Tài Chính Và Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Đối Với Giáo Dục Đại Học Công Lập


Thứ hai, các trường ĐHCL được sự bảo trợ của Nhà nước và Chính phủ, được Nhà nước và Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cấp ngân sách hoạt động nhằm phát huy nguồn nhân lực và triển khai các chính sách giáo dục của Nhà nước và Chính phủ.

Thứ ba, các trường ĐHCL mang tính chất định hướng phát triển đào tạo bằng cách bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội và mang tính chất định hướng nghiên cứu.

Thứ tư, ngoài vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, các trường ĐHCL có vai trò chuyển giao công nghệ, kỹ năng, hướng nghiên cứu cho các trường khác bởi những lợi thế về điều kiện cơ sở hạ tầng và chất lượng đội ngũ cán bộ.

2.2. Tài chính và cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập

2.2.1. Tài chính và nguồn lực tài chính giáo dục đại học công lập

2.2.1.1. Tài chính và quan hệ tài chính

* Khái niệm về tài chính

Có rất nhiều khái niệm tài chính và theo mỗi cách tiếp cận tài chính được hiểu theo nghĩa khác nhau: Theo nghĩa hẹp: "Tài chính là việc con người dịch chuyển các nguồn lực hữu hạn (tức là tiền) từ chủ thể này sang chủ thể khác qua không gian và thời gian nhằm sinh lợi". Theo nghĩa rộng: "Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị giữa các chủ thể kinh tế thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ".

* Khái niệm tài chính GDĐHCL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Trong hoạt động GDĐH nói chung, GDĐHCL nói riêng cũng cần có tài chính đảm bảo phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm là đào tạo đạt hiệu quả cao. Vận dụng khái niệm tài chính nói trên thì: tài chính GDĐHCL được hiểu là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động trong quá trình đào tạo.

* Các quan hệ tài chính của các CSĐT - GDĐHCL: Tài chính trong GDĐHCL ở Việt Nam được cụ thể hoá và ảnh hưởng tới toàn bộ các CSĐT - GDĐHCL gắn với các chủ thể nhất định.

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 5


Một là, quan hệ tài chính của CSĐT với NSNN

NSNN cấp kinh phí bao gồm: chi thường xuyên, chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi đầu tư phát triển, chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo, chi nhiệm vụ đột xuất do nhà nước giao cho các trường. Các trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như: nộp thuế theo quy định của nhà nước.

Hai là, quan hệ tài chính của CSĐT với xã hội

Cụ thể quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội - giữa nhà trường và người học được thể hiện thông qua các khoản thu sau: học phí, lệ phí và một số loại phí khác để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục. Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các loại trường; tuy nhiên các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo có chế độ miễn, giảm học phí, học sinh khá, giỏi thì có học bổng, chế độ khen thưởng… Bên cạnh đó còn có các nguồn đóng góp, ủng hộ, hợp tác khác do các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp, ủng hộ, hợp tác với trường và tuân theo quy định pháp luật.

Ba là, quan hệ tài chính của CSĐT trong nội bộ

Quan hệ tài chính trong nội bộ CSĐT gồm các quan hệ tài chính giữa các khoa, phòng (ban), trung tâm, đơn vị trực thuộc và giữa các cán bộ viên chức, giảng viên, nhân viên thông qua các quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân phối thu nhập: thù lao giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm….

Bốn là, quan hệ tài chính của CSĐT với các đơn vị, tổ chức nước ngoài

Quan hệ tài chính giữa CSĐT với nước ngoài gồm các quan hệ tài chính với các tổ chức nước ngoài về các hoạt động như: liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác phát triển quốc tế nhằm phát triển các nguồn lực tài chính, tìm kiếm các nguồn tài trợ…

Như vậy, các quan hệ tài chính phản ánh các CSĐT hoạt động gắn liền với hệ thống GDĐHCL. Trong 4 quan hệ tài chính của CSĐT - GDĐHCL cho thấy:

Thứ nhất, nguồn tài chính của CSĐT - GDĐHCL thì quan hệ CSĐT với NSNN là cơ sở chính và quyết định cho hoạt động của CSĐT - GDĐHCL được gọi là nguồn tài chính từ NSNN.


Thứ hai, ba quan hệ tài chính còn lại được gọi là nguồn tài chính huy động ngoài NSNN.

Để hình thành 2 nguồn tài chính cho GDĐHCL thì vai trò quyết định vẫn thuộc về chủ sở hữu và chủ thể quản lý tài chính là cơ quan QLNN đối với GDĐHCL thông qua cơ chế quản lý tài chính với các công cụ quản lý tác động khác nhau nhằm huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐHCL hiện nay.

Trong công tác quản lý hoạt động của CSĐT, đặc biệt về mặt tài chính và quản lý tài chính được coi là rất quan trọng và là điều kiện cần thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo hiệu quả, theo đúng định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

2.2.1.2. Các nguồn lực tài chính của cơ sở đào tạo - giáo dục đại học công lập

Theo quy định của nhà nước thì nguồn tài chính của CSĐT - GDĐHCL được hình thành từ các nguồn:

Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN.

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị. Ví dụ trong các CSĐT - GDĐHCL, thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định cửa pháp luật. Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị.


Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ. Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được, nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

* Nếu xét từ góc độ cách thức cấp phát và huy động, thì nguồn tài chính trong các CSĐT được hình thành từ nguồn NSNN và nguồn tài chính ngoài NSNN.

Một là, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

Nguồn NSNN bao gồm các khoản kinh phí được cấp phát từ NSNN. Do GDĐH có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nên nguồn tài chính từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn tài chính của các trường ĐHCL Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, với chính sách "chia sẻ chi phí" trong GDĐH, với việc huy động sự đóng góp của người học cũng như của mọi tổ chức cá nhân trong xã hội, tỷ trọng nguồn thu từ ngân sách trong tổng nguồn thu của các trường ĐHCL có xu hướng giảm dần. Mặc dù vậy, đây vẫn là một nguồn kinh phí quan trọng của các trường ĐHCL.

NSNN cấp kinh phí và hỗ trợ tài chính cho các trường ĐHCL thông qua hai hình thức cơ bản: cấp kinh phí cho hoạt động của trường và hỗ trợ người học.

Chính phủ cấp kinh phí cho các trường ĐHCL thông qua cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thêm máy móc thiết bị, đầu tư cho nghiên cứu và bù đắp một phần các chi phí thường xuyên của các trường.

Cách thức Chính phủ các nước áp dụng để cấp kinh phí cho các trường ĐHCL tương đối đa dạng như:

Cấp kinh phí dựa trên cơ sở đàm phán, thảo luận giữa Chính phủ với các trường ĐHCL - đây là cách cấp kinh phí truyền thống nhất. Theo cách này, mức cấp kinh phí cho các trường ĐHCL được quyết định thông qua quá trình thảo luận giữa nhà nước và nhà trường; NSNN sẽ cấp cho các trường theo từng hạng mục chi tiêu hoặc theo hình thức "khoán kinh phí" với hình thức cấp theo từng hạng mục chi


tiêu, các trường ĐHCL không được phép linh hoạt sử dụng nguồn kinh phí được cấp mà phải chi tiêu đúng hạng mục đã được duyệt. Ngược lại, hình thức "khoán kinh phí" các trường ĐHCL có thể linh hoạt trong việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp:

- Hỗ trợ đặc biệt - Đây cũng là một hình thức cấp kinh phí truyền thống. Cách này thường được áp dụng để cấp kinh phí cho một số trường hoặc nhóm trường nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể như để bổ sung kinh phí cho một số nhóm trường có vị trí địa lý, hoặc phục vụ đối tượng học sinh đặc biệt nhưng trước đây chưa được cấp phát đầy đủ. Cách cấp phát này phù hợp đối với các khoản kinh phí cấp theo mục tiêu cho một trường hay một nhóm trường cụ thể để chi đầu tư cơ bản, trên cơ sở các nhu cầu đã được xác định, ví dụ như cấp phát hỗ trợ cho thư viện hay cho phòng thí nghiệm,....

- Cấp phát dựa trên các "công thức". Công thức cấp phát được xây dựng căn cứ vào một số tiêu chí như đầu vào (số lượng sinh viên hoặc giáo viên), chi phí trên đầu sinh viên, hay mức độ "ưu tiên" của ngành học - những lĩnh vực nhà nước cho rằng thuộc diện ưu tiên của quốc gia hay của vùng thường được nhận mức hỗ trợ lớn nhất, hoặc dựa vào nhân tố đầu ra: số lượng và chất lượng của sinh viên tốt nghiệp.

Đây là cách thức cấp phát kinh phí trực tiếp thịnh hành nhất hiện nay đối với nhiều nước trên thế giới. Đối với các khoản cấp phát cho chi thường xuyên, các Chính phủ có xu hướng chuyển từ cấp phát dựa trên "đàm phán, thảo luận" và cấp phát "đặc biệt" sang hình thức cấp phát theo "Công thức".

Hỗ trợ tài chính cho các trường ĐHCL thông qua việc hỗ trợ người học. Trong nhiều thập kỷ qua, những chiến lược giúp cho sinh viên và gia đình họ trang trải chi phí của GDĐH trở thành một bộ phận ngày càng quan trọng trong việc cấp phát tài chính cho sự nghiệp GDĐH trong bối cảnh áp dụng chính sách chia sẻ chi phí. Đây cũng chính là hình thức cấp phát gián tiếp của nhà nước cho các trường ĐHCL. So với khoản cấp phát trực tiếp cho các trường ĐHCL, các khoản cấp phát cho người học thường thấp hơn rất nhiều. Các khoản hỗ trợ của nhà nước cho sinh viên được


thực hiện dưới nhiều hình thức như trợ cấp không hoàn lại (thông qua các hình thức học bổng, tín dụng sinh viên); hay hỗ trợ dưới hình thức tạo các cơ hội việc làm giúp sinh viên có thêm thu nhập trang trải chi phí học tập sinh hoạt; hay hỗ trợ thông qua hình thức ưu đãi thuế.

Hai là, các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn kinh phí từ NSNN đầu tư và hỗ trợ tài chính cho các trường ĐHCL rất hạn chế. Để đảm bảo điều kiện nguồn tài chính cho hoạt động của các trường ĐHCL, cần huy động các nguồn tài chính ngoài kinh phí NSNN cấp. Cách thức huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN trong các trường ĐHCL thường được thực hiện qua các hình thức:

Thứ nhất: Nguồn đóng góp từ sinh viên và gia đình. Với chủ trương "chia sẻ chi phí" nguồn đóng góp của sinh viên thông qua học phí và các khoản phí khác đang là nguồn thu ngày càng lớn của các cơ sở GDĐH ở phần lớn các nước trên thế giới. Đối với các trường công lập, đóng góp của sinh viên và trợ cấp từ Chính phủ là hai nguồn thu chủ yếu để trang trải cho hoạt động của các trường này. Đối với các trường tư thì đóng góp của sinh viên lại là nguồn thu chính.

Tuy nhiên do chính sách của từng quốc gia, tỷ lệ đóng góp của người dân cho GDĐH giữa các nước cũng rất khác nhau. Theo UNESCO (2008), tỷ lệ chi trả của người dân cho GDĐH ở các nước OECD là 24,3%. Hàn Quốc và Mỹ là hai nước có tỷ lệ đóng góp của người dân cho GDĐH cao nhất, lần lượt là 79% và 64,6%. Trong nhóm nước này, Đức, Pháp là những nước mà người dân phải đóng góp ít nhất, và lần lượt là 13,6 và 16,1% [2]. Cũng theo UNESCO (2008), đóng góp của người dân ở nhóm các nước mới phát triển là 44,8%, cao hơn khối nước OECD. Cụ thể, tỷ lệ này ở Chile là 84,5%, Indonesia là 56,2% [2]. Với xu hướng học phí ngày càng tăng, trong những năm tới dự kiến tỷ lệ đóng góp của người dân cho GDĐH sẽ còn cao hơn nữa.

Thứ hai: Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của các trường. Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí


nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ: lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền thu từ các loại lệ phí, tiền giáo trình, giấy thi, các dịch vụ giữ xe, quầy văn phòng phẩm,... theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ. Với cách làm này, không những có thể nâng cao thu nhập của nhà trường mà còn có thể tạo ra nguồn vốn riêng, bổ sung cho những chi phí khác còn thiếu của nhà trường. Các trường có thể khai thác nguồn thu không nhỏ từ hoạt động này, đặc biệt là hoạt động tư vấn, cung ứng dịch vụ, phát hành sách, ấn phẩm, dự án sản xuất thử - thử nghiệm.

Thứ ba: Nguồn đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Các trường ĐH thường có các hoạt động gây quỹ để kêu gọi sự đóng góp từ cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức quà tặng/quỹ từ thiện. Mục đích của các quỹ/quà tặng có thể rất khác nhau như tặng để xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thêm các thiết bị hiện đại, hỗ trợ nghiên cứu hay quà tặng để cấp học bổng cho sinh viên. Trong những năm vừa qua, hoạt động gây quỹ thông qua các hình thức này đang được các trường rất chú trọng.

Thứ tư: Các trường ĐHCL có thể huy động nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam cơ chế huy động góp vốn mới đang thực hiện đối với trường ĐH tư thục.

Thứ năm: Huy động nguồn vốn ngoài nước. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, vốn đầu tư không chỉ vận động trong phạm vi biên giới của một quốc gia, mà có thể di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, phục vụ cho mục đích của chủ thể sở hữu. Giáo dục mặc dù luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của các chủ thể khác ở trong nước, nhưng vì nhiều nguyên nhân, hệ thống giáo dục ở nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, luôn trong tình trạng thiếu nguồn tài lực để phát triển. Đây chính là tiền đề và cơ sở để các nước đang phát triển vận động và thu hút vốn nước ngoài đầu tư phát triển


giáo dục. Căn cứ theo phương thức chuyển giao, sử dụng vốn và xét trên góc độ nước đang phát triển tiếp nhận vốn, thì vốn nước ngoài được thể hiện dưới các hình thức đầu tư chủ yếu: tài trợ phát triển chính thức, vay thương mại từ các ngân hàng, đầu tư thông qua các công ty của thị trường tài chính, các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi Chính phủ, và một số nguồn tài trợ khác.

Như vậy có thể thấy, nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động và đảm bảo hoạt động có chất lượng của trường ĐHCL gồm kinh phí do NSNN cấp và các khoản kinh phí ngoài NSNN. Kinh phí NSNN cấp cho các trường ĐHCL luôn đóng vai trò chủ đạo và đi theo một quy trình cơ bản từ thu nhập quốc dân đến hình thành tài chính quốc gia. Bên cạnh đó các khoản kinh phí ngoài NSNN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí hoạt động của trường ĐHCL và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường ĐHCL,

Đối với nguồn kinh phí ngoài NSNN, cơ chế quản lý tài chính được áp dụng để huy động và sử dụng nguồn tài chính ngoài NSNN cấp chủ yếu được thực hiện theo các quy chế chi tiêu nội bộ của các trường ĐH nhưng vẫn phải tuân thủ quy định Nhà nước. Vì vậy có phần mang ý nghĩa thị trường hơn, linh hoạt hơn, không hoàn toàn chịu sự chi phối trực tiếp bởi những quy định của Nhà nước như cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho nguồn tài chính được ngân sách cấp.

2.2.2. Cơ chế quản lý tài chính

2.2.2.1. Các khái niệm cơ bản

* Khái niệm về cơ chế quản lý

Thuật ngữ "Cơ chế" theo từ điển Le Petet Larousse của Pháp xuất bản năm 1999 được giải nghĩa là: "Cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn năm 2000 giải nghĩa: "Cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện". Như vậy dù tiếp cận khác nhau về cơ chế được giải nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu:

- Cơ chế bao giờ cũng là một tập hợp các yếu tố có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau. Một cơ chế đồng bộ khi tất cả các yếu tố đảm bảo mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được hoàn thiện.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí