Quản Lý Hoạt Động Chăm Sóc, Giáo Dục Trẻ Ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Và Công Tác Xã Hội Cấp Tỉnh

tự học, hình thức dạy học hoà nhập, hình thức hoạt động ngoại khóa, hình thức hợp tác nhóm. Cụ thể:

- Hình thức tự học: Tự học là trẻ tự mình sắp xếp kế hoạch, sử dụng những điều kiện, tài liệu sẵn có để thực hiện những nhiệm vụ do nhà giáo dục giao cho. Hình thức này đỏi hòi trẻ phải có tính tự lực học tập cao. Do vậy, để tự học của trẻ có hiệu quả, phải làm cho trẻ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm cá nhân đối với việc tự học. Phải gây hứng thú cho trẻ và giúp trẻ có nhu cầu tự học. Hình thức này hình thành cho trẻ hành vi đúng đắn, xác định trách nhiệm của trẻ trong tự học thể hiện ở tính tự lực học tập cao.

- Hình thức dạy học hòa nhập: Trẻ tại Trung tâm BTXH & TCXH được đi học chung với trẻ bình thường trong cùng một lớp, cùng một chương trình và thời gian lên lớp, thường là cùng độ tuổi (nếu có chênh lệch thì nhiều hơn không quá 2 tuổi). Dạy học hoà nhập là đưa trẻ học tập với tư cách là một thành viên trong lớp học, hình thành mối quan hệ bạn bè trong lớp và nhà trường nơi trẻ học. Học hoà nhập không chỉ tạo sự tự tin cho trẻ, mà trong môi trường đó trẻ được động viên, chia sẻ để có ý chí vươn lên trong học tập, theo kịp các bạn. Hình thức này giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở bậc học phổ thông, trẻ mở rộng mối quan hệ với bạn bè, có hành vi và thái độ phù hợp trong mối quan hệ với bạn bè ở môi trường dạy học hòa nhập.

Giáo viên cần thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động nhận thức cho lớp một cách hết sức linh hoạt làm sao vừa phải đảm bảo sự tham gia của trẻ bình thường vừa phải đảm bảo sự tham gia của trẻ tại Trung tâm BTXH & TCXH, đồng thời lại phải làm sao trẻ tại Trung tâm BTXH & TCXH không làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn khác trong lớp.

- Hình thức hoạt động ngoại khóa: Hình thức này tạo điều kiện cho trẻ mở rộng, đào sâu tri thức, tạo hứng thú cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ gắn kiến thức với thực tế cuộc sống. Nó góp phần không nhỏ vào việc mở rộng tầm mắt chính trị, xã hội của trẻ về vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ sống vui tươi, khỏe mạnh, có kỉ luật, biết yêu thương và quan tâm đến người khác, biết gắn bó với cuộc sống. Hình thức này giúp trẻ có kiến thức

về thực tế cuộc sống, có thái độ và hành vi như yêu thương và quan tâm đến bạn bè, những người xung quanh, làm việc có ích.

- Học hợp tác nhóm: Là hình thức học tổ chức dạy học của giáo viên trong đó giáo viên chia lớp học ra thành các nhóm trẻ qua việc quy định về số lượng thành viên từng nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm giải quyết nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên của nhóm đều có một vai trò và nhiệm vụ nhất định, học hợp tác nhóm đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ.

Để hình thức dạy học hòa nhập và hợp tác nhóm diễn ra có hiệu quả, cán bộ TTBTXH & TCXH phối hợp chặt chẽ với giáo viên ở trường phổ thông giúp trẻ thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập ở lớp, ở trường, vì vậy, thông qua hình thức này trẻ được cung cấp thêm kiến thức, điều chỉnh hành vi và thái độ của mình cho phù hợp.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của học hợp tác nhóm chính là việc học tập được dựa trên kinh nghiệm đồng thời dựa trên kiến thức, hành vi, tính hợp tác, cộng hưởng tinh thần và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ hợp tác với nhau và cùng chịu trách nhiệm cho kết quả hoạt động chung của cả nhóm. Khi xem xét dưới góc độ của một phương pháp thì học hợp tác nhóm được coi là phương pháp dạy học phổ biến trong các nhà trường hiện nay. Tuỳ từng bài học hay tiết học mà xác định số lượng hoạt động học hợp tác nhóm và thời gian giành cho mỗi hoạt động.

Để thực hiện tốt hình thức dạy học này, giáo viên cần phải chuẩn bị thật tốt trước hết là việc lựa chọn và xác định nội dung kiến thức của bài học phù hợp với tổ chức học hợp tác nhóm. Không phải bất cứ nội dung nào cũng cần phải học hợp tác nhóm mà chỉ những nội dung nào có tính bao quát, đòi hỏi sự tham gia giải quyết và mang lại lợi ích cho mọi thành viên trong nhóm. Giáo viên cần biến những nội dung học hợp tác nhóm thành những vấn đề học tập hay nhiệm vụ học tập cụ thể bằng việc thành lập các câu hỏi thảo luận cho nhóm được viết trên các phiếu giao nhiệm vụ. Đồng thời với việc giao phiếu học tập là việc chuẩn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

vị đầy đủ những phương tiện cho hoạt động học hợp tác nhóm như giấy viết, bút màu các loại, giấy màu, băng dính, keo,... Kết quả của học hợp tác nhóm sẽ do nhóm quyết định trình bày bằng các hình thức khác nhau. Giáo viên cũng cần phải dự tính trước những khó khăn của các nhóm gặp phải nhất là nhóm có trẻ khuyết tật cùng tham gia để dành thời gain và sự quan tâm cần thiết hỗ trợ và điều chỉnh cần thiết mọi hoạt động của các nhóm trong giờ học.

- Hình thức trò chơi: Là phương tiện giáo dục giúp trẻ thư giãn tinh thần, có tác dụng tích cực và ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách của trẻ, phát triển thể chất, đạo đức, tâm lí, trò chơi giúp trẻ rèn luyện thể lực, sự nhanh trí, phát triển tốt các chức năng của các giác quan và rèn luyện cho trẻ năng lực tư duy, sáng tạo. Qua trò chơi, trẻ có cơ hội tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp để phát triển các năng lực giao tiếp của trẻ.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 5

- Tham quan, dã ngoại: Là một hình thức tổ chức học tập thực tế để trẻ tìm hiểu, tiếp xúc với các di tích, thắng cảnh, công trình, nhà máy để giúp trẻ có các kinh nghiệm từ thực tế. Tham quan, dã ngoại giúp trẻ có cơ hội thể hiện khả năng vốn có của mình, phát huy sở trường và năng lực của mình. Nội dung tham quan, dã ngoại giúp trẻ thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo, thể hiện được thái độ yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc...

- Tổ chức hội thi cho trẻ: Mục đích của tổ chức hội thi là tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho trẻ. Tổ chức sự kiện trong Trung tâm BTXH và TCXH cấp tỉnh là một hoạt động tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện những khả năng sáng tao, sự mạnh dạn của mình trong hoạt động, để trẻ phát huy năng lực, sở trường của mình.

Như vậy, các hình thức nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, hình thành cho trẻ kiến thức về tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, những kiến thức này giúp trẻ hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn.

1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Do đặc thù tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, để đưa hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt cần xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học. Trong việc lập kế hoạch, CBQL TT BT XH & CTXH chỉ đạo đánh giá thực trạng về chăm sóc, giáo dục trẻ đã thực hiện trong thời gian trước, đánh giá những kết quả đạt được, những yếu kém cần khắc phục từ đó xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức và biện pháp để thực hiện kế hoạch. Trong kế hoạch, xác định mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm đảm bảo cho sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ nói, chuẩn bị tốt cho việc trẻ có thể học tập tốt. Mục tiêu nhằm phát triển về nhận thức, cảm xúc và hành động là nền tảng cho một sự phát triển toàn diện sau này của trẻ.

Trong kế hoạch, Phòng Y tế - chăm sóc và Phòng Giáo dục - tư vấn dự kiến về nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ: theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ; hoạt động tiêm chủng và phòng dịch; các hoạt động chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ; vệ sinh môi trường, lớp học cho trẻ; sữa chữa cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong kế hoạch cần nêu rõ đặc điểm của trẻ, hoàn cảnh của trẻ khi vào TT BTXH & CTXH, kế hoạch nêu rõ các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho phù hợp.

Trong bản kế hoạch của Phòng Giáo dục - tư vấn , cần xác định rõ kiến thức, hành vi, thái độ... cần hình thành và phát triển của trẻ ở TT BTXH & CTXH. Về kiến thức, trẻ phải có kiến thức về các lĩnh vực như tự nhiên, xã hội và con người. Trẻ đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học, có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Trẻ có thái độ tích cực với cuộc sống, đối mặt với khó khăn và vượt qua khó khăn.

Trong bản kế hoạch phân công lực lượng thực hiện là cán bộ, nhân viên Phòng Giáo dục - tư vấn, Phòng Y tế - chăm sóc. Trong bản kế hoạch cũng nêu rõ cần có sự phối hợp với các lực lượng trong Trung tâm và ngoài Trung tâm. CBQL tuyển chọn cán bộ, nhân viên để lựa chọn, sắp xếp sao cho đủ về số lượng,

đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Phân công bố trí sao cho hợp lí, hợp tình, đúng người, đúng việc, phát huy được tối đa năng lực sở trường của mỗi cá nhân.

CBQL chỉ đạo cán bộ, nhân viên xây dựng các loại kế hoạch chăm sóc, giá o dục trẻ như kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn như kế hoạch chăm sóc trẻ, kế hoạch giáo dục trẻ theo tháng, theo quý, theo năm. Bên cạnh đó, trong lập kế hoạch cần xác định thời gian hoàn thành kế hoạch, chỉ đạo lực lượng thực hiện kế hoạch, các điều kiện về nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện mục tiêu mà kế hoạch đưa ra. Vì vậy, đối với CBQL, nhiệm vụ đặt ra cần phải đảm bảo quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả nhất định.

Khi lập kế hoạch, CBQL bố trí Phòng Giáo dục - tư vấn và nhân sự chịu trách nhiệm chính, xác định chi phí thực hiện cho kế hoạch, xác định cơ sở vật chất và các điều kiện khác để đảm bảo cho tổ chức thực hiện các yêu cầu trong kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo từng tuần, từng tháng, cả năm. Để có kế hoạch hoàn chỉnh, CBQL trao đổi, đánh giá, lắng nghe ý kiến của người khác và thu thập thông tin về mục tiêu, chương trình, kế hoạch, tiến trình của kế hoạch, xin ý kiến phê duyệt của cấp trên.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh đối với từng đối tượng trẻ phải đúng hướng, đúng đối tượng để góp phần thực hiện mục tiêu chung tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh. Trong kế hoạch, CBQL cần xác định kế hoạch cụ thể của Phòng Giáo dục - tư vấn, kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp cho trẻ. Trong bản kế hoạch, xác định rõ các hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Khi kế hoạch đã được phê duyệt, sao cho khoa học hợp lý. CBQL cần tổ chức thực hiện kế hoạch để mọi cán bộ, nhân viên, giáo viên sẵn sàng tận tâm với công việc tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, để họ đóng góp công sức của mình thực hiện mục tiêu chung đã xây dựng. Vì vậy, CBQL sắp xếp, phân bổ nhân sự vào công việc, phân bổ quyền hành và nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Bên

cạnh đó, CBQL nắm vững nội dung kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ từ đó phổ biến và tổ chức cho cán bộ, nhân viên, giáo viên cùng tham gia nghiên cứu, trao đổi nội dung kế hoạch, tổ chức xây dựng các loại kế hoạch cho từng nội dung. Cụ thể:

- Triển khai kế hoạch giáo dục, chăm sóc trẻ đến các phòng, ban, cụ thể là Phòng Tư vấn - giáo dục trẻ. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp, thực hiện mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ.

- CBQL tổ chức hình thành mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân phụ trách liên quan đến chăm sóc, giáo dục trẻ như phối hợp phòng Tổ chức Hành chính, phòng Y tế - Chăm sóc, phòng Giáo dục - Tư vấn… cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, CBQL cần tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia chăm sóc, giáo dục những kiến thức, hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với từng đối tượng trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, để chăm sóc, giáo dục trẻ, cán bộ và giáo viên ngoài tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức thực hiện tư vấn chuyên môn cho giáo viên, gia đình và các lực lượng xã hội quan tâm đến chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh; Tổ chức hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về chăm sóc và trợ giúp trẻ em dựa vào cộng đồng, phối hợp với các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương...

- Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn và đánh giá trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa…; Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ.

- Trong chăm sóc, giáo dục trẻ, CBQL xây dựng môi trường văn hóa bình đẳng, không phân biệt để chăm sóc, giáo dục trẻ; quản lý mối quan hệ giữa Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh với gia đình trẻ, các lực lượng xã hội.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh để đủ điều kiện chăm sóc trẻ.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Chỉ đạo là sự can thiệp của CBQL tới quá trình quản lý, nhằm huy động, điều khiển mọi lực lượng giáo dục thực hiện kế hoạch. Trong quá trình chỉ đạo, CBQL chỉ đạo bằng tài năng, kỹ năng quản lý, và sự gương mẫu. Chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là quá trình CBQL quản lý việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch từ đó chỉ đạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ cần thực hiện ở Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh. Trong quá trình chỉ đạo, CBQL cần nắm bắt có kiến thức chuyên môn về chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, tạo mối liên hệ, hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài Trung tâm để hỗ trợ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. CBQL tham mưu với Sở Lao động Thương binh & Xã hội, lãnh đạo chính quyền địa phương để tăng cường kết hợp với các lực lượng xã hội phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, trong quá trình chỉ đạo, CBQL cần dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của cấp trên vào tình hình thực tế của Trung tâm, để chỉ đạo hợp lý về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm.

Đối với từng đối tượng trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh, CBQL cần quan tâm đến bồi dưỡng trình độ nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trực tiếp là người chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì vậy, CBQL cần chỉ đạo tổ chức tập huấn theo định kỳ nhằm giúp đối ngũ giáo viên bồi dưỡng để nâng cao phương pháp giáo dục và kiến thức, hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ. CBQL cần căn cứ vào nhu cầu trước mắt và lâu dài để có kế hoạch phát triển đội ngũ GV với chuyên môn phù hợp với điều kiện tài chính của Trung tâm nhằm tránh lãng phí.

Mặt khác, chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh đòi hỏi CBQL cần tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên có chuyên môn và tâm huyết, đồng cảm và yêu trẻ, từ đó CBQL phân công công trách nhiệm cụ thể phù hợp với kinh nghiệm làm việc của họ.

Yêu cầu của việc đạo thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi CBQL cần lựa chọn các hình thức tổ chức, đảm bảo tính khoa học, tính mục đích, tính phù hợp đặc thù với từng đối tượng trẻ, với tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm phát triển của cá nhân từng trẻ. Chỉ đạo tổ chức thực hiện tư vấn chuyên môn cho giáo viên, gia đình trẻ và các lực lượng xã hội.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Kiểm tra đánh giá trong Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh là khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Kiểm tra đánh giá là một qui trình thống nhất, chính xác, cần công khai và dân chủ.

Nội dung kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Kiểm tra, đánh giá các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có phù hợp với kế hoạch không? CBQL trong quá trình quản lý sẽ tiến hành phản hồi thông tin để cải tiến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, phát hiện những yếu kém để có biện pháp khắc phục đồng thời khích lệ và giúp đỡ cán bộ, nhân viên, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện những yếu kém từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ của Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh. CBQL trong quá trình quản lý sẽ tiến hành phản hồi thông tin để cải tiến nhằm tiếp thu, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có của trẻ. CBQL kiểm tra mức độ triển khai kế hoạch tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ; kiểm tra mức độ phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong việc tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ; Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu về việc tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ.

CBQL kiểm tra, đánh giá bằng các cách thức như kiểm tra, đánh giá theo năm học; Kiểm tra, đánh giá theo tháng, tuần; Kiểm tra, đánh giá theo công việc đã hoàn thành trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

CBQL trong quá trình quản lý sẽ tiến hành phản hồi thông tin để cải tiến nhằm đưa ra tiêu chí để đánh giá theo nội quy và những chuẩn đánh giá quy định trong nội bộ Trung tâm BTXH & CTXH cấp tỉnh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ như: đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, sự tiến bộ của trẻ, kết quả của công tác tư vấn, hợp tác với đồng nghiệp. Chính vì thế để kiểm

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí