Các Nghiên Cứu Về Cơ Chế Tài Chính Tại Việt Nam


cứu theo hướng tác nghiệp thường nghiên cứu về quản lý tài chính đối với một đơn vị giáo dục cụ thể.

Đã có nhiều nghiên cứu về tài chính công và quản lí tài chính công trên thế giới. Nghiên cứu tiên phong của Milton Friedman (1955) [93], người đầu tiên nghiên cứu về vai trò của Chính phủ trong giáo dục và qua đó lý giải cơ sở khoa học cho phân bổ ngân sách nhà nước (NSNN) cho các trường ĐHCL. Ông đã đưa ra một số nguyên tắc về vai trò của nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ người học và nhà trường. Phần còn lại thì để cho nhà trường được tự chủ, hoạt động theo những quy luật của thị trường, nhà nước không cần can thiệp. Sự can thiệp của nhà nước chỉ cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt mà thôi. Theodore W. Schultz (1961)

[88] trong nghiên cứu với tựa đề "Investment in Human Capital" đã nhấn mạnh đầu tư công cho giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học (GDĐH). Ông cho rằng đầu tư cho nguồn nhân lực đã mang lại hiệu quả vốn nhân lực rõ ràng hơn các nguồn vốn khác trong nền kinh tế và điều này đưa đến kết quả là càng ngày người ta càng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục so với các loại hình đầu tư khác. Năm 1979, Alan đã cho tái bản lần thứ sáu cuốn sách của mình "Tài chính công - Lý thuyết và thực tiễn". Những nội dung cơ bản nhất về tài chính công được tác giả bàn khá chi tiết. Một số vấn đề thực tiễn tài chính công ở Anh đã được đưa ra phân tích và lồng ghép vào các nội dung lý thuyết [111]. Ba mươi năm sau, với cùng tên sách "Tài chính công - Lý thuyết và thực tiễn", tác giả Holley (2007) [87] cũng cho tái bản lần thứ hai cuốn sách của mình. Holley đưa ra những vấn đề thực tiễn mới về tài chính công ở Mỹ. Rất nhiều tác giả cũng đã xuất bản cùng tên sách và những cuốn sách như vậy luôn là những sách bán chạy và được tái bản nhiều lần. Lý do chính khiến những công trình nghiên cứu về tài chính công ở nước ngoài luôn thu hút đông đảo độc giả là lượng sinh viên theo học kinh tế học hoặc tài chính, quản lý nhà nước (QLNN)… rất quan tâm đến môn học này. Chính vì thế những công trình nghiên cứu về tài chính công ngoài nước, đặc biệt ở Mỹ, Anh, mang tính học thuật cao (kể cả sách được xuất bản hay các bài viết báo, tạp chí). Trong các nghiên cứu đó, khi đưa vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả cũng đưa vấn đề giáo dục công lập và tài


chính cho giáo dục công lập. Tuy nhiên, việc phân tích như vậy chỉ mang tính minh hoạ cho lý thuyết về tài chính công.

Cách tiếp cận thứ hai - quản lý tài chính mang tính tác nghiệp trong lĩnh vực giáo dục. Các công trình nước ngoài cũng nghiên cứu khá rộng và sâu theo hướng này. Một công trình nghiên cứu gần đây có thể kể đến nghiên cứu về quản lý và kiểm soát tài chính đối với GDĐH của Malcolm Prowle và Eric Morgan (2005) [90]. Cuốn sách này được coi là cẩm nang nghề nghiệp của những người quản lý tài chính trong các trường ĐH ở Mỹ. Marianne và Lesley (2000) [92] mở rộng đối tượng nghiên cứu không chỉ tài chính mà cả nguồn lực khác cho giáo dục. Tsang (1997) trong Cost Analysis for Improved Educational Policymaking and Evaluation tiếp cận theo cách phân tích chi phí, lợi nhuận để đưa ra các chính sách và các đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục [112]. Nhìn chung, các công trình theo hướng này mang tính ứng dụng, tác nghiệp, đôi chỗ có lồng ghép lý thuyết tài chính công.

Tương tự như các tiếp cận trên nhưng nghiên cứu quản lý tài chính tại một đơn vị cụ thể đều mang tính tác nghiệp cao. Đối với các nước phát triển, các nghiên cứu này chủ yếu xuất hiện các tổ chức với các bản kế hoạch chi tiêu tài chính.

Trong bài viết "Tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập - Những vấn đề cần tháo gỡ" của Bùi Đức Nam năm 2014 [44] đã đề cập vấn đề quản lý giáo dục đại học công lập (GDĐHCL) qua lăng kính của vấn đề tự chủ và đảm bảo trách nhiệm trong xu thế GDĐH thế giới chuyển hướng sang mô hình thị trường. Báo cáo cũng nói về phạm vi tự chủ với hai khái niệm là tự chủ thực chất và tự chủ thủ tục. Tự chủ thực chất là tự chủ về thiết kế chương trình, chính sách nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển sinh, bổ nhiệm cán bộ giảng dạy và trao bằng. Còn tự chủ thủ tục là tự chủ về ngân sách, quản lý tài chính, bổ nhiệm viên chức hành chính, mua sắm và kí kết hợp đồng.

Trong "Toàn cầu hóa trong quản trị ĐH", John, A. (1985) đã hệ thống và khái quát xu hướng toàn cầu trong quản trị ĐH về thể chế hoá địa vị pháp lý các trường ĐH công lập như một thực thể độc lập tự chủ, giảm bớt sự kiểm soát nhà nước, trao quyền tự chủ tài chính cho các trường, tăng cường các biện pháp đảm bảo trách nhiệm xã hội, tăng cường quản lý cấp trường thông qua xây dựng hội đồng trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


Trong "Tự chủ tài chính trong GDĐH", Vuokko Kohtamaki [110] đã tiến hành nghiên cứu ở các trường thuộc tổ chức GDĐH AMK Phần Lan. Tác giả đã phân tích về mức độ tự chủ tài chính, mối quan hệ với cơ quan chủ quản là Bộ giáo dục và cơ chế kiểm soát của cơ quan quản lý với cơ sở GDĐH. Nguồn lực hoạt động và quyền tự chủ rất quan trọng đối với trường ĐH. Song tự chủ tài chính là một hiện tượng phức tạp và thuộc các quy phạm hành chính. Tác giả còn đề cập mối tương quan giữa cơ chế tự chủ nguồn lực tài chính với sự phát triển các ngành và quy mô đào tạo của các trường.

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 3

Cathy, W. và Julian, K., (2003) [83] nhận định rằng, GDĐH, đặc biệt là ĐH định hướng nghiên cứu, phụ thuộc vào sự tác động ở các cấp độ khác nhau (địa phương, quốc gia và toàn cầu) và được sắp xếp theo hệ thống thứ bậc và sự phát triển không đều trên qui mô toàn cầu. Tác giả đã xây dựng lý thuyết về cạnh tranh xã hội trong GDĐH và phác hoạ bức tranh về cạnh tranh và phân tầng giữa các trường ĐH ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Các tác giả nhận định rằng, trong điều kiện hiện nay, thị trường hoá GDĐH, đặc biệt là thị trường giáo dục xuyên biên giới ngày càng có vai trò quan trọng. Chính toàn cầu hoá và thị trường đã làm thay đổi sự cạnh tranh về hàng hoá vị thế (status good) trong GDĐH. Kết quả của quá trình này là: gia tăng hệ thống cấp bậc các trường ĐH, sự hình thành một thị trường toàn cầu về GDĐH tinh hoa nơi mà người thắng cuộc sẽ được hưởng tất cả („winner- take-all‟), sự kết nối chặt chẽ giữa hệ thống cấp bậc xã hội với hệ thống cấp bậc giáo dục ở cấp độ quốc gia và mô hình toàn cầu về chi phối và lệ thuộc. Tác giả đã phân tích sự chi phối của một số nước phát triển trong GDĐH toàn cầu và đưa ra một số gợi ý tiến tới hoàn thiện mô hình quản lý tài chính, cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống GDĐH toàn cầu trong tương lai.

Malcolm, P.&Eric, M., (2005) [90] nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt về các điều kiện chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trường gắn với vấn đề quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục; cơ sở, điều kiện và tiến trình phát triển của GDĐH ở các nước trong khu vực; tác động của sự mở rộng nhanh chóng số lượng sinh viên, sự bùng nổ của tri thức, sự tiến bộ của công nghệ


thông tin và viễn thông, toàn cầu hoá, cấu trúc lại về kinh tế và sự hạn chế về cải cách tài chính đến GDĐH ở một số nước. Các nước được lựa chọn nghiên cứu bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapo, Thái Lan và Việt Nam. Công trình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ của nhà nước (về mặt tài chính cũng như cơ chế) trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh của GDĐH quốc gia trong bối cảnh mới. Singapo và Malaysia được nghiên cứu như những điển hình khá thành công trong việc đưa nền giáo dục quốc gia đặc biệt là GDĐH hội nhập tích cực, chủ động vào thế giới. Tác giả đưa ra được cách thức mà Malaysia và Singapo thực hiện để thành công trong nỗ lực trở thành trục (trung tâm) GDĐH của khu vực (regional hub of higher education), hàng năm thu hút rất nhiều sinh viên từ các nước trong khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan…).

Marianne, C. và Lesley, A (2000) [92] tập trung phân tích một số nội dung chủ yếu như quan niệm về nguồn lực giáo dục và các phương thức quản lý nguồn lực. Bài báo cũng đi sâu phân tích thực trạng quản lý các nguồn lực GDĐH, nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực tài chính, các loại hình hợp tác quốc tế về GDĐH, những yếu tố cản trở việc mở các khu trường học (campus) nước ngoài tại nước sở tại, nghiên cứu so sánh các chính sách hiện hành và các chính sách khuyến nghị cũng như những điều cần làm để cải thiện tình hình quản lý tài chính trong GDĐH.

Sulochana (1991) [104] nhấn mạnh sự tham gia tích cực của Ấn Độ vào thương mại dịch vụ giáo dục, sự thành công trong việc cung cấp GDĐH cho dân chúng thông qua các nhà cung cấp công, tư nhân và nước ngoài. Đặc biệt, coi trọng việc quản lý tài chính trong GDĐH, coi đây là nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội, hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của lĩnh vực này nhằm làm nền tảng cho sự tham gia của họ vào các hoạt động xuyên biên giới. Cho đến nay, Ấn Độ vẫn tiếp tục thực hiện hoàn thiện mô hình quản lý tài chính theo mục đích và xây dựng được cơ chế điều chỉnh phù hợp trong hoạt động quản lý giáo dục.

Ngoài ra, tác giả đã tiếp cận được với một số công trình nghiên cứu khác đối với lĩnh vực quản lý tài chính của ĐH như các Báo cáo thường niên của Trường ĐH Quốc gia Úc; Báo cáo của Bộ giáo dục, khoa học và Đào tạo Úc, (2007); Giải trình


đầu tư ngân sách cho giáo dục, khoa học và đào tạo: phân bổ ngân sách và lý giải các khoản thu chi theo đơn vị sử dụng; Báo cáo khung khổ quản lý tài chính cho các trường học của vùng Hampshire nước Anh; Kinh tế chính trị và Tài chính công: Vai trò của Kinh tế chính trị trong lý thuyết và thực tiễn; Kinh tế học công cộng (Stanley & Hirofumi, 2003) [105].

Các nghiên cứu trên tập trung phân tích sự cần thiết phải có một cơ chế quản lý phù hợp liên quan đến tài chính giáo dục. Trong đó, các nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng quản lý tài chính gắn với giáo dục đào tạo ĐH tại một số nước và phân tích chính sách vĩ mô của các nước trong việc hỗ trợ, khuyến khích gắn với hoạt động quản lý tài chính công trong giáo dục.

Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp một khung khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú về hoạt động, cơ chế quản lý tài chính của các trường ĐH trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia khác nhau sẽ dẫn đến những khác nhau cơ bản về thực thi và điều hành chính sách. Do đó, tác giả sẽ xem xét và đánh giá khác quan về khả năng phù hợp của cơ chế quản lý tài chính của những nghiên cứu trên để kế thừa, tham khảo có chọn lọc để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

1.2. Các nghiên cứu về cơ chế tài chính tại Việt Nam

"Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo" [1], "Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo" [1]. Đây là 2 nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 tại Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Do đó, cải cách GDĐH là rất cấp bách và chủ trương của Đảng, Nhà nước là rất rõ ràng, nhất quán. Tuy nhiên, cho tới nay những cải cách thực sự, đặc biệt là các cải cách về cơ chế tài chính vẫn còn rất hạn chế và lúng túng trong việc triển khai.

Trên diện rộng, tài chính của một trường ĐHCL chính là tài chính công, quản lí nhà nước về tài chính công. Còn hẹp hơn, đó là tài chính và quản lí tài chính của


đơn vị sự nghiệp có thu; xét trên diện ngành, là tài chính cho giáo dục và xét theo đơn vị thụ hưởng là tài chính cho một đơn vị cụ thể. Các công trình nghiên cứu trong nước cũng tiếp cận về tài chính cho giáo dục theo các lát cắt này.

Các công trình nghiên cứu về tài chính công, quản lý tài chính công, trong đó có đề cập đến tài chính cho giáo dục khá phong phú và đa dạng. Tác giả Vĩnh Sang (2005) [59] đã phân tích thực trạng về tính bị động và đề xuất các giải pháp tăng tính tự chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhóm tác giả Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền (1996) [15] phân tích khá đầy đủ, đề cập từ những quan điểm, cơ chế, chính sách đến các giải pháp tài chính quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Lê Chi Mai (2003) [42], Sử Đình Thành (2003, 2004) [62] và Đinh Nam Thắng (2005) [63] trong các công trình nghiên cứu của mình đã phân tích khá toàn diện về quản lý chi tiêu công và các chính sách công. Ngoài các công trình nghiên cứu của các cá nhân, còn có một số các công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam, trong đó phải kể đến nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về chi tiêu công ở Việt Nam. Nhìn chung, xét từ góc độ chi tiêu công, các công trình nghiên cứu khá đồ sộ, đa dạng.

Khía cạnh tài chính cho đơn vị hành chính sự nghiệp có thu chưa thực sự thu hút sự đầu tư nghiên cứu sâu của nhiều tác giả. Lý do có lẽ là nó nằm giữa ranh giới của tài chính công và lát cắt nhỏ hơn là đơn vị hành chính sự nghiệp. Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về chính sách và chi tiêu công, tài chính công đều đề cập riêng một nội dung về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Đề cập đến các nguồn đảm bảo các khoản chi cho đơn vị hành chính sự nghiệp, khoán chi hành chi, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu công lập, NCL và vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính.

Tài chính cho giáo dục thu hút được lực lượng nghiên cứu khá đông đảo và các công trình nghiên cứu cũng khá đồ sộ. Các công trình đã nghiên cứu khá hệ thống nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đào tạo công lập, từ quy trình lập dự toán đến phân bổ chỉ tiêu, cơ chế giám sát… Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính ở các trường công lập nói chung nên tác giả


không phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp cho các trường ĐHCL với mô hình riêng và những đặc thù nhất định. Trần Thị Thu Hà (1993) phân tích khá sắc sảo về hiện trạng cơ chế quản lý ngân sách cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, một số nội dung nghiên cứu và kết luận không còn phù hợp bởi sau 15 năm tình hình KT-XH của Việt Nam đã có nhiều thay đổi và những yếu tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính và quản lý giáo dục cũng có nhiều khác biệt. Lê Xuân Trường (2004) [72] đã phân tích có hệ thống cơ sở lí luận của việc sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục phổ thông. Nguyễn Duy Phong (2003)

[58] tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Đây là công trình khá hệ thống, đầy đủ với số liệu cập nhật nhưng giới hạn nghiên cứu là giáo dục phổ thông trên phạm vi thủ đô. Hơn nữa, cơ chế quản lý tài chính của giáo dục phổ thông và GDĐH hoàn toàn khác nhau. Đặng Văn Du (2004) [25] phân tích khá sâu sắc về đầu tư tài chính cho đào tạo ĐH. Tác giả đã xây dựng các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo ĐH ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tư tài chính và đánh giá hiệu quả của chúng qua các tiêu chí được xây dựng. Tác giả cũng đã đề xuất hệ thống giải pháp tương đối toàn diện và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính ĐH ở nước ta. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu công phu với những kết luận sắc sảo, có căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn và là tài liệu tham khảo tốt. Nếu như tác giả Đặng Văn Du bàn sâu về đầu tư tài chính cho đào tạo ĐH thì Lê Phước Minh (2005) [43] lại tập trung nghiên cứu chính sách tài chính cho GDĐH. Trên cơ sở tổng hợp lý luận và thực tiễn về chính sách tài chính cho GDĐH trong và ngoài nước, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng chính sách tài chính cho giáo dục ở Việt Nam, đồng thời làm rõ các cơ hội, thách thức và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho GDĐH ở nước ta. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về chính sách tài chính cho GDĐH với hệ thống số liệu cập nhật, những kết luận thuyết phục, hệ thống giải pháp mang tính khả thi cao. Tuy nhiên, phạm vi của nghiên cứu vẫn tương đối rộng là GDĐH nói chung. Bộ GD&ĐT (2005) [5] cũng đã soạn một đề án về đổi mới GDĐH giai đoạn 2006-


2010, trong đó có đổi mới về cơ chế quản lí tài chính. Nhưng những đổi mới đó mới chỉ dừng lại ở quan điểm,định hướng chung cho các trường, không đi sâu cụ thể từng trường. Như vậy, các công trình nghiên cứu về tài chính cho giáo dục khá nhiều, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu vẫn mang tính bao quát cho một cấp giáo dục nhất định.

Ngoài ra, còn có một số báo cáo, tham luận khác cũng đáng chú ý, cụ thể:

- Nguyễn Trường Giang (2012) [28] đã nêu ra một số bất cập của cơ chế tài chính hiện hành như: Mức học phí thấp không đủ bù đắp chi thường xuyên; việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở đào tạo công lập mang tính bình quân, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính còn nhiều bất cập. Tác giả cũng đã gợi ý sơ bộ một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính: Từng bước tính đủ chi phí đào tạo cần thiết trong học phí; đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực NSNN; đổi mới cơ chế tự chủ,tự chịu trách nhiệm tài chính đối với các cơ sở GDĐHCL; đổi mới cơ chế hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người học. Có thể nói tác giả đã đề cập tới rất nhiều vấn đề trong nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở việc đưa ra những khuyến nghị mang tính định hướng, chưa chỉ ra cụ thể, chi tiết cách làm và lộ trình triển khai. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để triển khai các ý tưởng được nêu trong nghiên cứu này.

- Nguyễn Ngọc Vũ (2012) [78] đã nghiên cứu một số vấn đề đặt ra đối với việc thí điểm tự chủ tài chính ở các cơ sở GDĐH. Tác giả đề cập 3 nhóm vấn đề chính là (i) Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện tự chủ tài chính tại một số đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT; (ii) Nêu các khó khăn, hạn chế; (iii) gợi ý một số giải pháp. Đối với vấn đề thứ nhất, các kết quả chính đạt được là tất cả các trường đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, làm cơ sở cho việc chi tiêu trong quá trình đổi mới và mở rộng hoạt động đào tạo như liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài, đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện thí điểm chương trình chất lượng cao học phí tương ứng và các hoạt động dịch vụ khác; nhờ tích cực tăng thu và tiết kiệm chi, chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp và tuyển dụng lao động theo nhu cầu nên thu nhập của giảng viên và cán bộ tăng đáng kể 15-20% v.v...Đối với nhóm vấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022