mới giúp trẻ sử dụng được kiến thức trẻ có được một cách đúng nghĩa mà không phải là sự máy móc dập khuôn giống như cách học bình thường mà TTK vẫn thường tiếp thu.
3.1.6. Kết nối gia đình trẻ với các bộ phận can thiệp khác
Việc cần phải có danh sách các cơ quan đoàn thể các địa chỉ phù hợp chuyên làm việc với TTK là điểu hết sức cần thiết để các gia đình nắm được với tình trạng của con mình hiện tại nên tìm đến đâu là điều cấp thiết nhất và can thiệp như thế nào là phù hợp nhất với con mình. Là một nhân viên CTXH cần thiết phải nắm được những địa chỉ đó để sẵn sàng giải đáp thắc mắc, tư vấn phụ huynh khi các gia đình có nhu cầu và đặc biệt là tư vấn để các gia đình có được địa chỉ phù hợp với con mình. Không tốn tiền, tốn công, tốn sức vào những biện pháp can thiệp thiếu cơ sở khoa học hoặc chưa được kiểm chứng rò ràng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần của các con. Bên cạnh đó cũng không để các gia đình phải đưa con mình đi can thiệp ở một nơi quá xa xôi trong khi còn nhiều các trung tâm khác gần kề và chất lượng cũng không thua kém. Chị T cho biết “ Nếu có danh sách các trung tâm thì tốt quá bọn chị sẽ xem xét các cơ sở để cho con mình được đi can thiệp tại trung tâm gần nhất để các con”[ Trích phỏng vấn sâu số 8].
Hiện nay các trung tâm CTS cho TTK tại Hà Nội đã và đang tiếp tục mọc ra khá nhiều. Chưa cần biết đến khả năng chuyên môn cũng như quy mô của các trung tâm đó nhưng điều đó đủ biết sự gia tăng cũng như phức tạp của vấn đề TK ngày càng trở nên đáng quan tâm trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên để tính về số lượng các trung tâm can thiệp cũng không thể nói lên chất lượng của các trung tâm đó. Hiện nay hầu hết ở các trung tâm còn rất thiếu thốn về giáo viên có trình độ chuyên môn sâu về TK. Các chuyên gia thì còn khan hiếm hơn thế vì vậy có nhiều trung tâm nhưng chưa chắc nơi nào cũng là địa chỉ tin cậy để các phụ huynh có thể đưa con mình vào can thiệp đặc biệt hơn là nếu không am hiểu có thể còn làm ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp bỏ lỡ mất giai đoạn can thiệp tốt nhất cho con mình. Vì vậy cần phải lên danh sách một số những trung tâm đáng tin cậy và các bộ phận can thiệp khác nhau để có thể tư vấn cho phụ huynh là điều cần thiết cho các phụ huynh yên tâm cho con mình đi can thiệp mà không e ngại về chất lượng can thiệp của các trung tâm.
3.1.7. Có nhân viên công tác xã hội làm việc trực tiếp với trẻ và giáo viên mầm non
Để mang lại hiệu quả can thiệp cho TTK không thể khẳng định rằng chỉ cần một bộ phận hay một biện pháp là có thể giúp trẻ can thiệp hiệu quả bởi cho đến hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh được một biện pháp đặc hiệu nào có thể chữa khỏi được TK mà chỉ có thể can thiệp làm thuyên giảm phục hồi được cho trẻ ở một mức độ nhất định tùy thuộc vào thời điểm, biện pháp can thiệp. Cho nên cần phải kết hợp các bộ phận lực lượng là điều cần thiết để giúp trẻ có được hiệu quả can thiệp tốt hơn và giáo viên, các bạn nơi trường mầm non hòa nhập là một nơi lý tưởng để giúp trẻ tương tác với mọi người, với bạn bè cùng lứa tuổi. Tuy nhiên hiện tại ở trung tâm sự kết nối này còn khá mờ nhạt chị T cho biết thêm “ Trung tâm mình gần như có sự kết nối rất ít với giáo viên và các trường mầm non nên các cô ở mầm non nhiều khi còn chưa hiểu được đứa trẻ và nhu cầu của đứa trẻ khi chúng học ở trường”. [Trích phỏng vấn sâu số 4]
Một điều đặc biệt hơn khi làm việc tại trường mầm non nhân viên CTXH không chỉ giúp đỡ được cho trẻ của mình thậm chí còn có thể hướng dẫn giáo viên mầm non biết cách ứng xử phù hợp với những TTK. Sự có mặt của các nhân viên CTXH tại các trường mầm non nơi trẻ học một phần là để kèm cặp sát xao hơn với trẻ. Hướng dẫn, cận kề bên trẻ trong tất cả các hoạt động chung ở lớp học nơi trẻ theo học ở trường mầm non hòa nhập. Hướng dẫn trẻ thực hiện một số hoạt động đơn giản theo mệnh lệnh của giáo viên mầm non. Hướng dẫn trẻ chơi với một số bạn trong lớp cùng lứa tuổi. Nếu trẻ chưa biết cách chơi thì hãy hướng dẫn trẻ biết cách chơi với đồ vật trước. Sau khi biết cách chơi với đồ vật thì trẻ sẽ được hướng dẫn để chơi theo nhóm hai người, trước hết là biết cách chơi với một bạn đối diện với bạn, chia sẻ đồ chơi, chơi theo lượt, hỏi tên, tuổi và về bản thân gia đình của bạn. Biết lắng nghe bạn nói và nhắc lại được những thông tin mà bạn chia sẻ. Biết cách chơi với một bạn đối diện với mình, chơi chung đồ chơi. Tất cả những hoạt động này phải được nhân viên xã hội theo sát trẻ và hướng dẫn trẻ tỉ mỉ trong từng hoạt động. Giáo viên mầm non sẽ là người tiếp theo hướng dẫn trẻ trong những khoảng thời gian mà nhân viên xã hội không có mặt nhằm đảm bảo bài tập mà nhân viên xã hội luyện tập cho trẻ sẽ được tập đi tập lại không có sự gián đoạn xảy ra.
Với biện pháp này trẻ sẽ được học cách tương tác với những người xung quanh mà không chỉ là các thành viên trong gia đình. Đây là một trong những biện pháp thúc đẩy sự tương tác của trẻ đối với mọi người xung quanh làm giảm thiểu điểm yếu của TTK đó là tương tác xã hội. Thông qua nhân viên CTXH nhiều các giáo viên mầm non có thể hiểu được và biết cách nên làm thế nào với những trẻ này. Các giáo viên cũng có thể phần nào hiểu được tâm sinh lý của trẻ cũng như của những gia đình có TTK đặc biệt hơn họ cũng có thể cảm thông để tiếp tục tận tâm trong công việc giúp đỡ nhiều hơn cho những trẻ như vậy, không kì thị hay có những đối xử không phù hợp với tâm sinh lý của TTK. Chị N cũng cho biết “ Nếu có người làm nhiệm vụ kết nối giữa giáo viên mầm non với giáo viên đặc biệt và trẻ thật sự là một việc rất tốt để hiểu trẻ hơn”.[Trích phỏng vấn sâu số 2].
Với việc có sự tham gia của nhân viên CTXH theo sát bên trẻ tới các trường mầm non hòa nhập có thể giúp cho trẻ có những trải nghiệm nhất định ở trường mầm non. Sự có mặt của nhân viên xã hội là một sự kết nối đặc biệt giữa trường mầm non với trẻ và gia đình của trẻ. Là một sự kết nối đặc biệt giúp trẻ có thể tương tác với mọi người xung quanh đặc biệt là với các bạn cùng lứa tuổi.
3.1.8. Tổ chức tuyên truyền cộng đồng về hội chứng tự kỷ
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Can Thiệp Sớm Với Trẻ Tự Kỉ
- Độ Tuổi Của Trẻ Vào Thời Điểm Phát Hiện Và Can Thiệp
- Cha Mẹ Trực Tiếp Tham Gia Trong Giờ Can Thiệp Cá Nhân
- Sử Dụng Lời Khen, Thưởng Và Trách Phạt Rò Ràng
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 13
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Hiểu biết của cộng đồng có một vai trò to lớn với những TTK cũng như những gia đình có trẻ mắc hội chứng TK. Sự ảnh hưởng của cộng đồng và môi trường bên ngoài có tác động tới cả môi trường học tập cho trẻ cũng như điều kiện để trẻ có cơ hội tương tác, giao tiếp với mọi người xung quanh và các bạn cùng lứa tuổi. Với biện pháp này chúng tôi thực hiện kết hợp việc vừa can thiệp với TTK cho phụ huynh vừa trò chuyện tư vấn cho phụ huynh thì rất nhiều phụ huynh đã nhận ra những nhận định sai lầm của họ về hội chứng TK. Bên cạnh đó không chỉ các bậc phụ huynh có con TK mà những phụ huynh khác có con không mắc hội chứng này cũng được hiểu thêm nhờ có sự giao tiếp giữa các phụ huynh với nhau trong đó chủ yếu là các phụ huynh làm cùng công sở hoặc là họ hàng anh em trong nhà. “Hiện nay việc tuyên truyền với cộng đồng về hội chứng này chưa nhiều nên cộng đồng còn chưa có nhiều hiểu biêt về hội chứng này.” [Trích phỏng vấn sâu số 2].Mặc dù việc tuyên truyền kiến thức và hiểu biết chưa được tổ chức ở mức độ hội thảo hoặc tập huấn nhưng nhờ có mạng lưới liên kết giữa các phụ huynh này có nhiều phụ
huynh khác không có con mắc hội chứng này cũng có những hiểu biết nhất định và có hành vi ứng xử phù hợp với những gia đình có con mắc hội chứng TK. Nhiều phụ huynh có con mắc khuyết tật trí tuệ và chậm phát triển ngôn ngữ cũng có người từng nghĩ con mình mắc hội chứng TK và tìm đến giáo viên nhân viên CTXH để được can thiệp. Song bằng việc được tư vấn trực tiếp kết hợp với những chia sẻ của các phụ huynh với nhau nhiều phụ huynh đã hiểu được bản chất của hội chứng TK và không còn coi tất cả các dạng tật khác sang TK. Sẽ có những dạng tật khác mà CM nhìn thấy con mình có những biểu hiện giống với TK song không phải tất cả các biểu hiện đó đều thuộc về TK. Muốn đánh giá một đứa trẻ có TK hay không chúng ta không chỉ phụ thuộc vào vài biểu hiện nhận biết thông thường đó mà còn cần phải có các biểu hiện về hành vi, về tương tác, về ngôn ngữ và về nhận thức... từ đó các phụ huynh sẽ không còn nhìn nhận sai về hội chứng này và không áp đặt đối với con của mình. Sự nhận định nhầm lẫn của CM có thể ảnh hưởng đến chính cách giáo dục của họ đối với con của mình. Không những thế mà còn ảnh hưởng lớn tới chính những đứa bé của họ.
Ngoài việc tăng cường hiểu biết cho các phụ huynh và người nhà, cho các bậc phụ huynh có con mắc các dạng tật khác chúng ta cần phải tuyên truyền cho cả các bậc phụ huynh có con bình thường. Những bậc phụ huynh này có thể sẽ không có nhiều thời gian cho việc nghe về hội chứng này tuy nhiên họ có thể nhìn thấy ở con của hàng xóm, nhìn thấy từ bạn học của con mình. Về biểu hiện cũng như đặc điểm của những đứa TTK. Có thể không mấy khó khăn để họ nhìn thấy những khác biệt của những đứa trẻ đó với con họ. Tuy nhiên vấn đề lớn hơn là việc cần phải để cho những đứa TTK được chơi và tương tác với những đứa trẻ bình thường hay không lại thuộc về vấn đề khác. Bởi nhiều đứa TTK có cả những hành vi hung bạo nhiều CM bình thường sẽ không muốn con mình chơi với những đứa trẻ như vậy tuy nhiên không phải tất cả TTK đều có hành vi đó và để có hành vi đó xảy ra lại cần phải có các nhân tố tác động chỉ cần những đứa trẻ bình thường được nhắc nhở về một số hành vi nên và không nên khi chơi và tương tác với TTK. Cần phải tăng cường hơn nữa những trao đổi giữa những bậc CM có con TK và những CM có con bình thường để những đứa trẻ này có cơ hội hòa nhập với nhau. Tuy nhiên đây đang còn là một điểm yếu của nghiên cứu này
bởi chúng tôi chưa thực sự hoạt động tốt việc tuyên truyền cho các CM có con bình thường để họ có thể thoải mái để con mình chơi với những đứa trẻ mắc hội chứng TK mà không hề có những kì thị nào khác.
3.2. Vai trò can thiệp
Với vai trò can thiệp nhân viên xã hội sẽ đảm nhiệm vai trò vừa là người kết nối và hướng dẫn CM. Vừa là người can thiệp trực tiếp với CM trẻ đông thời can thiệp với trẻ. Can thiệp với trẻ là nhiệm vụ chính của các nhà trị liệu chuyên biệt nhưng nhân viên xã hội hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò này khi cần được học hỏi thêm về các kĩ thuật cũng như các biện pháp can thiệp cho trẻ. Bên cạnh đó việc cần phải tìm hiểu về kĩ thuật và phương pháp can thiệp cho trẻ là yếu tố bắt buộc nhân viên xã hội phải làm khi làm việc trong lĩnh vực này. Là một nhân viên xã hội muốn thực hiện kết nối, muốn thực hiện được hướng dẫn và tư vấn phụ huynh trước hết nhân viên xã hội phải là người trực tiếp làm việc được với trẻ và hiểu về đối tượng trẻ này, hiểu để có thể tiếp xúc được với trẻ. Hiểu để có thể giúp đỡ được phụ huynh bất cứ lúc nào. Người kết nối dịch vụ cho trẻ đối tượng trẻ này mà không hiểu biết về đối tượng trẻ này thì khó có thể nắm được những dịch vụ nào là dịch vụ phù hợp với trẻ. Đặc biệt hơn nữa trong bối cảnh hiện tại TK còn đang là một vấn đề được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều xong những phương pháp đã được kiểm chứng khoa học thì không phải nhiều. Chính vì sự lẫn lộn này có nhiều phụ huynh đã biến con mình thành chuột bạch khi cho con mình điều trị bằng những phương pháp chưa hề được kiểm chứng khoa học mà không hề hay biết. Bên cạnh đó những dịch vụ can thiệp phù hợp và hiệu quả lại bị cho là lâu và không hiệu quả nhiều. Những nhầm lẫn này làm cho việc tiếp cận với dịch vụ hiệu quả trong CTS cho TTK gặp rất nhiều khó khăn, yêu cầu rất cần đội ngũ chuyên môn có kĩ năng và kiến thức sâu rộng để nắm được những liệu pháp can thiệp nào là những liệu pháp đã được kiểm chứng để tư vấn kết nối hiệu quả cho phụ huynh tìm đến những dịch vụ đó. Bên cạnh đó việc can thiệp trực tiếp cũng đòi hỏi nhân viên xã hội phải thật sự có kiến thức về giáo dục đặc biệt về tâm lý cũng như về chuyên môn của các liệu pháp can thiệp. Vì vậy yêu cầu nhân viên xã hội phải học hỏi và áp dụng chuyên ngành của các ngành khác để đáp ứng tính liên ngành và phục vụ cho chính nhu cầu công việc trong quá trình làm việc với trẻ là điều cần thiết. Bên cạnh việc can thiệp
được cho TTK nhân viên xã hội cũng cần phải có các kĩ năng để đóng vai trò can thiệp với người nhà đặc biệt là những người cha, người mẹ và những người chăm sóc trực tiếp cho những đứa trẻ. Chị P giáo viên cũng cho rằng “ Không phải CM nào cũng có hiểu biết giống nhau và không phải CM nào cũng chăm chỉ và tìm hiểu để dạy con mình”.[Trích phỏng vấn sâu số 4].Trong số nhiều các bậc CM của TTK đều cho rằng họ không biết dạy con và khó để tương tác được với con trong khi đó họ lại không chịu bỏ thời gian để chơi với con, không bỏ thời gian để tìm hiểu về các phương pháp mà lại phụ thuộc nhiều vào giáo viên chuyên biệt và hầu hết là giao con mình cho giáo viên chuyên biệt với suy nghĩ cứ có cô dạy là sẽ tiến bộ. Những tư duy lệch lạc này của một số CM đã và đang làm ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả cũng như bỏ qua mất giai đoạn can thiệp tốt nhất cho con mình. Điều này khiến cho sự có mặt kịp thời của các nhân viên xã hội để tác động và can thiệp cho các bậc CM nhiều khi còn quan trọng hơn là việc chúng ta sẽ can thiệp trực tiếp vào đứa trẻ. Can thiệp cho đứa trẻ thì đã có các giáo viên chuyên biệt chuyên sâu hơn, còn can thiệp với CM thì các giáo viên chuyên biệt lại không thể tác động được. Họ có thể dạy cũng có thể làm mẫu để CM học theo, nhưng nếu CM không ý thức được tầm quan trọng của mình đối với tiến trình can thiệp của con. Cha mẹ không chủ động hợp tác cùng tác động thì một mình giáo viên không thể làm ra được những thay đổi lớn hoặc phải mất rất nhiều thời gian. Sự có mặt can thiệp của nhân viên xã hội đối với CM sẽ góp phần giúp cho CM tỉnh ngộ được vai trò của mình và nhận ra những điều mình cần làm để tốt nhất đối với con mình mà không còn lệ thuộc vào các nhà trị liệu hay các nhà giáo dục. Việc tiến hành can thiệp song song đối với cả trẻ và đối với cả CM là điều mà thể hiện tính khác biệt của CTXH so với các nhà trị liệu chuyên biệt khác. Đồng thời khẳng định vai trò của CTXH trong tiến trình CTS cho trẻ. Một số biện pháp cụ thể với vai trò can thiệp của nhân viên CTXH như sau:
3.2.1. Đánh giá khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ
Đánh giá khả năng, nhu cầu và sở thích của trẻ là một điều quan trọng trước khi tiến hành CTS cho TTK. Để có được những can thiệp phù hợp với trẻ thì việc đánh giá sẽ là việc đầu tiên và cần thiết hơn hết. Như đã trao đổi ở trên thì việc đánh giá chủ yếu do các giáo viên giáo dục đặc biệt thực hiện hoặc các chuyên gia về TK sẽ thực hiện. Nhân viên công tác xã hội có thể tham gia nhưng cần có những nhân
viên CTXH được đào tạo căn bản về đánh giá đối với TTK. Bà Laurence chuyên viên can thiệp ở Mỹ cho biết: “Ở mỹ nếu con họ có vấn đề họ sẽ tìm đến nhân viên CTXH đầu tiên sau đó họ sẽ là người kết nối và CM sẽ tìm đến để nghe nhân viên xã hội nói để tư vấn để CM đưa con đến những địa chỉ phù hợp. sự can thiệp sẽ được tiến hành sau khi trẻ được nhân viên xã hội đánh giá sàng lọc và kết quả là con có vấn đề từ khoảng 25% trở lên. Vai trò của nhân viên xã hội có thể đến tận nhà để đánh giá với trẻ.” Như vậy có thể thấy rất cần có một bộ phận nhân viên CTXH được đào tạo một cách chuyên nghiệp về lĩnh vực sàng lọc và đánh giá để chẩn đoán về tình trạng của một đứa trẻ vì khi một đứa trẻ có vấn đề nơi mà CM trẻ đưa đến trước hết sẽ là nhân viên CTXH chứ không phải một nhà giáo dục chuyên biệt. Cần hơn nữa sự phát triển của CTXH để có thể đáp ứng những nhu cầu này bởi hiện nay vẫn còn rất nhiều phụ huynh và CM còn thiếu thông tin và hiểu biết về hội chứng này đôi khi thấy những biểu hiện của con mình lại không biết phải đưa con đi khám và sàng lọc ở đâu. Nếu có một bộ phận làm việc thực sự về lĩnh vực này một cách chuyên nghiệp thì việc đánh giá và sàng lọc đối với TTK sẽ trở nên dễ dàng hơn, phát hiện sớm và kịp thời sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ của trẻ. Ngoài đánh giá sàng lọc nhân viên CTXH còn có thể tư vấn gia đình giới thiệu họ đến những địa chỉ phù hợp để có những bài test chính xác về khả năng của con đồng thời nhận ra được sở thích, sở đoản của con để việc can thiệp sau đó được thuận lợi. cần phải nắm được sở thích của trẻ để tận dụng vào bài can thiệp cho trẻ và kích thích trẻ phát triển khả năng của mình. Đồng thời là tránh xa những sở đoản khiến trẻ sợ hãi, trẻ không cảm thấy được đáp ứng về nhu cầu an toàn, khi những vấn đề đó xảy ra thì sẽ rất khó để giúp trẻ bình tĩnh trở lại và giúp trẻ hợp tác với người can thiệp.
Với tất cả những lý do này cho thấy việc cần phải đánh giá và sàng lọc một đứa trẻ cũng có vai trò của nhân viên CTXH một cách rò nét, tầm quan trọng ủa đánh giá sàng lọc có ảnh hưởng rất lớn tới chương trình can thiệp phù hợp cho trẻ đồng thời giúp cho quá trình can thiệp được thực thi một cách hiệu quả hơn khi có được những điểm mạnh, điểm yếu, những sở trường và sở đoản của trẻ. Cần hơn thế nữa những nhân viên CTXH cần phải được đào tạo một cách bài bản về đánh giá,
sàng lọc với TTK để tiếp tục làm việc phát triển trong thời gian tới để khi con họ có vấn đề người mà họ tìm đến đầu tiên sẽ là người nhân viên CTXH.
3.2.2. Lựa chọn chương trình can thiệp phù hợp, mục tiêu hợp lý
Như đã trình bày trong các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp cho trẻ có thể thấy việc lựa chọn chương trình can thiệp phù hợp với mỗi đứa trẻ là rất cần thiết. Là một nhân viên CTXH với vai trò can thiệp không thể không có kĩ năng này. Muốn đứa trẻ của mình can thiệp được hiệu quả trước hết phải lựa chọn được chương trình can thiệp và mục tiêu can thiệp phù hợp với đứa trẻ của mình. Để lựa chọn được chương trình can thiệp và mục tiêu phù hợp nhân viên CTXH cần phải căn cứ vào bản đánh giá ban đầu trước đó. Xem xét kĩ lưỡng kết quả đánh giá để nhận ra những thiếu hụt cần bổ xung cho trẻ. Những thiếu hụt nào cần phải can thiệp ngay lập tức và những điểm yếu nào có thể can thiệp sau, đồng thời cũng phải xem xét tính phù hợp mục tiêu can thiệp phải tương ứng với độ tuổi của trẻ. “ Mỗi trẻ cần thiết được đánh giá ban đầu chính xác và lựa chọn chương trình can thiệp phù hợp từ ban đầu mới có thể can thiệp hiệu quả ngay từ ban đầu” [Trích phỏng vấn sâu số 1].
Chương trình can thiệp hiện nay các giáo viên sử dụng hầu hết đều chưa được đào tạo chính thức mà đều có sự chắt lọc, kết hợp để lựa chọn mục tiêu phù hợp với đứa trẻ của mình. Với tình hình chung đó nhân viên CTXH cũng cần phải có một nền kiến thức chắc chắn về các mốc phát triển của trẻ em, có kĩ năng xem xét để lựa chọn và kết hợp các phương pháp sao cho hợp lý tránh sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn giữa các biện pháp và mục tiêu.
Bên cạnh đó việc lựa chọn mục tiêu nhân viên CTXH cũng cần chú ý chọn lựa những mục tiêu phù hợp với đứa trẻ của mình. Không chọn những mục tiêu quá cao đối với trẻ hoặc quá thấp so với khả năng của trẻ. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình can thiệp. Cần nhìn nhận vào khả năng của trẻ để lựa chọn mục tiêu phù hợp mà không phải căn cứ hoàn toàn vào độ tuổi của trẻ để lựa chọn mục tiêu. Đặc biệt là đối với những trẻ TK có khả năng thiên bẩm có thể biết một số kiến thức vượt quá lứa tuổi của mình thì cũng không nên mở rộng hoặc dạy tiếp những kiến thức đó mà cần phải mở rộng những kiến thức mà trẻ đang thiếu hụt hoặc mở rộng mục tiêu phù hợp với độ tuổi của trẻ.