Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 7

tới mọi ngóc ngách trong đời sống của nhân vật, bởi vậy cái nhìn thường tỷ mỷ và chi tiết đồng thời cũng giàu chất hiện thực. Nếu như cảnh sống đọa đày của Hữu trong những trang đầu câu chuyện giống như mảng màu tối thì sang những phần sau, chất màu sáng tăng dần. Nhà văn bằng đôi mắt đầy nhân hậu đã nhìn thấy tương lai của Hữu trong những ngọn đèn đom đóm. Càng về cuối câu chuyện, không gian ngôi nhà của Hữu càng “mở” ra với nhiều ánh sáng hơn. Đó là sau trận ốm của lão Bành, chính sự hiếu thảo, lòng nhân ái của Hữu đã đưa lão trở về với cuộc sống tốt đẹp của con người, để rồi từ đó ngôi nhà của Hữu luôn tràn ngập tiếng cười của bọn trẻ, tràn ngập lòng yêu thương của bà con lối xóm. Có thể nói, nhà văn Trịnh Thanh Phong không bao giờ nhìn cuộc sống theo kiểu một chiều. Ông chắt chiu những yêu thương, nhân ái trong cái nhìn với con người và sự vật, điều đó khiến hiện thực được tái hiện trong tác phẩm của ông nhiều khi giản dị và đẹp đến mức “khó tin”.

Từ việc xây dựng hình ảnh ngôi nhà của Hữu là trung tâm của câu chuyện, nhà văn mở rộng không gian hiện thực khi miêu tả thực tại cuộc sống ở làng Thông. Ở đây, ta không gặp kiểu không gian làng quê đầy u tối, ngột ngạt với những kiếp người khốn khổ như chị Dậu, anh Pha trong những tác phẩm văn học hiện thực trước 1945, tuy nhiên hình ảnh làng Thông cũng hiện lên với rất nhiều những “điểm nóng “hiện thực của nông thôn từ khi cải cách ruộng đất cho đến những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt, và đến cả sau hòa bình. Nhà văn nhìn thấy trong cuộc sống nông thôn những ung nhọt từ chính thói vị kỷ, lộng quyền, từ chính những tệ lậu của thời bao cấp. Chuyện của Trịnh Thanh Phong là chuyện làng, chuyện xã, chuyện về cái mới, cái cũ đang đan cài dữ dội vào đời sống nông thôn. Ông phản ánh điều đó trong chính diễn biến cuộc đời nhân vật.

Chính Hữu - nhân vật mà nhà văn dày công xây dựng, gửi gắm nhiều yêu thương, trân trọng đã phải gánh một “án” phạt nặng nề, bị đuổi học chỉ vì

muốn mua một ít đường cho bà cụ Vuông đang ốm nặng. Chính Dần, người sau này trở thành vị thiên sứ thực hiện những ước mơ của Hữu cũng phải gánh chịu bao điều tiếng nặng nề, phải chấp nhận bao bất công trong cuộc sống và cả trong công việc. Không ít lần Trịnh Thanh Phong để cho nhân vật của mình nói lên tiếng nói phản kháng, đòi quyền lợi cho người nông dân, những người không được bất cứ một quyền ưu tiên nào. Nhân vật Hữu trong cuốn nhật ký của mình đã viết: “Dần ơi! Có sống vào cuộc chiến này thì mới thấy được máu xương, nước mắt của dân thường. Họ sẵn sàng nhịn ăn để nuôi quân, dỡ cả nhà làm đệm cho xe vượt sình lầy ra tiền tuyến. Những con người ấy giống hệt bà cụ Vuông, bà lang đồng Mụng, như bố bầm của chúng mình. Họ không có tem phiếu mua đường, không có sổ y bạ để hưởng chế độ ưu tiên đâu, nhưng trong cuộc chiến này họ đã hy sinh hết thảy…” [31; 225] Việc bác sĩ Dần mở bệnh xá tư của riêng mình với cái tên giản dị “Bệnh Xá Nhân Dân “cũng là để biến những ước mơ của Dần và Hữu thành hiện thực, để những người nông dân cần cù như hạt lúa củ khoai, không quyền, không chức cũng được đảm bảo những quyền lợi tối thiểu cho mình, như lời Hữu từng dặn lại: “Làm bác sĩ Dần phải nhớ dân thường nhé!” [31; 218] Những đấu tranh, dằn vặt trong suy nghĩ của nhân vật Hữu cho thấy xung đột mạnh mẽ giữa tầng lớp người có chức có quyền người có quyền hành cấp phát bổng lộc với người dân thường. Xung đột này trở thành dấu ấn trong cuộc đời Hữu và xóa bỏ sự phân biệt bất công đối với người nghèo vì thế cũng trở thành ước nguyện cả đời của nhân vật Hữu.

Tuy trong Đồng làng đom đóm, Trịnh Thanh Phong không phản ánh rò nét trực tiếp xung đột của sai lầm cải cách ruộng đất với số phận con người nhưng đọc toàn bộ tác phẩm, chúng ta thấy xung đột ấy để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với chính nhân vật trong truyện (lão Bành, Bà lang Đồng Mụng, bà cụ Vuông) đến số phận của nhân vật hay nói cách khác nó chính là một mâu

thuẫn xã hội được phản ánh trong truyện, góp phần hình thành và trở thành cái cớ để phát triển cốt truyện, ảnh hưởng đến kết cấu nội tại của truyện. Sở dĩ chúng ta có thể khẳng định như vậy vì chính những sai lầm trong cải cách ruộng đất đã dẫn đến bước ngoặt trong cuộc đời lão Bành, lão có cớ để đốt nhà mình vu oan cho em rể khiến cả nhà cụ Vuông li tán, từ đó lão Bành mới gặp mẹ Hữu, bà cụ Vuông, bà lang Đồng Mụng mới tha hương. Đây chính là cái cớ để một loạt tình tiết quan trọng của truyện phát triển. Lão Bành kể lại với Hữu: “Năm ta đánh đổ địa chủ, cường hào, dành lại ruộng đất cho người bần nông, bố lại là thành phần bần cố, dựa vào thế mình, bố xui bà Khăn tố khổ bà ấy không nghe. Một hôm bố đi họp với đội về khuya, châm lửa hút thuốc lào, hút xong mắt nhắm, mắt mở, bố dụi cái đóm vào khe liếp rồi lăn ra ngủ… Sau bố đổ cho chú em đồng hao đốt nhà của bố và bắt ép bà Khăn đấu tố trước đội” [31; 107]. Việc làm này của lão Bành đã dẫn đến bi kịch tan cửa nát nhà của gia đình bà cụ Vuông. Nhưng điều đáng bàn ở đây là việc quản lí theo nguyên tắc cứng nhắc của chính quyền với việc cải cách ruộng đất, cứ thành phần bần nông là thành phần tốt, đáng tin cậy còn địa chủ không kể xấu tốt đều bị kết tội như nhau, tịch thu toàn bộ sản nghiệp - bài học xương máu thực tế ở nông thôn của nước ta những năm cải cách ruộng đất. (Đây vốn là đề tài hạn chế trong văn chương) Điều này cũng được nhà văn nhắc đến trong tác phẩm qua lời bà cụ Khăn: “Nhà cháy. Năm ấy anh Bành lại là thành phần bần nông được các ông ở trong đội đánh đổ địa chủ tin cậy, anh ấy nói gì đội cũng tin, thế là cái tội anh ấy vu cho người nhà bà ngày càng to lớn thêm ra. Cái mái nhà êm ấm của bà đành mỗi người một phương” [29; 157]. Qua đây, ta thấy có thể xung đột giữa sai lầm cải cách ruộng đất và số phận con người không phải là đối tượng phản ánh chính của tác giả nhưng nó lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của truyện, vì thế mà độc giả khi đọc, nghiên cứu tác phẩm không thể không có ấn tượng với xung đột này. Trong hơn

300 trang tiểu thuyết, xung đột chỉ được nhắc qua hai lần với số lượng dòng rất nhỏ nhưng sức nặng và tầm quan trọng của nó không hề nhỏ chút nào. Một sự phê phán có vẻ nhẹ nhàng, thoáng qua nhưng lại thâm thuý và gay gắt vô cùng. Đây chính là giá trị hiện thực của chi tiết này và cũng là cái tài của nhà văn Trịnh Thanh Phong.

Có thể nói, bức tranh hiện thực vẽ nên trong Đồng làng đom đóm có gam màu tối của những tệ lậu một thời đè nặng lên cả tâm lý và cuộc sống của người nông dân, nhưng nhiều hơn cả là gam màu sáng của lòng nhân ái, tình yêu thương con người và sức mạnh vươn lên của mỗi con người trước hoàn cảnh. Ngọn đèn đom đóm tuy nhỏ bé nhưng bền bỉ, dẻo dai, là nguồn sáng trung tâm cho bức tranh hiện thực của tác phẩm.

Tuy nhiên trong tiểu thuyết này, hiện thực nông thôn chưa phải là vấn đề tác giả quan tâm hàng đầu. Phải đến Ma làng- nơi thể hiện tất cả những gì nhà văn “tìm nhặt ở cái làng quê lở lói, nghèo khổ bám quanh viền núi Châm”, [30;5] bức tranh hiện thực mới hiện lên rò nét. Đó là bức tranh nông thôn đang chuyển động dữ dội với các xung đột: sai lầm của cải cách ruộng đất với thân phận con người, lũ cơ hội bè phái với những con người tốt đẹp, xung đột thế sự giữa các dòng họ, xung đột đời tư trong mỗi gia đình, xung đột thiện ác trong mỗi con người…

Với hơn 190 trang, cuốn tiểu thuyết tái hiện một phần nông thôn miền núi trước thời kì đổi mới đầy cam go, thách thức. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, bạn đọc dễ dàng nhận ra hình ảnh một vùng nông thôn với những cuộc tranh giành, gây bè kết cánh của những phần tử xấu muốn dùng hình ảnh, uy tín của Đảng, của tập thể để mưu cầu lợi riêng. Thói tư lợi, chủ nghĩa cá nhân núp dưới danh nghĩa của tập thể, của làng xã, trở thành khối u lớn kìm hãm sự phát triển của nông thôn, cùng với những biến chứng của căn bệnh quan liêu,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

cửa quyền - sản phẩm của cơ chế bao cấp. Đó là hiện thực được phản ánh rất riêng mà cũng rất chung ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam.

“Ma làng” đã tái hiện một bức tranh nông thôn miền núi trong “đêm trở dạ” với xung đột giữa sai lầm của cải cách ruộng đất với thân phận con người,

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 7

….Với lối sống làng xã truyền thống, nghĩa là bản chất con người thì vẫn sống bằng những toan tính từ bờ ruộng, luống cày ra tới trại chăn nuôi, bè thả cá lồng. Cũng vẫn với lối thanh toán nhau từ thói tục mâm trên, mâm dưới, họ gần, họ xa, dòng tộc, nội ngoại nhưng ở đây các tổ chức chính trị và tổ chức xã hội vốn là lý tưởng của toàn dân và toàn xã hội đã biến thành phương tiện trong tay kẻ có chức có quyền. Di hại của chiến tranh kết hợp với thói tục làng xã, hủ tục cổ truyền mà phần lớn những di hại này là sự biến chứng “di căn” của căn bệnh quan liêu, cửa quyền do cơ chế bao cấp để lại, mà cơ chế ấy thực ra chỉ còn lại “bộ xương” trong khi cơ chế mới hé mở những ưu điểm, đồng thời cả những khuyết điểm. Tất cả chưa thật rò ràng, chưa thật có da, có thịt khiến cho bọn phú hào mới của làng xã tranh thủ đục nước béo cò, xâu xé nhau bằng những chức vụ, bản chất của cái tốt do chế độ đem lại chỉ còn là danh nghĩa. Sai lầm này đã tạo ra sự đối lập, chênh lệch giàu nghèo quá mức giữa một bên là bọn lợi dụng chức quyền vơ vét của cải nhân dân bỏ vào túi mình với một bên là những người dân nghèo khổ có số phận bi kịch.

Tác phẩm là sự chồng chéo một loạt những xung đột dữ dội và dai dẳng. Cũng chính những sai lầm trong cải cách đã dẫn đến xung đột tranh giành, thanh trừng lẫn nhau giữa các phe cánh. Cụ thể trong tác phẩm là xung đột gay gắt giữa hai dòng họ Phạm và họ Trương. Hình ảnh những kẻ như Phạm Tòng và vây cánh của lão đã trùm bóng đen lên khắp làng Lộc với những âm mưu đen tối, những toan tính có thừa sự xấu xa. Từ đầu đến cuối truyện, người đọc chứng kiến hai “cuộc họp chấp hành” bao gồm toàn thể vây cánh nhà họ Phạm. Trong hai cuộc họp ấy, Phạm Tòng luôn dặn dò lũ đàn em

phải biết mượn cái vỏ của Đảng để củng cố cái phái”, [30; 48] vấn đề chúng bàn bạc đều xoay quanh việc làm sao nhổ được “cái gai” trước mắt là anh Tâm - Đảng viên và cũng là người xã đội gương mẫu được nhân dân yêu mến; làm thế nào hạ được uy tín của ông Tĩnh - người Đảng viên 50 năm tuổi Đảng; làm thế nào hại được cô Mưa, người trót mang trong mình dòng máu của nhà họ Phạm. Để làm được điều đó, chúng không từ một thủ đoạn gì. Chúng mua chuộc chị Ló - một người đàn bà vốn là “sản phẩm lưu manh hóa” của chính bọn chúng để thu thập thông tin nhằm hại “đối thủ”. Chúng sẵn sàng giăng bẫy để cô Mưa ăn phải quả ô mai có tẩm thuốc độc phá thai - cái thai vốn là máu mủ của dòng họ Phạm, khi việc không thành lại muốn vu oan để Mưa phải đi tù. Thậm chí để có được chút quyền lực, Phạm Tòng còn cưới về cho con trai một nàng dâu sứt môi nhưng là cháu của một vị có quyền chức trên huyện. Hai cuộc họp mà vây cánh nhà họ Phạm gọi là cuộc họp “ban chấp hành” thực chất chỉ là cuộc tụ tập để bàn mưu tính kế hại người của những kẻ mượn danh Đảng, mượn danh đoàn thể mà làm bậy.

Bằng việc xây dựng hình ảnh những nhân vật như Phạm Tòng, Lường, Luồn cùng vây cánh của chúng với đủ những mánh khóe hại người, nhà văn đã khắc họa được một cách sinh động rò nét bức tranh hiện thực hay chân dung chủ nghĩa cá nhân nông thôn. Những “mảng tối” của hiện thực được nhà văn nhìn thấu và soi rò, từ đó cắt nghĩa một cách sâu sắc, ngọn nguồn. Ông nhìn ra bản chất vấn đề, tất cả đều xuất phát từ đầu óc thủ cựu, tư lợi cá nhân vốn tiềm tàng trong nếp nghĩ, trong cách hành xử của con người, nay được dịp bùng phát, trở thành ung nhọt kìm hãm sự phát triển của nông thôn.

Mặc dầu vậy, Trịnh Thanh Phong không hề bi quan. Bên cạnh cái nhìn khá chân xác về mặt trái của hiện thực, nhà văn cũng nhìn ra những nhân tố tích cực, làm nên sự cân bằng cho đời sống xã hội nông thôn. Trong khi Phạm Tòng cùng vây cánh của hắn ra sức bàn mưu tính kế để giành quyền lợi riêng

cho mình thì anh Tâm, người lính trở về quê hương tham gia lao động, đảm nhiệm chức vụ xã đội trưởng lại hết sức bình thản. Anh hiểu rò bản chất của Đảng - Đảng là của dân nên có cách hành xử không hề khuôn cứng và nguyên tắc cứng nhắc. Anh hiểu tận cùng bản chất của những người dân như anh Dỏ, chị Ló cũng như nhiệm vụ của những người Đảng viên trong thời bình. Khi những người thân ở xung quanh anh còn chưa hiểu đúng về Đảng, còn có ý định vào Đảng để kết bè kết cánh như nhà họ Phạm, anh đã giải thích: “Ngày xưa, dân tộc còn ở dưới ách nô dịch của ngoại bang, những người Đảng viên đã phải chịu tù đày, chịu hy sinh để cứu dân tộc ta ra khỏi ách áp bức bóc lột. Bây giờ đất nước độc lập rồi, nhiệm vụ chính của người Đảng viên Đảng cộng sản dù ở bất cứ cương vị nào là phải tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để cứu đất nước, nhân dân ra khỏi đói nghèo”. [30; 65] Chính suy nghĩ đúng đắn đó đã giúp anh có cách ứng xử phù hợp, chống được những âm mưu xảo trá của vây cánh nhà họ Phạm.

Không chỉ thế, anh Tâm còn hiểu và thông cảm sâu sắc với những người nông dân như anh Dỏ, chị Ló… Anh hiểu rằng “những người như anh Nghiệp, cô Ló, anh Dỏ đâu phải đẻ ra họ đã thế. Họ là sản phẩm của một thời ấu trĩ, một thời mông muội. Nếu ta ngoảnh đi thì những hậu quả ở làng xã còn mãi quẩn quanh, luân hồi”. [30; 72] Người Đảng viên ấy hiểu rằng, cách tốt nhất để giúp những người lỡ bước trở về là tạo cho họ công ăn việc làm cho họ. Nhờ đó anh đã được những người như anh Dỏ, chị Ló, anh Nghiệp, những người thất cơ lỡ vận trong làng trong xóm tin yêu. Họ coi anh như vị cứu tinh, giúp họ thoát khỏi cuộc đời nghèo túng, khỏi cảnh những kẻ xấu chèn ép, đẩy ra bên rìa cuộc sống. Cuối cùng, chính những con người ấy đã biết đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng kinh tế, cùng nhau làm giàu. Cô Mưa thoát khỏi mặc cảm để nuôi con, để dựng quán bán hàng. Anh Nghiệp giúp bà

con chòm xóm nuôi cá lồng, anh Tâm cùng những người như chị Ló nuôi bò, trồng rừng để phát triển kinh tế nông thôn.

Cuộc đấu tranh giữa anh Tâm và vây cánh nhà phạm Tòng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái mới và cái cũ. Anh Tâm chính là biểu tượng của cái mới, cái thiện, là ước nguyện của người nông dân. Cuốn sách khép lại khi vừa hé ra một mảnh sáng là niềm tin và ước mong của tác giả.

Xung đột kể trên là xung đột ở hầu hết vùng nông thôn thời kỳ trước đổi mới. Ma làng đã phản ánh được vấn đề vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài ở các vùng nông thôn trước những năm 1986.Nói như vậy, vì trong Ma làng có những âm mưu là những mưu mô xảo trá chiếm đoạt quyền chức của phe cánh Phạm Tòng và số phận bi kịch của những người nông dân như Dỏ, Nghiệp, Ló… ở vùng nông thôn trung du miền núi và chúng ta thấy điều tương tự ở vô số làng quê khác như vùng nông thôn ở đồng bằng Bắc bộ cũng có sự đểu giả, quỷ quyệt của phe cánh nhà Trịnh Hàm, sự nghèo khổ của những người nông dân như Quyềnh, Tho trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường

“Ma làng” không chỉ phản ánh xung đột dữ dội giữa các phe cánh mà còn phản ánh mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt trong chính người nông dân. Trịnh Thanh Phong tỏ ra am hiểu tính tình, lối sống cách ăn nói, diễn biến tình cảm của các nhân vật như chính bà con, anh em trong làng xã quê ông. Ông nhìn thấy tất cả những góc khuất sau những cảnh đời, mảnh đời đầy bi kịch, ông phản ánh chân thực những biểu hiện nhá nhem, đen tối của cuộc sống ngay trong tâm hồn con người và cương quyết đấu tranh với nó bằng ngòi bút của một nhà văn đầy trách nhiệm. Bằng nhiều chi tiết và lối trần thuật đặc sắc, tác giả đã khiến người đọc hiểu rằng trong nhiều trường hợp con người vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của những lầm lỡ trong cuộc đời họ. Họ là thủ phạm khi trong nội tâm luôn có sự dằng co giữa cái xấu và cái

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí