Theo phỏng vấn sâu từ các bậc CM bằng chúng tôi nhận thấy hầu hết các dịch vụ dành cho CM và các dịch vụ tại trung tâm còn hạn chế Chị L là phụ huynh của một TTK cho biết “ con chị được chẩn đoán là TK và can thiệp ở trung tâm được hơn một năm nay nhưng cả việc muốn có thêm một cô giáo về nhà dạy để hướng dẫn CM trung tâm cũng không có dịch vụ này, vì thế muốn dạy được con lại phải ngày nào cũng đứng bên ngoài nhìn qua cửa xem cô tương tác với con rồi về làm lại mà nhiều khi còn không được đúng giống như các cô làm trong giờ trị liệu, đây là một điều thiếu thốn đáng tiếc cho các bậc phụ huynh”. [Trích phỏng vấn sâu số 6].
Có những phụ huynh cũng bày tỏ quan điểm về việc muốn được hướng dẫn và tập huấn để nâng cao hiểu biết và có thể dạy con nhiều hơn “ Chị muốn hoặc là cho mẹ vào để mẹ quan sát cô dạy mẹ sẽ không hỗ trợ mà chỉ ngồi một chỗ thôi lúc đầu có thể không quen nhưng sau sẽ quen hết. nếu không thì trung tâm cũng nên có những buổi tập huấn cho phụ huynh, hướng dẫn cho phụ huynh thì bọn chị về nhà bọn chị mới biết cách dạy con chứ”[Trích phỏng vấn sâu số 7].
Về hiệu quả tác động của những biện pháp can thiệp đối với TTK có thể thấy hiệu quả còn chưa cao:
Biểu đồ 2.3: Hiệu quả can thiệp theo đánh giá của phụ huynh
Quan sát biểu đồ trên có thể thấy hầu hết các bậc CM đều đồng thuận với ý kiến can thiệp giáo dục có mang lại hiệu quả con con mình. Tỉ lệ can thiệp hiệu quả là 58%, 8% cha mẹ cho rằng việc can thiệp hiện tại rất hiệu quả cho con họ điều này cho thấy đây là một tín hiệu đáng mừng trong quá trình can thiệp sớm.
34% CM cho rằng con mình can thiệp không hiệu quả. Đây quả là một con số đáng lo ngại cho tình hình can thiệp giáo dục cho TTK. Mỗi bước tiến của trẻ là niềm hi vọng lớn lao của CM nhýng nếu nhý con không tiến bộ được thì đó là một điều đáng buồn khiến cho CM mỗi đứa trẻ này sẽ nhanh chóng nản chí khi dạy con. Tỉ lệ cha mẹ cho rằng việc can thiệp không có hiệu quả có thể được giải thích như sau: Mỗi đứa trẻ được can thiệp đều ở mức độ tự kỉ khác nhau có trẻ nặng và cũng có trẻ TK nhẹ. Đối với những trẻ TK nặng cha mẹ sẽ rất khó để nhìn thấy tiến bộ của con nếu không đủ kiến thức hoặc chưa được giải thích rò để thấy được những tiến bộ đó. Không thể thực hiện so bì giữa đứa trẻ này và đứa trẻ khác với nhau nếu chúng không ở cùng mức độ TK mặt khác trẻ được can thiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên trẻ có thể tiến bộ ở lĩnh vực này nhưng chậm tiến bộ ở lĩnh vực khác mà cha mẹ không nhận thấy hoặc lại so bì con mình với những đứa trẻ cùng thời gian can thiệp khác. Mỗi đứa trẻ có thể có tiến bộ nhưng phải so với chính bản thân đứa trẻ đó khi bắt đầu được can thiệp. Có thể có những trẻ chỉ tiến bộ về mặt kĩ năng tương tác với đồ chơi nhưng cha mẹ lại mong đợi con phải nói được phải nhận biết được thì đối với đứa trẻ đó là một điều quá khó. Mọi sự tiến bộ của trẻ đều phải được thừa nhận thì chúng ta mới có đủ kiên trì để tiếp tục can thiệp cho trẻ. Cũng có những trường hợp mọi can thiệp hầu như không hiệu quả nhưng trường hợp này là khá ít. Vì vậy những bộ phận cha mẹ cho rằng con mình can thiệp không hiệu quả là do có thể CM đã quá mong đợi vào con mình, mong đợi vào một sự tiến bộ vượt bậc nào đó và là một điều giường như không thể ở một đứa trẻ TK. Điều này cho thấy càng cần thiết hơn cần có sự tư vấn để cha mẹ thật sự hiểu, thật sự thừa nhận để họ đủ hiểu biết nhận ra sự tiến bộ của con mình dù là rất ít mà không phải là một sự mong đợi vào con mình phải thực hiện được một điều quá xa vời với đứa trẻ.
Một số bậc CM thì cho rằng việc can thiệp với TTK là chỉ có giáo viên chuyên biệt mới làm được và việc họ phải chơi hay phải dạy con là ngoài sức tưởng tượng cũng như ngoài tầm khả năng của họ. một số cho rằng “ vạn sự nhờ cô” nhưng họ lại không nghĩ được vai trò của mình thậm chí còn quan trọng hơn vai trò của giáo viên chuyên biệt rất nhiều. Nhiều bậc CM muốn con mình tiến bộ muốn các nhà trị liệu có thể dùng mọi biện pháp mà họ muốn chỉ cần con họ có tiến bộ. nhưng họ lại không hề chủ động trong học tập và sẵn sàng để hỗ trợ con mình khi
không có sự tham gia của các nhà trị liệu. Một ý kiến phụ huynh L cho rằng. “ bọn chị còn phải lo kinh tế, lo đi làm và lấy tiền đó giúp con can thiệp đã vất vả lắm rồi làm gì còn thời gian để mà dạy con hằng ngày nữa. ở nhà chơi với người giúp việc với mẹ được ít nào thì được còn đâu chủ yếu vẫn là các nhà trị liệu trực tiếp”.[Trích phỏng vấn sâu số 6]. Việc một số ý kiến phụ huynh chưa hiểu ra tầm quan trọng và đặt vai trò nhiệm vụ lên giáo viên lên trên là những nhận thức sai lầm đầu tiên khiến cho con họ khó có thể tiến bộ được hoặc nếu có tiến bộ thì rất chậm. Còn rất nhiều những lý do khác được các bậc CM đưa ra để biện minh cho việc không thể dạy được con mình ở nhà như con không hợp tác, con hay bắt nạt CM, thời gian còn ít chỉ đủ để sinh hoạt, khó tiếp cận với phương pháp, thiếu kĩ năng… một trong số những lý do đó có thể chấp nhận và cần được khắc phục từ các nhà chuyên môn đặc biệt là các nhà tư vấn. Vì vậy một trong những vai trò quan trọng của nhân viên CTXH ở đây là phải thay đổi nhận thức của CM. Cần phải làm sao để những bậc CM này hiểu được vị trí và vai trò của mình trước khi trông chờ vào các nhà trị liệu. Đối lập với ý kiến của chị L chị T một phụ huynh khác lại là người rất mức nhiệt tình và kiên trì trong quá trình đưa con đi can thiệp chị cho biết: “ chị còn mang cả sổ sách theo rồi đứng bên ngoài ngó vào xem các cô dạy, cái nào các cô dạy khó hiểu quá thì chị ghi lại để hết giờ học thì trao đổi lại chị hỏi lại các cô, vì nhiều cái các cô dạy chị cũng không hiểu thật.” cũng trong ý kiến về việc can thiệp và dạy con ở nhà chị T còn cho biết thêm: “ kinh tế thì có quan trọng thật em ạ nhưng mà làm mẹ có những đứa con như thế này mình không bỏ được được cái này thì hỏng cái kia mình phải chấp nhận chứ cứ mải làm kinh tế rồi còn mình như thế thì cũng chả làm gì em ạ”[ Trích phỏng vấn sâu số 7].
Cũng chính về sự thiếu hiểu biết nhiều cha mẹ không thể nhận ra những tiến bộ của con thậm chí đưa ra những yêu cầu khó hiểu với giáo viên can thiệp Chị L cho biết: “ Chị thấy con chị nhiều cái nó hiểu nhưng mà nó không nói mà có những cái nó lại còn giỏi là đằng khác mỗi tội là nó hay máy móc quá, giờ các em làm sao giúp chị cho nó hết cái máy móc đấy đi” rò ràng phụ huynh có những suy nghĩ như vậy là rò ràng họ chưa hề hiểu về hội chứng này và chưa hiểu về con mình. TTK có thể có những khả năng đặc biệt có những lĩnh vực trẻ có thể nổi trội vượt bậc ở lĩnh vực như con số, toán, đọc mặt chữ, hát, đọc thơ… nhưng đôi khi những mặt nổi trội
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm, Nguyên Tắc Can Thiệp, Ý Nghĩa Của Can Thiệp Sớm
- Thực Trạng Can Thiệp Sớm Với Trẻ Tự Kỉ Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Đặc Biệt, Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam
- Tần Suất Trao Đổi Thông Tin Giữa Cm Với Giáo Viên Can Thiệp.
- Độ Tuổi Của Trẻ Vào Thời Điểm Phát Hiện Và Can Thiệp
- Cha Mẹ Trực Tiếp Tham Gia Trong Giờ Can Thiệp Cá Nhân
- Kết Nối Gia Đình Trẻ Với Các Bộ Phận Can Thiệp Khác
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
này đều là do sự ghi nhớ hình ảnh đặc biệt của trẻ có được mà chưa có sự hiểu hoặc do dập khuôn máy móc mà có nhưng phụ huynh lại lầm tưởng và muốn con mình hết dập khuôn máy móc trong khi hành vi dập khuôn máy móc là một trong những hành vi điển hình ở TTK thì điều này CM thể hiện mong muốn này là quá tưởng tượng vào khả năng của con mình. Họ không hề hiểu được hành vi dập khuôn máy móc ở TTK cần phải được luyện tập ở thời gian dài và đặc biệt là phải học cách thích nghi rất lâu trẻ mới có thể thay đổi và chắc chắn là không thể nào mất đi được mãi mãi trong mọi tình huống. Do vậy sự không hiểu biết của phụ huynh này gây ra hiểu nhầm rất lớn mà nếu không có sự can thiệp tham vấn tư vấn cho phụ huynh không làm cho họ hiểu được thì sẽ rất khó để phụ huynh có thể hợp tác cùng với giáo viên trong sự thống nhất về mục tiêu và phương pháp can thiệp cho trẻ, có được sự thống nhất này cùng với sự thông tư tưởng của phụ huynh thì hiệu quả can thiệp mới thực sự có ý nghĩa.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp sớm với trẻ tự kỉ
2.3.1. Chương trình can thiệp
Chương trình can thiệp phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của CTS cho TTK nắm được điều đó hiện trung tâm cũng đang sở hữu và sử dụng một số công cụ đánh giá, chương trình can thiệp hàng đầu và phổ biến cho TTK hiện nay như: PECS, TEACH, PEP-R, FLOOR-TIME, SMALL STEPS...
đây đều là những chương trình chuẩn đang được sử dụng rộng rãi cho quá trình can thiệp sớm với TTK và trẻ khuyết tật trí tuệ. Hầu hết giáo viên cũng đồng ý với ý kiến của bà Lorence trong buổi làm việc nhóm và cho rằng: “ chương trình can thiệp phù hợp là tiền đề để trẻ tiến bộ cả trong hành vi lẫn lời nói”.[Trích biên bản thảo luận nhóm]. Trên thực tế thì để xây dựng được kế hoạch giáo dục giáo viên cần phải căn cứ vào kết quả đánh giá và nhu cầu, sở thích của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế nhiều giáo viên còn thiếu kiến thức về TTK và ít kinh nghiệm nên việc lựa chọn chương trình can thiệp cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng các chương trình can thiệp của giáo viên còn chưa thành thạo, chưa nắm chắc các kĩ thuật của từng biện pháp dẫn đến việc dạy chưa được chuẩn theo chương trình. Tiến hành chương trình phù hợp là bước quan trọng quyết định quá trình can thiệp thành công hay thất bại. Để có được hiệu quả can thiệp giáo viên cần phải có kĩ năng và kiến thức. Để tư vấn tốt cho phụ huynh giáo viên cần có
chuyên môn sâu, hiểu tâm lý CM trẻ và truyền tải vấn đề mà trẻ gặp phải phù hợp với mức độ của từng gia đình từ đó giúp họ chấp nhận dạng tật của con và tìm được phương pháp giáo dục hiệu quả.
Chương trình can thiệp giáo dục phù hợp được coi như một chìa khóa vàng của các giáo viên trong quá trình can thiệp. Kiến thức và kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân sẽ ảnh hưởng tới xác định mục tiêu phù hợp hay không phù hợp với trẻ. Nhiều giáo viên có kiến thức tốt chưa chắc là có kĩ năng tốt. Đặc biệt là trong việc lựa chọn chương trình can thiệp cho trẻ. Hiện nay chưa có một chương trình can thiệp nào được coi là tối ưu đối với TTK. Mọi giáo viên và chuyên gia trong quá trình can thiệp hầu hết đều phải tự xem xét khả năng của từng trẻ để thiết kế chương trình can thiệp phù hợp với từng trẻ. Mỗi chương trình can thiệp khi được áp dụng vào từng trẻ đều cần phải được xem xét và lựa chọn bằng cách chỉ chấp thuận những nội dung phù hợp với đứa trẻ của mình và đưa vào kế hoạch giáo dục. Thực hiện kết hợp các chương trình can thiệp để lựa chọn được những mục tiêu tốt nhất cho trẻ. Các chương trình can thiệp có thể rất nhiều nhưng không phải trẻ nào cũng sử dụng được tất cả các chương trình đó và cũng không có trẻ nào mà chỉ thực hiện duy nhất một chương trình can thiệp là có thể mang lại tiến bộ. Việc cần phải kết hợp các chương trình can thiệp khác nhau là điều cần thiết và nên làm tuy nhiên cần lựa chọn và kết hợp một cách phù hợp với nhau để các mục tiêu lựa chọn can thiệp cho trẻ không bị chồng chéo. Một yếu tố khác cần lưu ý trong chương trình can thiệp đó là lựa chọn những chương trình can thiệp tin tưởng và được kiểm chứng khoa học một cách rò ràng. Bởi hiện tại nhiều phương pháp và chương trình can thiệp hiện tại chưa đủ bẳng chứng khoa học nhưng nhiều bậc CM lại không biết. Hoặc có thể biết nhưng vẫn muốn thử, làm tốn tiền tốn thời gian và thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Hầu hết các giáo viên theo tìm hiểu đều cho thấy họ đang sử dụng hầu hết các biện pháp kể trên bao gồm cả việc sử dụng kết hợp các biện pháp mà không chỉ sử dụng đơn lẻ riêng một biện pháp nào. Bởi đa phần trong số họ đều đồng tình và cùng cho rằng khó có một biện pháp đơn lẻ nào có thể tác động hiệu quả đối với TTK. Hầu hết các biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng độ tuổi từng đứa trẻ khác nhau mà không phải đứa TTK nào cũng có thể sử dụng được biện pháp ấy. Chị H giáo
viên cho biết: “Hiện nay tôi chưa sử dụng một phương pháp nào cụ thể, tùy vào trẻ mà tôi lược chọn phương pháp cho phù hợp, Ví dụ với trẻ nhỏ tôi hay dung từng bước nhỏ, trẻ không có ngôn ngữ tôi dùng PECS,…Nhưng chủ yếu là tôi dựa vào kinh nghiệm của bản thân, còn từng phương pháp cụ thể tôi chưa được tiếp cân sâu, mà tôi chỉ biết sơ qua nên nhiều khi tôi chỉ lựa chọn một vài mục tiêu của từng biện pháp rồi áp dụng lên trên đứa trẻ chứ tôi không sử dụng đơn lẻ một biện pháp nào cả.”[trích phỏng vấn sâu số 3].
2.3.2. Sự phối hợp giữa cha mẹ - nhà trị liệu và các lực lượng khác
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy trình độ học vấn của CM không gây cản trở cho quá trình phối kết hợp giữa lực lượng CTS với gia đình tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên không phải ai cũng tìm hiểu và dạy được con mình.
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của cha mẹ TTK
Có thể thấy rằng hầu hết CM TTK và người chăm sóc đều có học vấn khá cao, có tới 51% CM TTK là người có học vấn cao đẳng và đại học điều này là một thuận lợi khá lớn cho quá trình tác động tới CM khi họ có những nhận thức chưa đúng về TTK hoặc về khả năng của con họ. Việc tư vấn và tham vấn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi trình độ nhận thức không phải là rào cản. Bên cạnh đó tỉ lệ lực lượng CM có trình độ học vấn sau đại học và trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương cũng cho thấy trình độ học vấn đang là những yếu tố ủng hộ cho quá trình can thiệp cho TTK. 14% tỉ lệ CM, người chăm sóc trẻ có trình độ học vấn
trung học cơ sở lực lượng này nằm chủ yếu là người chăm sóc thay thế cho CM trẻ hoặc là người trực tiếp chơi với trẻ cũng như chăm sóc trẻ hàng ngày tại gia đình, bộ phận này có thể là ông, bà hoặc người giúp việc của các gia đình TTK. Đối với bộ phận này việc tư vấn, hướng dẫn cần phải được thực hiện một cách cụ thể và rò ràng nếu không sẽ khiến rất khó để họ hiểu được bản chất thực sự hoặc cách làm việc với TTK. Trình độc học vấn của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tư vấn, hướng dẫn cho phụ huynh. Đối với những người có học vấn cao sẽ khác với những người có học vấn thấp khi tư vấn. Mặt khác trình độ học vấn còn ảnh hưởng tới cả quá trình chuyển giao kĩ thuật hướng dẫn cho phụ huynh vì vậy có thể thấy trình độ học vấn theo điều tra gần như không gây ảnh hưởng xấu nhiều tới quá trình tư vấn và hướng dẫn tuy nhiên các bậc cha mẹ có thời gian và kiên trì cùng với giáo viên hợp tác để can thiệp với con hay không lại nằm ở vấn đề khác và cần phải có những tư vấn khác đối với những cha mẹ này.
Sự phối hợp giữa gia đình và các nhà trị liệu được coi là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả can thiệp cho trẻ bởi không chỉ có chương trình can thiệp tốt, không chỉ là có một giáo viên viên tốt mà cần hơn thế một tình yêu thương và những tấm lòng những sự dạy dỗ tự nhiên và cơ bản nhất từ những người cha người mẹ. Chính những yếu tố này mới là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả can thiệp cho TTK. Như đã trình bày ở các phần trên vai trò của CM là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới trẻ vì thế tần suất cũng như cách thức phối hợ của CM với giáo viên càng nhiều thì hiệu quả can thiệp sẽ nhờ đó mà tăng lên. Ngược lại nếu một bộ phận lực lượng CM không thay đổi được nhận thức, không chịu can thiệp và hướng dẫn con tại gia đình, tương tác với con ít, thiếu kiên trì trong việc tìm hiểu và thực hiện các biện pháp can thiệp mà giáo viên hướng dẫn thì hiệu quả can thiệp sẽ thấp hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian để can thiệp. Bỏ qua mất giai đoạn vàng là bỏ qua thời kì can thiệp tốt nhất cho trẻ. Vì vậy CM hơn ai hết cần phải là người hiểu rò nhất những điều này. Nhân viên xã hội cần tác động vào CM nhiều hơn là việc sẽ trực tiếp can thiệp với trẻ. Cần phải giúp CM hiểu được tầm quan trọng của họ trong việc giáo dục con họ. Cần phải có những kết nối, những biện pháp cụ thể để thực hiện kết nối CM với cơ sở can thiệp, giữa CM với những bên liên quan ví dụ như trường mầm non hòa nhập hoặc ở môi trường xã
hội.... CM cần phải có những tương tác nhiều hơn với các nhà trị liệu cũng như các bên liên quan để cùng phối hợp can thiệp. Kết quả khảo sát thực trạng cũng đã cho thấy nhiều cha mẹ chưa đủ hiểu biết nên chưa phối hợp được với giáo viên, Chị P giáo viên cho biết: “ nhiều gia đình có thời gian nhưng cũng không chịu dạy con vì họ thương con, họ cho rằng con đã phải học ở trên cơ sở can thiệp rồi về nhà là để nghỉ ngơi nên không ép con làm thêm bất cứ việc gì, thậm chí con chưa đói đã cho ăn, chưa ngã đã lo đỡ”.[Trích phỏng vấn sâu số 4]. Chính yếu tố này làm họ ngày càng không thể dạy được con mình bởi càng đáp ứng nhu cầu cho con quá nhiều trước khi con có nhu cầu khiến trẻ không thể tiến bộ.Trẻ không thể phát triển đơn giản là vì con đã được đáp ứng quá đầy đủ và không có nhu cầu phải tìm hoặc phải làm thêm gì để phục vụ cho sở thích của bản thân mình.
Bên cạnh việc tăng cường tham gia của cha mẹ cũng cần phải có các biện pháp rò ràng thì sự tăng cường đó mới có thể mang lại hiệu quả thực sự chị H cho biết thêm về một số biện pháp tăng cường sự tham gia của cha mẹ: “Tôi nghĩ cần có các biện pháp sau: Để cha mẹ tham gia vào các buổi trị liệu của trẻ, học phương pháp của giáo viên khi làm việc với trẻ. Khi tham gia cha mẹ là người dạy trẻ, giáo viên là người hướng dẫn cha mẹ. Nâng cao vai trò và khả năng của cha mẹ khi tương tác và dạy con. Luôn khuyến khích động viên cha mẹ kiên nhẫn và nhìn ra các khả năng của con nếu cha mẹ biết cách tác động phù hợp…”[Trích phỏng vấn sâu số 3]. Sự phối hợp giữa cha mẹ và nhà trị liệu sẽ cùng hướng đến một mục tiêu chung vì vậy nếu có được sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ, nhà trị liệu và sự tham gia của các lực lượng khác sẽ khiến quá trình can thiệp được cải thiện rất nhiều. Cũng giống như nhiều vấn đề khác kinh tế luôn là ảnh hưởng gần như hàng đầu ảnh hưởng tới tất cả các quá trình khác. Bà Lorence cho biết thêm về tình hình can thiệp ở Mỹ cũng cho thấy được sự khác biệt ở hai nền kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ của hai nơi: “Ở Mỹ sẽ có một nhóm chuyên tiếp cận gia đình. Hoặc nhóm chuyên về tận dụng sức mạnh để giúp đỡ can thiệp. và sẽ được điều hành từ trung tâm gia đình và phụ thuộc vào nhu cầu của gia đình xem gia đình đó, đứa trẻ đó cần sự hỗ trợ của những bộ phận nào thì sẽ có những bộ phận đó tham gia như CTXH hoặc tâm lý học.có thể giới thiệu đến những dịch vụ có sẵn nếu gia đình đó không có điều kiện. ví dụ như khi làm việc với bà mẹ đơn thân. Nên có sự ghé thăm nhà của bé để định