Một Số Biểu Tượng Trong Truyện Cổ Tích Thần Kỳ Của Dân Tộc Mông Lưu Hành Ở Yên Bái

Thứ hai: Chuyển dịch và mở rộng không gian

Tác giả dân gian xây dựng không gian nghệ thuật có sự dịch chuyển từ điểm này tới điểm khác. Bao giờ sự xuất hiện của nhân vật cũng ở một địa điểm - đó là nơi họ sinh sống hằng ngày; sau khi một biến cố lớn xảy ra, họ đến một không gian mới. Không gian này hoàn toàn xa lạ với họ. Điểm đến này hoàn toàn không nằm trong dự định và kiểm soát của họ. Đây là vùng đất mới - không gian mới. Khi các nhân vật xuất hiện ở đây, chúng ta cảm nhận họ đã mất hoàn toàn phương hướng để định vị về vùng đất cũ. Tại đây, họ thiết lập cuộc sống mới cho mình.

Để thể hiện được nội dung chính của mỗi câu chuyện cổ tích thần kỳ, nhân dân còn xây dựng kiểu không gian được mở rộng. Đó là điểm dừng của nhân vật ở vùng đất mới. Bắt đầu từ đây, không gian lại được mở rộng dần ra cùng với sự xuất hiện của con người. Chính sự mở rộng không gian này gắn liền với ý nghĩa thiết lập cuộc sống ở một vùng đất mới.

3.3.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể nghiệm được ở trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian quá khứ, hiện tại hay tương lai. Thời gian nghệ thuật luôn gắn liền với thời gian tâm lý. Qua việc khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy thời gian nghệ thuật của của các truyện cổ tích thần kỳ chủ yếu là kiểu thời gian phiếm chỉ, mơ hồ

- đây là kiểu thời gian đặc thù trong truyện cổ tích của người Việt. Ở phần mở đầu của mỗi truyện cổ tích, bao giờ thời gian ấy cũng được đề cập.

Các câu chuyện được kể không có mốc thời gian bắt đầu hay khoảng thời gian diễn ra. Cụm từ được dùng để bắt đầu kể câu chuyện và thiết lập thời gian nghệ thuật trong tác phẩm là: ngày xưa, ngày xửa ngày xưa, thuở xưa, thời xa xưa, xưa, thời xưa,… Từ đó, diễn biến câu chuyện được kể lại với nhiều chi tiết, sự việc nhưng tất cả các chi tiết, sự việc đều không được


75

nhắc tới yếu tố thời gian hoặc yếu tố thời gian rất mơ hồ: một hôm, mặt trời lên đến lưng chừng núi, hôm sau, ngày qua ngày, một sớm mai…Cũng có khi tác giả sử dụng những cụm từ chỉ thời gian cụ thể: chín tháng mười ngày, ba hôm sau, bẩy ngày bẩy đêm.. những những từ này không đủ để tạo nên thời gian nghệ thuật cụ thể. Cuối cùng, khi kết thúc câu chuyện, người đọc cũng không có căn cứ nào để xác định được thời gian của câu chuyện. Cách xây dựng thời gian như thế khiến người đọc chỉ có thể biết được rằng từng có một câu chuyện như thế đã diễn ra và được người dẫn truyện kể lại. Việc xây dựng thời gian nghệ thuật phiếm chỉ trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật. Giải thích hiện tượng này theo chúng tôi đó là do sự giao thoa thể loại của truyện cổ tích các dân tộc với nhau.

Cũng giống như các thể loại tự sự dân gian khác, thời gian nghệ thuật của các truyện cổ tích luôn được xây dựng theo trật tự tuyến tính. Các sự việc được kể theo trình tự thời gian. Cái gì xảy ra trước được trần thuật trước, cái gì xảy ra sau được trần thuật sau. Trình tự ấy gắn liền với sự xuất hiện nhân vật chính cũng như hoạt động của họ. Biên độ và nhịp điệu thời gian của truyện cổ tích thần kỳ thường có sự thay đổi nhưng không đột biến. Ở phần mở đầu, khi giới thiệu về nhân vật chính nhịp điệu câu chuyện thường chậm, thong thả. Nhưng kể từ khi câu chuyện xuất hiện các biến cố thì nhịp điệu kể nhanh hơn. Tuy nhiên khi nhân vật kể chuyện xuất hiện và trực tiếp tham gia vào các hành động thì nhịp điệu kể có sự xen kẽ: thời gian như trôi nhanh hơn cùng với các hành động liên tiếp của nhân vật, nhưng khi nhân vật dừng lại đối thoại thì thời gian lại như chậm lại và dừng lại ở cuộc đối thoại ấy. Thời gian trần thuật ở phần cuối tác phẩm thường được tác giả trần thuật với nhịp điệu chậm hơn.

Như vậy, cùng với các yếu tố nghệ thuật khác, thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái đã góp phần làm cho nội dung câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.



76

3.4. Một số biểu tượng trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật mà đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên y như thật. Nhưng hình tượng cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Cho nên, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy có một số biểu tượng sau:

Bảng 4: Một số hình ảnh biểu tượng trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái:

STT

Hình ảnh biểu tượng

Tần số xuất hiện

%

Số truyện

1.

Con bò

16

15,24

11

2.

Con cá

9

8,57

8

3.

Con ngựa

15

14,29

13

4.

Hòn đá

14

13,33

11

5.

Hội Gầu tào

5

4,76

5

6.

Số 3

13

12,38

12

7.

Số 9

19

18,10

13

8.

Mặt trời

9

8,57

9

9.

Lanh

5

4,76

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 11

Từ những số liệu trong bảng thống kê trên, ta thấy số 9 có tần số xuất hiện nhiều nhất so với các biểu tượng còn lại (19 lần, chiếm 18,1%), tiếp đó là con bò: 16 lần (15,24%), con ngựa: 15 lần (14,29%), hòn đá: 14 lần (13,33%)... Chúng tôi xin lý giải bốn trong số chín biểu tượng trên.

+) Số 9: Trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông, số 9 biểu tượng cho độ cao của bầu trời: chín tầng trời, chín tầng mây (Lần ấy, mưa to như thác đổ, nước trút xuống. Mưa dồn dập không biết bao nhiêu ngày đêm,



77

nước dâng ngang chín tầng trời- Mặt đất lồi lõm). Số chín còn dùng để biểu thị chiều dài và chiều rộng của không gian (Chàng bật dậy thấy nàng Út mỉm cười, tay cầm cái ô, tay dắt đôi ngựa. Hai người nhảy phắt lên ngựa phi như bay, băng qua chín núi, tám đèo đến một bãi cỏ rộng và bằng phẳng… - Kề Tấu). Ngoài ra, số 9 còn biểu thị cho sự giàu có, đầy đủ, sung túc (“Đêm ấy, anh em họ mạc của nàng Nu ở trên trời xuống làm cho vợ chồng nàng được chín gian nhà mới, mang cho chín con lợn, chín hũ rượu, ăn một bữa xáo dề mừng nhà mới”- Nàng Nu). Đối với người Mông ở Yên Bái thì số 9 là con số của sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi vì nó gần với sự viên mãn, tròn đầy. Số 9 còn tượng trưng cho sự toàn vẹn, hòa hợp của trời và đất. Các thầy phong thủy cũng xem con số này là số may mắn vì nó không bao giờ thay đổi cho dù ta nhân nó với bất cứ số nào: 9 x 2 = 18 (8 + 1 = 9), 9 x 3 = 27 (7 + 2 = 9), 9 x 9 = 81 (8 + 1 = 9)… Người Mông ở Yên Bái thường chuộng số lẻ, trong các số tự nhiên thì số 9 là số lẻ lớn nhất chính vì thế khi đi rước dâu, sắp đặt đồ vật thờ cúng hoặc trang trí đồ vật trong nhà, họ thường lựa chọn con số này. Vì thế số 9 cũng xuất hiện rất nhiều lần trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.

+) Con bò: Có thể nói bò là vật nuôi gắn bó thân thiết đối với người Mông ở Yên Bái từ rất xa xưa. Chính vì thế hình ảnh của nó cũng xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích thần kỳ. Khi giới thiệu về các nhân vật mồ côi, tác giả dân gian thường gán cho họ hành động chăn bò: “Thuở xưa có chàng Nhà Tếnh cha mẹ mất sớm, chàng ở với Dúa Pủa, người anh con ông bác. Dúa Pủa cũng không còn bố mẹ, không có anh em. Nhưng còn cái nhà gỗ ba gian và đàn bò, Dúa Pủa hơn Nhà Tếnh mấy tuổi, làm nương rẫy để sống. Nhà Tếnh hàng ngày đi chăn bò… - Nhà Tếnh”. Cũng có khi bò giúp đỡ người tốt và trừng phạt kẻ xấu: “Hôm sau, Xênh mạng sợi lên núi tìm bò, nhờ giúp. Nhưng Xênh quên mất lời Nao dặn là phải quấn sợi vào đầu bò, nên bị bò hất tung sợi xuống khe. Xênh trở về nhà nói cho mẹ biết và khóc lóc kêu ca mấy


78

ngày liền. Dì ghẻ tức giận bảo giết bò đi. Nao đến lũng rau bên rừng nói cho bò biết…- Nàng Nao và Xênh. Trên thực tế, bò được người Mông nuôi để bừa nương và ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, trong những lễ hội, đám cưới, đám ma, họ thường mổ bò lấy thịt đãi khách. Số lượng bò cũng dùng để phân biệt kẻ giàu người nghèo trong xã hội xưa. Nhà giàu có thường có nhiều gia súc, trong đó bò đóng vai trò quan trọng. Trong những đám cưới lớn, có gia đình đã giết tới hai, ba con bò để làm tiệc đãi khách. Có thể nói, đối với người Mông con bò có vai trò vô cùng quan trọng, nó gần gũi với người dân lao động như con trâu của người Kinh vậy.

+) Con ngựa: Người Mông xưa thường dùng ngựa làm phương tiện đi lại, bên cạnh đó nó còn giúp con người thồ hàng về bản xa trên những con đường gồ ghề, trắc trở. Trong các chuyến đi săn, ngựa còn giúp các chàng trai Mông vượt núi, băng đèo, qua những vách đá hiểm trở để săn bắt thú. Trong lễ hội, các chàng trai thường thi tài đua ngựa bắn cung để chinh phục những cô gái Mông xinh đẹp. Phiên chợ Mông cũng không thể thiếu được món Thắng cố - được làm từ nội tạng của ngựa. Chính vì thế trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông, hình ảnh con ngựa được nhắc lại rất nhiều lần. Song ngựa trong truyện cổ tích thường được nhắc tới trong vai trò là phương tiện đi lại là chính: “Thời xa xưa có chàng Lao Tráng tính tình tinh nghịch, rong chơi suốt ngày suốt tháng. Ban đêm, chàng lần vào bản trộm ngựa của dân, dắt được ngựa là phi nước đại, bay như thần gió… - Sự tích đuôi gấu; “Đúng hẹn, A Sở mang cáo đi, lần này chàng cưỡi một con ngựa, cáo ngồi trên lưng một con ngựa đến nhà quan, múa hát xong được thưởng tiền bạc rất hậu…- Chua Thênh và A Sở”. Trong chiến trận, ngựa cũng làm phương tiện để người dũng sĩ xông pha vào trận mạc: “Rì Tủa mặc áo giáp, cưỡi ngựa hồng, điều binh khiển tướng thẳng đường biên ải tiến quân… - Rì Tủa. Như vậy, ngay từ xa xưa, con ngựa đã gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người Mông vì vậy hình ảnh của nó có trong các tác phẩm văn học dân gian của dân tộc Mông là hoàn toàn dễ hiểu.


79

+) Hòn đá: Trong đời sống hằng ngày, người Mông thường dùng hòn đá vào nhiều công việc khác nhau: kê cột nhà, làm hàng rào chắn thú dữ, làm kiềng đun bếp, kè ruộng bậc thang…Trong tín ngưỡng, người Mông còn có tục thờ hòn đá hoặc núi đá thiêng. Nhiều người cho rằng khi bị ốm, cần đến phiến đá lớn xin thần núi đá ban cho sức khỏe, nếu người ốm khỏe mạnh trở lại, gia đình sẽ mang lễ đến thắp hương để cảm tạ. Đá cũng có công dụng tạo lửa để đốt. Chính vì thế, nhiều truyện cổ tích Mông lưu hành ở Yên Bái có hình ảnh hòn đá: “Con người lấy hai hòn đá siết mạnh vào nhau tóe lửa, đốt đống gianh bốc cháy cao ngất trời. Các con vật bị nóng bỏng như bị nướng thịt chảy mỡ… - Trời chết; “Khi ấy, Rì Gàng vẫn bám theo A Xang, hai người ngồi đợi ở phiến đá cao phía trên hang…- A Xang”; “A Sở đến bên giường lấy thỏi đá ngọc đặt vào mồm ông cụ thì cái lưỡi câu bật ra ngoài. Khỏi đau, ông cụ mừng rỡ nói: Ta là Long Vương, cháu đã chữa cho ta khỏi bệnh, ta mang ơn cháu. Cháu muốn lấy bao nhiêu vàng bạc châu báu hay muốn lấy thứ gì thì ta tặng…- Chua Thênh và A Sở”. Như vậy có thể nói, hòn đá có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mông .

* Tiểu kết chương 3:

Qua tìm hiểu nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy có một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật như sau:

Truyện cổ tích thần kỳ có mô hình kết cấu thống nhất với đầy đủ ba phần, mỗi phần đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau. Mô hình này về hình thức giống với mô hình kết cấu của thể loại trong loại hình tự sự dân gian nhưng cách triển khai có những điểm độc đáo riêng.

Một số truyện cổ tích thần kỳ mang màu sắc của thần thoại. Yếu tố thần kỳ được sử dụng trong mỗi mảng đề tài là khác nhau. Bên cạnh yếu tố thần kỳ, sự miêu tả và cách tổ chức nội dung khéo léo của tác giả dân gian cũng góp phần làm cho nhân vật hiện lên sinh động và ấn tượng. Nhân vật người kể


80

chuyện cũng được xây dựng thành công qua hai kiểu: nhân vật người kể chuyện dùng ngôn ngữ trần thuật thuần túy và nhân vật người kể chuyện sử dụng ngôn ngữ trần thuật xen ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

Truyện cổ tích thần kỳ đã xây dựng thành công không gian và thời gian nghệ thuật với những nét đặc sắc. Việc xây dựng không gian nghệ thuật đặc trưng đã có hiệu quả đắc lực trong việc thể hiện nội dung chủ đề. Thời gian nghệ thuật được xây dựng mang tính phiếm chỉ, mơ hồ.

Các biểu tượng có nhiều trong truyện cổ tích thần kỳ. Nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Mông. Thông qua hệ thống các biểu tượng, ta thấy được truyền thống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán …của người Mông ở Yên Bái. Những giá trị này được đúc kết và tích lũy qua hàng nghìn năm lịch sử và nó đã trở thành sức mạnh, niềm tự hào, trở thành bản sắc văn hóa, văn học của dân tộc Mông.

Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trên đã tạo nên đặc trưng riêng về nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái. Nó là cơ sở để chúng ta nhận diện và so sánh truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông với truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc anh em khác, đồng thời cũng là cơ sở để nghiên cứu điểm tương đồng và khác biệt về nghệ thuật giữa tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc anh em trên phạm vi rộng hơn.


81

KẾT LUẬN


Qua việc khảo sát và thống kê truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1. Truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố địa lý địa phương và văn hóa của tộc người Mông. Mặc dù chiếm số lượng khiêm tốn nhưng tiểu loại này rất đặc sắc. Nó có đóng góp không nhỏ trong việc tạo nên giá trị của kho tàng truyện cổ dân gian. Các mảng đề tài trong truyện cổ tích thần kỳ vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt thể hiện sự phong phú và độc đáo trong tiểu loại này. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, ngoài những phát hiện về văn học, chúng tôi còn khám phá nhiều điều xung quanh đời sống tinh thần, văn hóa của họ. Truyện cổ tích thần kỳ là nơi gửi gắm những ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ và bình đẳng.

2. Nội dung trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái khá phong phú và có nhiều nét độc đáo.

Nội dung cơ bản trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái bao gồm các phương diện cơ bản: truyện về người mồ côi, truyện về người em, truyện về người con riêng, truyện về người đội lốt, truyện về người dũng sĩ. Mỗi mảng đề tài lại có những thế mạnh và nét riêng về nội dung. Trong đó tiêu biểu nhất là truyện về người mồ côi. Ở mảng đề tài nào, hệ thống nhân vật cũng được xây dựng theo môtíp quen thuộc của truyện kể dân gian, gồm hai tuyến nhân vật: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.

Hệ thống nhân vật được xây dựng theo lý tưởng thẩm mỹ của dân gian, thể hiện quan niệm về con người của nhân dân: bênh vực người hiền, người lương thiện, phản ứng lại kẻ xấu, kẻ ác, kẻ phá vỡ đạo đức dân chủ. Tuyến nhân vật chính diện gồm những con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp, tâm hồn trong sáng, luôn có lòng tin yêu cuộc sống. Tuyến nhân vật phản diện


82

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí