Cha Mẹ Trực Tiếp Tham Gia Trong Giờ Can Thiệp Cá Nhân

cho nên cần phải bỏ ra thời gian ghi chép là điều khiến cho áp lực về mặt thời gian càng cao hơn khi mà thời gian can thiệp không đủ để có thể thực hiện tất cả mọi việc cho trẻ chỉ trong một giờ can thiệp.

Bên cạnh việc viết nhật kí can thiệp các giáo viên cũng có thể viết giáo án can thiệp để rút ngắn hơn thời gian trong việc viết để trao đổi lại với CM. Trong giờ can thiệp giáo viên sẽ có một cuốn sổ giáo án được thiết kế theo mẫu chung sau đó trong mỗi ngày can thiệp giáo viên sẽ thiết kế và lựa chọn các mục tiêu phù hợp với nội dung theo từng kĩ năng và nội dung can thiệp cho trẻ sau đó giáo viên sẽ căn cứ theo kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tháng và khả năng của trẻ theo từng ngày để lựa chọn mục tiêu cụ thể đưa vào từng cột kĩ năng sau đó là các hoạt động cụ thể và hết cuối giờ can thiệp giáo viên sẽ kiểm tra lại những mục tiêu mình đã chọn lựa xem mục tiêu nào đã đạt và mục tiêu nào chưa đạt và viết lại những lưu ý để CM tiếp tục về nhà củng cố thêm cho bé ở nhà. So với nhật kí can thiệp thì giáo án can thiệp không khác nhiều tuy nhiên giáo án can thiệp sẽ được viết một cách nhanh chóng hơn theo mẫu sẵn có. Phụ huynh có thể theo dòi tiến trình học của con mình một cách khoa học hơn tuy nhiên nhiều nội dung sẽ không được chi tiết bằng nhật kí can thiệp. Chính vì vậy việc lựa chọn cách viết nào có thể do từng giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với đặc điểm của từng trẻ và phù hợp với nhu cầu của từng gia đình. Giáo án cá nhân theo ngày được xây dựng theo một mẫu như sau:


STT

Thời gian

Mục tiêu

Hoạt động

Kết quả

1

10 phút

Chỉ tay một ngón

Hoạt động 1:

Hoạt động 2:

Hoạt động 3:


2

...

...

...


...

...

...

...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 10


Với bảng mẫu giáo án này sẽ được thiết kế theo dạng của một cuốn số hằng ngày giáo viên can thiệp chỉ cần điền vào từng ô trống về bài tập của con từng ngày. Có thể có 3 hoặc 4 mục tiêu tùy thuộc theo khả năng của từng trẻ. Sau đó trước mỗi giờ can thiệp cá nhân giáo viên sẽ dựa vào giáo án hôm trước hoặc dựa vào kế

hoạch giáo dục cá nhân để lựa chọn mục tiêu sao cho phù hợp với từng trẻ và vào giờ can thiệp các giáo viên chỉ cần thức hiện các mục tiêu như đã đề ra trước đó sau đó nhận xét lại vào cuối giờ can thiệp và đưa lại cho CM hoặc người chăm sóc. Dựa vào việc quan sát kết quả đạt được CM sẽ nhìn ra mục tiêu nào là cần phải tiếp tục duy trì, mục tiêu nào đã đạt và mục tiêu nào cần phải củng cố. Sự trao đổi này chỉ mất 2-3 phút để các bậc CM có thể nhận ra từ đó họ có thể thực hiện củng cố cho con mình bằng cách thực hiện các hoạt động giống như trong giáo án để củng cố cho mục tiêu đó hoặc sáng tạo các hoạt động mới sao cho các con đạt được mục tiêu đề ra. Chị P giáo viên cho biết thêm “ Các hoạt động có thể linh hoạt miễn là các con đạt được mục tiêu, vì thế khi viết vào sổ nhật kí phụ huynh cũng rất dễ hiểu”.[Trích phỏng vấn sâu số 3]

Với biện pháp này CM trẻ và trung tâm can thiệp đã có sự trao đổi qua lại một cách rò ràng hơn. Những CM không có thời gian để đưa con đi học và quan sát các giáo viên can thiệp một cách trực tiếp thì thông qua giáo án cá nhân CM có thể quan sát một cách rò ràng hôm nay tại trung tâm con đã được học gì, mục tiêu nào trong buổi can thiệp là con chưa đạt được, mục tiêu nào là con đã đạt được và mục tiêu nào cần phải củng cố thêm cho con. Từ đó CM có thể củng cố cho con mình ở nhà sao cho phù hợp với nội dung giáo án hàng ngày của bài dạy. Giáo án này cũng thể hiện tính khoa học trong làm việc hơn so với nhật kí can thiệp.

3.1.3. Tổ chức tập huấn cho phụ huynh

Một trong những yếu tố quan trọng để CM có thể có được mối liên hệ chặt chẽ hơn đối với cơ sở can thiệp đó là có được những lớp tập huấn để trao đổi bồi dưỡng và hướng dẫn CM một cách cụ thể trong cách tương tác cách dạy con mình tại nhà. Khi những buổi tập huấn được tổ chức người cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể đến trung tâm nơi con mình can thiệp trực tiếp được xem các chuyên gia và giáo viên hướng dẫn từng bước một về cách dạy con và cách để hiểu mình hơn trong quá trình tương tác với con. Với đa số các phụ huynh việc được tham gia vào những lớp tập huấn như thế này có vai trò rất quan trọng để họ dạy được con mình, phụ huynh T cho biết “ nếu thường xuyên có những buổi trao đổi như thế này thì việc dạy con sẽ đỡ áp lực hơn cho các cô giáo rất nhiều và đặc biệt là về các chị cũng có thể dạy con mình đúng cách hơn, không hề giống như trước đó chị đã tưởng” [Trích biên bản thảo luận nhóm]. Việc tập huấn cho phụ huynh được tiến

hành một tháng từ 1 đến 3 buổi. Mỗi buổi vào các ngày cuổi cùng của tuần can thiệp và vào giờ mà các ca can thiệp buổi sáng kết thúc đó chính là khoảng thời gian hầu hết trẻ đã trở về trường mầm non hòa nhập. Việc tập huấn cho phụ huynh sẽ xoay quanh việc hướng dẫn cho các phụ huynh tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy trẻ tại gia đình. Mỗi buổi tập huấn có sự tham gia của các giáo viên, nhân viên xã hội và chuyên gia về CTS và thậm chí có cả trẻ để làm mẫu. Trong buổi tập huấn các giáo viên và chuyên gia sẽ trao đổi với phụ huynh về các kĩ thuật làm việc với trẻ với từng trẻ có những đặc điểm khác nhau thì cần có những biện pháp và kĩ thuật khác nhau như thế nào? Đối với những đối tượng là TTK không có ngôn ngữ thì các chuyên gia khuyên các bậc CM nên dùng hệ thống trao đổi tranh ảnh PECS. Đối với trẻ có ngôn ngữ tùy thuộc vào đặc điểm của từng trẻ thì có thể dùng small step hoặc floortime điều này phụ thuộc vào đặc điểm của từng trẻ.

Về cách thiết lập mục tiêu dạy trẻ. Các chuyên gia cũng trao đổi với cả giáo viên và CM trẻ để họ cùng điều chỉnh lựa chọn mục tiêu phù hợp với trẻ không quá nặng và cũng không quá đơn giản, vừa sức để tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng lực của mình một cách tốt nhất. Việc tập huấn sẽ được trung tâm lên kế hoạch và tổ chức thường niên đảm bảo không bị gián đoạn để cung cấp cho CM một cách kịp thời nhất các kiến thức mới đảm bảo việc can thiệp cho trẻ không bị gián đoạn đồng thời giải đáp thắc mắc cho CM một cách kịp thời đặc biệt là những thắc mắc về các kĩ thuật can thiệp, thời gian và đồ dùng.... tất các các vấn đề thắc mắc trong quá trình can thiệp tại nhà CM trẻ có thể hỏi trực tiếp chuyên gia và giáo viên. Các chuyên gia và giáo viên sẽ có trách nhiệm trả lời trực tiếp đồng thời có thể làm mẫu trên trẻ khi CM chưa hiểu. “ Từ khi có những buổi tập huấn hỗ trợ như thế này các chị thấy hiểu ra nhiều thứ hơn nhiều về nhà cũng đỡ cảm thấy áp lực hơn khi dạy con”.[Trích phỏng vấn sâu số 7].

Tập huấn cho CM trẻ là một điều hết sức cần thiết cho quá trình can thiệp của mỗi trẻ. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cho các phụ huynh mà thông qua đó các giáo viên và chuyên gia cũng có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm và phát triển chuyên môn cá nhân, rút kinh nghiệm cho từng trường hợp cụ thể từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và nâng cao chuyên môn cho giáo viên. Các CM từ đó cũng có thêm kĩ năng và kiến thức để

3.1.4. Cha mẹ trực tiếp tham gia trong giờ can thiệp cá nhân

Những giờ can thiệp thông thường CM sẽ đưa con đến trung tâm can thiệp và giáo viên chuyên biệt hầu hết đảm nhiệm vai trò cốt yếu và duy nhất trong suốt giờ can thiệp của con tại trung tâm. Số ít những phụ huynh thì quan sát giờ can thiệp của con mình thông qua việc nhìn qua khe quan sát do tại trung tâm cũng chưa có hệ thống camera trong mỗi phòng. Rất ít những phụ huynh có thể vào trong để cùng với giáo viên chuyên biệt làm việc trực tiếp cùng con và giáo viên chuyên biệt. Nhiều phụ huynh đều đồng ý với ý kiến chị L cho rằng “ nếu chị vào con chị không thể tập trung học được vì bị phân tán khi có chị ở đó”.[Trích phỏng vấn sâu số 6]. Một phụ huynh có con đang được can thiệp tại trung tâm cho biết thêm. Chính vì lý do này nhiều CM đã không thể vào trực tiếp vào để làm việc với giáo viên và nghe hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên. Với điều kiện kinh tế và điều kiện thời gian thì không phải gia đình nào cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp thuê giáo viên chuyên biệt khác về để dạy con mình tại nhà. Kế hoạch giáo dục cá nhân và tập huấn thì chưa chắc các bậc phụ huynh có thể tham gia được đầy đủ hoặc cũng chưa đầy đủ trong một vài buổi mà CM có thể làm việc được luôn với con mình. Chính vì những lý do đó việc cần phải cho CM tham gia trực tiếp vào trong những giờ can thiệp là điều cần thiết. Tuy nhiên để thực hiện được việc này cần phải có sự tham gia nhiệt tình của CM cũng như các giáo viên chuyên biệt. Hầu hết CM cũng đều có nguyện vọng muốn tham gia can thiệp cùng giáo viên chuyên biệt để họ có thể trực tiếp hướng dẫn và chuyển giao kĩ thuật cho CM. Bà LouRence chuyên gia cho rằng: “ Ở Mỹ các bộ phận can thiệp được chuyên môn hóa một cách rất rò ràng nhưng ở Việt Nam thì tôi thấy các giáo viên chuyên biệt phải đảm nhiệm hầu hết tất cả các vai trò cho nên họ không thể làm hết tất cả được. Ở Mỹ sẽ có những bộ phận chuyên can thiệp về hành vi, bộ phận chuyên can thiệp ngôn ngữ, bộ phận chuyên về tâm vận động, bộ phận chuyên về các lĩnh vực kết nối dịch vụ.... nhưng ở Việt Nam thì chỉ có một người phải làm tất cả những việc đó vì vậy sẽ rất khó”.[ Trích phỏng vấn sâu số 5] Kể cả việc tư vấn giúp đỡ và hướng dẫn phụ huynh tại nhà hoặc tại trung tâm. Tại Mỹ mô hình can thiệp của họ tập trung chủ yếu vào vai trò của cha mẹ, CM mới là người thầy đầu tiên của con. Thậm chí mỗi trẻ có thể chỉ đến trung tâm can thiệp một tuần 2-3 buổi nhưng trong toàn bộ những buổi đó đều

là những buổi giáo viên sẽ hướng dẫn trực tiếp cho phụ huynh về kĩ thuật và các CM sẽ về thực hành với con mình sau 2-3 ngày họ sẽ lại đưa con đến để kiểm tra về bài tập hôm trước giáo viên đã hướng dẫn đồng thời tiếp tục thực hiện mục tiêu mới. Việc cần phải để các bậc CM tham gia vào trong giờ can thiệp ở Việt Nam hiện nay chưa được trú trọng nhiều do vẫn còn lệ thuộc nhiều vào vai trò của giáo viên chuyên biệt. Tuy nhiên nhiều gia đình cũng muốn có kĩ thuật để dạy con vừa là tiết kiệm thời gian, tiền bạc. “ Một tiếng can thiệp chị phải chờ con ở đây cả tiếng nếu vào được trong phòng để dạy con cùng cô và về nhà dạy lại thì tốt quá vừa tiết kiệm được thời gian của con và mẹ, vừa có kiến thức để dạy con ở nhà thậm chí tiết kiệm được cả tiền bạc”.[Trích phỏng vấn sâu số 7]

CM sẽ được giáo viên hướng dẫn trực tiếp cùng tham gia dạy con trong giờ can thiệp. Các giáo viên sẽ khắc phục việc con sẽ bị phân tán trong giờ can thiệp khi có sự có mặt của CM bằng cách luyện tập dần việc cho CM tham gia và có mặt ở trong phòng lúc đầu có thể là chỉ 10 hoặc 15 phút cuối giờ. Sau đó với khoảng thời gian này nếu con phân tán hoặc có biểu hiện không hợp tác thì sự có mặt của CM trong phòng sẽ bị giảm bớt đi. Trong suốt khoảng thời gian này con được giáo viên hướng dẫn chơi cùng CM mình và giáo viên sẽ vẫn cùng chơi với con nhưng chủ đạo sẽ là hoạt động và tương tác của người mẹ với con mình. Việc này được diễn ra thường xuyên và hằng ngày trong các buổi can thiệp tại trung tâm cho tới khi con không còn thiếu hợp tác và phân tán khi có sự có mặt của CM hoặc người chăm sóc bởi theo thời gian nếu việc CM thường xuyên có mặt trong phòng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó mà con vẫn phải học dần dần các con sẽ hiểu được việc sẽ vẫn phải tiếp tục bài học cho dù người mẹ có ở đó. Tới khi đạt được điều đó tức là các con sẽ giảm dần, hết bị mất tập trung và thiếu hợp tác khi có sự có mặt của CM. Mặt khác khi con có thể chấp nhận việc có sự tham gia của CM trong phòng tức là con sẽ chịu tương tác với CM và với cô. Lúc này các giáo viên và chuyên gia can thiệp sẽ hướng dẫn CM trong cách tương tác với con. Hướng dẫn từ việc dạy con đến cách chơi. Cách chia nhỏ các hoạt động trong quá trình can thiệp và các kĩ thuật can thiệp. Giáo viên sẽ là người thực hiện trước làm mẫu sau đó để CM thực hành lại với con mình, giáo viên sẽ quan sát để chỉnh sửa và thay đổi những hoạt động không phù hợp. Lúc này giáo viên có thể tăng thêm thời gian có mặt trong phòng của CM lên sao cho thích hợp với hoạt động và thời

gian vừa đủ để có thể hướng dẫn được phụ huynh tương tác với con mình trong một hoặc các hoạt động khác nhau. Thậm chí CM còn có thể có mặt trong suốt cả giờ can thiệp nếu con không có những biểu hiện khác trong suốt giờ can thiệp.

Trong suốt giờ can thiệp giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn. Phụ huynh sẽ là người làm việc trực tiếp với con mình nhiều hơn phần còn lại giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn và làm mẫu. Bên cạnh đó giáo viên sẽ soạn ra những bài tập cần thiết và viết lại vào sổ nhật kí hoặc giáo án can thiệp hằng ngày để CM tiện theo dòi và tiếp tục về luyện tập với con mình ở nhà. Bằng cách này CM có thể đến trung tâm ít hơn mà vẫn có thể giúp con hoàn thành bài tập của mình. Ở nước ngoài việc CM tham gia vào can thiệp và có sự hướng dẫn của nhân viên CTXH là điều cần thiết hơn cả việc sẽ can thiệp với con tại trung tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam với điều kiện hiện tại chỉ cần thực hiện với những biện pháp này CM đã có nhiều phần hiểu hơn về con mình và khả năng của con đồng thời cùng có thể can thiệp dạy con ở nhà thay vì việc phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên tại trung tâm can thiệp.

3.1.5. Tiếp cận mô hình có giáo viên hướng dẫn can thiệp tại nhà

Việc cần phải có giáo viên, chuyên gia hướng dẫn can thiệp tại nhà phụ huynh là điều hết sức cần thiết đây là ý kiến của phần lớn các bậc phụ huynh có con đang được can thiệp tại cơ sở can thiệp. Bởi một vài lý do họ cho rằng họ cần có người hướng dẫn cũng như can thiệp tại nhà cho con là vì họ muốn con họ được củng cố kiến thức của buổi can thiệp trước đó tại trung tâm mặt khác họ cho rằng để can thiệp ở nhà không phải là một điều đơn giản vì sự thay đổi về môi trường cũng khiến cho sự tập trung của các con có sự thay đổi. Điều này có lý do và không thể khẳng định là sai. Có một số TTK chỉ chịu học khi đó là lớp học, đó là cái bàn học ở lớp can thiệp có cô giáo. Còn lại khi ở nhà việc CM cho con ngồi vào bàn hầu như là điều không thể. Tiếp theo đó một số trẻ luôn luôn nghĩ rằng học là việc phải làm ở lớp vì thể chỉ học ở lớp còn về nhà thì chúng phải làm những việc khác chứ không phải là ngồi vào bàn và học tập. Vì vậy CM rất gặp khó khăn trong việc có thể tương tác với con ở nhà. Trong khi đó chuyên gia cũng tư vấn rằng : “việc giúp con học tập tai nhà không có nghĩa rằng phải bắt con ngồi vào bàn học với chiếc ghế mà phải là dạy con ở mọi mọi lúc mọi nơi trong căn nhà của mình đồng thời sử dụng những kiến thức thực tế để hướng dẫn và dạy con những kĩ năng cũng như

những khái niệm”.[Trích phỏng vấn sâu số 5] Tuy nhiên để thực hiện được những lời khuyên này thì các bậc phụ huynh đều đồng tình với ý kiến cần phải có thêm người hướng dẫn CM ở nhà bởi nhiều khi con không chịu hợp tác với CM hoặc CM không biết cách phải làm như thế nào để con có thể hợp tác với mình ở nhà giống như hợp tác với các giáo viên chuyên biệt. Đồng tình với quan điểm đó chúng tôi cho rằng cần có sự góp mặt của nhân viên xã hội người vừa có thể trực tiếp can thiệp vừa có thể thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kết nối như trên có thể đảm nhiệm được vai trò này. Sự có mặt của các nhân viên xã hội tại các gia đình không nhiều nhưng những sự hướng dẫn này khác về môi trường và cách thức sẽ khiến cho phụ huynh gặp khó khăn nếu không có sự giúp đỡ từ các nhà chuyên môn. Những nhà trị liệu thì chỉ có thể can thiệp tại trung tâm vậy ai sẽ là người hướng dẫn giúp đỡ gia đình trong hỗ trợ can thiệp tại nhà. Những nhân viên xã hội sẽ đảm nhiệm vai trò giống như vừa là nhà trị liệu vừa là người hướng dẫn tư vẫn cho phụ huynh để nhằm giúp phụ huynh có những kĩ năng nhất định và kiến thức để tương tác với con ở nhà một cách dễ dàng hơn.

Để tiếp cận được mô hình này thì sự phát triển của trung tâm và mô hình tổ chức hiện tại của trung tâm là điều cần thiết. Hiện tại trung tâm chỉ cung cấp dịch vụ can thiệp tại cơ sở và giáo viên đặc biệt cùng với nhân viên CTXH là người đảm nhiệm vai trò này nhưng chưa hề có mô hình cung cấp giáo viên hay các nhà chuyên môn về tới gia đình. Lý do cần tiếp cận với mô hình này đó là không phải gia đình nào cũng có thời gian và có người để đưa đi can thiệp hằng ngày tại trung tâm sau đó chờ đợi để đưa con trở về trường mầm non hòa nhấp. Có rất nhiều gia đình đến đánh giá và có nhu cầu muốn can thiệp nhưng họ lại phải chấp nhận đưa con sang các trung tâm khác lý do là vì họ không thể sắp xếp được người và thời gian để đưa con đi can thiệp. Họ có nhu cầu muốn có một giáo viên can thiệp tại nhà vừa là người giúp họ tiếp cận với con một cách dễ hơn. Chị L phụ huynh cũng cho rằng: “ Ban ngày bọn chị phải đi lo làm ăn chứ làm gì có thời gian để đưa con đi học, có người giúp việc hoặc ông bà đưa đi là tốt nhưng đi lại rồi phí can thiệp tính ra còn tốn hơn cả việc thuê một người về nhà dạy vừa có thể dạy con mà CM vẫn có thể quan sát và nghe cô hướng dẫn để những ngày cô không đến thì có thể chơi với con được.” [Trích phỏng vấn sâu số 6].Tuy nhiên mô hình này hiện nay ở

Hà Nội mới chỉ có một vài trung tâm áp dụng được điển hình là trung tâm Nắng Mai. Còn tại trung tâm hiện nay chưa có mô hình này cũng chưa có đủ nhân lực và kinh phí để thực hiện mô hình này. Xem xét về tính thuận lợi của mô hình rò ràng nếu có thể áp dụng được mô hình này thì có thể một phần giảm bớt được các chi phí kèm theo cho các gia đình không có thời gian đi can thiệp ở trung tâm mặt khác vẫn có thể đảm bảo về giờ can thiệp thậm chí môi trường thân thiện nhân viên CTXH được cử đến gia đình thực hiện can thiệp và hướng dẫn CM còn thuận tiện hơn về mặt thời gian cũng như cách thức làm việc bởi môi trường gia đình là môi trường thân thiện gần gũi với các bé nhất chúng ta có thể tận dụng điều này để dạy bé từ những điều gần gũi nhất với bé để tự phục vụ bản thân cũng như tương tác với mọi người trong gia đình của mình. Nếu can thiệp tại trung tâm chúng ta sẽ không thể có được môi trường thuận lợi này bởi môi trường gia đình là nơi trẻ sẽ sống cả đời, sẽ có những tình huống thực tế để trẻ sử dụng những vống từ trẻ có những vốn kiến thức của trẻ sẽ được áp dụng vào tình huống cụ thể sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ học những kiến thức trên những tranh ảnh. Chính vì vậy rất cần nên có những mô hình như thế này tại các trung tâm vừa để giảm bớt áp lực gánh nặng cho CM trẻ về thời gian vừa giúp trẻ có thể pháp huy được vốn kiến thức của mình trong những tình huống thực tế là một mô hình rất hay nếu các trung tâm có thể áp dụng được đồng loạt để thể hiện sự đa dạng trong dịch vụ cung cấp cũng như tính liên ngành giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. Sự có mặt của các nhân viên CTXH tại các gia đình sẽ giống như một sự kết nối giúp củng cố được các kiến thức và các giáo viên can thiệp tại trung tâm và giúp các gia đình có thể thông qua trung tâm tìm kiếm được những người hỗ trợ tốt nhất cho con mình. Chị L cũng cho biết thêm “ Thật sự đối với bọn chị có người hỗ trợ ở nhà vẫn tốt hơn nhiều vì nếu bọn chị bận ít ra vẫn có người dạy con giúp mặt khác có thể hướng dẫn bọn chị một cách cụ thể hơn.”[Trích phỏng vấn sâu số 7].

Như vậy với mô hình can thiệp có người hướng dẫn can thiệp tại nhà là một mô hình có nhiều tính ưu việt, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc cho những gia đình không có điều kiện đưa con mình đi can thiệp tại trung tâm. Với mô hình này trẻ cũng được tạo điều kiện phát triển bằng việc thực hiện những khái niệm đã biết bằng những tình huống cụ thể tại gia đình và chỉ có những tình huống cụ thể

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí