Bộ Công An Thực Hiện Chủ Trương Của Đảng Về Tập Trung Giáo Dục, Cải Tạo Những Phần Tử Nguy Hại Cho Xã Hội Giai Đoạn 1965 - 1975.‌


TTGDCT là phải cảm hóa thuyết phục cho họ tự nguyện cải tạo, có tự nguyện cải tạo thì sự tiến bộ của họ mới có thể vững chắc được.

Giáo dục bằng lao động làm cho đối tượng TTGDCT càng nhận rò hơn về ý nghĩa, mục đích của việc tổ chức cho lao động sản xuất. Kết hợp với công việc lao động hàng ngày, giáo dục cho đối tượng TTGDCT thấy lao động là vẻ vang, lao động cải tạo con người và từng bước làm cho đối tượng TTGDCT có quan điểm lao động đúng đắn.

Nhận thức rò lợi ích của việc dạy nghề cho đối tượng TTGDCT, đó là điều kiện cần thiết để làm cho đối tượng TTGDCT có thể làm ăn sinh sống lương thiện sau khi được tha và tránh được tái phạm. Vì vậy, cần kết hợp lao động sản xuất với tiến hành dạy nghề cho đối tượng TTGDCT... Việc tổ chức dạy nghề tuy chưa được mở rộng cũng đã làm cho nhiều đối tượng TTGDCT tin tưởng ở tương lai sau này khi được tha và càng an tâm lao động cải tạo. Nhiều đối tượng TTGDCT nhờ được học nghề trong trại cải tạo khi được tha đã nhanh chóng có công việc làm ăn lương thiện, giúp đỡ thêm cho gia đình, góp phần tích cực vào công việc sản xuất và xây dựng địa phương, gây ảnh hưởng tốt về chính trị.

Về công tác lao động sản xuất cần phải chú trọng lương thực thực phẩm. Để đưa việc quản lý và sử dụng lương thực ở các trại vào nề nếp và chặt chẽ hơn nữa theo chủ trương của Bộ. Từ năm 1961 đến năm 1964 về sản xuất, xây dựng đã đạt được những kết quả: Sản xuất được 13.594 tấn lương thực; 325 tấn thịt; 11.000 con gia súc, hàng trăm nghìn con gia cầm các loại; xây dựng mới 30.536m² nhà gạch làm nơi ở, làm việc cho cán bộ, buồng giam giữ các đối tượng TTGDCT.

Nhìn chung, từ năm 1961 đến năm 1964 Bộ Công an đã tích cực giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT bằng lao động, đã làm cho số đông đối tượng TTGDCT từ những kẻ ăn bám, không lao động nay đã chịu khó lao động và


biết nghề. Nhiều người được tha ra đã chịu lao động làm ăn sinh sống lương thiện. Mặt khác, tổ chức lao động sản xuất đã đem lại kết quả lớn về mặt kinh tế, giảm bớt chi phí cho Nhà nước, thiết thực cải thiện đời sống của đối tượng TTGDCT, làm cho họ yên tâm cải tạo.

Việc giáo dục thông qua lao động sản xuất cũng có hai mặt: Thông qua lao động sản xuất để xóa bỏ tư tưởng lười biếng, tư tưởng ăn bám, biết tôn trọng thành quả lao động do mình và người khác làm ra; giáo dục ý thức tự nguyện, tự giác để họ cải tạo tiến bộ, khi trở về với cộng đồng họ tự giác lao động sinh sống, không tái phạm tội.

Giáo dục cải tạo bằng văn hóa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Từ năm 1961 đến năm 1964, các trại đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn tổ chức các lớp cho đối tượng TTGDCT học tập văn hóa. Bộ Công an đã quan tâm dạy văn hóa cho đối tượng TTGDCT nên bản thân đối tượng và người nhà của họ càng thêm tin tưởng ở chính sách giáo dục cải tạo mong sớm được trở về với gia đình.

Việc tổ chức dạy văn hoá cho đối tượng TTGDCT đã ngày một đi vào nề nếp, số lượng đối tượng được tham gia học tập văn hóa ngày một tăng đáng kể. Từ chỗ một số trại tổ chức dạy văn hóa lẻ tẻ, đã thống nhất kế hoạch, chương trình, nội dung, mỗi trại đã được công nhận là một trường bổ túc văn hoá của địa phương. Hàng năm tổ chức thi lên lớp, thi chuyển cấp, những đối tượng TTGDCT thi đạt kết quả đã được Ty Giáo dục địa phương cấp giấy chứng nhận. Học tập văn hoá có kết quả đã nâng cao trình độ hiểu biết của đối tượng TTGDCT, hỗ trợ tốt cho việc tiếp thu giáo dục chính trị, tư tưởng, thay đổi nhận thức và cải tạo thói quen, hành vi tiêu cực. Số đối tượng TTGDCT dân tộc thiểu số nhờ học tập văn hoá mà nâng cao hiểu biết, nhận thức giúp ích cho việc cải biến tư tưởng, nhận thức lạc hậu của họ.

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 6


Bộ Công an đã chú trọng tổ chức cho đối tượng TTGDCT đọc sách báo một cách sâu rộng và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, chiếu bóng, phát thanh, thể thao, giải trí với nội dung được chọn lọc, có tác dụng giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT và gây được không khí bình thường trong trại. Coi trọng việc tổ chức cho đối tượng ăn, ở theo nếp sống văn minh và thông qua đó mà giáo dục xây dựng cho đối tượng TTGDCT dần dần có thói quen tốt.

Bên cạnh đó, Bộ Công an đã quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm gia đình chính đáng của đối tượng TTGDCT: Đối với các chế độ và sinh hoạt do Nhà nước đã quy định với đối tượng TTGDCT, các trại đã chú ý thực hiện tốt hơn. Mặt khác, đã tích cực phát triển sản xuất lương thực, rau xanh, chăn nuôi; tổ chức cho một số đối tượng TTGDCT sản xuất cải thiện đời sống cho họ. Đối với tình cảm gia đình chính đáng của đối tượng TTGDCT, các trại cũng đã ngày càng quan tâm hơn. Việc cho đối tượng TTGDCT gửi và nhận thư từ, việc tổ chức cho họ gặp người nhà đến thăm được chu đáo hơn.

Nhìn chung, việc quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm gia đình của đối tượng TTGDCT trong những năm qua đã làm cho đối tượng và gia đình đối tượng TTGDCT tin tưởng ở chính sách nhân đạo của Đảng và Chính phủ và càng khuyến khích đối tượng TTGDCT tích cực cải tạo.

1.2.2.3. Công tác xét tha.

Nghị quyết số 49-NQ/TVQH quy định “thời hạn giáo dục cải tạo là 3 năm. Tuy nhiên, những người thật sự cải tạo trước thời hạn sẽ được về sớm hơn”. Nhưng căn cứ thực tế vào tình hình cải tạo của các đối tượng và trong điều kiện chiến tranh phá hoại, sau 3 năm bắt đầu tiến hành công tác TTGDCT, Bộ Công an đã tiến hành công tác xét tha các đối tượng hiện đang cải tạo ở trong trại.


Nhằm đảm bảo vừa chấp hành đúng đắn chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân và gia đình số đối tượng TTGDCT, phân hóa được số có biểu hiện thật thà hối cải với đối tượng còn ngoan cố, không chịu cải tạo, mà vẫn bảo đảm công tác bảo vệ ANTT ở miền Bắc, năm 1964, Bộ Công an bắt đầu xét tha các đối tượng TTGDCT đã được 3 năm.

Về đối tượng, những đối tượng được xét tha là những đối tượng đã thực sự cải tạo, thực hiện tốt 4 tiêu chuẩn cải tạo liên tục trong 3 năm và kết quả cải tạo: đã thành thật thú nhận hết tội lỗi, âm mưu, hành động phạm tội của bản thân, tố hết âm mưu, tội lỗi của những tên khác mà mình biết, lao động tích cực, gương mẫu học tập, chấp hành nội quy, kỷ luật, cải tạo thật nghiêm chỉnh; tội nhẹ, không có nợ máu, không có ý thức căm thù cách mạng sâu sắc; đối tượng già yếu, bệnh nặng; đối tượng có đông con nhỏ, gia đình gặp nhiều khó khăn về sinh sống.

Về địa bàn: Đối với những đối tượng cư trú ở những nơi xung yếu (như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Linh) khi xét tha càng phải thận trọng hơn, nếu có đối tượng nào được tha về thì Công an nơi này phải nghiên cứu bố trí chuyển vùng cho đối tượng đi tham gia phát triển kinh tế miền núi hoặc chuyển cho đối tượng về vùng nông thôn (nếu là những vùng nông thôn không xung yếu) để dựa vào gia đình, họ hàng mà làm ăn sinh sống. Đối với miền núi thì cần xét tha một số loại nhẹ người dân tộc để gây tin tưởng cho đồng bào miền núi đối với chính sách của Đảng và Chính phủ. Khi xét tha càng phải thận trọng trong công tác đề nghị xét tha, phải xét bản chất, tội trạng, thái độ cải tạo, địa bàn của từng đối tượng mà vận dụng xét tha cho đúng đắn.

Kết hợp việc giáo dục cải tạo trong trại cải tạo với việc tiếp tục giáo dục ngoài xã hội và ngăn ngừa tái phạm ngoài việc giáo dục chung, đối với từng người cần phải biết chú trọng chuẩn bị điều kiện tốt về chính trị, tư


tưởng, nghề nghiệp, sức khỏe, trình độ văn hóa... để khi thả ra họ có điều kiện trở thành người lương thiện. Đối với những người đã được tha, trong thời gian đầu, cần chú ý theo dòi và đề nghị các cơ quan, đoàn thể địa phương tích cực giúp đỡ họ về chỗ ở, việc làm và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp tục cải tạo, tiến bộ, tránh mọi thành kiến sai lầm hoặc gây khó khăn làm cho họ bế tắc rồi thành tái phạm; cần nghiên cứu kỹ những trường hợp tái phạm để rút kinh nghiệm cải tiến công tác giáo dục cải tạo. Đối với những thiếu sót, sơ hở ở ngoài xã hội khiến người được tha tái phạm, cần đề nghị các cơ quan, đoàn thể chú ý khắc phục và rút kinh nghiệm tích cực ngăn ngừa tái phạm.

Công tác TTGDCT đã làm giảm tình hình phức tạp ở các địa phương, đặc biệt là địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự. Lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước được tăng lên, củng cố một bước vai trò của chính quyền, đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa ở nông thôn, tạo khí thế xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.

Tiểu kết chương 1

Công tác TTGDCT có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn trật tự trị an, an toàn xã hội, góp phần vào công tác đánh địch. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã chỉ rò “phải thực hành chuyên chính với bọn phản cách mạng, nghiêm trị những kẻ chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc thực hiện thống nhất nước nhà” [37] và Nghị quyết số 49/NQ/TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại xã hội. Nghị quyết này là văn bản quy định cụ thể những đối tượng cần phải TTGDCT, ngay sau khi có văn bản quy định những đối tượng cần TTGDCT, Bộ Công an đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành những văn bản quy định cụ thể về việc TTGDCT đối với từng đối tượng. Những văn bản chỉ đạo đó là cơ


sở để Bộ Công an tiến hành thực hiện công tác TTGDCT những đối tượng nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Để triển khai những chủ trương của Đảng về công tác TTGDCT, Bộ Công an đã tiến hành các công tác trong đó có việc lập danh sách, bắt giam giữ, giáo dục cải tạo những đối tượng TTGDCT và tổ chức xét tha đối với các đối tượng tích cực giáo dục và hết thời hạn TTGDCT. Trong đó việc giáo dục cải tạo những đối tượng TTGDCT được Bộ Công an quan tâm, công tác giáo dục cải tạo được tiến hành qua việc tổ chức các lớp học tập về chính, giáo dục thông qua lao động và giáo dục bằng văn hóa. Qua công tác giáo dục đối tượng TTGDCT làm cho đối tượng nhận thức sâu sắc hơn về quá trình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tính chất chính nghĩa cuộc cách mạng của nhân dân ta, tính chất phi nghĩa của đế quốc Mỹ, tích cực giáo dục cải tạo để trở thành người lương thiện.

Trong quá trình TTGDCT nhờ thực hiện tốt những chủ trương của Đảng, Bộ Công an đã đã cơ bản hoàn thành công tác TTGDCT đã làm cho các đối tượng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực giáo dục để mong sớm trở về với cộng đồng với gia đình, trở thành người lương thiện.

Công tác TTGDCT không chỉ cải tạo số đối tượng xấu nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện mà còn góp phần lớn vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.


Chương 2. BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1965 - 1975.‌

2.1. Chủ trương của Đảng và phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an.

2.1.1. Chủ trương của Đảng

Từ năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt. Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” để cứu vãn chế độ Sài Gòn, đế quốc Mỹ chuyển hướng từ “Chiến tranh cục bộ” sang “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam. Đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt đối với miền Bắc4. Đế quốc Mỹ huy động tối đa sức mạnh quân sự, việc đưa quân Mỹ và chư hầu vào nước ta nhằm tạo ra một lực cản mạnh để trong một thời gian ngắn ngăn chặn

sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn và sự tan rã của ngụy quân, hòng tiến công tiêu diệt chủ lực quân giải phóng và quân đầu não của cuộc kháng chiến, dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân ta. Cùng với cuộc đưa quân vào miền Nam, từ 07/02/1965, Mỹ liên tục bắn phá miền Bắc với mức độ ngày càng ác liệt và đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lý hòng lũng loạn tinh thần nhân dân miền Bắc, phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của ta, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, ngày 28/04/1965 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 116/NQ-TW về phân công nhiệm vụ giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vũ trang trong việc bảo vệ trị an miền Bắc và điều chỉnh tổ chức lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Nghị quyết của Bộ Chính trị xác


4 Ngày 21/01/1965, Mỹ đưa một đại đội máy bay F105 của Mỹ vào Biên Hòa (Đồng Nai), ngày 8/2/1965 một tiểu đoàn tên lửa của lính thủy đánh bộ Mỹ tới Đà Nẵng, tính đến tháng 7/1965 quân chiến đấu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là 75.000 tên, đến năm 1965 đến tới 184.000 tên chưa kể 2 vạn quân chư hầu.


định “Công an vũ trang nhân dân là một thành phần trong lực lượng Công an nhân dân và có nhiệm vụ bảo vệ trị an biên giới, giới tuyến, bờ biển, hải đảo bằng biện pháp chính trị, nghiệp vụ công an, vũ trang bảo vệ lãnh tụ, các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các cơ quan ngoại giao, các vị khách nước ngoài của Đảng và Nhà nước, các cơ sở kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trọng yếu, vũ trang canh gác giữ các trại giam”.

Nhiệm vụ của Công an là phải phục vụ tốt hai nhiệm vụ chính của toàn Đảng, toàn dân ở miền Bắc là xây dựng và chiến đấu, đồng thời ra sức chi viện cho công tác an ninh miền Nam trước tình hình đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam và tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngày 06/12/1965 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 115-CT/TW về công tác cải tạo những “người cần phải cải tạo tại chỗ”, Chỉ thị nêu “Để phục vụ tốt cho cuộc đấu tranh chống bọn gián điệp và bọn phản cách mạng khác, ngoài việc nghiêm trị bọn hoạt động phá hoại hiện hành, tập trung giáo dục những phần tử nguy hiểm cho an ninh xã hội, cần ra sức cải tạo tốt những người cần tiếp tục cải tạo trong số tề, ngụy cũ tham gia tổ chức phản động cũ và các bọn tội phạm khác, công tác cải tạo đối với người “cần phải tiếp tục cải tạo tại chỗ” là một biện pháp chuyên chính quan trọng và là một bộ phận trong toàn bộ cuộc đấu tranh chống bọn phản cách mạng”.

Mục đích của công tác cải tạo là đánh bại tư tưởng thù địch với cách mạng đang tồn tại trong các đối tượng cần phải tiếp tục cải tạo, làm cho họ không chống đối cách mạng, phục tùng và đi theo cách mạng, yên tâm lao động, sản xuất, tham gia sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, xây dựng chế độ XHCN. Công tác cải tạo vừa thể hiện tính chất kiên quyết, triệt để của cách mạng, là một bộ phận của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng; nhưng đồng thời cũng thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Chính phủ, vì mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022