Văn Kháng đi sâu mổ xẻ, phân tích, khám phá những vấn đề đang đặt ra trong xã hội một cách sâu sắc và đầy bản lĩnh. Đó là vấn đề gia đình với các thế hệ cùng chung sống, vấn đề người trí thức với mẫu hình và sự phá hủy mẫu hình, con người tha hóa nghịch dị trước dòng xoáy của ham muốn đời thường,

con người với những ngẫu nhiên không thể biết trước trong dòng chảy cuộc đời, bi kịch cá nhân và những ẩn ức tâm lý, trẻ em trước những bi kịch gia đình, tình yêu, hôn nhân... Qua những trang tiểu thuyết nhà văn trả lời cho mình và đối thoại với bạn đọc về những vấn đề đó, có thể đưa ra kiến giải hoặc còn bỏ ngỏ nhưng ở những thời điểm xuất hiện, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thật sự đã đem đến những góc nhìn mới về con người và cuộc sống đương đại.

Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ là bước tiến dài trong tư duy và kỹ thuật tiểu thuyết của nhà văn từ tiểu thuyết sử thi sang thế sự đời tư. Xoáy vào bi kịch của người trí thức trong dòng chảy đời thường, nhà văn đã đối thoại với độc giả về hình mẫu người trí thức trong hiện thực xã hội những năm 90 của thế kỷ XX. Họ có học vấn, có nhân cách thanh cao, có tự trọng... nhưng dường như lạc lõng, đôi lúc thành bi quan, yếm thế. Trong gia đình, tiếng nói của họ bị mờ nhạt vì sức mạnh đồng tiền, ngoài xã hội bị vùi dập bởi quyền lực từ những kẻ mạo danh, đội lốt trí thức. Luận trong Mùa lá rụng trong vườn, Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú, Khiêm trong Ngược dòng nước lũ có ý nghĩa nhất định trong việc đánh dấu sự thay đổi ý thức và tư duy tiểu thuyết về mẫu hình nhân vật trí thức hiện đại. Qua miêu tả, phân tích các nhân vật, Ma Văn Kháng cho thấy tính chất đơn nhất của mẫu hình nhân vật này. Sự xuất hiện những nhân vật phản trí thức, mạo danh, đội lốt như Cẩm, Dương, Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú có ý nghĩa phản tỉnh sâu sắc đối với xã hội về sự tha hóa của con người trong xã hội đương đại trước sức mạnh của danh vọng, quyền lực và giá trị vật chất. Chó Bi, đời lưu lạc Côi cút giữa cảnh đời đi sâu miêu tả những số phận bất hạnh của trẻ em trong vòng xoáy của đời sống thị thành, thể hiện những suy tư, trăn trở của nhà văn về sự xuống cấp của đạo đức, lo lắng cho số phận của phụ nữ và em nhỏ giữa một dòng đời đầy bất trắc đang rình rập, coi trọng nền tảng giá trị đạo đức cổ truyền. Có thể nói, những tiểu thuyết ở giai đoạn này đã cho thấy một Ma Văn Kháng của đời sống thị dân Hà Nội những năm 90 thế kỷ trước vô cùng sinh động, hấp dẫn.

Ở giai đoạn thứ hai này nhà văn có những tác phẩm mang tính chất hồi cố, như là "tìm lại thời gian đã mất" (chữ dùng của M. Froust). Ba tác phẩm: Trăng non, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Một mình một ngựa quay trở lại với đề tài dân tộc miền núi nhưng bằng góc nhìn mới, góc nhìn cá nhân dù vẫn bám sát những sự kiện ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng. Trăng non là câu chuyện về Vàng A Chảo - một gã trai Mèo hiền lành, từng đi lính dõng cho Pháp, bị Săng, Chăng, Ký (những kẻ phản động) mua chuộc, đe dọa, "giam trong rừng mười lăm năm" [78, tr. 233], thành thổ phỉ, A Chảo vẫn nhớ tiếc cuộc sống gia đình, nhớ Seo Di người vợ của y đã vì y mà khổ sở, mất cả tuổi thanh xuân. A Chảo lầm lạc chứ không tàn độc, hung hãn nên với nhân vật này, con đường của y chính là sự trở về với gia đình và cộng đồng. Sự trở về của A Chảo là câu trả lời duy nhất đúng để kết thúc chặng đường bao nhiêu năm lang bạt, cô đơn nơi rừng rú, kết thúc những ngày tháng đe dọa bản làng. Giải quyết số phận nhân vật thổ phỉ, Ma Văn Kháng đã thể hiện một cái nhìn mang tính nhân bản sâu sắc đối với con người ở phía đối lập. Đồng thời nhà văn đã chỉ ra một quy luật của đời sống: cái ác tất yếu sẽ phải đền tội, con người dù bị cô lập, bị lợi dụng, bị lừa bịp đến đâu, ngu muội và cuồng tín đến đâu, chất người, khát vọng sống lương thiện vẫn chiến thắng tất cả.

Gặp gỡ ở La Pan Tẩn viết về người giáo viên miền xuôi lên Lào Cai xóa mù diệt dốt những năm 70 của thế kỷ trước. Từ những trải nghiệm về cuộc đời nhà giáo của mình, Ma Văn Kháng đã tạo dựng được một hình mẫu trí thức tuyệt đẹp. Cắm bản, mở trường, hết lòng tận tụy vì sự nghiệp lâu đài văn hóa La Pan Tẩn, nhưng không theo khuynh hướng sử thi, tác giả đã cho nhân vật của mình rơi vào những bi kịch đau đớn: mâu thuẫn với lãnh đạo, công sức xây trường bị hủy hoại, chứng kiến lối sống đồi bại, trác trụy, đạo đức giả của cấp trên, trường học bị đốt phá, những người thân yêu bị tha hóa, bị bức tử, bị lăng mạ, khinh miệt. Bi kịch lên đến đỉnh điểm khi Thiêm bị vu khống, hãm hại, phải trở về quê với án kỷ luật, bị hắt a xít vào mắt… Câu chuyện là nỗi cay đắng, phẫn nộ của một nhân cách bị vùi dập, bị đọa đầy bởi

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí