Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 14

□ Các yếu tố khác ( ghi rò):

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………… 11.Cho biết tần suất trao đổi thông tin giữa anh/chị với các nhà chuyên môn cũng như với đơn vị cung cấp dịch vụ về các vấn đề liên quan đến quá trình trị liệu và can thiệp đối với con anh/chị?

□ Không thường xuyên

□ Thường xuyên

□ Rất thường xuyên

12. Nội dung trao đổi của anh/chị với các nhà can thiệp sau buổi can thiệp của con thường là những nội dung gì? ( đánh vào tất cả những lựa chọn mà bạn đã thực hiện).

□ Những điều con đã đạt được trong buổi can thiệp.

□ Điểm mạnh- điểm yếu của con trong buổi can thiệp.

□ Tình trạng sức khỏe tâm lý của con trong ngày can thiệp đó.

□ Những điều bạn thắc mắc khi tương tác với con ở nhà.

□ Các bài tập và kĩ thuật mà nhà trị liệu đã sử dụng can thiệp với con trong buổi can thiệp.

□ các nội dung khác ( ghi rò).







13.Dưới đây là một số yếu tố có thể gây trở ngại đối với việc trao đổi thông tin giữa anh/chị với các nhà chuyên môn TK.Hãy đánh giá mức độ (từ 1 đến 3) trở ngại của từng yếu tố đối với bạn.

1=Không trở ngại 2=Trở ngại một chút 3=Trở ngại nhiều


Yếu tố

1

2

3

Thiếu những kiến thức đại chúng về hội chứng TK.




Sự thiếu nhất quán trong tiếp cận chuẩn đoán




Công nghệ(vd,không có internet)




Sự thiếu nhất quán trong các biện pháp giáo dục can thiệp.




Ít có cơ hội gặp gỡ,tiếp xúc giữa giáo viên và phụ huynh

với các chuyên gia.




Thiếu các đơn vị,tổ chức kết nối phụ huynh với các chuyên gia.




Thái độ xã hội và gia đình đối với các vấn đề về khuyết tật

phát triển.




Thiếu chuyên gia hướng dẫn trực tiếp cho phụ huynh.




Yếu tố khác(ghi rò):




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 14










14. Theo anh/chị để tăng hiệu quả can thiệp cho TTK nên cần thiết có sự phối hợp giữa các lực lượng cang thiệp hay không?

□ Không cần thiết □ Cần thiết □ Rất cần thiết.


15. Theo anh/ chị nơi con anh/chị đang được can thiệp theo bạn nếu có sự tham gia của chuyên gia, nhân viên CTXH thì vai trò của họ là gì?( đánh dấu tất cả các lựa chọn phù hợp).

□ Vai trò can thiệp viên.

□ Vai trò tham vấn- tư vấn.

□ Vai trò kết nối nguồn lực.

□ Vai trò biện hộ.

□ Vai trò khác( ghi rò).

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………1

6. Những biện pháp nào dưới đây có thể giúp anh/ chị hiểu và có nhiều kĩ năng hơn để tương tác và can thiệp với con của bạn khi ở nhà(đánh dấu tất cả những lựa chọn mà bạn cho là hiệu quả đối với bạn)

□ Kế hoạch bài giảng cho mỗi tiết học.

□ Kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tháng.

□ Có sự hướng dẫn trực tiếp từ nhà trị liệu trong giờ can thiệp của con tại cơ sở can thiệp.

□ Có nhân viên CTXH hướng dẫn, tập huấn riêng cho tất cả phụ huynh.

□ Có nhân viên CTXH tại trung tâm thực hiện vai trò kết nối gia đình với các bộ phận khác.

□ Có sự phối hợp giữa các lực lượng liên quan trong quá trình can thiệp.

□ Biện pháp khác ( ghi rò):

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Chân trọng cảm ơn sự đóng góp của anh chị đối với nghiên cứu này!

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM.

NVCTXH: Thưa các chị, thưa bà chuyên gia như đã trao đổi từ hôm trước là em muốn xin các chị một buổi thảo luận nhóm về việc can thiệp cho TTK tại trung tâm mình. Được sự đồng ý của cô Tâm( phụ trách cơ sở thực nghiệm, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt) đồng thời cũng là kết hợp với buổi trao đổi chuyên môn của bà chuyên gia cho chúng ta thì em nghĩ rằng việc kết hợp cả trao đổi chuyên môn với thảo luận này sẽ vừa tiết kiệm được thời gian vừa có thể cho các phụ huynh vào tham dự nếu phụ huynh có nhu cầu muốn được nghe về những thảo luận này. Trong buổi thảo luận hôm nay em muốn nhờ các chị thảo luận về phương pháp can thiệp sớm, sự tham gia của gia đình trong can thiệp sớm và đặc biệt là sự tham gia của CTXH và các lực lượng can thiệp khác trong can thiệp sớm cho TTK. nhờ các chị giúp đỡ nhé.

Chị H: Ui e thích thảo luận về cái gì chẳng được, cứ thoải mái đi thế nào cũng được hết. Chị P: Bọn chị không khẳng định là có thể giúp đỡ em được tất cả nhưng cái gì làm được bọn chị sẽ làm hết mình chỉ cần em trả công là được( cười).

Bà Lorence: ở Mỹ để can thiệp cho TTK thì người đầu tiên mà trẻ tìm đến ở Mỹ thường là nhân viên CTXH, sau khi đến gặp nhận viên xã hội họ thường mới chỉ định xem đứa trẻ đó nên đi gặp ai và tiến hành đánh giá và can thiệp chứ không như ở Việt Nam.

Chị H1: Ở Việt Nam mình làm gì có kinh phí so với nước Mỹ thì sao mà so bì được, họ đi trước mình hằng trăm năm làm sao mà bì được. Ở Việt Nam mình mà làm được như thế thì chắc vấn đề TK phải được quan tâm và nổi trội hơn bây giờ nhiều rồi.

Chị O: Đúng rồi em bảo với bà( nói với phiên dịch) là ở Việt Nam họ chưa có kinh phí nên mọi thứ mới chỉ đạt được ở mức kinh phí cho phép ở mức nào thì chất lượng dịch vụ ở mức đó thôi em ạ.(phiên dịch dịch).

Bà Lorence:(cười) Ở Việt Nam một người giáo viên phải giữ rất nhiều chức năng khác nhau vừa là người dạy trẻ, vừa là người hướng dẫn cha mẹ vừa thực hiện tư vấn tham vấn một người mà phải thực hiện quá nhiều vai trò như vậy rất là vất vả cho người giáo viên đó.

NVCTXH: Thực ra thì vẫn với số lượng nhân viên như cũ nhưng mình nên cân đối sự tham gia của các lực lượng khác nhau vào quá trình can thiệp và phát huy những vai trò chính của mỗi bộ phận đó thì chúng ta đã có sự kết hợp để cùng can thiệp trị liệu rồi.

Chị P: Ý em là phát huy CTXH của bọn em vào dạy trẻ ở trung tâm mình chứ gì? NVCTXH: Sao chị đoán đúng ý em thế chị?( cười).

Chị P: Chị biết là ý em định nói là phát huy vai trò của nhân viên CTXH trong quá trình can thiệp cho trẻ ở trung tâm mình chứ gì nhưng mà không phải ai cũng can thiệp giáo dục cho TTK được đâu em ạ. Em ở đây lâu rồi thì em cũng biết rồi mà còn phải học chán mới làm được nói gì là một người mà học CTXH lạ hoắc vào đây thử xem có làm được không? Đúng là họ có vai trò riêng của họ như là tham vấn, tư vấn hoặc kết nối nhưng mà để kết nối với tham vấn được thì người nhân viên đó cũng phải biết về hội chứng này thì mới tư vấn được chứ nếu không thì biết tư vấn thế nào kết nối vào đâu? Có khi chỗ cần kết nối thì không được lại đưa họ vào chỗ không cần thiết. Ví dụ như muốn muốn tư vấn cho họ thì mình phải hiểu về tình trạng của con họ mà nếu không học không nắm bắt về chuyên môn thì sao mình hiểu được về con họ mà tư vấn. cho nên rò ràng là để tư vấn được không phải việc đơn giản, người làm CTXH phải học hỏi để nắm bắt được về TK thì mới có thể tư vấn.

NVCTXH: Chị nói đúng rò ràng là như thế nếu không biết gì về hội chứng TK thì họ cũng sẽ chả biết phải tư vấn như thế nào mà tư vấn lung tung có khi còn gây nguy hại đến đứa trẻ. Cho nên rò ràng là trong quá trình làm việc người nhân viên xã hội cần phải học hỏi từ những nhà giáo dục và các nhà chuyên môn khác để tìm hiểu và nắm bắt chắc chắn về hội chứng TK thì mới có thể can thiệp hay tư vấn được. Ở CTXH bọn em gọi đó là sự phối hợp liên ngành tức là có sự giúp đỡ phối hợp lẫn nhau để cùng phục vụ cho một ca.

Bà Lorence: Ở Việt Nam hiện nay việc cần phải kết hợp liên ngành như H nói là rất cần thiết vì vừa chưa có đủ kinh phí mà làm như vậy ta có thể bổ xung cho nhau để cùng hoàn thành một mục tiêu.

NVCTXH: Đúng như bà nói nếu có sự phối hợp liên ngành đúng vai trò này rò ràng mình có thể đỡ cho nhau được nhiều thứ và không quá đè nặng trách nhiệm lên một mình người can thiệp. tuy nhiên để thực hiện được thì người nhân viên xã hội cần phải

học tập để nắm bắt chắc chắn mọi điều về TTK thì mới có thể làm việc được. Thế nên em mới cần các chị giúp đỡ mới cần có những buổi như hôm nay.( cười).

Chị O: À thế hóa ra là mày cho bọn chị ngồi đây để nói cho mày nghe để mày học đúng không?

NVCTXH: Vừa là thảo luận vừa là học hỏi mà chị?

Chị O: Được rồi thể để chị hỏi mày trước mày làm việc với TTK rồi mày cũng đọc sách rồi vậy mày nói cho chị xem biểu hiện của TTK mà mày thấy là gì nào?

NVCTXH: Trẻ TK nói riêng và trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung đều có những đặc điểm và nhu cầu nhất định, nhưng theo em thì trẻ TK có một số đặc điểm nổi bật như: Khiếm khuyết về mặt quan hệ xã hội, Gặp vấn Đề trong giao tiếp ngôn ngữ,Khiếm khuyết về phát triển lời nói, Hành vi bất thýờng,Rối loạn về vận Động, cảm giác, tri giác, rối loạn cảm xúc…. Ðôi khi có những hành vi kì lạ và cách thể hiện cảm xúc kì lạ, Thiếu khả năng gợi mở và duy trì các cuộc trò chuyện, Sử dụng ngôn ngữ bất thường và lặp lại, Luôn tập trung đến các bộ phận của đồ vật thay vì chú ý đến đồ vật một cách tổng thể, Gắn bó quá mức bình thường với đồ vật,hoặc mô thức hành động nào đó,… nói chung là có rất nhiều biểu hiện mà không phải trẻ nào cũng giống nhau.

Bà Lorence: Đúng vậy TTK thường có nhiều biểu hiện và mỗi trẻ lại có đặc điểm khác nhau nên khó mà có thể liệt kê hết được những biểu hiện của trẻ mình chỉ có thể thấy được một số những biểu hiện phổ biến mà nhiều trẻ hay mắc phải.

Chị H1: Đúng đấy theo mình cũng không nên bàn nhiều về các biểu hiện của trẻ vì chắc chắn trẻ phải có vấn đề mà cha mẹ nó cũng nhận ra nên mới đưa đến đây rồi nên theo mình chúng ta nên trú trọng vào phần đánh giá và can thiệp cho trẻ.

NVCTXH: Theo em cũng là như vậy chị ạ vì cai đó quan trọng hơn là chúng ta xem xét các biểu hiện để làm gì chứ?

Chị O: Nhưng mà vẫn cần phải biết để khi nhìn nhận một đứa trẻ có những hành vi đấy là ta có thể chẩn đoán qua tình trạng của nó rồi để khi thấy trẻ có vấn đề chúng ta còn biết hướng xử lý.

Chị H1: Cậu nói đúng nhưng ý tớ là chúng ta nên tập trung vào phần đánh giá và can thiệp chứ không phải là không chú ý đến biểu hiện mình cũng đã nói và hầu như

mọi người ở đây đều biết rồi thì chúng ta nên tập trung vào vấn đề quan trọng hơn để giải quyết việc can thiệp cho trẻ cũng như trao đổi để giúp em H chứ.

Chị O: Lỡ phụ huynh họ không biết con họ có những biểu hiện này họ cũng không biết thì sao? Chị L có biết không chị?( quay sang hỏi phụ huynh).

Chị L: Chị thì chị thấy có những biểu hiện con chị có có biểu hiện thì con chị không có nhưng mà tựu chung thì hầu như cũng có gần hết các biểu hiện mà cô H kể ấy mà,. Thế nên chị mới cho đi đánh giá.

Chị O: Đấy thấy chưa vẫn có những biểu hiện mà họ không biết đến mình trao đổi để về họ nói với nhau mở rộng thêm các biểu hiện để khi nào gặp phải ở ngoài họ còn chẩn đoán được mà giới thiệu đến đây chứ.

Chị H1: Thì tớ chỉ bảo mình nên tập trung phần kia chứ không nói là không cần tìm hiểu các biểu hiện vì để giúp đỡ cho em H cơ mà vào nội dung chính thảo luận để cho em ấy còn làm việc.

Chị O: Rồi thế bây giờ sẽ nói về đánh giá nhé em nào nói trước đi. Chị H: Chị nói luôn đi còn gì nữa.

Chị O: Hiện nay trung tâm mình đang sử dụng hai công cụ đánh giá chính phục vụ cho công tác can thiệp sớm đó là CARS và bảng kiểm phát triển một cái để xác định mức độ TK còn một cái để kiểm tra mức độ phát triển của trẻ xem đã phù hợp với độ tuổi chưa sau đó mới biết cần phải can thiệp cho con ở những lĩnh vực nào.

Bà Lorence: Ở Mỹ họ sử dụng rất nhiều công cụ đánh giá để xác định mức độ TK của một đứa trẻ và để xác định đứa trẻ đó có TK hay không cũng vậy. Tuy nhiên ở Việt Nam rất vất vả cho các giáo viên vì họ phải đánh giá luôn cả đứa trẻ và can thiệp luôn cho đứa trẻ đó..

Chị L: Con chị vào bệnh viện nhi họ có khám bằng công cụ gì đâu bác sĩ vào chơi với nó một lúc xong ra kết luận luôn với bọn chị là theo dòi TK xong sau đó lúc đến đây đánh giá lại bọn chi mới biết đến đánh giá đấy chứ.

NVCTXH: Thế sau khi đánh giá và viết báo cáo đánh giá xong thì Cô T( Cô T phó giám đốc trung tâm- Chuyên ngành giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thình) là người tư vấn thì chỉ một mình cô được tư vấn thôi còn các chị không ai được tư vấn đúng không chị?

Chị P: Trong một vài trường hợp khẩn cấp cô đi vắng thì bọn chị cũng tư vấn nhưng mà trường hợp này là rất ít.

NVCTXH: Tại vì cô làm việc kinh nghiệm lâu năm rồi nên có kinh nghiệm tư vấn mặc dù không học chuyên về tư vấn nhưng cô tư vấn giỏi vì cô làm lâu năm rồi các chị nhỉ.

Chị P: Ừ đúng rồi cô làm việc bao nhiêu năm rồi mà lại.

NVCTXH: OK thế là xong vấn đề đánh giá và tư vấn chuyển sang lĩnh vực can thiệp và các chương trình can thiệp ai kể hộ em các chương trình can thiệp ở mình với?

Chị N: Một số phương pháp can thiệp với trẻ TK mà mình biết như: Phương pháp ABA, TEACCH, PECS, Floor time, RDI, Small step và một số bài tập khác…Hiện mình đang sử dụng kết hợp giữa các phương pháp phổ biến như ABA, floor time và Small step. Kết hợp cùng một số bài tập về tâm vận động và một số sách chuyên ngành khác. ở trung tâm mình thì không chỉ mình mình mà hầu hết các giáo viên ở đây đều sử dụng kết hợp các phương pháp chứ sử dụng nguyên một phương pháp thôi thì làm sao mà được với lại những phương pháp này là ở nước ngoài về nên khi du nhập về Việt Nam mình cũng nên lựa chọn những cái phù hợp với đứa trẻ của mình thôi chứ dạy y nguyên sao được.

Chị H: Đúng rồi trung tâm mình hiện sở hữu khá nhiều phương pháp nhưng mà trong quá trình dạy thì đều phải kết hợp các phương pháp với nhau và cần phải chọn lọc vì có trẻ nào giống trẻ nào đâu mình phải chọn lọc cho phù hợp với đứa trẻ của mình.

NVCTXH: Thế các chị đánh giá như thế nào về việc cha mẹ có thể tiếp cận và hiểu về những phương pháp mà chị đang thực hiện can thiệp với TTK?

Chị N: Theo chị hầu hết những phụ huynh của mình đều là những người đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu những phương pháp trên để đưa ra phương pháp dạy con mình cho hiệu quả. Và hầu hết các bậc phụ huynh đều thực hành những bài tập với con mình khá tốt.

Chị T: Chưa chắc đâu em ạ theo chị thì tùy nhà thôi vì đâu phải phụ huynh nào cũng có thời gian giành cho con đâu họ còn phải đi làm đi ăn có người giúp việc hoặc là ông bà có khi còn chơi với trẻ nhiều hơn bố mẹ ý chứ. Nói là cha mẹ nào cũng giành thời gian học hỏi và dạy con thì chị nghĩ chưa chắc đã đúng đâu. Với nhà chị thì chị thấy chị cũng hay học hỏi để dạy con mà còn thấy chưa đâu vào đâu chứ

nhiều nhà chị thấy toàn người giúp việc đưa đi học hoặc là ông bà đưa đi học rồi ngồi ở ngoài nói chuyện với nhau bố mẹ thì chỉ đến đóng tiền học cho con trao đổi năm ba câu rồi đi làm có khi cả tháng đến có 1-2 lần chị thấy như thế làm sao mà ở nhà dạy con được, người giúp việc thì họ chỉ có trách nhiệm đưa đi đón về thôi chứ người nào nhiệt tình lắm họ mới chịu nghe giáo viên trao đổi và về nói lại với bố mẹ có người còn miễn cưỡng phải nghe vì cha mẹ trẻ yêu cầu người giúp việc làm như thế mà cứ trao đổi qua lại như thế thì làm sao tránh khỏi sai lệch thông tin có khi đang là 1 về tới phụ huynh nó thành 3 thế nên là chị nghĩ là tùy phụ huynh thôi. Chị P: Ờ chị cũng nghĩ là tùy nhà đấy, có nhà bố mẹ đưa đi hẳn hoi mà cũng có bao giờ hỏi con học như nào đâu mà đến thấy con là đón về luôn thậm chí có nhà còn ngồi trên xe đợi cô dắt trẻ ra tận cổng giao trẻ cho xong cho con ngồi lên xe luôn là về chứ có bao giờ hỏi hôm nay con học thế nào hay là học cái gì đâu. Chị nghĩ là tùy vào ý thức của cha mẹ và trình độ học vấn của cha mẹ đó nữa.

NVCTXH: Em thấy đầy cha mẹ có học vấn cao mà cũng có nhiệt tình với con mình lắm đâu?

Chị P: Cái đấy chắc là do họ không có thời gian với lại họ nghĩ là mình can thiệp thế là được rồi nên họ không cần phải dạy nhiều nữa, học vấn cao thì cao chứ có phải là cái gì họ cũng biết đâu. Mình phải tự vấn mình phải nói đôi khi họ mới hiểu được chứ. Hoặc là nhiều nhà bố mẹ học vấn cao nhưng không có thời gian chăm sóc con cái mà toàn nhờ người giúp việc thì lúc đấy mình lại phải tư vấn hướng dẫn cho người giúp việc chứ không phải cho cha mẹ nữa.

NVCTXH: Vậy ý kiến của các chị và bà về vai trò của cha mẹ trong việc can thiệp sớm với TTK?.

Chị N: Cha mẹ luôn đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của con em mình. Và đặc biệt với trẻ TK thì vai trò của người cha, người mẹ là điều kiện tiên quyết để giúp trẻ phát triển. Cho dù bất cứ trẻ TK nào đang được hưởng một môi trường học và can thiệp sớm tốt đến mấy thì vai trò của bậc phụ huynh vẫn luôn là điều kiện cần và đủ để các em có thể phát triển tốt nhất trong những năm đầu đời và điển hình là trong khoảng thời gian can thiệp sớm.

Bà Lorence: Cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của đứa trẻ và cũng là người thầy quan trọng nhất của đứa trẻ đó. ở mỹ khi can thiệp với TTK thường có sự tham gia

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí