Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 26


độ tiền lương CC, năm 2012 Nhà nước đã tăng mức lương tối thiểu từ

620.000 kíp/tháng cộng với tiền trợ cấp sinh hoạt 760.000 kíp/tháng cho mỗi CCNN, nhưng mức sống của CC vẫn chưa đảm bảo, chưa đủ khuyến khích đội ngũ CC giành toàn bộ thời gian cống hiến cho công việc mình phụ trách, nhất là CC làm việc trong lĩnh vực tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.

CC làm thêm công việc ngoài chức trách quy định được hưởng phụ cấp. Khuyến khích việc giảm biên chế bằng cách tăng thu nhập cho những người còn lại, phải kiêm nhiệm thêm công việc. Có hình thức biểu dương về tinh thần và thưởng vật chất đối với những người có sáng kiến có giá trị, đóng góp xuất sắc. Những người có cống hiến lớn, tỏ ra năng lực công tác giỏi được đề bạt lên cương vị cao hơn. Có chính sách khuyến khích CC học tập, nâng cao trình độ. Thống nhất chế độ cung cấp thông tin, chế độ đi tham quan, học tập, kinh phí cho các trường đào tạo CC và đài thọ cho CC đi học.

Với phương châm đảm bảo cho mỗi CC có thể sống bằng nghề nghiệp của mình, giải pháp về chính sách đãi ngộ phải đặt đến mức giúp cho CC yên tâm đầu tư thời gian, trí tuệ nghiên cứu, hoạch định chính sách, biện pháp lãnh đạo, quản lý xây dựng phát triển đất nước; tăng cường thời gian bám sát, nắm cơ sở, tham gia tích cực vào phong trào cách mạng của quần chúng. Và điều không kém phần quan trọng là chính sách đãi ngộ phải góp phần tạo sức “đề kháng” chống lại thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc bằng lợi ích kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, khắc phục tình trạng tham nhũng, tham ô đang diễn ra gay gắt hiện nay.


Kết luận chương 4

Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở CHDCND Lào hiện nay cần quán triệt các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo quá trình này, đó là xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về xây


dựng nhà nước pháp quyền; về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; gắn với công tác xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước và đổi mới cơ chế, chính sách đối với công chức; trên cơ sở chiến lược phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương; đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ CCHC trong thời kỳ đổi mới; gắn với quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng công chức đồng thời bám sát yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Trên cơ sở những quan điểm nêu trên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chung là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách làm việc; tăng cường giáo dục pháp luật, kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng đạo đức cho đội ngũ CCHC cấp tỉnh. Mặt khác, cũng cần khẩn trương thực hiện các giải pháp cụ thể gắn với nội dung của công tác cán bộ, bao gồm xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch CCHC cấp tỉnh; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; hoàn thiện các quy định về đánh giá, tuyển dụng; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy chế bầu cử, bổ nhiệm, đề bạt, miễn nhiệm công chức; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công chức; đổi mới chế độ, chính sách đối với công chức hành chính cấp tỉnh.

Thực hiện đồng bộ những giải pháp chung và giải pháp cụ thể nêu trên vừa là những giải pháp có tính chất chiến lược, nền tảng vừa là những vấn đề cấp bách trong xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và CCHC cấp tỉnh nói riêng đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào hiện nay.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 26


KẾT LUẬN


1. Trong quá trình đổi mới đất nước ở CHDCND Lào hiện nay, cùng với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ CC và xây dựng đội CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào nói riêng là nhiệm vụ cấp bách. Phải xây dựng được đội ngũ CC làm việc trong cơ quan hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện nay ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN.

Qua thực tiễn cách mạng của mình, các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế (trước đây và hiện nay) đều khẳng định vai trò quan trọng của CC và công tác cán bộ. Đảng NDCM Lào thường xuyên quan tâm công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào nói riêng.

CC và công tác xây dung đội ngũ CC là một trong những vấn đề quan trọng, quyết định đối với mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, đối với việc nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đảng Cộng sản chân chính chỉ làm tròn và thực sự xứng đáng với vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn xã hội, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, khi Đảng có đường lối chính trị đúng và đồng thời xây dựng được một đội ngũ CC có đủ phẩm chất, trí tuệ và năng lực sáng tạo tham gia xây dựng đường lối và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.

2. Thực tiễn cách mạng ở CHDCND Lào mấy chục năm qua đã chứng minh. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng NDCM Lào rất coi trọng, chú ý quan tâm và có nhiều chủ trương biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề CB, CC và công tác CB, CC, nhất là từ sau Đại hội IV của Đảng đến nay. Do vậy, Đảng NDCM Lào đã đạt nhiều thành tựu trong công tác xây dung đội ngũ CC, đáp ứng được yêu cầu to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành


độc lập thống nhất tổ quốc và trưởng thành một bước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp cận một bước trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN.

Từ sau Đại hội IV của Đảng đến nay, công tác CB đã thu được một số kết quả, đã có những phát triển, trưởng thành, đổi mới. đội ngũ CC, nhất là CC làm công tác trong cơ quan hành chính nói chung và CClàm công tác cơ quan hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào nói riêng, đã được rèn luyện thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, kiên định với lý tưởng và mục tiêu định hướng XHCN; trình độ các mặt được nâng cao. Phần lớn cán bộ đã nhạy bén học tập cái mới, đã bắt đầu có sự hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm mới về KTTT, kinh tế đối ngoại, về pháp luật, về quản lý vĩ mô, vi mô.

Nhờ vậy, đội ngũ CC đã có sự trưởng thành về nhận thức, về tư duy, về nắm vững và vận dụng đường lối chính sách của Đảng, tạo cơ sở cho sự thống nhất cao hơn cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tuy nhiên công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn tồn tại nhiều khuyết điểm, nhược điểm, còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới. Cần nhấn mạnh rằng, việc chậm bố trí đúng sự chuyển tiếp hạt nhân lãnh đạo sự hẫng hụt đội ngũ CB, CC là nguyên nhân trực tiếp làm cho sự lãnh đạo của Đảng trong những năm gần đây không đáp ứng được đòi hỏi của tình hình mới. Phẩm chất và năng lực của một bộ phận không nhỏ CB, CC còn khoảng cách xa so với yêu cầu nhiệm vụ kinh tế, xã hội, một bộ phận năng lực quá yếu kém không đủ sức đảm đương nhiệm vụ, không xử lý tốt những vấn đề mới nảy sinh, gặp nhiều vấp váp trong thực tiễn. Nhìn chung các nội dung của công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn trì trệ chậm được đổi mới. Tình hình trên đã và đang gây trở ngại không ít cho việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

3. Thực trạng trên đây của đội ngũ CC hành chính nói chung và đội ngũ

CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào nói riêng chủ yếu là nguyên nhân yếu kém


trong việc thực hiện công tác xây dựng đội ngũ CCHC của các tỉnh, thành phố. Yêu cầu nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế, xã hội ở CHDCND Lào hoàn thành đến mức nào, điều đó phụ thuộc phần lớn vào kết quả của việc tiếp tục đổi mới công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh trên tất cả các khâu quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đánh giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng và đề bạt đúng CB, CC, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với CCHC.

Trách nhiệm xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, trước hết thuộc về các tỉnh Đảng bộ - thành Đảng bộ toàn quốc, mà trực tiếp là Ban Thường vụ các tỉnh, thành phố. Điều kiện để làm tốt trách nhiệm đó là: Phải có động cơ trong sáng, thực sự cầu thị đổi mới, phải khách quan, trung thực trong công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh nhất là các khâu đánh giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng và đề bạt CC. Phải có kiến thức và năng lực sáng tạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để quy hoạch CC, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá, lựa chọn, sắp xếp, đề bạt đúng người, đúng việc, đúng CC và bố trí sử dụng CC một cách có hiệu quả cao, phẩm chất tài năng của cán bộ, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ CC nói chung và đội ngũ CC làm công tác cơ quan hành chính cấp tỉnh trong toàn quốc.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Vông Sa Văn Xay Nha Vông (2013), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí lý luận chính trị, (10).

2. Vông Sa Văn Xay Nha Vông (2013), "Quan điểm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Lào hiện nay", Tạp chí Thông tin khoa học chính trị - Hành chính, (8).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đức Ái (2003), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã vùng cao phía Bắc, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ (1993), Chế độ công chức và luật công chức của các nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

3. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tài liệu bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2004), Hướng dẫn số 358/BTCTWĐ ngày 2/7/2004 về tổ chức thực hiện quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về đánh giá phân loại cán bộ.

5. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2004), Hướng dẫn số 359/BTCTWĐ ngày 2/7/2004 về tổ chức thực hiện quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.

6. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Nghị quyết Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 8, Nxb Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Viêng Chăn.

7. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2008), Báo cáo công tác tổ chức, xây dựng Đảng, công tác cán bộ năm 2007 - 2008 và kế hoạch năm 2008 - 2009.

8. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2009), Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng, cán bộ năm 2008 - 2009 và kế hoạch năm 2009 - 2010.20

9. Cao Khoa Bảng (Chủ biên), (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2003), Quy

định số 01/BCTWĐ ngày 7/7/2003 về đánh giá phân loại cán bộ.


11. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2003), Quy định số 02/BCTTWĐ ngày 14/7/2003 về bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.

12. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2003), Quy

định số 04/BCTTWĐ ngày 22/7/2003 về tiêu chuẩn cán bộ.

13. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Quy

định số 02/BCTTWĐ ngày 17/10/2006 về việc quản lý cán bộ.

14. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1987), Toàn tập, tập 2, Nxb CHDCND Lào,

Viêng Chăn.

15. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (2001), Bài phát biểu tại Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 7 (17/12/1991), Nxb Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Viêng Chăn.

16. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 30 năm (1975 - 2005), Nxb Ban Tuyên

giáo Trung ương Đảng, Viêng Chăn.

17. Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng... (Đồng chủ biên) (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp

hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp

hành trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí