Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Của Tổng Công Ty Trong Những Năm Gần Đây (Từ 2002 - 2008)‌‌



- Dăm mảnh

Tấn

KTĐ


75.000

71.072

110.000

115.580

150.000

139.194

150.000

162,6

92,8

108

- Giấy in, viết

Tấn


15.000

5.859

10.000

9.439

16.000

25.131

30.000

161,1

157

119,3

- Giấy Tissue

Tấn



4.338

5.000

2.884

4.000

3.156

5.556

66,5

78,9

176

V. Lãi lỗ

Triệu đ

(51.200)

(4.514)

13.600

40.000

82.628

97.204

168.376

201.278


173,2

119,5

VI.Các khoản

nộp NS

Triệu đ

93.748

95.545

97.834

110.000

164.475

140.436

182.698

189.566

168,1

130,1

103,8

1. Thuế VAT

Triệu đ

85.889

73.275

74.663

85.000

90.000

97.884

138.745

142.435

120,5

141,7

102,7

2. Thuế thu nhập

DN

Triệu đ

11

4.568

1.029

15.000

18.000

14.473

19.000

19.564


131,3

102,9

3. Nộp khác

Triệu đ

7.848

17.702

22.142

10.000

16.000

22.862

24.953

27.567

72,2

109,1

110,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp - 4


Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của Phòng Kế hoạch - Tổng công ty giấy Việt Nam


Dựa vào bảng trên ( và xem thêm Phụ Lục số 4, số 5) có thể nhận xét sơ bộ về tình hình SX kinh doanh của Tổng công ty trong một số năm gần đây như sau:

* Trong các năm 2001-2002:

Về doanh thu: Năm 2001 đạt 104,1 % kế hoạch đề ra và năm 2002 đạt 105,9 % so với kế hoạch năm và tăng 103,9 % so với năm 2001.

Về lợi nhuận thực hiện: Năm 2001 đạt 105,1 % kế hoạch đề ra và năm 2002 đạt 103,0 % so với kế hoạch năm và tăng 121,8 % so với năm 2001.

Về các khoản nộp ngân sách: Năm 2001 đạt 1% kế hoạch đề ra và năm 2002 đạt 101,5 % so với kế hoạch năm và tăng 101,6% so với năm 2001.

Như vậy, trong 2 năm này TCT đã hoàn thành kế hoạch đề ra, kinh doanh có hiệu quả kinh tế, SX kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập cho người lao động, bảo toàn giá trị đồng vốn, hoàn thành các nghĩa vụ đóng thuế, nộp ngân sách cho nhà nước.

*Trong năm 2003, 2004:

Qua Phụ Lục số 4, số 5 cho thấy, kết quả SX kinh doanh của TCT năm 2004 giảm so với năm 2003, trong 2 năm liền TCT đều có lợi nhuận âm.

Lợi nhuận gộp năm 2004 giảm 28,9 tỷ đồng, tương đương giảm 13,9 % so với năm 2003. Tổng lợi nhuận năm 2004 giảm 12,9 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm 29 % so với năm 2003. Các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều giảm. Doanh thu tăng song giá vốn hàng bán cũng tăng và tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu làm lợi nhuận giảm. Điều này cho thấy TCT trong hai năm 2003, 2004 đều hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không có lợi nhuận thậm chí lợi nhuận âm, kết quả kinh doanh năm sau còn lỗ hơn năm trước. Đây quả thật là hai năm khó khăn của ngành Giấy nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng.Bởi lẽ đến năm 2003, thuế NK các loại giấy giảm xuống còn 20%, ngành Giấy bắt đầu phải chịu sức ép cạnh tranh của các sản phẩm giấy nhập ngoại. Không ít DN của ngành đã ngừng SX, chờ tiêu thụ mặt hàng giấy tồn kho. Mặt khác hoạt động đầu tư của ngành đều chậm so với tiến độ đề ra.

* Trong các năm 2005, 2006,2007:

Dựa vào bảng 6 có thể thấy trong 3 năm gần đây, tình hình SX kinh doanh của TCT đã có sự hồi phục và tăng trưởng khá tốt. Nếu như năm 2003, 2004 TCT kinh doanh kém hiệu quả thì đến năm 2005 các chỉ tiêu chính đều có mức tăng trưởng cao hơn: giá trị SX


công nghiệp bằng 121% so với năm 2004, doanh thu đạt 3.127,8 tỷ đồng bằng 132% so với năm 2004. Năm 2005 toàn TCT đã có lãi 13,6 tỷ đồng. Trong năm 2005, toàn TCT tiêu thụ được khoảng 258.855 tấn giấy các loại. Đối với mặt hàng giấy in, giấy viết, là mặt hàng chiếm hơn 55% sản lượng sản xuất của toàn TCT, trong năm 2005, tuy giá cả đầu vào tăng nhưng các doanh nghiệp thuộc TCT vẫn duy trì ổn định giá bán nhằm chiếm lĩnh và khống chế thị trường không để xảy ra biến động thị trường giấy trong nước. Các sản phẩm chủ lực như giấy Bãi Bằng, giấy in báo Tân Mai với chất lượng ngày càng được nâng cao, bao bì được cải tiến với mẫu mã đẹp, giá cả tương đối ổn định và phù hợp với nhu cầu thị trường, phương thức mua bán linh hoạt khiến cho mức tiêu thụ của 2 sản phẩm này đều tăng cao. Giấy Bãi Bằng có mức tiêu thụ vượt mức sản xuất 6%, còn giấy in báo Tân Mai có mức tăng trưởng rất cao; 41% so với năm 2004.

Đến năm 2006 tăng trưởng toàn TCT đạt 10,7 %; SX kinh doanh toàn TCT có lãi đến 64 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 3.498 tỷ đồng, bằng 115,7% so với cùng kỳ năm trước. Toàn TCT SX được 252.522 tấn giấy các loại, tăng 5,6% so với năm 2005. Sản phẩm giấy in, giấy viết đã khá ổn định về chất lượng, các chỉ tiêu định tính,định lượng, độ trắng, độ đục, độ nhẵn…đã đảm bảo đạt yêu cầu khách hàng và được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm giấy Bãi Bằng cũng đã đạt chất lượng tốt, bước đầu thâm nhập vào thị trường XK. Năm 2006, đã XK 9.439 tấn giấy in sang một số nước trong khu vực.Sản phẩm giấy Tissue SX được 6.000 tấn, XK được 2.884 tấn. Sản phẩm của Cty Giấy Tissue Sông Đuống đã đảm bảo được chất lượng, tuy nhiên giá thành sản phẩm vẫn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp, Cty đã không ngừng mở rộng hệ thống bán hàng trong phạm vi cả nước, đồng thời tăng cường kiểm soát việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật nhằm giảm chi phí SX, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năm 2007, TCT đã vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại do các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong năm 2007 để phát triển SX đồng thời chuẩn bị các điều kiện cho sự phát triển vượt bậc trong những năm tới. Năm 2007 doanh thu toàn TCT đạt 4.537 tỉ đồng, bằng 112% kế hoạch năm và bằng 117% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu XK đạt 35 triệu USD. Toàn TCT đã SX 285.880 tấn giấy, xuất 139.194 tấn dăm mảnh, trồng mới 5.625 ha và chăm sóc 17.091 ha rừng. Lãi của toàn TCT là 168,376 tỷ đồng. Riêng Cty mẹ đã sản xuất 109.198 tấn giấy (102.308 tấn giấy in & viết, 6.890 tấn giấy Tissue), lãi 83 tỉ


đồng. Giá trị SX công nghiệp TCT tăng 9,6%, sản lượng giấy cũng tăng 5% so với năm 2006. Nhìn chung, thực tế tiêu thụ và giá bán đều tăng so với năm trước, do vậy tăng trưởng doanh thu toàn TCT vượt 17% so với năm trước, SX kinh doanh toàn TCT đã có được hiệu quả cao.

Năm 2008, TCT đã đặt ra những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể như sau: Giá trị SXCN đạt 3.722 tỷ đồng, bằng 119% so với 2007; doanh thu đạt 5.256 tỷ đồng, bằng 116% so với thực hiện năm 2007; nộp ngân sách nhà nước 189,6 tỷ đồng, bằng 104% so với thực hiện năm 2007; lợi nhuận đạt 190 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm 2008, TCT cũng đã đề ra một số biện pháp chủ yếu như: tập trung SX kinh doanh, nhất là đối với các loại sản phẩm thuộc thế mạnh của TCT, mở rộng hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực; tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm (nhất là tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu đầu vào…) giảm chi phí SX, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm…, chú trọng đến các biện pháp nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ, thiết bị; tăng cường mở rộng và giữ uy tín với thị trường.

3.2.Một số nhận xét chung

3.2.1.Những thế mạnh của Tổng công ty

- Thế mạnh về thương hiệu:

Đã từ lâu khách hàng trong nước và nhiều nước trên thế giới đã quen biết với thương hiệu giấy Bãi Bằng của một nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á; đã từng biết một DN luôn có sản phẩm được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, được tặng giải thưởng “Quả cầu Vàng” và giải “Sao vàng đất Việt” là Cty Giấy Bãi Bằng ( TCT Giấy Việt Nam ngày nay ). Sản phẩm của Cty luôn luôn được áp dụng thành công theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Nhờ vậy đã tạo uy tín cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cho tới nay, Giấy Bãi Bằng luôn luôn là đơn vị dẫn đầu ngành Giấy về sản lượng cũng như chất lượng. Thương hiệu Giấy Bãi Bằng đã trở thành thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Cty Giấy Bãi Bằng đã trở thành đơn vị quốc doanh tiêu biểu cho tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo, hội nhập và phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển cho thời kỳ làm ăn thực sự cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập,năm 2005 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức chuyển TCT Giấy Việt Nam (VINAPACO) sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên


cơ sở tổ chức lại Văn phòng TCT Giấy Việt Nam và Cty Giấy Bãi Bằng. Từ đó Cty Giấy Bãi Bằng đã nâng tầm hoạt động và mang tên TCT Giấy Việt Nam. Thương hiệu sản phẩm của TCT giấy Việt Nam vẫn mang thương hiệu sản phẩm “Giấy Bãi Bằng”. Như vậy, Cty Giấy Bãi Bằng không những không mất đi mà còn nâng lên tầm cao mới - mang tên TCT Giấy Việt Nam. Thương hiệu " Giấy Bãi Bằng " tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

- Chất lượng sản phẩm:

TCT đang tập trung vận hành cỗ máy theo tư duy mới, năng động, sáng tạo, tìm ra cách đi riêng cho mình, biến cái không thể thành cái có thể. Trước hết bắt đầu từ việc khai thác thật tốt những cái đã có, nâng cao khâu quản lý, quản trị, nhanh chóng áp dụng khoa học quản lý thay cho kinh nghiệm quản lý gia đình, xây dựng đội ngũ và nhanh chóng đào tạo lại đội ngũ, chi phí hợp lý để tạo ra cho đồng vốn có hiệu quả nhất, sinh lời nhiều nhất. Khi đã sinh lời thì phải có tích lũy và phải liên kết góp vốn, hiệp lực lại để đầu tư lớn phù hợp với yêu cầu đặt ra. Trong hội nhập, chất lượng sản phẩm luôn luôn được đặt lên tiêu chí hàng đầu. Vì vậy, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001: 2000 là bắt buộc và phải tiến tới hệ thống quản lý chất lượng mới ISO 14000. Trên đây chính là các yếu tố để tạo ra một thương hiệu mạnh cho TCT trong thời kỳ làm ăn mới. Với nhận thức sâu hơn về thị trường, các đơn vị còn phải liên kết, hợp tác với nhau thông qua nhiều hình thức khác, như: Nhượng thương hiệu, thuê bộ máy điều hành, thuê bảo trì hệ thống thiết bị, gia công sản phẩm cho nhãn hiệu nổi tiếng, thuê thiết bị để sản xuất.

- Tích cực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh:

Chính phủ đã đánh giá cao những cố gắng của TCT Giấy Việt Nam trong những năm qua, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh SX kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy trong nước, nhất là giấy in báo, giấy in, viết thông thường, từng bước thực hiện vai trò nòng cốt trong việc phát triển ngành Giấy Việt Nam. TCT đã tích cực đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm tăng năng lực SX giấy, bước đầu thực hiện được việc gắn kết quả đầu tư xây dựng nhà máy SX bột giấy với phát triển vùng nguyên liệu theo từng dự án, đảm bảo cho nhà máy họat động ổn định có hiệu quả lâu dài. Đồng thời, TCT cũng đã tích cực sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các DN thành viên, góp phần nâng cao hiệu quả SX kinh doanh.


- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Sau giai đoạn đầu tư mở rộng lần I (2002) đã đưa lại hiệu quả kinh tế, sản lượng giấy hàng năm tăng gấp đôi so với các năm trước. Nhưng đây cũng là thời kỳ đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi sản phẩm giấy phải có tính cạnh tranh cao. Vậy, để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải tìm các biện pháp nâng cao chất lượng , đi đôi với hạ giá thành sản phẩm. Để làm được hai việc quyết định tới chất lượng và giá thành sản phẩm thì phải hợp lý hóa SX, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông qua SX kinh doanh, đẩy mạnh phong trào phát huy sang kiến cải tiến kỹ thuật. Đây cũng là một thế mạnh của TCT Giấy Việt Nam trong những năm qua.

3.2.2.Những điểm yếu còn tồn tại

- Về tài chính:

Một trong những khó khăn nhất hiện nay của các DN trong ngành giấy nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng là vấn đề tài chính. Các DN sản xuất giấy cũng như TCT Giấy hầu hết đều thiếu vốn đầu tư, chưa có tài chính tích lũy, vốn vay hạn chế. Chính vì vấn đề này mà các dự án đầu tư của TCT Giấy đều được triển khai rất chậm chạp hoặc vẫn chưa triển khai được. Ví dụ, chỉ riêng dự án đầu tư mở rộng Giấy Bãi Bằng giai đoạn 1, số vốn đầu tư đã lên tới 1.017 tỷ đồng. Do thiếu vốn nên phần lớn các dự án đang được triển khai là từ nguồn vốn vay của các tổ chức trong và ngoài nước. Còn dự án mở rộng giai đoạn 2 cũng phải đi vay vốn của các ngân hàng nước ngoài, ví dụ như đã vay Ngân hàng Bắc Âu 40 triệu USD. Một ví dụ điển hình nữa là dự án nhà máy Giấy Thanh Hóa do TCT làm chủ đầu tư đã 4 năm rồi mà vẫn nằm trên giấy do số tiền đầu tư quá lớn, mà tính khả thi của dự án thấp nên các ngân hàng từ chối cho vay vốn.

Ngoài ra các dự án trồng rừng không chỉ đòi hỏi thời gian lâu dài mà còn cần số vốn lớn. Ví dụ như vốn vay cho trồng rừng, tuy đã được ngân hàng cho vay theo tiến độ đầu tư của dự án, song tỷ lệ được vay thấp và thực tế các công ty lâm nghiệp của TCT chỉ vay được khoảng 43 %/c tổng nhu cầu vốn vay. Đây chính là khó khăn nhất và hạn chế kết quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp cũng như TCT Giấy Việt Nam.

- Về nguyên liệu:

Hiện nay mặc dù công tác thiết kế trồng, chăm sóc, khai thác nguyên liệu giấy đã được Công ty Khảo sát và Thiết kế Lâm nghiệp đã thực hiện thiết kế trồng rừng và chăm


sóc được khoảng 40.000 ha, bảo vệ khoảng 80.000 ha , thiết kế khai thác khoảng 800.000 m3 gỗ. Độ che phủ của rừng trên địa bàn đạt 45% và dự kiến đến năm 2010 độ che phủ đạt trên 50%, cao hơn độ che phủ chung của cả nước. Tuy nhiên về chất lượng thiết kế và tiến độ hoàn thành hồ sơ thiết kế chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Có thể nói năng lực trổng rừng của TCT mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu hiện tại nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng trong tương lai. Và hiện nay, việc trồng rừng và phát triển

vùng nguyên liệu đang gặp phải những khó khăn về đất đai bởi sự quản lý chồng chéo của nhiều dự án. Hiện tượng người dân xâm lấn, tranh chấp đất và chặt phá rừng ngày càng trở nên phức tạp.

-Về công nghệ:

Nếu so với các cơ sở sản xuất trong nước thì hệ thống trang thiết bị máy móc của TCT Giấy Việt Nam là tương đối hiện đại. Thế nhưng trên thực tế, thế hệ máy móc của các nhà máy hiện đại nhất ở TCT cũng đã lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, trong khi công nghiệp Giấy ở một số nước như Thái Lan, Indonesia đã đạt đến mức hiện đại và chuyên môn hóa cao. Ví dụ , chỉ riêng công suất một nhà máy thuộc tập đoàn Advanced Agro Public (Thái Lan) đã có công suất 400.000 tấn/ năm, bằng hơn ½ lượng giấy SX năm 2004 của toàn công nghiệp Giấy Việt Nam.

Mặt khác, tuy đã có kiểm tra giám sát tốt việc thực hiện qui định về định mức kinh tế kỹ thuật, tuy nhiên do còn có khó khăn về thiết bị và công nghệ ở tuyến SX bột và SX hơi nên vẫn phải mua bổ sung bột ngoại và điện lưới để SX, do đó tuy định mức có giảm nhưng giá thành sản phẩm vẫn cao.

- Về lao động:

Lực lượng lao động của TCT cũng khá cồng kềnh, nhưng số lượng lao động có tay nghề cao và có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại không nhiều. Đến năm 2007, tổng số lao động toàn TCT có 8.303 người. Như vậy nếu xét về năng suất và điều kiện lao động thì trong công nghiệp giấy Việt Nam nói chung và TCT Giấy nói riêng, tiền trả cho công nhân thấp nhưng chi phí tiền lương trên mỗi tấn sản phẩm thì rất cao. Ở Indonesia, nước SX giấy lớn nhất Đông Nam Á, một nhà máy SX đến 500.000 tấn bột giấy chỉ có hơn 300 công nhân. Còn tại TCT Giấy mỗi năm chỉ SX 61.000 tấn bột và 100.000 tấn giấy nhưng lại có đến 8.030 công nhân.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (TỪ 2002 - 2008)‌‌

I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu


1.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây (từ 2002-2008)

1.1.Những mặt hàng xuất khẩu chính

Hiện nay TCT Giấy Việt Nam là đơn vị dẫn đầu ngành Giấy về qui mô, sản lượng và chất lượng sản phẩm.Vì SX giấy của TCT tập trung chủ yếu ở Nhà máy Giấy Bãi Bằng nên TCT Giấy Việt Nam đã tập trung phát huy hết khả năng công suất và năng lực kỹ thuật của nhà máy Giấy Bãi Bằng để sản xuất giấy XK.Tuy mới ổn định đi vào SX năm thứ ba sau mở rộng nhưng sản lượng của Nhà máy đã đạt 100% công suất, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Chính vì vậy mà các sản phẩm của TCT không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được đông đảo bạn hàng trên thế giới biết đến. 9,5 % sản lượng giấy SX ra được XK đi các quốc gia: Malaixia, Indonexia, Singapore, Iran, Đài Loan, Úc và Mỹ. Trong các sản phẩm SX ra thì một số sản phẩm sau được xem là những mặt hàng XK chính của TCT:

- Mặt hàng giấy in, giấy viết : đây là những mặt hàng truyền thống của TCT, đã làm nên thương hiệu Giấy Bãi Bằng nổi tiếng trong suốt bao năm qua. Giá trị XK các mặt hàng này thường chiếm khoảng 20%-30% trong tổng kim ngạch XK của TCT.

- Tiếp đến là mặt hàng giấy Tissue: Tuy mới được biết đến trong vòng 3 năm trở lại đây nhưng mặt hàng giấy Tissue được SX tại Cty Giấy Tissue Sông Đuống đã XK được các loại với chất lượng khá cao, từng bước tạo được chỗ đứng trên thị trường và tạo được niềm tin nơi khách hàng. Các sản phẩm làm từ giấy Tissue bao gồm:

+ Giấy vệ sinh Bapaco và gần đây là giấy vệ sinh Watersilk có thể coi là mặt hàng XK chủ lực của Cty Giấy Tissue Sông Đuống nói riêng và TCT Giấy Việt Nam nói chung. Từ năm 2003 đến năm 2007, mặt hàng này luôn chiếm trên 84,7% trong tổng kim ngạch XK mặt hàng giấy của đơn vị Cty Giấy Tissue Sông Đuống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022