Tiểu Thuyết Lịch Sử Của Nguyễn Trường Thanh - Một Thành Tựu Nổi Bật Trong Đời Sống Văn Học Lạng Sơn.


thuật Lạng Sơn phát triển đúng hướng và góp phần sưu tầm, bảo tồn, phát triển vốn văn hóa, văn nghệ dân gian trên quê hương xứ Lạng.

Như vậy, chúng ta thấy văn học Lạng Sơn nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng đã có được những thành tựu rất đáng trân trọng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về văn học Lạng Sơn thì việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết lịch sử là một sự lựa chọn thích đáng nhất.

1.2.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Trường Thanh

Tác giả Nguyễn Trường Thanh sinh ngày 2 tháng 5 năm 1934. Xuất thân trong một gia đình nông dân ở làng Lỗ Giao (Tổng Cổ Loa cũ) nay là xã Việt Hùng huyện Đông Anh - Hà Nội. Ông là người từng trải, phải lăn lộn kiếm sống từ nhỏ để có điều kiện đi học. Trước khi đến với xứ Lạng, ông đã đi dạy học, có lúc làm thợ sửa đồng hồ ở Móng Cái, mỏ Cẩm Phả rồi lưu lạc lên tận khu gang thép Thái Nguyên và mỏ Apatis Lào Cai. Ông sống gắn bó với nhiều đối tượng, từ anh em bộ đội, công an vùng biên đến những người lao động chân tay ở vùng miền xuôi và đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng cao Lạng Sơn, Cao Bằng…

Năm 1964 ông được bộ Giáo dục và đào tạo cử lên Lạng Sơn dạy học và đã từng là: Giáo viên dạy Văn - Sử, hiệu trưởng nhà trường, làm báo, viết văn và cả kinh doanh nữa. Cuộc đời ông gắn bó với mảnh đất xứ Lạng, lăn lộn với xứ sở địa đầu của Tổ quốc - đặc biệt là vùng đất Bắc Sơn, Chi Lăng lịch sử. Gia đình ông một thời gian dài sống ngay trên mảnh đất lịch sử này, nghe âm vang hào hùng của quá khứ vọng về. Người thầy giáo yêu thích văn học ấy đã trụ lại ở trên con đường thiên lý của đời mình và viết lên những tác phẩm văn học luôn hấp dẫn người đọc.

Người đọc - nhất là người đọc ở Việt Bắc, biết đến tác giả Nguyễn Trường Thanh từ truyện ngắn “Người thợ cả” của ông (đạt giải Ba trong cuộc thi truyện ngắn, do tờ Văn nghệ Việt Bắc (1966) tổ chức). Chính sự thành


công truyện ngắn “Người thợ cả- viết về tinh thần bất khuất của một chiến sỹ cách mạng kiên cường, trung thành với cách mạng, bất chấp mọi đòn roi của kẻ thù. Thành công đó đã khiến cho người giáo viên này hoàn thành tốt mọi công việc được giao và vững tin vào con đường sáng tác mình đã chọn.

Hiện nay nhà văn Nguyễn Trường Thanh là một trong những cây bút chủ lực và sung sức của văn nghệ Lạng Sơn. Ông là một cây bút “đa tài” hoạt động trên nhiều lĩnh vực văn nghệ: sáng tác văn học (làm thơ, viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn, viết ký, viết kịch bản phim, viết kịch…); viết báo, sưu tầm văn học. Gắn bó với mảnh đất xứ Lạng đầy những kỳ tích lịch sử, nhân vật lịch sử hơn 40 năm, mê lịch sử từ thưở cắp sách tới trường nhà văn Nguyễn Trường Thanh tâm niệm: “Những nhân vật lịch sử thường là những tấm gương đẹp nhất, kết tinh những tinh hoa của dân tộc qua mọi thời đại. Cuộc đời và sự nghiệp của họ luôn cổ vũ, thôi thúc ta khát vọng lao động và cống hiến để trở thành người công dân hữu ích cho xã hội. Và không chỉ có vậy, họ còn có sức mạnh vô hình nâng bước ta đi, vượt qua những thử thách khốc liệt, thậm chí hiểm nghèo khi ta phải đối mặt với những vận hạn sai lầm trong cuộc sống”. Bằng sức lao động sáng tạo miệt mài và bút lực dồi dào, sự hiểu biết sâu rộng - cho đến nay - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã có 20 tác phẩm ở các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Nhưng thể loại ông thành công nhất thì chính là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử (với 7 tác phẩm). Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá cao, được nhận giải thưởng, được dựng thành phim và đã gây được tiếng vang trong lòng người đọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường viết về những người anh hùng có thực trong lịch sử Lạng Sơn và những sự kiện lịch sử cụ thể gắn liền với quá trình chống ngoại xâm của dân tộc. Bối cảnh không gian và thời gian lịch sử diễn ra rộng lớn từ khi nước ta còn bị nhà Đường đô


Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 4

hộ, trải qua những cuộc khởi nghĩa của các nghĩa binh thiểu số cùng nhân dân cả nước đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc, đến các chiến thắng lịch sử oanh liệt quanh Ải Chi Lăng trước quân xâm lược Nguyên - Mông, Minh, Thanh… đến giai đoạn từ đầu thế kỷ XX-1945 - tức giai đoạn trước và đến khi diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân và cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ… của dân tộc. Nhà văn đã khá công phu tái hiện lại lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân - từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác, có tổ chức. Những năm 1935-1945 - những năm đen tối nhất trong lịch sử dân tộc - khi dân ta phải chịu kiếp nô lệ “một cổ ba tròng” - thì cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cùng với những hoạt động cách mạng ở khắp nơi trên vùng Việt Bắc - đã có sức lan tỏa như ngọn lửa trong đêm đông tới đông đảo quần chúng các dân tộc nghèo khổ ở vùng biên giới này.

Hơn nửa cuộc đời mà là nửa đời đẹp nhất, sung mãn nhất, ông đã gắn bó với “Xứ Hoa Đào”- cái tên thân thương, cái tên máu thịt mà ông đã có lần gọi thay cho cái tên xứ Lạng trong một bộ phim video mà ông là tác giả kịch bản và lời bình. Say mê với những đề tài lịch sử, nhất là lịch sử cách mạng lại, được sống trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước cách mạng có những địa danh nổi tiếng, gắn liền với các sự kiện chống ngoại xâm của dân tộc - cho nên có thể thấy điểm nổi bật ở nhà văn Nguyễn Trường Thanh là: Tình yêu và lòng tự hào về xứ Lạng. Và chính ông là điển hình của một người viết gắn bó máu thịt với mảnh đất mà mình sống - cho dù không phải là nơi mình sinh ra. Trong ông nguồn cảm hứng về xứ Lạng không bao giờ vơi cạn. Có lẽ tất cả những điều đó đã giúp cho nhà văn Nguyễn Trường Thanh hoàn thành xuất sắc các tiểu thuyết lịch sử của mình. Với tình yêu và sự sáng tạo không biết mệt mỏi của mình - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã được đánh giá như là một tác giả tiêu biểu, xuất sắc có nhiều đóng góp nhất cho văn học


Lạng Sơn suốt mấy chục năm qua. Thậm chí tên tuổi của ông vượt ra khỏi cả biên giới Lạng Sơn, được người đọc cả nước biết đến với một tình cảm trân trọng và yêu mến.

1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - một thành tựu nổi bật trong đời sống văn học Lạng Sơn.

Lạng Sơn là vùng đất phên dậu phía Bắc của Tổ quốc, nơi mà từng tấc đất, từng tên núi, tên rừng, tên đất, tên hang động…nơi đây đều gắn chặt với lịch sử oai hùng chống giặc, thắng giặc ngoại xâm của dân tộc. Chính vì vậy cảm xúc dân tộc, cảm xúc lịch sử gợi lên từ đất Lạng Sơn luôn luôn thường trực ở trong lòng tất cả các thế hệ nhà văn, nhà thơ, không chỉ ở các nhà Nho xưa mà còn ở cả các lớp nhà văn sau này. Vì thế từ xưa cho tới nay đã có biết bao nhiêu tác phẩm viết về đất nước, con người nơi đây (trong thơ ca, văn xuôi). Cho đến nay - mảnh đất này vẫn là một nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các cây bút sáng tác văn học Lạng Sơn - đặc biệt là các cây bút tiểu thuyết lịch sử.

Như đã trình bày ở trên, văn học viết Lạng Sơn phát triển muộn, vì vậy những sáng tác về đề tài lịch sử của Lạng Sơn cũng phải đến những năm 60 (của thế kỷ XX) mới bắt đầu có những tác phẩm đáng lưu ý xuất hiện. Thời kỳ những năm kháng chiến chống Mĩ (1965-1975) đã có một số bài bút ký, truyện ngắn phản ánh khá trung thực và sinh động về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn (được in trong một số ấn phẩm do Ty Thông tin Lạng Sơn xuất bản, hay trên tạp chí Văn nghệ Việt Bắc). Trong đó đáng chú ý có tập “Con đường với chúng tôi” (do Ty Thông tin văn hóa và Ty Giao thông vận tải Lạng Sơn xuất bản năm 1974), đã có một số bài bút ký, ghi chép phản ánh cuộc chiến đấu kiên cường, dũng cảm của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn trên mặt trận giao thông vận tải thời kỳ chống Mĩ. Tuy nhiên, nhìn chung những bài viết đó, đa phần mới chỉ là


những tác phẩm có tính báo chí tuyên truyền phục vụ trước mắt hơn là những tác phẩm văn học đích thực. Sự nghiệp văn học nói chung và văn học về đề tài lịch sử của Lạng Sơn nói riêng - phải đến những năm sau đó mới đạt những thành tựu đáng kể.

Nếu không kể đến một vài hồi ký của cán bộ cách mạng lão thành viết trước đó, tác phẩm viết về đề tài lịch sử vào loại sớm ở Lạng Sơn là “Kỳ tích Chi Lăng” của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Lúc đầu tác phẩm này được đăng tải trên Văn nghệ Việt Bắc vào những năm 1970-1974 sau đó được Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản thành sách (năm 1981, 1982). Với “Kỳ tích Chi Lăng” - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã làm sống lại những trang sử hào hùng của dân tộc ta trên mảnh đất Chi Lăng, nơi có bề dày lịch sử hàng ngàn năm giữ nước. Tác phẩm tiếp theo phải kể đến là tác phẩm “Ngả đường khiếp sợ” của Nông Văn Côn (do Ty Văn hóa - Thông tin Lạng Sơn xuất bản năm 1982). Tác phẩm đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của quê hương Chi Lăng cùng đất nước chống giặc ngoại xâm, qua đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về truyền thống Chi Lăng lịch sử. Những năm sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn đã tổ chức cho các văn nghệ sỹ thâm nhập thực tế sáng tác và đã in thành tập “Những người con núi mẹ” (nhiều tác giả - Ty Văn hóa thông tin xuất bản năm 1980), “Điểm tựa”, “Pháo đài Đồng Đăng” (nhiều tác giả), “Lũng Xá bình yên” của nhà văn Nguyễn Trường Thanh (do Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn xuất bản 1987, 1988)… Những tập sách này đã phản ánh khá sinh động cuộc sống, chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc của quân và dân Lạng Sơn. Sau này nhiều tác giả của Lạng Sơn đã khai thác đề tài lịch sử và bám sát hiện thực cuộc sống nên đã viết được nhiều tác phẩm có giá trị lịch sử và ý nghĩa về văn học như: “Mũi tên thần” (Nguyễn Quang Huynh) viết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh cuối thế kỷ XIX;


Lằm tàng chài pay” (Con đường anh đi) truyện thơ song ngữ của Mã Thế Vinh viết về đồng chí Hoàng Văn Thụ; tập “Hồi ký trưởng thành trong đấu tranh cách mạng” của Hoàng Văn Kiểu (do Vũ Ngọc Chương ghi) đã phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc vùng Hội Hoan, Lạc Khư, Na Sầm…(huyện Thoát Lãng) thời kỳ 1935-1945. Tiểu thuyết “Khau Slin hùng vĩ” (2005) của nhà văn Vũ Ngọc Chương viết về phong trào cách mạng ở vùng Hội Hoan, Văn Lãng…thời kỳ 1935-1945. Ngoài ra, cũng còn phải kể đến một số tác phẩm của các tác giả đã từng sống, chiến đấu và công tác ở Lạng Sơn, nay ở ngoài tỉnh viết về đề tài này như: Đường 4 rực lửa của Đặng Văn Việt, Những vòng tay nhân ái của Hà Văn Thư, Cuộc chiến đấu cô đơn của Trần Sỹ Tâm…

Như vậy, văn xuôi Lạng Sơn từ năm 1945 đến nay đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử, đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và đã có những thành tựu đáng trân trọng. Ở loại đề tài lịch sử này - các nhà văn đã có được những tác phẩm có giá trị về cả phương diện văn học và lịch sử. Có thể nhận thấy cùng với sự phát triển của văn học xứ Lạng, mảng đề tài viết về lịch sử của Lạng Sơn đã có những bước đi chắc chắn và giành được những thành tựu đáng tự hào, có nhiều tác phẩm đã được trao những giải thưởng của Trung ương, của Tỉnh, trong đó có tác phẩm đã được dựng thành phim được cả nước biết đến.

Trong số các nhà văn viết về đề tài này trước tiên phải nói đến nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Ông là một tác giả tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu, xuất sắc nhất của tỉnh Lạng Sơn, đã có những đóng góp quan trọng đối với đời sống văn học tỉnh Lạng Sơn nói riêng, đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh với sự hiểu biết sâu rộng và phong phú của mình, cùng với một quá trình lao động sáng tạo, miệt mài một cách đáng khâm phục, đã liên tiếp cho ra mắt bạn đọc nhiều tác


phẩm viết về đề tài lịch sử Lạng Sơn thời kỳ hiện đại như: “Hoa trong bão” (1994) viết về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn; “Tướng không phong hàm” (1998) viết về người chiến sỹ cách mạng Lương Văn Tri - người chỉ huy đội du kích Bắc Sơn, bạn chiến đấu của đồng chí Hoàng Văn Thụ; “Nữ điệp báo Lạng thành” (1999) viết về nữ chiến sỹ tình báo dân tộc Tày - Ngô Thị Mão thời kỳ kháng chiến chống Pháp; Tiểu thuyết Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn Tập 1-2000, tập 2-2008) viết về phong trào cách mạng ở Lạng Sơn giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945; tiểu thuyết Ngôi nhà của cha (NXB văn hóa thông tin-2007) viết về cuộc đời hoạt cách mạng và chuyên ngành kiến trúc Nguyễn Văn Ninh - người đỗ đầu trường Cao đẳng Kiến trúc Đông Dương năm 1931; Hương ngàn (NXB Hội nhà văn-2008) viết về cuôc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong; Hoa bất tử (NXB Hội nhà văn-2009) viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụ.

Nhà văn Nguyễn Trường Thanh được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá là nhà viết tiểu thuyết lịch sử giầu sức sáng tạo, với nghệ thuật kể chuyện có duyên, độc đáo và chân thành và: “Điều mà người đọc luôn ghi nhận ở ngòi bút của anh là tấm lòng khao khát hiểu biết cội nguồn đến mê say và những cứ liệu lịch sử xác thực có độ tin cậy cao”[1]. Nhà nghiên cứu Đỗ Lâm Hà đã nhận xét về hành văn của ông - đó là: “Cách hành văn điềm đạm tự tại của một nhà giáo đã tạo được lực hút xoáy với bạn đọc. Cách hành văn ấy đã tiến một bước dài trong khai thác diễn biến các sự kiện cách mạng, tình huống cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử; khai thác diễn biến tâm lí và tính tự sự, hay triết luận của nhân vật”[ 11].

Qua khảo sát, có thể nhận thấy - nhà văn Nguyễn Trường Thành chính là người viết nhiều nhất và thành công nhất về đề tài lịch sử của văn học Lạng Sơn. Trong những cuốn tiểu thuyết của ông - những giai đoạn lịch sử, những


nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử…đều được nhà văn thể hiện một cách cụ thể, chi tiết và sống động - khiến cho người đọc như được tham dự, như được sống cùng với những sự kiện ấy: từ không gian đến thời gian; từ cảnh vật đến phong tục tập quán; từ trang phục đến những lời đối thoại, đến tình cảm, tư tưởng của nhân vật - đặc biệt là những suy nghĩ và hành động thể hiện được cái chí cao cả, tài năng kiệt xuất của những nhân vật anh hùng - những người đã viết nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Vì vậy, có thể khẳng định: Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh chính là một thành tựu nổi bật nhất trong đời sống văn học Lạng Sơn thời kỳ hiện đại. Tác phẩm của ông được người đọc trong cả nước biết đến và được nhiệt tình đón nhận; được nhiều người quan tâm, chia sẻ và được đánh giá khá cao về cả ý nghĩa lịch sử và giá trị văn chương của nó. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - chính là đã đi vào nghiên cứu một thành tựu nổi bật nhất, một “đặc sản văn hóa” mang tính địa phương đặc sắc và hấp dẫn của một tỉnh biên giới miền núi thơ mộng, hùng vĩ và đậm một sắc màu lịch sử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023