Độ Tuổi Của Trẻ Vào Thời Điểm Phát Hiện Và Can Thiệp

hướng tốt hơn cha mẹ trẻ. Đã có nhiều nghiên cứu thể hiện nếu không có sự tham gia của gia đình ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. sự căng thẳng giống như một liều thuốc độc làm hại đến trẻ”.[Trích phỏng vấn sâu số 5]. Sự chuyên môn hóa về các lĩnh vực cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của mỗi bộ phận ảnh hưởng rất lớn đến quá trình can thiệp cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp cho trẻ. Vì vậy muốn có được một mô hình lý tưởng thì cần phải học hỏi cũng như bổ xung rất nhiều. Sự tham gia của các lực lượng chỉ có thể mang lại hiệu quả khi được vận dụng linh hoạt và phù hợp mặt khác điều kiện kinh tế cũng khiến ảnh hưởng tới sự tham gia của các lực lượng trong cung cấp dịch vụ ở Việt Nam cũng như tại trung tâm hiện nay. Nếu tăng cường được sự tham gia của cha mẹ tăng cường được sự phối hợp giữa cha mẹ trẻ với nhà trị liệu, giữa cha mẹ trẻ với những bộ phận tư vấn kết nối khác thì chắc chắn hiệu quả CTS cho trẻ TK sẽ được cải thiện rất nhiều. Không có một lực lượng can thiệp nào có thể tốt hơn chính CM của trẻ nếu họ hiểu biết. Vì vậy rất cần thiết phải tăng cường sự phối hợp cũng như sự tham gia của cha mẹ vào quá trình CTS nhằm tăng hiệu quả can thiệp cho trẻ TK.

2.3.3. Độ tuổi của trẻ vào thời điểm phát hiện và can thiệp

Thời điểm phát hiện và CTS với TTK là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chương trình cũng như hiệu quả can thiệp với mỗi TTK. Hiện nay việc phát hiện và CTS với TTK phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện và CTS. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy nếu có thể phát hiện và can thiệp càng sớm cộng với chương trình can thiệp phù hợp thì hiệu quả can thiệp sẽ càng cao và ngược lại nếu tiến hành can thiệp muộn thì hiệu quả sẽ ít hơn.

12%


dưới 3t

43%

t3 đến dưới 5t


5 tui trlên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

45%


Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 9

Biểu đồ 2.4: Tuổi của TTK khi bắt đầu được can thiệp

Độ tuổi can thiệp cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả can thiệp cho TTK. 43% trẻ được can thiệp ở độ tuổi dưới 3 với con số này cho thấy đây là một thuận lợi cho quá trình phát hiện và can thiệp hiện tại. Giai đoạn trước 3 tuổi là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cũng như học hỏi của bé với môi trường xung quanh, trẻ có khả năng thu nhận và học hỏi kiến thức nhiều nhất ở giai đoạn này. Vì vậy can thiệp trước ba tuổi được coi là giai đoạn vàng của quá trình can thiệp. Tuy nhiên cần phải nâng cao hơn nữa con số trẻ được can thiệp trước ba tuổi bởi cần phải tranh thủ giai đoạn vàng này để thúc đẩy quá trình tiến bộ của trẻ. Cần phải nâng cao tỉ lệ CTS trước ba tuổi nhiều hơn nữa mới có thể đảm bảo có thể tăng được phần nào hiệu quả can thiệp cho trẻ.

Hiện nay trẻ được can thiệp ở độ tuổi từ ba đến dưới 5 tuổi đang chiếm một tỉ lệ khá lớn 45% điều này cho thấy công tác phát hiện và chẩn đoán đối với TTK ở trung vẫn còn khá chậm, nhiều bậc CM thờ ơ hoặc thiếu hiểu biết về những biểu hiện khác biệt của con mình hoặc cho những biểu hiện đó là bình thường ở lứa tuổi đó vì vậy đa phần CM cho con đi đánh giá khá muộn và qua mất giai đoạn can thiệp vàng của lứa tuổi nên hiệu quả can thiệp không được như mong muốn.

Tuy không nhiều nhưng trẻ được can thiệp ở độ tuổi từ 5 trở lên vẫn có, điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết trầm trọng của cha mẹ. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả can thiệp cho con bởi khi ở độ tuổi 6 tuổi trở đi với một đứa trẻ bình thường sẽ là hoạt động chủ đạo là học tập tiểu học và khi bắt đầu từ 5 tuổi trở đi trẻ sẽ rất khó khăn để tiếp nhận những kiến thức bởi sự hoàn thiện hơn về phát triển ở cả thể chất lẫn suy nghĩ, tình cảm sẽ khiến cho nhà trị liệu khó có thể thay đổi suy nghĩ của chúng. Một khi ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã không uốn nắn và không ép buộc đứa trẻ phải tư duy thì ở giai đoạn 5- 6 tuổi trở đi sẽ rất khó. Điều này khiến cho hiệu quả can thiệp sẽ thấp hơn rất nhiều so với những đứa trẻ được can thiệp ở độ tuổi nhỏ hơn. Cần phải có những biện pháp để tuyên truyền và nâng cao hiểu biết của các bậc CM, CM nắm được những biểu hiện và khác biệt của con mình để có những kiểm tra đánh phù hợp phát hiện và CTS để nâng cao hiệu quả can thiệp hơn nữa.

Việc phát hiện ở độ tuổi nào liên quan trực tiếp tới việc con có được CTS hay không? Đa phần CM đều cho biết sau khi biết về tình trạng của con họ luôn cho con đi CTS ngay để đảm bảo cho hiệu quả can thiệp tuy nhiên còn một một bộ phận

nhỏ CM không thể đưa con đi can thiệp ngay sau khi phát hiện ra hội chứng của con do thời gian và điều kiện gia đình. Theo quan sát cho thấy một số trẻ khi phát hiện mắc TK vẫn còn khả năng can thiệp mang lại hiệu quả khá tốt xong cha mẹ lại vì một vài lý do khác nhau nên không thể cho trẻ đi can thiệp ngay sau khi phát hiện tình trạng của con. Cho tới khi cha mẹ đưa con trở lại trung tâm can thiệp thì con lại qua mất giai đoạn can thiệp tốt nhất. Như trên thực trạng đã khẳng định nhận thức và hiểu biết của cha mẹ luôn là điều quan trọng ảnh hưởng tới quá trình can thiệp của con, vì thế cần có những giúp đỡ và tư vấn để cha mẹ trẻ hiểu và cho con mình được can thiệp đúng thời điểm để phát huy hiệu quả tốt nhất.

2.3.4. Tần suất và cường độ can thiệp cho trẻ

Tần suất và cường độ can thiệp có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả CTS. Sự tiến bộ của trẻ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề này. Khoảng từ 1 đến 2 năm đầu tiên của của quá trình can thiệp trẻ cần nhận được sự hỗ trợ tích cực từ hầu hết thời gian trong ngày, để làm cho mọi thứ trở nên có ý nghĩa. Khi trẻ đã tiếp nhận về thế giới xung quanh một cách tích cực cần giảm sự hỗ trợ, khuyến khích để trẻ độc lập hơn. Theo Lovaas, mỗi tuần trẻ được can thiệp từ 35 đến 40 giờ thì hiệu quả sẽ tốt hơn [24]. Tuy nhiên thực trạng về tần suất và cường độ can thiệp cho trẻ tự kỉ hiện nay của các gia đình vẫn còn khá ít chưa đảm bảo về mặt thời gian để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Như trên thực trạng đã nêu rò nhiều trẻ hiện nay chỉ được can thiệp trong khoảng từ từ 1 đến 3 giờ đồng hồ/1 tuần. Khoảng thời gian này hoàn toàn không đủ để giúp trẻ hình thành kĩ năng kiến thức. Một số khác phụ huynh lựa chọn cho con can thiệp một vài giờ tại trung tâm đồng thời thuê thêm cả giáo viên về nhà để can thiệp. Như vậy những cha mẹ này đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của tần suất can thiệp nhưng do thời gian eo hẹp nên không thể cho con đi can thiệp tất cả các ngày ở trung tâm và chọn cách thuê thêm giáo viên về nhà dạy là một lựa chọn hợp lý. Mô hình này vừa giúp được cho trẻ vừa giúp được cho phụ huynh để họ làm việc với con mình tốt hơn. Một vài phụ huynh vừa cho con đi can thiệp đầy đủ các buổi ở trung tâm vừa thuê thêm giáo viên về can thiệp các buổi tối trong tuần đối với bộ phận cha mẹ này sự phối hợp giữa họ và lực lượng can thiệp khá tốt và chắc chắn kết quả can thiệp mang lại cho con họ sẽ được như mong đợi. Mỗi trẻ cần được cần được can thiệp với khoảng thời gian phù

hợp cân đối không quá sức nhưng cũng không quá ít. Cha mẹ hay giáo viên cần suy tính đến vấn đề này trong quá trình can thiệp để sao cho đứa trẻ được can thiệp phù hợp nhất về mặt thời lượng.

Tần suất và cường độ can thiệp ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả can thiệp bởi thời gian trẻ được tương tác với người lớn với người hướng dẫn có vai trò rất quan trọng để trẻ hình thành được các kĩ năng trong cuộc sống cũng như phát triển các kĩ năng học tập. Xong hình thức can thiệp và việc lựa chọn hình thức can thiệp tùy thuộc vào khả năng của từng gia đình sự phù hợp được lựa chọn với các lý do khác nhau của mỗi gia đình xong để đảm bảo về mặt thời gian thì mỗi trẻ được can thiệp hằng ngày là điều kiện cơ bản cần và đủ về mặt thời gian thì trẻ mới có thể hình thành được các kĩ năng cơ bản. Nếu can thiệp không đủ về mặt thời gian hoặc bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả can thiệp. Vì vậy việc cần phải duy trì về mặt thời gian là điều không thể thiếu trong suốt quá trình can thiệp. Trẻ có thể quên những kĩ năng mà trẻ đã học được trước đó bất cứ lúc nào nếu trẻ không được luyện tập và duy trì thường xuyên đặc biệt là đối với TTK thì việc luyện tập thường xuyên lại càng cần phải trú trọng hơn nữa. Nếu tần suất và thời gian can thiệp được đảm bảo kết hợp với việc sử dụng phương pháp can thiệp phù hợp thì hiệu quả can thiệp chắc chắn sẽ được nâng lên rất nhiều thậm chí CM có thể hi vọng nhiều hơn thế ở con mình nếu việc luyện tập được duy trì thật sự đều đặn ở nơi can thiệp cũng như ở nhà.

Với các yếu tố ảnh hưởng như vậy có thể kết luận có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình can thiệp sớm. Xong dù có những yếu tố ảnh hưởng nào thì sự tham gia của gia đình và vai trò của cha mẹ, người chăm sóc trẻ là những người có vai trò vô cùng to lớn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình can thiệp, chính họ sẽ là người hạn chế được các yếu tố ảnh hưởng gây hại đến hiệu quả của quá trình can thiệp và cũng chính họ sẽ là người thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng có lợi trong quá trình can thiệp để tăng hiệu quả can thiệp cho con mình. Tuy nhiên để cha mẹ và người chăm sóc nhận ra được điều này đồng thời tham gia tích cực vào hoạt động can thiệp phối hợp cùng trung tâm can thiệp để cùng can thiệp cho con mình hiện nay thì rất cần có sự hướng dẫn, rất cần có sự tư vấn tham vấn của người nhân viên xã hội. Từ đó nhân viên xã hội cần phát huy những vai trò của mình để trợ giúp can thiệp, tư vấn đối với cha mẹ trẻ để có thể tăng cường sự tham gia và góp phận tăng hiệu quả can thiệp sớm cho trẻ TK.

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CAN THIỆP SỚM VỚI TRẺ TỰ KỈ.


3.1. Vai trò kết nối

Kết nối là một trong những vai trò được coi là chủ yếu và quan trọng của CTXH. Việc kết nối càng rộng lớn được bao nhiêu thì thân chủ của chúng ta sẽ càng nhận được nhiều dịch vụ bấy nhiêu. Thay vào đó các dịch vụ hỗ trợ sẽ được tăng lên. Những dịch vụ thiếu đảm bảo và tính chuyên nghiệp sẽ được thay thế và bổ xung để thay vào đó là những dịch vụ tốt nhất hỗ trợ cho thân chủ. Với vai trò kết nối trong khuôn khổ của nghiên cứu này chúng tôi xin được trú trọng vào việc kết nối giữa gia đình và trung tâm CTS. Kết nối gia đình và trường mầm non nơi trẻ đang theo học hòa nhập. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất để khẳng định được sự có mặt cũng như vai trò của nhân viên CTXH trong quá trình CTS với TTK chính là nằm ở vai trò kết nối này. Như trong phần thực trạng CTS với TTK cho thấy các con số báo động về TTK cũng như hiện trạng CTS với trẻ của các gia đình và của trung tâm can thiệp. Chúng tôi nhận thấy một vấn đề cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt đó là việc thiếu hụt sự liên kết giữa gia đình và trung tâm CTS. Thiếu hụt sự liên kết giữa gia đình và trường mầm non nơi trẻ học hòa nhập. Chính bởi sự thiếu hụt về liên kết này mà nhiều TTK trong quá trình can thiệp mang lại hiệu quả rất ít hoặc phải rất lâu sau quá trình can thiệp mới có được tiến bộ và những tiến bộ đạt được lại không nhiều. Các bậc CM trong buổi làm việc nhóm với chuyên gia và giáo viên cũng đồng ý với ý kiến của bà Lorence rằng: “ hầu hết nếu CM nào giành nhiều thời gian can thiệp và tác động với con ở nhà nhiều thì con đều tiến bộ nhanh hơn là chỉ cho đi can thiệp ở trung tâm” .[ Trích biên bản thảo luận nhóm]. Mặt khác trong quá trình phân tích và nghiên cứu chúng tôi cũng nhận thấy hầu hết các bậc CM hiện nay có rất ít các mỗi liên hệ với trung tâm CTS hay các trường mầm non nơi trẻ học. Vì vậy khi trẻ chỉ được tác động ở trung tâm mà không có sự luyện tập ở các môi trường khác cũng như sự tác động từ CM thì khó để trẻ có được những tiến bộ nhất định và nhanh chóng. Đặc biệt hơn nữa việc can thiệp cho TTK lại cần phải can thiệp “ sớm”, việc CTS đúng thời điểm và có sự phối hợp là một trong những yếu tố quan

trọng mang lại hiệu quả can thiệp cho trẻ. Từ hiện thực của việc thiếu hụt sự liên kết giữa các bên liên quan trong quá trình can thiệp cho trẻ chúng tôi thực hiện những biện pháp nhất định phù hợp với vai trò kết nối có thể kể đến dưới đây:

3.1.1. Thiết lập kế hoạch giáo dục cá nhân hằng tháng

Việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tháng để phụ huynh tiện theo dòi tình hình can thiệp của con mình là việc làm cần thiết không chỉ hiện tại mà trước đây tại trung tâm CTS hầu hết các giáo viên đều áp dụng để can thiệp với trẻ của mình tại đây tuy nhiên kế hoạch của trung tâm hiện nay còn chung chung mục tiêu theo tuần và đôi khi chưa rò ràng bởi nhiều trẻ khó đạt được mục tiêu nhưng lại không có điều chỉnh phù hợp trong tháng đó. Theo kế hoạch hiện tại mỗi tháng can thiệp các nhà trị liệu sẽ có nhiệm vụ soạn thảo một kế hoạch giáo dục cá nhân hoàn chỉnh theo tháng cho mỗi trẻ và gửi lại kế hoạch này lại cho các phụ huynh của trẻ để các gia đình nắm được con mình sẽ được can thiệp những nội dung gì trong tháng đó. Kế hoạch sau khi gửi cho phụ huynh sẽ được giáo viên thực hiện theo tuần theo đúng trong kế hoạch nếu có thay đổi gì thì các nhà trị liệu sẽ trực tiếp trao đổi với phụ huynh để phụ huynh tiện điều chỉnh cho con mình tai nhà. Chị H cho biết “ Hàng tháng bọn chị đều làm kế hoạch can thiệp cá nhân cho trẻ và kế hoạch đó được chia theo tuần, mục tiêu cần phải chia rò thành cách lĩnh vực như nhận thức, ngôn ngữ, vận động tinh, vận động thô để khi dạy tiện theo dòi”.[Trích phỏng vấn sâu số 4]

Trong kế hoạch giáo dục cá nhân sẽ nêu đầy đủ mục tiêu của từng tuần và cách thức thực hiện các mục tiêu đó trong buổi can thiệp. Bằng cách này các phụ huynh đã bước đầu yên tâm được với việc họ nhìn thấy con mình được can thiệp một cách khoa học có mục tiêu cụ thể và kế hoạch rò ràng. Tiếp theo đó về cách thức thực hiện nếu có thắc mắc trong quá trình can thiệp thực hiện các mục tiêu phụ huynh sẽ được phép phản hồi trực tiếp hoặc tham gia cùng giáo viên trong quá trình can thiệp để đảm bảo hoàn thành được mục tiêu đề ra trong tháng đó. Tuy nhiên bằng cách này cũng có một số ưu nhược điểm nhất định.

Về ưu điểm: kế hoạch sẽ là phương tiện ngắn gọn và rò ràng nhất đảm bảo cho việc can thiệp của trẻ được tiến hành một cách khoa học, mạch lạc, mục tiêu đầy đủ và đa dạng cách thức để trẻ đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên bên cạnh đó kế hoạch giáo dục cá nhân cũng còn một số nhược điểm khác yêu cầu cần phải có các biện pháp khác hỗ trợ khắc phục đó là mục tiêu của kế hoạch được đề ra trong tháng và chia đều cho các tuần trong tháng tuy nhiên theo khả năng của trẻ cũng như theo từng khía cạnh kiến thức không phải lúc nào TTK cũng có thể tiếp nhận kiến thức một cách nhanh nhạy theo kế hoạch. Có những mục tiêu chỉ cần dạy trẻ trong một vài lần trẻ có thể nắm được nhưng ngược lại có những khái niệm cần phải hướng dẫn thường xuyên và lặp lại liên tục nhưng trẻ lại vẫn không thể hiểu được. Đặc biệt hơn nữa là đa phần TTK gặp phải những khó khăn về sự tương tác và hiểu những khái niệm xã hội vì vậy trong nhiều trường hợp trẻ chỉ hiểu được khái niệm ở một tình huống mà không thể hiểu được khái niệm đó trong tình huống khác. Vì vậy sự dập khuôn trong tư duy của trẻ đôi khi làm cản trở sự hiểu của trẻ trong quá trình truyền đạt khái niệm dẫn đến kế hoạch không được theo như ý muốn phải đẩy nhanh hơn hoặc có thể bị lùi lại. Có những mục tiêu không đạt được phải lùi sang tận tháng sau nhưng lại có những mục tiêu chưa lập trong kế hoạch nhưng lại cần phải đẩy mạnh để nhằm cho trẻ hiểu. Chính vì vậy kế hoạch giáo dục nhiều khi trở thành rối ren khi các mục tiêu nhiều khi phải đảo lộn hoặc bị đẩy lùi. Bên cạnh đó một nhược điểm khác cũng cần đề cập đến đó là sự tham gia của CM khi có kế hoạch giáo dục hàng tháng. Có nhiều gia đình có lấy kế hoạc giáo dục cá nhân hằng tháng cho con. Có biết con sẽ phải được can thiệp những kĩ năng nào trong tháng thậm chí cũng đọc cả những phần hướng dẫn về cách thức thực hiện của mục tiêu trong kế hoạch nhưng họ lại không thể hiểu hết bởi một số từ ngữ chuyên ngành cùng với các thức thực hiện yêu cầu các kĩ năng và đồ dùng quá khó đối với phụ huynh khiến họ không thể dạy con mình thông qua kế hoạch bởi những hướng dẫn trong đó chưa đủ để họ có thể làm. Chính vì một số ưu nhược điểm đó mà cần hơn thế các biện pháp khác để kết nối hiệu quả hơn phụ huynh với trung tâm can thiệp.

3.1.2. Viết nhật kí can thiệp- thiết lập giáo án can thiệp theo ngày

Để phụ huynh có thể dễ dàng nắm bắt được những nội dung can thiệp của con mình trong từng buổi can thiệp. Bằng sự gợi ý của giáo viên can thiệp và nhân viên xã hội các giáo viên can thiệp và nhân viên xã hội đã quyết định thực

hiện tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và cơ sở can thiệp bằng nhật kí học tập của con. Qua đó mỗi trẻ khi đi can thiệp sẽ được trang bị một cuốn sổ nhật kí can thiệp. Cuốn sổ này sẽ được viết hàng ngày một cách chi tiết và đầy đủ hơn so với kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tháng. Bởi mục tiêu của từng buổi học sẽ được liệt kê một cách rò ràng hơn. Bên cạnh các mục tiêu được liệt kê một cách rò ràng giáo viên cũng sẽ viết rò hơn phần cách thức thực hiện bằng việc họ sẽ nêu rò tên các hoạt động cụ thể và từng bước làm của các hoạt động đó trong quá trình thực hiện mục tiêu. Mỗi mục tiêu sẽ được liệt kê một vài hoạt động cụ thể và các bước làm của từng hoạt động để phụ huynh tiện theo dòi hơn trong cách thức thực hiện các mục tiêu can thiệp. Thông qua sổ nhật kí can thiệp mỗi mục tiêu sẽ được liệt kê rò ràng rằng trong buổi can thiệp đó trẻ đã đạt được mục tiêu đó hay chưa? Có cần phải luyện tập hay bổ trợ thêm gì không hay có thể chuyển sang mục tiêu khác. Mục tiêu đó có thể được thực hiện bằng các hoạt động nào và các bước của từng hoạt động đó. Chị P cho biết thêm “ Nếu kế hoạch giáo dục cá nhân con chung chung thì bằng sổ nhật kí bọn chị sẽ viết được cụ thể hóa hơn rất nhiều giúp phụ huynh hiểu hơn về mục tiêu dạy con của bọn chị”[Trích phỏng vấn sâu số 3]

Như vậy nhật kí sẽ cụ thể và dễ hiểu hơn rất nhiều so với kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tháng đồng thời có nhiều phụ huynh khi không thể đưa con mình đi can thiệp hằng ngày để theo dòi sự tiến bộ cũng biết được nội dung can thiệp của con theo từng buổi thì có thể theo dòi sự tiến bộ của con thông qua nhật kí can thiệp đồng thời cũng biết được những lưu ý, những nội dung con được can thiệp để về nhà có thể biết cách để luyện tập cho con thông qua những gợi ý mà giáo viên hướng dẫn trong phần các hoạt động của cách thức thực hiện mục tiêu. Một ưu điểm khác của nhật kí can thiệp đó là khi CM không thể đến trao đổi trực tiếp với các nhà trị liệu thì họ có thể viết những băn khoăn của mình vào số nhật kí để trao đổi lại với giáo viên hoặc sau khi xem sổ nhật kí họ có thể gọi điện phản hồi giáo viên khi có những điều băn khoăn trong sổ can thiệp hằng ngày của con để cùng giáo viên có những điều chỉnh phù hợp cho con mình. Tuy nhiên dùng nhật kí can thiệp cũng có những hạn chế nhất định mà chúng ta cần phải xem xét đó là sự mất thời gian trong quá trình ghi chép bởi thời gian can thiệp của mỗi trẻ tại trung tâm can thiệp là 1 tiếng/1 ngày cho một trẻ vì vậy việc hạn hẹp về mặt thời gian là điều khó tránh khỏi

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí