Sử Dụng Lời Khen, Thưởng Và Trách Phạt Rò Ràng

Trong quá trình can thiệp nhân viên CTXH cũng cần chú ý đến việc chia nhỏ mục tiêu để trẻ hoàn thành nhiệm vụ không yêu cầu trẻ cần phải đạt được mục tiêu ngay lập tức mà cần phải chia nhỏ mục tiêu để trẻ hoàn thành các nhiệm vụ trước khi hoàn thành và đạt được mục tiêu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng cần linh động các hoạt động trong can thiệp tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ hoàn thành được nhiệm vụ thì mới hy vọng đến việc trẻ có thể đạt được mục tiêu.

3.2.3. Làm mẫu, gợi ý, nhắc nhở trong giờ can thiệp

Để có một giờ can thiệp hiệu quả thì vai trò của người can thiệp là rất quan trọng, không thể có được hiệu quả tốt khi một người can thiệp thiếu chuyên môn hoặc thiếu những kĩ năng nhất định trong giờ can thiệp. Làm mẫu, gợi ý và nhắc nhở trong giờ can thiệp là một trong những kĩ năng cần thiết để làm việc hiệu quả với một đứa TTK. Là một nhân viên CTXH trong quá trình làm can thiệp trực tiếp với TTK tất cả những kĩ năng này nhân viên CTXH cần được phải học, từ những kĩ năng quan sát hành vi của trẻ để phản hồi lại hành vi đó một cách phù hợp. Ví dụ khi ta nói một câu mà trẻ lại nhắc lại y nguyên lời câu mà ta vừa nói nhân viên xã hội cũng cần phải hiểu được vì sao trẻ lại như vậy để có những gợi ý phù hợp giúp trẻ từ bỏ dần hành vi đó, có thể sẽ dạy trong từng tình huống nhưng cũng có thể sẽ phải dạy trong từng câu tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Tuy nhiên cho dù trong trường hợp nào thì đều cần phải có một sự kiên trì và tập luyện thường xuyên thì trẻ mới có thể tiến bộ được. Trong một giờ can thiệp với trẻ những việc như làm mẫu, gợi ý, nhắc nhở cũng có từng bậc thang và mức độ gợi ý khác nhau. Không những thế trong quá trình làm mẫu và nhắc nhở cũng cần phải có kĩ thuật rò ràng dễ hiểu để truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách nhanh nhất.

Đối với làm mẫu: Trong giờ can thiệp việc làm mẫu là một việc làm quan trọng nhất để trẻ quan sát và nhìn thấy mục tiêu mà người can thiệp muốn trẻ hướng đến. Ví dụ giáo viên muốn trẻ của mình hôm nay phải lấy được mô hình con cá bằng đồ chơi trong số hai con vật thì giáo viên hay nhân viên CTXH cũng cần làm mẫu theo từng bước cụ thể như sau:

Bước 1: giới thiệu: lấy con cá đó ra và để lên bàn, vừa làm vừa nói “ H à cô có con cá này!” (vừa nói và vừa đặt con cá trên bàn.)

Bước 2: đưa ra yêu cầu và làm mẫu: “Bây giờ H nhìn nhé cô lấy con cá này” (vừa nói tay vừa cầm con cá dưới bàn lên và đặt lên bàn tay khác của mình).

Đó là một ví dụ đơn giản nhất về làm mẫu để cho trẻ quan sát. Sau khi trẻ được nhìn giáo viên làm mẫu giáo viên có thể làm mẫu lại lần hai để trẻ quan sát lại cho kĩ. Sau bước làm mẫu sẽ là bước gợi ý. Trong gợi ý cho trẻ cũng được chia ra từng mức độ nhất định tuân theo một quy tắc đó là những gợi ý sẽ giảm dần hay nói cách khác thì yêu cầu sẽ ngày càng tăng lên về độ khó và các gợi ý sẽ bị cắt giảm dần. Vẫn tiếp tục ở ví dụ yêu cầu trẻ lấy con cá trong số hai đồ vật sau khi làm mẫu sẽ là việc cần phải gợi ý để yêu cầu trẻ lấy được con cá đó. Ở bước gợi ý này cần tuân theo mức độ của lời gợi ý như sau:

Gợi ý mức độ 1: đây là lần yêu cầu đầu tiên và gợi ý ở mức cao nhất tức là trong số hai con vật trẻ sẽ phải chắc chắn lấy được đúng con cá theo yêu cầu của cô. Vì vậy ở mức độ lần này người giáo viên sẽ gợi ý cho trẻ ở mức độ nhiều nhất và cần yêu cầu trẻ như sau: “ H lấy cho cô con cá” (trong khi lời yêu cầu được đưa ra thì giáo viên phải cầm lấy tay trẻ và đưa tay trẻ vào vị trí của con cá đang nằm để trẻ cầm lên). Sau khi trẻ cầm lên được con cá thì đồng thời cũng cầm tay trẻ để đưa con cá đó vào tay còn lại của mình. Bằng lời gợi ý như vậy trẻ đã đảm bảo thành công 100% đối với yêu cầu của cô đưa ra đó là có thể lấy đúng con cá và đưa cho cô.

Gợi ý mức độ 2: ở mức độ này sau khi ở mức độ 1 được thực hiện sẽ là gợi ý mức độ 2. Mức độ này sự gợi ý của giáo viên sẽ bị giảm đi so với mức độ 1 với cùng một yêu cầu. sau khi đưa ra yêu cầu “ H lấy cho cô con cá” thay vì cầm tay trẻ như ở mức độ 1 thì giáo viên sẽ chỉ tay vào con cá đang nằm trên bàn và vừa chỉ tay vừa đưa ra yêu cầu, vừa chỉ tay vừa ngửa bàn tay lên để trẻ thể hiện yêu cầu muốn trẻ đưa cho mình. Lúc này sau khi được gợi ý bằng cách chỉ trẻ sẽ cầm con cá đó lên để đưa cho giáo viên. Tuy nhiên nếu sau khi được gợi ý mà trẻ vẫn không thực hiện được yêu cầu thì giáo viên cần phải đưa trẻ trở lại với gợi ý ở mức độ 1 để trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình chứ không để trẻ không hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy trẻ sẽ có cảm giác khó chịu vì không thể hoàn thành nhiệm vụ và lần sau trẻ sẽ không còn muốn tập trung để hợp tác với giáo viên nữa. Tuy nhiên đây chỉ là một ví dụ về làm mẫu và không phải trẻ nào cũng phải tuần tự tuân theo các bước gợi ý như trên, tùy thuộc vào từng buổi dạy và tùy thuộc vào khả năng của từng trẻ mà đưa ra mức độ gợi ý phù hợp để góp phần tăng khả năng phải tập trung suy nghĩ của trẻ và thúc đẩy trẻ tiến bộ.

Gợi ý mức độ 3: ở mức độ này gợi ý sẽ bị giảm thêm so với mức độ (1) và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

(2) tức là giáo viên chỉ đưa ra yêu cầu và đưa tay ra để thể hiện nhu cầu muốn trẻ đưa đồ vật cho mình. Lúc này trẻ sẽ không còn được chỉ hoặc gợi ý một cách tối đa nữa mà bản thân trẻ sẽ phải tự lực quan sát và cầm đồ vật lên để đưa cho giáo viên. Tương tự như ở mức độ trước nếu trẻ không thể hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên sẽ đưa trẻ trở về gợi ý ở mức độ trước để giúp trẻ hoàn thành được nhiệm vụ.

Như vậy với ba mức độ gợi ý khác nhau trẻ đã được luyện tập và hiểu yêu cầu “ Lấy con cá”. Trẻ vừa hiểu được con cá, nhận biết và lấy được con cá với các mức độ gợi ý khác nhau. Khi trẻ đã đạt được mục tiêu này mục tiêu sẽ được tăng lên ở mức độ cao hơn ví dụ sẽ lấy con cá trong số 3-4 con vật…. với việc thực hiện đi lại các mục tiêu liên quan đến nhau này trẻ sẽ được hiểu và nắm được khái niệm “ con cá” và có thể lấy được con cá khi được yêu cầu. Những khái niệm khác cũng sẽ được cung cấp tương tự với việc cung cấp khái niệm này. Hầu như việc làm mẫu và gợi ý là việc không thể thiếu trong quá trình hình thành cũng như cung cấp khái niệm và kiến thức cho trẻ. Vì vậy trong mỗi buổi can thiệp đều cần phải làm mẫu và gợi ý cho trẻ để giúp trẻ hoàn thành mục tiêu mà chúng ta đề ra trong mỗi buổi can thiệp. Nếu không có làm mẫu, hướng dẫn và gợi ý thì rất khó để trẻ có thể hoàn thành mục tiêu được ngay vì đó sẽ là một điều quá khó với trẻ. Một khái niệm quá mới mẻ và lạ lẫm sẽ khiến trẻ không thể hiểu được ngay chỉ bằng một lời giới thiệu vì vậy việc làm mẫu và gợi ý có vai trò rất quan trọng trong quá trình CTS với TTK trong giờ can thiệp. “ Bọn chị vẫn thường xuyên làm mẫu và gợi ý cho trẻ theo mức độ gợi ý bởi vì nếu chỉ gợi ý ở một mức độ duy nhất sẽ khó thúc đẩy khả năng của trẻ.”[ Trích phỏng vấn sâu số 4]

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 12

3.2.4. Sử dụng lời khen, thưởng và trách phạt rò ràng

Để TTK hiểu được cảm xúc của chúng ta là một điều vô cùng khó bởi TTK gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác. Một đứa TTK có thể nhầm lẫn cảm xúc khi người tương tác với trẻ thể hiện cảm xúc không rò ràng. Một ví dụ đơn giản đó là một đứa TTK mắc chứng hay leo chèo khi bé leo lên cửa sổ và bố nhìn thấy. người bố sẽ quát “ đi xuống” đồng thời ra cửa sổ và nhấc đứa bé từ trên cửa sổ xuống đất. lúc này đứa trẻ sẽ không hiểu được khi bố quát “ đi xuống” có nghĩa là bố không đồng ý và muốn con đi xuống. lúc này đứa trẻ sẽ lầm

tưởng rằng bố đến là để chơi với mình vì vậy đứa trẻ sẽ không thôi hành vi leo lên cửa sổ mà lần sau lại tiếp tục leo lên cửa sổ để tiếp tục được bố lại và bế xuống. Lúc này đây việc để trẻ hiểu được cảm xúc của người nói quả thật là một vấn đề rất khó khăn. Khi đứa trẻ không làm được việc hoặc nghịch ngợm mà chúng ta quát lớn đứa trẻ cũng sẽ không hiểu được đó là chúng ta đang quát và không muốn con tiếp tục hành vi đó mà chúng sẽ vẫn tiếp tục. Vì vậy để trẻ có thể hiểu được cảm xúc của chúng ta thì ta cần phải có hệ thống các biện pháp khen, thưởng và trách phạt một cách rò ràng, không những rò ràng mà còn cần phải thống nhất và xuyên xuốt trong giờ học, trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong giờ chơi.

Khen thưởng: khen thưởng là để sử dụng trong tình huống đứa trẻ hoàn thành được nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu hoặc thực hiện gần đúng nhiệm vụ và giáo viên yêu cầu. Mỗi khi giao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó chúng ta đều cần phải có một hệ thống khen thưởng trách phạt rò ràng. Nếu trẻ hoàn thành được nhiệm vụ thì cần phải khen thưởng trẻ. Việc khen thưởng cho trẻ sẽ là yếu tố giúp trẻ tiếp tục duy trì hành vi mong đợi. Ví dụ trong quá trình can thiệp cho trẻ giáo viên yêu cầu trẻ lấy con cá. Lúc này nếu trẻ lấy đúng con vật này hãy khen thưởng trẻ bằng cách đập tay “ồ zê” hoặc khen bằng lời “ ồ! Con giỏi quá”… các lời khen cũng có thể ở mức độ khác nhau và từ ngữ khác nhau như: “ a! đúng rồi”; “ con quá giỏi!”. “ chính xác rồi!”; “ giỏi lắm”…. trong khi vừa thể hiện bằng lời này giáo viên hãy thể hiện thông qua nét mặt và cử chỉ khác để trẻ nhìn thấy sự mừng rỡ của giáo viên và sự khen thưởng của giáo viên với con. Bên cạnh đó có thể thưởng cho trẻ một món đồ chơi mà trẻ thích sau đó lại quay lại để yêu cầu trẻ tiếp tục làm. Có thể thưởng cho trẻ một lần chơi đồ chơi mà trẻ thích hoặc cũng có thể là cho trẻ một thứ đồ ăn mà trẻ thích như một miếng bánh, một miếng bim bim…. Tất cả những phần thưởng đó sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thích thú, trẻ đang được khen và trẻ vẫn tiếp tục muốn được như vậy cho nên trẻ sẽ cố gắng để tiếp tục duy trì hành vi đúng để tiếp tục được khen thưởng, đó là một yếu tố kích thích trẻ trong học tập.

Trách phạt: Song song với việc khen thưởng thì cũng không thể thiếu đi sự trách phạt để trẻ có thể hiểu được cảm xúc của người đối diện. Nếu ta không hài lòng với hành vi nào đó của trẻ hãy có những biện pháp trách phạt một cách rò ràng và xuyên xuốt thì trẻ mới có thể hiểu được. Ví dụ một đứa TTK có thói quen hay

cào cấu người khác và la hét khi chúng muốn có một đồ chơi nào đó mà chúng không được đáp ứng yêu cầu. Lúc này giáo viên không còn cách nào khác là phải sử dụng trách phạt với đứa trẻ bằng cách hãy bế đứa trẻ và cho chúng ngồi riêng ở một góc. Hãy ngừng tương tác với chúng và cũng không cho chúng đồ chơi hay bất cứ thứ gì. Hãy để cho trẻ tự ngồi một mình và bình tĩnh trở lại sau đó chúng ta mới tiếp tục quay lại để tương tác với trẻ. Lúc này trẻ đã có sự bình tĩnh trở lại để tương tác với giáo viên thì chúng ta mới đáp ứng nhu cầu của trẻ. Và việc này cần phải được thực hiện trong tất cả các tình huống khi trẻ có hành vi này. Trong giờ can thiệp hay ở nhà, ở trường mỗi khi trẻ có hành vi này thì tất cả mọi người cần phải thống nhất với nhau về hệ thống trách phạt như vậy trẻ mới có thể hiểu được là chúng không được phép làm như thế. Nếu trong giờ can thiệp mà giáo viên thực hiện như nêu ở trên nhưng về nhà hoặc đi trường mầm non cũng có hành vi la hét và cào cấu người khác như vậy nhưng giáo viên hay CM lại không thực hiện trách phạt giống như giáo viên can thiệp mà lại ngồi giữ trẻ lại hoặc phạt vào tay trẻ… thì sẽ khiến cho đứa trẻ không thể hiểu được rằng chúng không được làm như thế vì mỗi người thể hiện thái độ một cách khác nhau thì chúng không thể hiểu được hết. Cho nên khi thực hiện trách phạt đối với TTK cũng cần phải lưu ý về biện pháp và sự thống nhất trong hệ thống trách phạt đối với trẻ.

Khen thưởng và trách phạt là những hành động luôn phải được tiến hành song song với với nhau. Dù là khen hay trách phạt thì đều cần phải thống nhất giữa các lực lượng thì trẻ mới có thể hiểu được thái độ và cảm xúc của người đối diện. khen thưởng và trách phạt cũng là yếu tố quan trọng để giúp trẻ duy trì những hành vi mong đợi và từ bỏ những hành vi không mong đợi của trẻ góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ can thiệp cho TTK. “ Hệ thống trách phạt và khen thưởng cần được xây dựng thành hệ thống và áp dụng xuyên xuốt trong mọi tình huống mọi nơi thì trẻ mới có thể hiểu và mang lại hiệu quả được.” [ Trích phỏng vấn sâu số 7]

3.2.5. Điều chỉnh giờ can thiệp hợp lý

Để nâng cao hiệu quả của một giờ can thiệp thì thời điểm, thời gian can thiệp trong một ngày cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng bởi trẻ sẽ không thể hợp tác và làm việc hiệu quả khi trẻ chưa sẵn sàng cho việc học và xử lí thông tin trong giờ học. Vì thế thời điểm can thiệp như thế nào để mang lại hiệu quả cao là

một trong những điều chúng ta cần phải quan tâm. Giờ sáng sớm khi trẻ đang còn trong giấc ngủ chưa tỉnh hẳn mà bắt trẻ học thì trẻ cũng không thể tập trung được. Giấc ngủ và sức khỏe của trẻ ảnh hưởng rất nhiều tới sự tập trung của trẻ trong giờ can thiệp. Thời điểm can thiệp hằng ngày tốt nhất cho trẻ là khoảng thời gian sau khi trẻ thức dậy ăn sáng và đã sẵn sàng cho mọi hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên khoàng thời gian tốt nhất này chỉ kéo dài trong vòng 1-2 tiếng. Từ khoảng 10 giờ trưa trở đi là trẻ bắt đầu uể oải và không thể tập trung bằng thời gian trước đó. Vì vậy vào buổi sáng thì từ khoảng 8h đến 10h là khoảng thời gian can thiệp tốt nhất cho con. Tương tự như vậy thì khoảng thời gian từ 10 giờ trở đi nếu chúng ta vẫn cố gắng để ép trẻ phải làm việc sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi không thể tập trung để hoàn thành được nhiệm vụ của giáo viên. Khi đó nếu không nhận ra điều này giáo viên sẽ đánh giá sai năng lực của trẻ khiến quá trình can thiệp của trẻ bị ảnh hưởng. Bên cạnh việc xác định thời điểm can thiệp hợp lý trong ngày giáo viên cũng cần phải để ý tới thời gian trong giờ can thiệp. Đối với một TTK tùy thuộc vào lứa tuổi nhưng thường chỉ nên can thiệp giáo dục trong vòng một tiếng. “ Một tiếng là khoảng thời gian can thiệp hợp lý và đủ để cho mỗi trẻ lĩn hội. Tuy nhiên trẻ cũng không thể học trong suốt một tiếng mà trong khoảng thời gian đó chúng ta vẫn cần cho trẻ khoảng thời gian nghỉ ngơi”.[ Trích phỏng vấn sâu số 2]. Sau khoảng thời gian này không nên bắt ép trẻ tiếp tục học, điều này khiến trẻ không thể tập trung được. Trong khoảng thời gian can thiệp cũng chỉ nên có từ 3 đến 4 hoạt động chính. Các mục tiêu trong một giờ học không quá nhiều và thời gian cho mỗi hoạt động cũng cần phải được cân đối với nhau không nên đặt quá nhiều thời gian vào một hoạt động nào đó khiến cho trẻ cảm thấy chán nản và không còn hứng thú với hoạt động đó. Ngược lại nên linh động thời gian cho các hoạt động nếu thời gian dự tính đã hết nhưng trẻ vẫn còn hứng thú với hoạt động này thì có thể kéo dài thêm nhưng cũng không nên quá lâu. Ngược lại nếu kế hoạch bài học dự định thực hiện mục tiêu nào đó mà trẻ không hứng thú ngay từ đầu hoặc không thích hoạt động đó giáo viên cần có sự linh động để đổi hoạt động. Giáo viên cũng có thể giảm bớt thời gian cho hoạt động đó và tổ chức các hoạt động con một cách linh hoạt tránh để trẻ cảm thấy nhàm chán trong giờ học. Điều này khiến cho thời gian can thiệp không bị lãng

phí bởi nếu trẻ không thể tập trung thì lượng kiến thức trẻ có thể tiếp thu cũng rất ít đồng thời cũng khó để đạt được mục tiêu trong giờ can thiệp.

Như vậy khoảng thời gian can thiệp phù hợp và hoạt động nội dung phù hợp cân đối theo thời gian là điều quan trọng ảnh hưởng tới quá trình can thiệp của trẻ và hiệu quả can thiệp vì vậy dựa trên mỗi nguyên tắc này nhân viên xã hội và các nhà can thiệp khác nên có những sắp xếp hợp lý cho lịch trình cũng như thời gian cho buổi can thiệp để vẫn có thể đảm bảo được nội dung dạy đồng thời mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

3.3. Vai trò tư vấn

3.3.1. Tư vấn kiến thức về hội chứng tự kỉ

Tư vấn là một trong những vai trò không thể thiếu trong CTXH. Nhưng đối với vai trò này trong CTS với TTK thì việc tư vấn và tham vấn chủ yếu hướng đến đối tượng là gia đình và các bên liên quan chứ không phải là tư vấn và tham vấn cho chính TTK. Trẻ đang là nhóm cần được giúp đỡ chúng ta cần phải nhận diện được những đối tượng cần phải tham vấn chính xác để cùng chung tay giúp trẻ đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình can thiệp. Đồng ý với ý kiến này bà Lorence cũng cho biết “ Trong quá trình làm việc với trẻ cần phải tư vấn cho gia đình trước khi làm việc với trẻ. Cần phải can thiệp và tư vấn cho cha mẹ trước khi can thiệp cho trẻ để cha mẹ trẻ hiểu vấn đề một cách chính xác

Trước hết là vai trò tư vấn hướng vào phụ huynh cần có các biện pháp sau đây: Trước hết người nhân viên xã hội cũng cần phải có các kiến thức chuyên môn về giáo dục TK. Những kiến thức nền tảng về TK ban đầu trước hết để phụ huynh tin tưởng họ đã tìm đúng người đúng việc, những người có chuyên môn sẽ là những người có tư vấn đúng đắn và hợp lý cho phụ huynh. Không chỉ thực hiện tư vấn, tham vấn về kiến thức nhân viên xã hội còn cần phải đồng cảm và chia sẻ để tham vấn cho phụ huynh về sự khủng hoảng. Phụ huynh cần thời gian để chấp nhận con mình và những vấn đề mà con mình đang gặp phải, cần có sự chuẩn bị tâm lý để sẵn sàn bắt tay vào công cuộc giúp đỡ con mình và cần phải xác định thời gian cần phải giúp đỡ cho con mình là lâu dài và trường kì chứ không thể giảm trong một khoảng thời gian ngắn nào đó và càng không thể khỏi hẳn được.

3.3.2. Tư vấn tâm lý cho cha mẹ

Người nhân viên xã hội trong quá trình tư vấn phải tạo được động lực đối với cha mẹ. Cần tư vấn tâm lý cho cha mẹ để cha mẹ có tâm lý thoải mái và có động lực để làm việc với con mình. Động lực này cần được khởi tạo từ chính vấn đề của con họ. Có rất nhiều cha mẹ sẽ thay đổi và hiểu ra một cách nhanh chóng và điều chỉnh cho phù hợp với quá trình can thiệp của con mình tại trung tâm. Tuy nhiên có nhiều cha mẹ lại tỏ ra khá trì trệ trong thay đổi mặc dù họ đã hiểu ra vấn đề của con mình một cách dễ dàng. Cũng giống như khi ta làm một việc gì đó mà chúng ta có quyết tâm nhưng thiếu động lực thì cũng rất khó để thành công được. Cần phải có động lực thúc đẩy thì chúng ta mới có thể kích thích được sự tham gia của phụ huynh trong quá trình tư vấn. Rất nhiều phụ huynh tham gia vào quá trình tư vấn nhưng lại rất lâu để thay đổi là do họ không có động lực. Có CM thì nghĩ rằng con họ sẽ chẳng thể thay đổi được bao nhiêu nên nếu họ cứ cố theo đuổi chỉ khiến mất thời gian của họ vì vậy họ giành thời gian đấy cho công việc nhiều hơn chứ không giành cho con mình mặc dù khi được nghe tư vấn họ sẽ không phản bác lại lời nói của người tư vấn. Điều đó nảy sinh trong đầu của họ là sự can thiệp cho con họ đã diễn ra quá lâu nhưng sự thay đổi lại quá ít so với mong đợi của họ. Việc tạo động lực ở đây chính là làm cho cha mẹ thấy được những thay đổi nhất định của con trong một khoảng thời gian ngắn có sự tham gia thường xuyên của họ, có thể lấy minh chứng từ các cha mẹ khác hoặc cũng có thể thực hiện chính trên trẻ và yêu cầu phụ huynh tham gia. Cần phải để cha mẹ trẻ nhìn thấy sự thay đổi để tạo động lực cho cha mẹ trẻ rằng đứa trẻ này thật sự có tiến bộ và có sự thay đổi thì cha mẹ trẻ mới có động lực để tiếp tục theo đuổi trong quá trình cùng các bộ phận khác can thiệp cho con họ. Bên cạnh đó động lực cũng cần phải được tạo ra từ chính các bậc cha mẹ như khi thấy một phụ huynh khác kiên trì làm việc với con họ thì các bậc phụ huynh còn lại cũng có thể lấy đó làm động lực để phấn đấu và làm việc với con họ. Bằng mọi cách khác nhau nhân viên xã hội cần tạo ra được động lực cho cha mẹ để cha mẹ có thể nhiệt tình tham gia vào quá trình tư vấn và có những thay đổi thực sự nhằm đóng góp vào quá trình trị liệu cho con mình.

Sự khéo léo của nhân viên xã hội ở chỗ họ có thể làm cho các bậc phụ huynh chấp nhận con mình và cùng tham gia cùng cố gắng hết sức để giúp đỡ con mình trong việc can thiệp. Điều này cũng chính là thể hiện sự khác biệt của công tác

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí