tra hoạt động chăm sóc, giáo dục của Phòng Y tế - chăm sóc và Phòng Giáo dục
- Tư vấn cần phải căn cứ vào mục đích yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động đó, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Khi đã xây dựng xong tiêu chí đánh giá trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như trẻ phải phát triển về thể chất, phát triển về ngôn ngữ, phát triển về tình cảm xã hội và phát triển thẩm mĩ, cần phổ biến tới toàn thể giáo viên và những người tham gia biết để phấn đấu theo tiêu chí và để tự đánh giá. Kiểm tra để điều chỉnh hoạt động tiếp theo, vì vậy cần chú trọng khâu đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
Trong kiểm tra đánh giá, CBQL cần công tâm, thu thập thông tin và lắng nghe những ý kiến đóng góp của cấp dưới, thấu hiểu công việc khó khăn trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm. Việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch cần phải dựa trên kế hoạch đã xây dựng, mục đích của việc đánh giá là phải xây dựng được một kế hoạch chăm sóc, giáo dục tiếp theo cho trẻ. Đánh giá thường xuyên và điều chỉnh kịp thời ngay trong quá trình thực hiện kế hoạch là một công việc không thể thiếu.
Quá trình kiểm tra để đưa ra đánh giá về sự tiến bộ của trẻ, từ đó GV điều chỉnh phương pháp và hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ để đạt hiệu quả chăm sóc, giáo dục tốt hơn. Kết quả đánh giá trong chăm sóc, giáo dục trẻ cũng phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên. Do vậy, nếu ở một số trẻ không có sự thay đổi sẽ đặt ra yêu cầu thúc đẩy cán bộ, GV tự rèn luyện, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm chăm sóc, giáo dục trẻ ngày một hiệu quả hơn. Xét về cấp độ quản lý, kết quả kiểm tra, đánh giá giúp CBQL đưa ra những quyết định mới trong việc điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
Tổ chức kiểm tra đánh giá một cách chặt chẽ và khách quan để đảm bảo mục tiêu đánh giá và đánh được một cách chính xác nhất để từ đó có sự điều chỉnh trong hoạt động để đạt được mục tiêu của chương trình đã đề ra. Bên cạnh đó, kiểm tra đánh giá còn phải đảm bảo các tiêu chí như đảm bảo tính toàn diện,
đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo yêu cầu cá biệt hóa và đảm bảo hiệu quả cao.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Điều kiện cơ sở vật chất:
Phòng học, phòng ăn, nơi ở phải có diện tích cho phù hợp, trong đó đảm bảo đủ ánh sáng và thông thoáng, trong phòng ngủ cho trẻ cần có ngăn tủ chứa vật dụng cá nhân cho không quá 8 người, có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho trẻ, khu sinh hoạt chung và khu vui chơi, giải trí cho trẻ. Mặt khác, các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho trẻ tiếp cận, sử dụng thuận tiện.
- Thiết bị giáo dục, đồ dùng, tài liệu dạy học: Để nâng cao chất lượng chăm sóc, gáo dục trẻ thì cần thiết phải trang bị thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Mặt khác, để dạy nghề cho trẻ, đòi hỏi phải có phòng máy vi tính, máy khâu và thiết bị dạy nghề cho trẻ.
- Chính sách của nhà nước đối với chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm: Các chính sách về giáo dục cho trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh hiện nay đã khá đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên việc hiện thực hóa các chính sách trên vào chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm thì còn nhiều hạn chế và bất cập. Vì vậy, việc hiện thực hóa các chính sách, chế độ,chế tài cho cả người học và người dạy cũng sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Các nguồn lực cần thiết phục vụ giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Huy động tối đa các nguồn lực, sự hợp tác của các cá nhân, tổ chức để đầu tư cho giáo dục hướng nghiệp; huy động sự đóng góp từ cha mẹ HS về trí tuệ, công sức, tài chính, thời gian cho giáo dục hướng nghiệp; huy động sự đóng góp từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các cơ quan, tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội tại địa phương về trí tuệ, công sức, tài chính, thời gian cho giáo dục hướng nghiệp.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Nguồn nhân lực của Trung tâm:
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh. Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên làm việc tại trung tâm, giáo viên dạy lớp hòa nhập là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chăm sóc, giáo dục trẻ, ảnh hưởng đến quyết định của CBQL. Cần thiết phải đánh giá tác động của yếu tố nhân lực đến chăm sóc, giáo dục trẻ, từ đó Giám đốc Trung tâm có thể quyết định những mục tiêu, kế hoạch phù hợp. Bên cạnh đó, qua kết quả đánh giá, Giám đốc Trung tâm sẽ xây dựng phương án tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng nhân sự.
- Môi trường văn hóa tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh có ảnh hưởng đến chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu môi trường văn hóa trong Trung tâm có sự đồng cảm, chia sẻ với trẻ sẽ là nguồn động viên để trẻ thể hiện ý chí vượt khó, mặt khác, cán bộ và giáo viên trong trung tâm sẽ chủ động tìm tòi, sáng tạo một cách thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức hoạt động để cải thiện, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nhận thức và kỹ năng của cán bộ, giáo viên ở Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có ý nghĩa quan trọng. Cán bộ, giáo viên trong Trung tâm nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo trẻ sẽ có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn, thúc đẩy trẻ học tập tiến bộ để sớm hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh đó, nếu gia đình trẻ cũng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ với Trung tâm, họ sẽ tích cực tạo ra sự đồng thuận để triển khai phối hợp hiệu quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Kết luận chương 1
Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh cần đảm bảo các điều kiện về nhu cầu tinh thần và vật chất cho trẻ. Trẻ được chăm sóc, giáo dục ở Trung tâm với các nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp để trẻ được phát triển về bình thường về tâm lý, nhân cách, được rèn luyện kỹ năng sống và giáo dục nghề nghiệp.
Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh cần thiết phải tiến hành lập kế hoạch. Trong kế hoạch, xác định mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm đảm bảo cho sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ nói, chuẩn bị tốt cho việc trẻ có thể học tập tốt. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, CBQL cần tổ chức thực hiện kế hoạch để mọi cán bộ, nhân viên, giáo viên sẵn sàng tận tâm với công việc tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, để họ đóng góp công sức của mình thực hiện mục tiêu chung đã xây dựng. CBQL chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là quá trình CBQL quản lý việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch từ đó chỉ đạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ cần thực hiện ở Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh. CBQL kiểm tra, đánh giá bằng các cách thức như kiểm tra, đánh giá theo năm học, tháng, tuần, theo công việc đã hoàn thành trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh như điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, các chính sách của Nhà nước, các nguồn lực cần thiết và môi trường văn hóa, nhận thức của cán bộ, nhân viên là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
2.1. Khái quát về Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Sự hình thành Trung tâm Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, cơ cấu tổ chức
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, diện tích tự nhiên 4.859km2; có 07 huyện; 01 thành phố; 122 xã, phường, thị trấn. Dân số 308.310 người, có 07 dân tộc chủ yếu (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa). Là tỉnh khó khăn, chi ngân sách của tỉnh chủ yếu từ ngân sách Trung ương cấp.
Công tác trợ giúp xã hội là một trong những chỗ dựa vững chắc cho nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương. Để thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác trợ giúp xã hội và phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cần phải có hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội hoàn thiện. Căn cứ quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của tỉnh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành lập Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở hợp nhất lĩnh vực bảo trợ xã hội của Trung tâm Điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội với Trung tâm Nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần với các nội dung cụ thể như sau:
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiện việc quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội; phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí; Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng xã hội và cộng đồng. Hiện nay, Trung tâm có diện tích rộng 7,5ha, trụ sở tại tổ 1A, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn. Đơn vị được ngân sách nhà nước cấp đảm bảo 100% kinh phí hoạt động.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, căn cứ số lượng đối tượng tiếp nhận nuôi dưỡng (tăng hoặc giảm) và các nhiệm vụ khác, Trung tâm căn cứ định mức cán bộ nhân viên theo quy định tại Điều 13 Nghị định 68/2008/NĐ-CP xây dựng kế hoạch về số lượng cán bộ biên chế và hợp đồng để thực hiện đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ được giao, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung kịp thời cho Trung tâm.
Ban Giám đốc
Trong đó, Ban Giám đốc gồm 03 người có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, hành chính, kế hoạch, tài chính, đối ngoại. Chịu trách nhiệm trước Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm.
Các phòng chức năng
- Phòng Tổ chức - Hành chính: với biên chế: 12 người có trách nhiệm về các thủ tục hành chính trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đề xuất xây dựng các chỉ tiêu công tác, các chương trình ngắn hạn, dài hạn của đơn vị.
- Phòng Y tế - Chăm sóc: Biên chế: 15 người, 15 nhân viên hợp đồng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan y tế và khám sức khỏe ban đầu và lập hồ sơ sức khỏe cho đối tượng, quản lý, chăm sóc y tế, sức khỏe, phục hồi chức năng cho đối tượng nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm; Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh chung của Trung tâm.
- Phòng Giáo dục - Tư vấn: Biên chế: 05 người, trong đó, về trình độ chuyên môn đều là đại học. Có nhiệm vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ, nhân viên công tác xã hội; cung cấp kỹ năng, kiến thức cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.Trợ giúp các đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống để tái hòa nhập cộng đồng. Phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học, hỗ trợ tư vấn, trợ giúp các vấn đề xã hội của cộng đồng. Liên hệ, kết nối giới thiệu các địa chỉ cho đối tượng có nhu cầu học văn hóa, học nghề, tìm việc làm, nơi nuôi dưỡng thay thế, dịch vụ pháp luật, y tế, khám chữa bệnh, các dịch vụ can thiệp cần sự bảo vệ khẩn cấp tại cộng đồng, cứu trợ xã hội...
2.1.2. Tình hình trẻ tại Trung tâm
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội Bắc Kạn (Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh trên cơ sở hợp nhất lĩnh vực bảo trợ xã hội của Trung tâm Điều dưỡng người có công & bảo trợ xã hội và Trung tâm Nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi chính thức đi vào hoạt hoạt động, cùng với việc tiếp nhận bàn giao đối tượng theo quy định, tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm đang thực hiện quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng 66 đối tượng (trong đó, có 28 đối tượng là người tâm thần, 39 đối tượng là trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và 14 người già cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật).
Bảng 2.1. Khảo sát số trẻ em được chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn
Tổng số trẻ của trung tâm | Trẻ mồ côi | Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi | Trẻ bị bạo hành | Trẻ em HIV | Trẻ làm trái pháp luật | |
2017 | 27 | 19 | 8 | 0 | 0 | 0 |
2018 | 33 | 23 | 10 | 0 | 0 | 0 |
2019 | 39 | 23 | 14 | 0 | 2 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh
- Tầm Quan Trọng Của Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh
- Quản Lý Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh
- Thực Trạng Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Các Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Tỉnh
- Thực Trạng Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Qua 3 năm 2017, 2018, 2019 số trẻ em mồ côi và trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tăng lên, trong đó năm 2019 số trẻ em mồ côi là 23 trẻ, trẻ sơ sinh bỏ rơi là 14 trẻ trong đó có 2 trẻ nhiễm HIV. Không có trẻ em bị bạo hành, trẻ em đường phố, trẻ em làm trái pháp luật... Trẻ em tại trung tâm được các bác sĩ, nhân viên y tế thường xuyên tiến hành dõi sức khỏe, các em được chăm sóc về mặt dinh dưỡng, có chính sách hỗ trợ về phúc lợi và chăm sóc. Hiện nay, trẻ trong độ tuổi đi học có 20 trẻ, trong đó có 1 trẻ trong độ tuổi mầm non, 7 trẻ trong độ tuổi đi học tiểu học, 13 trẻ học THCS ở thành phố Bắc Kạn. Trẻ tuổi đi học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có trẻ bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng; có trẻ cha mẹ bị nhiễm
HIV, đã chết; có trẻ cha mẹ bệnh tật không có điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ… Trước khi được chăm sóc, giáo dục tại TT, trẻ đến từ các vùng khó khăn của các xã, huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn. Trẻ độ tuổi đi học hiện nay đang có sự biến đổi mạnh mẽ về mặt cơ thể, tự ý thức, xuất hiện tình trạng “khủng hoảng” của “tuổi dậy thì”. Cán bộ, nhân viên tại TT thường xuyên quan tâm, sát sao, đôn đốc, đặc biệt là dành sự yêu thương và thời gian tâm sự, khuyên bảo nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Theo QĐ 362/QĐ- UBND “Quy định về mức trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, tại điều 1 quy định:
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (270.000 đồng) nhân với hệ số tương đương của từng loại đối tượng theo quy định, trong đó: hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 4 tuổi; hệ số 4,0 đối với trẻ em từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế. Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại trung tâm, cán bộ, giáo viên nhân viên luôn gần gũi, chân thành, thân thiện để nắm được tâm tư, lắng nghe nguyện vọng của trẻ để thấu hiểu hoàn cảnh từng trẻ. Nhân viên công tác xã hội, giáo viên cố gắng làm tốt công tác tham vấn, làm công tác biện hộ vì quyền lợi cho trẻ em. Trong đó, phòng Giáo dục - Tư vấn chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ sơ sinh là 1 nhân viên chăm sóc 12 trẻ (bao gồm cả trẻ em bị nhiễm HIV). Về chính sách nhận con nuôi, hàng năm Trung tâm phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành liên
quan làm các thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.
2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn nhằm xác định được những thành tựu, khó khăn, hạn chế và