Các Giá Trị Về Tính Chịu Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Hiện Trách Nhiệm Công Vụ Của Mình


mong muốn của nhân dân đối với cá nhân mỗi công chức nói riêng, đối với nền công vụ và hệ thống HCNN nói chung.

Phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật nhà nước về những điều công chức được và không được phép làm, quy định các nguyên tắc về văn hóa công sở… như: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không sa vào các tệ nạn xã hội; không hút thuốc lá nơi công sở và nơi công cộng; không sử dụng đồ uống có cồn trong giờ làm việc và vào giờ nghỉ trưa các ngày hành chính; có lối sống tiết kiệm, giản dị, trung thực, trong sáng, lành mạnh…

Điều đặc biệt đáng lưu ý hiện nay đối với công chức hành chính đó là việc tuân thủ kỷ luật phát ngôn, đặc biệt cảnh giác với những bình luận thiếu tính tích cực trên cá trang mạng xã hội; cảnh giác với những luận điệu tuyên truyền chống phá nhà nước và chế độ; gương mẫu, tiên phong trong việc tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

2.2.5. Các giá trị về tính chịu trách nhiệm của công chức hành chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ của mình

Ý thức trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng của đạo đức cán bộ. Đây là vấn đề then chốt quyết định sự thành bại của cách mạng dân tộc. Ngay từ năm 1927, trong cuốn "Đường Cách mệnh", trong 23 tiêu chí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra về tư cách của một cán bộ làm cách mạng thì có 5 tiêu chí liên quan đến ý thức trách nhiệm của cán bộ, bao gồm: Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Trực mà không táo bạo; Quyết đoán; Dũng cảm.

Trong thời gian gần đây, ý thức chịu trách nhiệm của CBCC nói chung và công chức hành chính nói riêng là một trong những vấn đề được bàn luận rất nhiều, đặc biệt khi chủ trương của Đảng và Chính phủ trong công cuộc đẩy mạnh chống tiêu cực và tham nhũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy mà vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn.


Ý thức chịu trách nhiệm trong TTCV của công chức hành chính được thể hiện ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, mỗi công chức hành chính phải luôn có tinh thần sẵn sàng nhiệm vụ, không đùn đẩy trách nhiệm được giao, không được có tư tưởng “dễ làm khó bỏ”, việc dễ chọn cho mình, việc khó đẩy cho người khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Thứ hai, trong quá trình TTCV, giải quyết công việc phải luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với những công việc, nhiệm vụ do mình thực hiện. Tuyệt đối tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, hoặc thành tích thì nhận về mình, sai sót thì đổ cho người khác.

Ngoài ra, việc kiên quyết đấu tranh loại bỏ các tư tưởng tham nhũng, biểu hiện cơ hội, những vấn đề tiêu cực trong cơ quan, đơn vị cũng cần phải được xem là một trong những nội dung quan trọng thể hiện bản lĩnh và tính trách nhiệm của mỗi công chức.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 9

Ý thức chịu trách nhiệm của công chức hành chính là thước đo để đánh giá bản lĩnh của mỗi cá nhân, đòi hỏi mỗi cá nhân phải quyết đoán, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

2.3. Đặc trưng của văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ

2.3.1. Thể hiện đặc điểm của văn hóa nói chung

“Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV” là một phạm trù, một bộ phận không tách rời của văn hóa.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV là sản phẩm quá trình TTCV của công chức hành chính, được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ qua lại nảy sinh trong quá trình TTCV của công chức hành chính. Mối quan hệ này có thể là mối quan hệ giữa công chức hành chính với cấp trên, cấp dưới hoặc đồng nghiệp; cũng có thể là mối quan hệ giữa công chức hành chính với công dân, tổ chức khác.


Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, duy trì trật tự và sự bền vững của xã hội. Bản chất của hoạt động công vụ là nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội, duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Khi hoạt động đó được thực hiện trên cơ sở nền tảng là VHTN của công chức hành chính - của chủ thể đại diện cho cơ quan nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước thì hiệu quả và mục tiêu của hoạt động TTCV sẽ càng được đảm bảo.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV cũng không phải là yếu tố bất biến mà nó là một yếu tố thường xuyên biến đổi. Nó cũng có thể được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Một công chức hành chính sống và làm việc trong một môi trường công sở với những đồng nghiệp tận tụy với công việc, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, chắc chắn họ cũng sẽ phải tự ý thức được trách nhiệm của bản thân, cũng phải chăm chỉ, tận tụy với công việc và học hỏi thêm về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Hệ thống các giá trị trong VHTN của mỗi cá nhân sẽ có ảnh hưởng tới giá trị VHTN của tất cả những người xung quanh và góp phần hình thành nên giá trị VHTN của tập thể. Trong một môi trường công sở, các giá trị văn hóa chung sẽ được truyền từ thế hệ công chức này, sang thế hệ công chức khác, trên cơ sở có sự thay đổi để có thể thích ứng với bối cảnh riêng trong từng giai đoạn.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh đặc trưng, phương thức sống của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng, mỗi nhóm xã hội. Cụ thể ở đây là phản ánh về đặc trưng, phương pháp, lề lối, tác phong, tinh thần, thái độ... riêng của chính cá nhân công chức hành chính nói riêng và của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các ngành nói chung.


2.3.2. Gắn liền với chính sách và pháp luật của Nhà nước

Theo điều 2, Luật Cán bộ công chức 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019), hoạt động công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC. TTCV là một loại hoạt động mang tính đặc thù, nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Nhà nước xây dựng một hệ thống thể chế cụ thể (bao gồm Hiến pháp, các Bộ luật, Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định của các cấp có thẩm quyền...) để đảm bảo cho hoạt động TTCV có thể thực hiện một cách thuận lợi trong thực tiễn và đạt được mục tiêu.

Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý xã hội và điều hành đất nước bằng pháp luật. Khoản 1, điều 2, Hiến pháp (2013) đã khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Chính vì vậy, tất cả mọi hành vi của cá nhân và tổ chức trong xã hội đều được điều chỉnh trên cơ sở pháp luật. Các hành vi TTCV của công chức hành chính cũng phải được điều chỉnh bằng pháp luật, được thực hiện trên cơ sở các quy định của chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong đó, văn bản quan trọng nhất mà công chức hành chính cũng như tất cả các công dân, tổ chức đều phải tuân thủ đó là Hiến pháp. Bên cạnh đó, trong quá trình TTCV, công chức hành chính cũng phải tuân thủ rất nhiều các quy định mang tính chất chung như: Luật Cán bộ, công chức; Bộ Luật Lao động; Bộ Luật Dân sự; Luật Bảo hiểm xã hội...

Ngoài ra, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều ban hành các văn bản chính sách, pháp luật riêng để quy định cụ thể đối tượng, phạm vi các nội dung điều chỉnh cụ thể. Ngoài ra, ở mỗi địa phương, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương mình cũng đều ban hành các chính sách, các quy định cụ thể để thực hiện công tác quản lý, điều hành xã hội trong phạm vi của địa phương mình. Mỗi công chức hành chính công tác trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương cụ thể trong quá trình TTCV sẽ phải tuân thủ và chịu sự điều


chỉnh của hệ thống các quy định thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương mình công tác.

Có thể khẳng định rằng quá trình TTCV của công chức hành chính không thể tách rời các quy định, chính sách chung của Nhà nước và các quy định, chính sách riêng theo ngành, lĩnh vực và theo địa phương. Mặt khác, ở phần 2.2.1. đã trình bày, một trong những nội dung về VHTN của công chức hành chính trong TTCV đó là các giá trị về tinh thần, thái độ của công chức hành chính trong TTCV được hình thành trên cơ sở tinh thần thượng tôn pháp luật của công chức hành chính khi TTCV. Như vậy, VHTN của công chức hành chính trong TTCV gắn liền với các chính sách và pháp luật của Nhà nước.

2.3.3. Được đo bằng hiệu quả của hành vi hoạt động công vụ

Một trong năm mục tiêu của Chương trình tổng thể Cải cách HCNN giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.

Mục tiêu của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 cũng được xác định rất rò là: “Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”.

Trong những năm qua, Chính phủ không ngừng chỉ đạo thực hiện việc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của nền công vụ hướng tới việc đáp ứng nhu cầu và phục vụ tốt nhất cho người dân, tổ chức, đảm bảo sự hài lòng của người dân và tổ chức. Đồng thời, Chính phủ cũng coi sự hài lòng của người dân và tổ chức với quá trình TTCV của công chức và của các cơ quan HCNN như là một chỉ số quan trọng để đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả của nền hành chính, nền công vụ. Cho đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và sự chủ trì của Bộ Nội vụ, hoạt động đánh giá, đo lường sự hài lòng của người dân đối với nền hành chính, nền công vụ trở thành một trong những hoạt động thường niên.


Đầu tiên, có thể kể đến Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động công chức hành chính hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương (Bộ chỉ số PAR- Index), được ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đây là Bộ chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương. Các tiêu chí đánh giá được bám sát vào 6 nội dung trọng tâm của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn này và có sự thay đổi theo từng năm.

Ngày 28/12/2012, Bộ Nội vụ tiếp tục ban hành Quyết định số 1383/QĐ-BNV, phê duyệt Đề án phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN. Đây là bộ chỉ số chính thức của cơ quan QLNN nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN (SIPAS). Tương tự như bộ chỉ số PARIndex, SIPAS cũng được thực hiện hàng năm và các tiêu chí đánh giá, các lĩnh vực đánh giá cũng được thay đổi hàng năm. Việc thực hiện bộ chỉ số SIPAS nhằm hướng tới hai mục đích: (i) Đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của cơ quan HCNN; (ii) Nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức.

Ngoài hai bộ chỉ số mang tính chính thống do Bộ Nội vụ chủ trì, hiện nay còn có hai bộ chỉ số khác cũng hướng tới việc đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của nền công vụ, nền hành chính, mức độ hài lòng của công dân, tổ chức với sự điều hành và phục vụ của nền hành chính, nền công vụ, đó là Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI (do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI thực hiện dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID) và chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI (do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại


Việt Nam - UNDP; Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng - CECODES và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp thực hiện). Mặc dù đây là hai bộ chỉ số được chủ trì thực hiện bởi các tổ chức Phi chính phủ, tuy nhiên cũng đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các địa phương và được chính quyền các địa phương coi như một kênh thông tin tham khảo để điều chỉnh phương pháp quản lý điều hành của mình.

Có thể mục tiêu cuối cùng của hoạt động TTCV chính là kết quả phục vụ người dân, tổ chức và được đo lường bằng chính sự hài lòng của người dân, tổ chức. VHTN là hệ thống các giá trị được hình thành trong quá trình TTCV của công chức hành chính, chính vì vậy, kết quả TTCV - sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với kết quả TTCV cũng chính là một trong những tiêu chí để xem xét về VHTN của công chức hành chính trong TTCV.

2.3.4. Có sự thay đổi và phát triển phù hợp với yêu cầu thực thi công vụ

TTCV không phải là một hoạt động bất biến, mà đây là hoạt động thường xuyên có sự thay đổi để thích ứng với bối cảnh kinh tế, xã hội và hệ thống thể chế trong từng giai đoạn. Trong xã hội phong kiến trước đây “quan chức” được gọi là quan phụ mẫu, được xem như là cha mẹ của dân, gắn với quan niệm này, quan chức trong xã hội phong kiến có trách nhiệm cai quản nhân dân, người dân phải phục tùng tuyệt đối tầng lớp quan lại. Kể từ khi Đảng ta được thành lập, quan niệm này đã được thay đổi hoàn toàn. Trong thư gửi “UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng” được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”. Theo quan điểm của Bác và cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta, người cán bộ cách mạng, dù là ở vị trí, cấp bậc nào cũng đều là người “công bộc” của


nhân dân, có trách nhiệm phục vụ nhân dân, làm những việc có ích lợi cho dân. Ngay trong giai đoạn đầu lập nước, yếu tố trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và đề cập đến.

Sau khi nước ta dành được độc lập, thống nhất đất nước, tiến hành xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, công tác QLNN được thực hiện chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, với các chỉ tiêu áp đặt từ trên xuống dưới; các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất nhưng ít phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình, các tổn thất, thiệt hại hoàn toàn đổ lên vai ngân sách nhà nước; bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian… Cách thức quản lý này đã làm xuất hiện cơ chế xin - cho và dẫn đến việc hình thành một bộ phận không nhỏ đội ngũ CBCC năng lực quản lý có nhiều hạn chế, không năng động, vừa cửa quyền, quan liêu, hách dịch. Trong giai đoạn này, yếu tố trách nhiệm của đội ngũ CBCC trong TTCV chưa được chú trọng và đánh giá đúng tầm so với quan điểm và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta chủ trương thực hiện đổi mới một cách toàn diện đất nước, diện mạo đất nước đã có sự thay đổi và phát triển một cách nhanh chóng. Kể từ đó đến nay, vấn đề cải cách công vụ, cải cách nền hành chính luôn được chú trọng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, với chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, xây dựng nền hành chính hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức của Thủ tướng, đã đặt ra yêu cầu: mỗi công chức hành chính phải xác định rò trách nhiệm, vị trí của mình trong nền công vụ để phục vụ nhân dân. Để có thể “phục vụ tốt nhất”, một loạt “hệ thống các giá trị” gắn với bổn phận, trách nhiệm của công chức trong giai đoạn hiện nay được đề cập, đó là: thái độ với công việc phải tận tụy, trong giao tiếp ứng xử với người dân phải hòa nhã, niềm nở, nhiệt tâm, có kiến thức chuyên môn, nắm vững quy trình, nghiệp vụ… để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của người dân, tổ chức.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí