Sự Việc Phạm Tội Đơn Giản, Chứng Cứ Rõ Ràng;

tục bắt họ cũng khác nhau. Đối với người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự: theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 thì viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử trọng thị, họ không thể bị bắt, bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu họ phạm tội quả tang thì cơ quan có thẩm quyền chỉ lập biên bản, thu giữ vật chứng, sau đó trả tự do cho họ và báo cáo ngay lên lãnh đạo BCA, cơ quan đại diện ngoại giao biết để phối hợp, xử lý. Các thủ tục tiếp theo giải quyết bằng con đường ngoại giao. Đối với người nước ngoài không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự: phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam. Theo Công văn số 318/CV-BNV (V11) ngày 29/3/1992 của BCA trong về việc báo cáo xin ý kiến trước khi bắt, giam giữ một số đối tượng đặc biệt, thì việc bắt người nước ngoài phạm tội phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộ trước khi bắt; nếu phạm tội quả tang thì ngay sau khi bắt phải báo cáo nhanh nhất lên lãnh đạo Bộ [39, 45].

2.1.4. Về thẩm quyền khởi tố, điều tra đối với những trường hợp bắt người phạm tội quả tang có đủ căn cứ

Theo Điều 104 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan sau có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: cơ quan điều tra; Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của công an nhân dân, Quân đội nhân dân; Viện kiểm sát; Hội đồng xét xử. Theo Điều 1 Pháp lệnh điều tra năm 2004, cơ quan điều tra bao gồm: cơ quan điều tra trong công an nhân dân, cơ quan điều tra trong quân đội, cơ quan điều tra ở VKSND tối cao.

Thời gian tiến hành khởi tố, điều tra giao cho các cơ quan: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển trong trường hợp phạm tội quả tang được quy định cụ thể trong Pháp lệnh điều tra năm 2004 và sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ

án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật TTHS, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2.1.5. Căn cứ áp dụng giải quyết vụ án theo trình tự thủ tục rút gọn

Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang là một trong những điều kiện cần tiên quyết để áp dụng giải quyết vụ án hình sự theo trình tự thủ tục rút gọn. Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật TTHS năm 2003 thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;

2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

4. Người phạm tội có căn cước lai lịch rõ ràng.”

Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi thỏa mãn bốn điều kiện nêu trên. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, theo quy định tại Điều 82 Bộ luật TTHS năm 2003 thì phạm tội quả tang là trường hợp người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Đây chính là một trong những điều kiện cần thiết để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng, thuận lợi và chính xác vì người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thường nhận tội ngay, chứng cứ tương đối rõ ràng và đầy đủ. Có thể khẳng định, quy định về thủ tục rút gọn đã xác lập cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, góp phần hạn chế lượng án tồn đọng hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương. Việc quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật TTHS là hết sức cần thiết và tiến bộ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, tiết kiệm được thời gian, chi phí tiền của cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng [24].

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 7

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003‌‌

2.2.1. Tình hình bắt người phạm tội quả tang trong thời gian từ 2008 đến 2012

Tình hình tội phạm ngày càng tăng về số lượng, tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi; do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan điều tra nên trong thời gian qua, số lượng bắt, tạm giữ tăng qua các năm. Theo Báo cáo VKSND tối cao cho thấy tình hình bắt người phạm tội có xu hướng tăng năm 2008 số lượng bắt tăng rất cao so với năm 2007, năm 2009 - 2010 thì giảm và đến năm 2011 và 2012 thì số người bị bắt tăng dần. Cụ thể như sau:


80000

70000

60000

50000

Tổng số bắt, tạm giữ

40000

30000

20000

10000

0

2008 2009 2010 2011 2012


Biểu đồ số 2.1: Số lượng người bị bắt từ năm 2008 - 2012

(Theo [59], [60], [61], [62], [63])

Tính trung bình trong 5 năm số người bị bắt tạm giữ là: 65.546 người. Đây là một con số không nhỏ thể hiện tính đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi tội phạm. Hai năm 2009 và 2010 số lượng người bị bắt giảm (năm 2009 giảm 3.392 người so với năm 2008, năm 2010 giảm 239 người so với năm 2009), năm sau giảm so với năm trước. Nhưng đến năm 2011 và 2012 số người bị bắt lại tăng: năm 2011 tăng 10.876 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 5.827 người so với năm 2011. Như vậy, trong vòng 5 năm số lượng người bị bắt cao nhất là năm 2012, nhưng thời gian bắt năm sau cao hơn năm trước là năm 2011.

Trong số lượng bắt, tạm giữ tỷ lệ giải quyết và khởi tố hình sự cũng chiếm tỷ lệ khá cao:


97

96

95

94

Tỷ lệ giải quyết xử lý hình sự

93

92

91

90

89

2008 2009 2010 2011 2012


Biểu đồ số 2.2: Tỷ lệ giải quyết xử lý hình sự từ năm 2008 - 2012

(Theo [59], [60], [61], [62], [63])

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ bắt người và tỷ lệ giải quyết xử lý người bị bắt giữa các năm không đồng đều. Cụ thể: năm 2008 đạt 95,36%, năm 2009 đạt 92,2%, năm 2010 đạt 96,3%, năm 2011 đạt 91,55%, năm 2012 đạt 95,58%, bình quân của 5 năm 94,2%. Năm 2010 có số lượng bắt giữ thấp nhưng tỷ lệ giải quyết xử lý hình sự lại chiếm cao nhất: 96,3% tăng 3,9% so với năm 2009. Còn tỷ lệ giải quyết xử lý hình sự tăng cao nhất là thời gian năm 2012 so với năm 2011: tăng 4,03%. Với tỷ lệ giải quyết xử lý hình sự này có thể nhận thấy BPNC hình sự bắt người khá hiệu quả và thể hiện được tiêu chí “Bắt đúng” đối tượng phạm pháp.

Trong đó, đối tượng bắt được phân loại theo các hình thức bắt: Bắt quả tang, bắt khẩn cấp, bắt truy nã, đầu thú, tự thú; thì đối tượng bắt người trong trường hợp quả tang luôn chiếm số lượng cao nhất trong tổng số bắt, tạm giữ:

45000

40000

35000

Khẩn cấp Quả tang

Truy nã, tự thú, đầu thú

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

2008 2009 2010 2011 2012


Biểu đồ số 2.3: Số lượng bắt, tạm giữ theo các hình thức bắt từ 2008 - 2012

(Theo [59], [60], [61], [62], [63])

Số lượng người bị bắt phạm tội quả tang vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất số lượng người bị bắt, tạm giữ. Tỉ trọng được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, toàn quốc đã bắt, tạm giữ 327.734 đối tượng, trong đó:

- Bắt khẩn cấp: 85.855 đối tượng chiếm 26,2%

- Bắt quả tang: 191.750 đối tượng, chiếm 58,5%

- Bắt theo lệnh truy nã và đầu thú: 50.069 đối tượng, chiếm 15,3%


Tương quan bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt truy nã và đầu thú (giai đoạn từ 2008 đến 2012)

Bắt khẩn cấp Bắt quả tang

Bắt truy nã và đầu thú


Biểu đồ số 2.4: Tương quan các hình thức bắt từ 2008 - 2012

(Theo [59], [60], [61], [62], [63])

Một số địa phương có tỷ lệ bắt, tạm giữ chuyển khởi tố cao là: Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Tây Ninh, Phú Yên, Bến Tre, Hà

Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Yên Bái, Quảng Ninh, Thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự, Huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Tam Nông, Lấp Vò, Lai Vung (Tỉnh Đồng Tháp) ... Đơn vị khởi tố hình sự đạt tỷ lệ 100% là Quảng Ninh, Bắc Kạn và Đồng Tháp đạt tỷ lệ 99,9%, Hà Nội đạt tỷ lệ 98,46%, Thanh Hóa đạt 98,02%. Một số địa phương đã không để xảy ra việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội (ở cả Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát) là: Cà Mau, Bắc Kạn, Quảng Ninh.

Nhiều vụ án lớn về an ninh quốc gia, ma tuý bắt quả tang và đã được đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, phục vụ yêu cầu chính trị địa phương tiêu biểu như Vụ Nguyễn Tiến Tuấn cùng các bị can khác phạm tội hoạt động gián điệp và lưu hành tiền giả ở Hà Tây: anh ta đã dùng tiền, gái đẹp mua chuộc một số sĩ quan ở Học viên quân sự để mua các tài liệu giảng dạy của nhà trường. Kết quả là 3 sĩ quan cùng với nhóm gián điệp bị bắt. Ngoài việc làm gián điệp, cơ quan phản gián Trung Quốc còn cung cấp tiền Việt Nam giả cho những người này mang về Việt Nam sử dụng. Vụ của Tuấn bị phát hiện do hành vi tiêu tiền giả rồi mới đến hành vi gián điệp.

Đặc biệt là các vụ án về phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy được bắt phạm tội quả tang nhiều nhất trong công tác bắt người phạm tội quả tang ví dụ như:

- Vụ Ngô Đức Minh cùng các bị can khác phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép 36 kg hêrôin (103 bánh), 50 kg cần sa, 6.000 viên ma tuý tổng hợp; vụ Chung Quốc Minh và 21 bị can khác phạm tội mua bán trái phép 14.200 viên ma tuý tổng hợp; vụ Chu Đức Hải cùng 18 bị can khác phạm tội mua bán trái phép 19,5 kg hêrôin. Cả ba vụ ma tuý trên đều xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 2009 Công an huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã bắt quả tang một vụ buôn bán trái phép chất ma túy trên địa bàn. Đối tượng Bùi Mỹ Hạnh bán hàng tại quán nước của gia đình ở thôn 3, xã Đạ Rsal đã bị bắt quả tang đang trao đổi tiền và hêrôin với Lê Văn Bình, thường trú thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng tang vật bị thu giữ gồm 1 triệu đồng và cục hêrôin có trọng lượng 0,5506

gam. Qua đấu tranh khai thác tại cơ quan điều tra, Hạnh còn khai nhận trước đó đã bán hêrôin cho Lê Văn Bình 2 lần, mỗi lần 350 nghìn đồng. TAND huyện Đam Rông đã tuyên phạt bị cáo Bùi Mỹ Hạnh 7 năm tù giam về tội buôn bán trái phép chất ma túy [20].

- Công tác phối hợp bắt người phạm tội quả tang giữa lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã bắt thành công được hai vụ điển hình: Vụ ngày 11/4/2008 tại nhà nghỉ “Mi Mi” ở thôn An Cư Tân - Thị trấn Lăng cô đối tượng Võ Thanh Tươi ở thôn Thủy Tụ-Lộc Tiến-Phú lộc-Thừa Thiên - Huế đang trao đổi bán ma túy với hai đối tượng (1 nam, 1 nữ) quê ở miền Bắc thì bị lực lượng phòng, chống ma túy công an tỉnh đã bắt quả tang 3 đối tượng trên, khám người Tươi thu được 9 tép hê rô in, khám xét tại nhà Tươi thu được hơn 40 tép hê rô in; Vụ ngày 14/1/2009 PC 17 – công an thành phố Đà Nẵng phối hợp với công an thị trấn Lăng Cô tiến hành khám xét nhà nghỉ và bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tịnh (1984), thường trú tại Long Biên - Hà Nội về hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tang vật thu giữ 243 viên ma túy tổng hợp, 10 viên nén tổng hợp màu xanh, 5 gói nhỏ hạt keetamin. Tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ ngày càng gia tăng diễn ra trên địa bàn 2 tuyến, tập trung ở địa bàn đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, các đồn: 629, A Đớt, Chân Mây [14].

- Hồi 13 giờ 30 phút ngày 10-11, tại Trạm thu phí Quốc lộ 5, thuộc địa bàn xã Đại Bản, huyện An Dương (Hải Phòng), lực lượng công an thành phố Hải Phòng đã phát hiện, bắt 9 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy lớn từ Hoà Bình về Hải Phòng, thu gần 1,4kg hê rô in (tương đương 4 bánh) cùng nhiều tang vật khác. Đây là đường dây ma tuý lớn từ tỉnh Hòa Bình về Hải Phòng nằm trong chuyên án 647T đã được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an Thành phố Hải Phòng) xác lập đấu tranh triệt phá từ trước đó. 9 đối tượng (gồm 8 nữ, 1 nam) đi trên chiếc xe Toyota Fortuner mang Biển kiểm soát 15A-01378 do tên Vũ Đình Trường điều khiển từ Hoà Bình về Hải Phòng. Kẻ cầm đầu đường dây vận chuyển số ma túy này là Nguyễn Thị Thu, sinh năm

1967, trú tại đường Ngô Gia Tự, phường Nam Hải, quận Hải An (Hải Phòng). Thu đã thuê Vũ Đình Trường, sinh năm 1975, ở xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) làm lái xe và phục vụ Thu mọi việc. Ngoài ra, Thu còn tuyển chọn và dẫn dắt các nữ quái khác vào dường dây vận chuyển ma túy liên tỉnh của thị gồm: Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1971, ở xã Liên Bắc, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh); Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1962, ở thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang); hai cặp chị em gái là Lê Thị Hoan, sinh năm 1975 và Lê Thị Loan, sinh năm 1977, ở xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa cùng Ngô Thị Khanh, sinh năm 1974, ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên và Ngô Thị Thuật, sinh năm 1978, ở xã Thượng Tự, huyện Song Mai, cùng tỉnh Bắc Giang [73].

Tội tham nhũng vốn được coi là loại tội phạm ẩn, rất khó phát hiện và bắt giữ. Nhưng có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng điều tra và lực lượng toàn dân. Trong những năm gần đây, công tác bắt giữ và đấu tranh các loai tội phạm tham nhũng đã phát huy và hiệu quả. Ví dụ như vụ bắt quả tang vụ nhận hối lộ hơn 750 triệu đồng: Chiều tối 17-12-2011, tại một địa điểm trên đường Hoàng Đạo Thúy (quận Cầu Giấy), Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ Công an đã bắt quả tang bà Đinh Thị Tâm đang có hành vi nhận hối lộ hơn 750 triệu đồng của ông Mai Công Toàn - lãnh đạo một doanh nghiệp tại Hà Nội. Công ty của bà Tâm tham gia xây dựng một số công trình lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Công ty của ông Mai Công Toàn đã xúc tiến liên hệ làm ăn với Công ty của bà Tâm nhằm tham gia cung cấp vật liệu xây dựng cho các dự án trên. Tuy nhiên, để được thực hiện các hợp đồng cung ứng vật tư, bà Tâm nhiều lần đòi phía ông Toàn phải "lót tay". Ngày 19-12-2011, VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định tạm giữ hình sự đối với bà Đinh Thị Tâm (trú tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vật liệu và đầu tư, kiêm Trưởng Ban điều hành các dự án Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính, về hành vi "nhận hối lộ" [62].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023