Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 13

xă hội với những chuyên ngành khác. Vì vậy để có thể tư vấn và tham vấn cho những phụ huynh này đòi hỏi người nhân viên CTXH cần phải có một lượng kiến thức chắc chắn về TTK không những thế mà còn cần các kĩ năng như lắng nghe, thấu cảm thì mới có thể hiểu và tư vấn cho phụ huynh một cách hiệu quả giúp cho quá trình can thiệp với TTK được thuận lợi hơn.Với vai trò tư vấn nhân viên xã hội sẽ tư vấn cho phụ huynh về kĩ thuật cũng như vai trò của CM trong quá trình can thiệp, nâng cao nhận thức của cha mẹ, cách chấp nhận và vượt qua khó khăn trong cuộc sống của một gia đình có con TK. Thể hiện vai trò tư vấn chính là thể hiện sự khác biệt của CTXH với các khoa học khác trong can thiệp sớm giáo dục trẻ TK góp phần nâng cao hiệu quả CTS cho trẻ TK.

PHẦN 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Rối loạn phổ TK là một rối loạn phát triển phức tạp ảnh hưởng đến nhiều mặt và các vấn đề hành vi dẫn đến khó khăn trong học tập và hòa nhập xã hội. Do vậy trẻ cần được hưởng dịch vụ CTS đầy đủ với việc chú trọng tới quy trình, biện pháp. Trên thế giới có nhiều phương pháp và hướng tiếp cận trong CTS như ABA, TEACH, Floortime… mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhưng đều có thể điều chỉnh, áp dụng phù hợp với thực tiễn can thiệp cho trẻ. Các yếu tố như chương trình can thiệp, tần suất can thiệp, độ tuổi của trẻ vào thời điểm can thiệp và sự phối hợp của gia đình với cơ sở can thiệp có ý nghĩa quan trọng. Quy trình và biện pháp CTS cần xuất phát từ các yếu tố này để đạt hiệu quả cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số CM đều chưa thực có kiến thức và kĩ năng về can thiệp. Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan đã ảnh hưởng tới hiệu quả ca thiệp cho TTK. Vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giáo viên chưa thực hiện được hết vai trò và các biện pháp phù hợp với đặc điểm của từng trẻ. Hướng tiếp cận của đề tài hướng đến vai trò của nhân viên xã hội nhưng trú trọng cả mặt can thiệp cho trẻ TK và tư vấn cho phụ huynh để đảm bảo dựa vào điểm mạnh, nhu cầu mong muốn của trẻ. Gia đình trẻ được coi là một bộ phận can thiệp chủ yếu và quan trọng nhất. Vì vậy việc phát huy các vai trò của nhân viên xã hội sẽ giúp hàn gắn những thiếu xót, thay đổi nhận thức của các bậc CM. Kết nối được CM và các bộ phận can thiệp giáo dục khác nhằm thúc đẩy CM tham gia nhiều hơn vào quá trình CTS để tăng hiệu quả can thiệp cho trẻ. Sự khác biệt về vai trò trong sự kết nối cũng như can thiệp càng khẳng định rò vị trí và vai trò của nhân viên CTXH trong công tác CTS với TTK hiện nay.

3.2. Khuyến nghị

Đối với giáo viên: Giáo viên cần xác định được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới CTS để có những biện pháp phù hợp đặc biệt là trú trọng tới sở thích cá nhân, năng lực cũng như nhu cầu, mong muốn của gia đình trẻ. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa gia đình và nhà trường để tăng được hiệu quả can thiệp. Giáo viên cần tin tưởng vào khả năng tiến bộ của trẻ và ý thức cầu thị trong

can thiệp, áp dụng tiến trình can thiệp một cách bài bản, đồng bộ với gia đình để hiệu quả CTS ngày càng cao. Chủ động thiết kế đồ dùng đồ chơi và linh hoạt trong quá trình can thiệp để hướng dẫn giúp đỡ phụ huynh trong quá trình can thiệp.

Đối với cán bộ quản lý cơ sở: Quá trình can thiệp cơ sở cần xây dựng tiêu chuẩn quy định năng lực cho các giáo viên chuyên biệt và đội ngũ chẩn đoán. Có sự góp mặt của các nhân viên CTXH để làm nhiệm vụ về cả can thiệp và tư vấn cũng như hướng dẫn cho CM trẻ. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng họ theo hướng chuyên môn sâu nhằm đáp ứng yêu cầu và kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Triển khai quy trình cần linh hoạt với nội dụng cách thức tổ chức. Trú trọng với tính phù hợp với môi trường, gia đình và địa phương nơi trẻ sinh sống. Mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ tại cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ. Thể hiện tính liên ngành trong CTS, một số dịch vụ như: Chẩn đoán, đánh giá, can thiệp, tư vấn, tham vấn CM trẻ, CTS tại cơ sở, tại nhà, trường mầm non hòa nhập. Các dịch vụ CTS cần linh hoạt, dễ tiếp cận với trẻ và gia đình trẻ. Các cơ quan bộ, ngành cần hướng dẫn các cơ sở chuyên biệt cách thức triển khai quy trình can thiệp trong đó trú trọng đến sự liên ngành trong dịch vụ.

Gia đình: Gia đình nên chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ và tích cực thực hiện CTS cho trẻ tại gia đình theo kế hoạch đề ra. Áp dụng đồng bộ nội dung và phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất cho trẻ và CM cần phải hiểu, kì vọng phù hợp với trẻ, nhận ra điểm mạnh điểm yếu của trẻ. Chủ động học hỏi nâng cao kiến thức kĩ năng để giúp trẻ có nhiều trải nghiệm tại gia đình và cộng đồng.

Đối với nhân viên CTXH: cần không ngừng nâng cao chuyên môn tay nghề thực hiện tư vấn tham vấn đúng và hiệu quả đặc biệt đối với những nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực TTK. Cần học hỏi kiến thức kĩ năng phương pháp chuyên môn của một số ngành khác để nắm được kiến thức cơ bản có kĩ năng làm việc với TTK. Nâng cao hiểu biết về kĩ thuật và chương trình để can thiệp đạt hiệu quả cao với trẻ và với CM trẻ tại gia đình cũng như nhà trường. Thực hiện vai trò kết nối và tư vấn một cách hiệu quả để TTK và gia đình được hưởng những dịch vụ tốt nhất đồng thời nâng cao hiệu quả CTS cho TTK.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Vũ Ngọc Bình (1995), Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia.

2. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2008), “Bệnh TK ở trẻ em”, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

3. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (1992), Nxb Chính trị quốc gia.

4. Lê Thị Đức (1994), Ảnh hưởng của giáo dục mầm non đối với sự chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1, Đề tài cấp Bộ, mã số: B25 – 1994.

5. Nguyễn Hương Giang, Trần Thị Thu Hà (2008), Nghiên cứu xu thế mắc bệnh và một số đặc điểm dịch tễ học của TTK điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí y học thực hành.

6. Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Hương Giang (2003), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ, lâm sàng bệnh TK ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành.

7. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2007), TK - phát hiện sớm và CTS, Nxb Y học.

8. Lê Khanh (2004), Trẻ TK những thiên thần bất hạnh, NXB Phụ Nữ.

9. Khoa giáo dục đặc biệt (2011), Kỷ yếu hội thảo khoa học GDĐB Việt Nam: Kinh nghiệm và Triển vọng, Nxb Đại học Sư phạm.

10. Đặng Phương Kiệt (2001). Cơ sở tâm lý học ứng dụng. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh mầm non, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

12. Phan Trọng Ngọ (2010), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học sư phạm

13. Nguyễn Thị Nhất (1992), Sáu tuổi, vào lớp một, Nxb Kim Đồng.

14. Lê Văn Phú (2006), Nhập môn CTXH, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Lê (2012) tăng cường năng lực cho nguồn CTS giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam- nhiệm vụ hợp tác quốc tể về khoa học và công nghệ theo nghị định thư.

16. Nguyễn Văn Siêm(2007), tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên-NXB ĐHQGHN.

17. Nguyễn Văn Thành(2006), Trẻ em TK- Phương thức giáo dục và dạy dỗ,

NXB Sư phạm.

18. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em TK, NXB Tôn Giáo

19. Trần Thị Trọng (1991), Khoa học giáo dục mầm non 1990 – 1991, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

20. Nguyễn Như Ý (2011), từ điển tiếng việt thông dụng. NXB giáo dục Việt Nam.

21. Trung tâm nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em, Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mắc hội chứng TK, Nxb Đại học Sư phạm.

22. Trung tâm nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em (2011), Những điều cần biết về hội chứng TK, Nxb Đại học Sư phạm.

23. Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh về nhu cầu giáo dục đặc biệt (2000), Salamanca-Tây Ba Nha 04/1994. Nxb Chính trị Quốc gia.

24. Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2013), Giáo dục TTK Việt Nam – Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

25. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2007), Môi trường học tập hòa nhập cho trẻ em,

Tạp chí giáo dục và phúc lợi xã hội cho trẻ khuyết tật Nhật Bản – Việt Nam.

26. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2011), Nhập môn giáo dục đặc biệt, Nxb Giáo dục Việt Nam.

27. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), TK - Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Đại học Sư phạm.

Tiếng Anh

28. American Psychiatric Association (2013), Desk Reference to the Diagnostic Criteria from DSM – 5, American Psychiatric Publishing, Wasington DC.

29. Paul A.Alberto and Anne C. Troutman, Applied behavior analysis for teachers, A Simon & Schuster Company.

30. Pad Broadhead (2004), Early years play and learning: developing social skills and cooperation, New York: RoutledgeFalmer.

31.Jed Baker (2003),The Social Skills Picture Book Teaching play, emotion, and communication to children with autism, Future Horizons,Inc.

32.Kanner Leo (1943), Autistic disturbances of affective contact, Nervous Child 2.

33.Mary Jane Weiss and Sandra L. Harris (2001), Teaching social skills to people with autism,The State University of New Jersey.

34. Pern Sussman (1999), More than words, Hanen Centre Publishers.

35. Nguyen Thi Hoang Yen (2011), Research with families having children with developmental disorder in East Asia, Final Research Report, Riumeikan University.

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC

Tỉnh/ thành phố: Người phỏng vấn:

Quận/ huyện : Người giám sát:

Xã/ phường: Người trả lời:

Thời gian PV:


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Đề tài: CTXH trong can thiệp sớm với TTK (Nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam).

Kính thưa anh/ chị!

Nghiên cứu “CTXH trong can thiệp sớm với TTK( Nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)” Được thực hiện nhằm tìm hiểu về thực trạng can thiệp sớm, các phương pháp can thiệp, hiệu quả can thiệp sớm và đặc biệt là sự tham gia của các lực lượng trong quá trình can thiệp sớm cho TTK. từ đó đề tài xây dựng các biện pháp để tăng cường sự tham gia của các lực lượng trong quá trình can thiệp, tăng cường các biện pháp can thiệp phù hợp với với vai trò của từng bộ phận can thiệp sớm cho TTK.

Nhóm nghiên cứu kính mời anh/chị tham gia nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi theo bảng dưới đây. Những ý kiến của anh chị rất quan trọng với cuộc nghiên cứu.

Chúng tôi xin cam đoan mọi ý kiến của anh chị chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của anh chị.

Ghi chú: Phiếu này chỉ dành cho phụ huynh và người nuôi dưỡng trẻ. A.Xin anh/chị cho biết một vài thông tin về bản thân và gia đình.

1.Tuổi:Giới tính: □ Nữ □ Nam. 2.Trình độ học vấn cao nhất.

□ Tốt nghiệp tiểu học.

□ Tốt nghiệp THCS

□ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

□ Tốt nghiệp Cao Đẳng hoặc Đại Học

□ Tốt nghiệp sau Đại Học

3.Quan hệ đội với trẻ TK(Đánh dấu 1 lựa chọn phù hợp cho quan hệ của anh/chị với trẻ được nói đến ở phần sau)

□ Cha/mẹ

□ Ông,bà

□ Quan hệ khác(ghi rò):

4.Cho biết tuổi của anh/ chị khi sinh người con được chuẩn đoán TK(TK)?

Tuổi

B. Hãy trả lời các câu tiếp theo về người con được chuẩn đoán mắc TK của anh/chị.

Câu hỏi về con bị TK

Các phương án trả lời

5.Tuổi khi được chuẩn

đoán TK:

6.Tuổi khi bắt đầu được hỗ trợ can thiệp:

□ Chưa từng được can thiệp

□ Trước 3 tuổi

□ 3 đến 6 tuổi

□ Trên 6 tuổi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 13

7.Từ khi được chuẩn đoán TK,hoặc có nguy cơ TK,(các) con anh/chị đã được can thiệp với thời lượng ra sao?

□ Từ 1 đến dưới 3 giờ/ 1 tuần.

□ Từ 3 đến 5 giờ/ 1 tuần.

□ Trên 5 giờ.

8.Bên cạnh những tác động can thiệp trực tiếp đối với con anh/chị,các dịch vụ can thiệp với con anh/chị có hỗ trợ gì đối với anh/chị và gia đình?(Đánh dấu tất cả những lựa chọn phù hợp).

□ Được tư vấn về chứng TK và các biện pháp can thiệp,đều trị và trị liệu hiện hành.

□ Được tư vấn về các tổ chức xã hội liên quan đến trẻ TK và nuôi dạy trẻ TK.

□ Được tư vấn về các dịch vụ cần thiết và nơi cung cấp các dịch vụ đối với trẻ TK.

□ Được huấn luyện những kỹ năng cơ bản để dạy và xử lý các vấn đề hành vi của trẻ TK.

□ Được hỗ trợ về tâm lý trong những trường hợp cần thiết.

□ Được tư vấn về mục tiêu và kế hoạch can thiệp/trị liệu đối với con bạn.

□ Được hỗ trợ thông tin về sự tiến bộ của con bạn trong quá trình được can thiệp. Những hỗ trợ khác(ghi rò):

_

_

9.Cho biết đánh giá của anh/chị về hiệu quả tác động của những biện pháp can thiệp/trị liệu đối với sự phát triển của con anh/chị?

□ Không hiệu quả □ Hiệu quả □ Rất hiệu quả

10. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình can thiệp của anh/chị cho con bạn tại gia đình ( đánh dấu tất cả các lựa chọn phù hợp).

□ Trình độ chuyên môn.

□ Điều kiện về thời gian.

□ Điều kiện về kinh tế.

□ Kĩ năng làm việc với trẻ.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí