lượng cao, các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, khoa học mũi nhọn và những ngành khác mà xã hội cần nhưng khó thu hút người học; Đầu tư NSNN có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dục công lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục: Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN cho các trường ĐH trọng điểm và viện nghiên cứu quốc gia, ưu tiên các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn. Các Bộ/ngành hoàn thiện chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phát triển giáo dục trên địa bàn theo thẩm quyền.
Nghị quyết 29/2013 của BCH TW khoá 11 đã khẳng định: Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT; Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
Bộ GD-ĐT xác định yêu cầu xây dựng bản Chiến lược Phát triển tổng thể giáo dục ĐH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035, làm cơ sở cho sự đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững trong dài hạn của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định các mục tiêu cụ thể: (1) Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; (2) Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; (3) Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Nghị quyết cũng đã xác định 3 đột phá chiến lược trong đó có đột phá về Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy định hướng phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh mới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tại phiên họp chuyên đề “Báo cáo quốc gia năm 2020 về tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và đánh giá khả năng hoàn thành của Việt Nam đến năm 2030” tổ chức 2021 tại Hà Nội, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, đã nhấn mạnh: Đường lối, chính sách đổi mới và hội nhập
quốc tế về GD&ĐT của Đảng, Nhà nước ta là đúng xu thế, hợp thời đại, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.
4.3. Định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với phát triển giáo dục đại học công lập của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển
Quán triệt các quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng X [3], đối với cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh và có hiệu quả các lĩnh vực văn hoá xã hội. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; ngày 26/5/2011 Bộ Chính trị đã có Thông báo số 37- TB/TW về Đề án - Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong đó khẳng định tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tới là cần thiết, phải được tiến hành với quyết tâm cao hơn, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện hơn…
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Gdđh Trong Hệ Thống Giáo Dục Việt Nam
- Đánh Giá Chung Về Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Của Nhà Nước Đối Với Giáo Dục Đại Học Công Lập Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển .
- Định Hướng Phát Triển Và Đổi Mới Giáo Dục Đại Học Công Lập Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển
- Nhóm Giải Pháp Về Đổi Mới Cơ Chế Phân Bổ Kinh Phí Của Nhà Nước Cho Giáo Dục Đại Học
- Nhóm Giải Pháp Về Đổi Mới Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Theo Hướng Tự Chủ Tài Chính Đối Với Các Trường Đại Học Công Lập
- Nhóm Giải Pháp Về Chính Sách Huy Động Vốn Và Vay Vốn
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Theo các chiến lược phát triển KT - XH, nhân lực, khoa học và giáo dục, mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 là xây dựng được đội ngũ nhân lực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiến tiến trên thế giới; có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý; có đủ năng lực đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Theo đó định hướng đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường ĐHCL nói riêng được đặt ra như sau:
- Tăng cường phân cấp và thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.
- Thực hiện minh bạch hoá các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập; khắc phục tình trạng công - tư lẫn lộn.
- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường ĐH, dạy nghề, bệnh viện…); được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đơn vị được vay vốn các tổ chức tín dụng, huy động của các cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.
Có thể nói rằng, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi giáo dục đại học chuyển từ tập trung bao cấp sang phân tán và tự chủ. Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế, không tăng hoặc tăng không nhiều chi cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng thì nhu cầu huy động các nguồn lực xã hội để tăng tài chính cho giáo dục đại học là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện được các mục tiêu về phát triển GDĐH nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN và thực hiện xã hội hoá trong GDĐH, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp, trong đó cần tập trung thực hiện một số giải pháp về tài chính. Hoàn thiện công tác QLNN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội trong việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Bằng cơ chế, chính sách, Nhà nước có thể tạo ra được những động lực để xã hội tham gia đào tạo giáo dục đại học nhằm thúc đẩy sự phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quá trình phát triển; nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục phải gắn liền với chiến lược phát triển KT - XH và chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia. Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài nhất thiết phải nằm trong kế
hoạch phát triển giáo dục, phục vụ tốt nhất cho những mục tiêu đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục cần đảm bảo tính hiệu quả. Phát huy tính chủ động trong thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đầu tư phát triển giáo dục. Tính chủ động là yêu cầu cần thiết để đảm bảo sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Năng lực quản lý của nước chủ nhà đóng vai trò quan trọng, định hướng các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trong giáo dục, đó là đảm bảo mục tiêu, nội dung, tính chất của hệ thống giáo dục. Có như vậy, GDĐH Việt Nam mới mang bản sắc của Việt Nam, mà vẫn hợp tác và hội nhập với giáo dục quốc tế.
4.4. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập Việt Nam
4.4.1. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính trong các trường đại học công lập
Với mục tiêu là tìm một cơ chế quản lý trường ĐHCL hiệu quả theo hướng tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sự phát triển của nhà trường, là cơ sở quan trọng để thực hiện được chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước và tăng nguồn lực tài chính cho các trường ĐHCL, đặc biệt cần tập trung tìm các giải pháp để thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong các trường ĐHCL.
Để đổi mới cơ chế quản lý trong các trường ĐHCL, để có cơ sở thực hiện tự chủ về tài chính và tăng khả năng huy động nguồn tài chính ngoài NSNN cho các trường ĐHCL cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất: Đổi mới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Theo đó, về mặt pháp lý, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về pháp luật đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi cách tư duy về quản lý đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thay vì trực tiếp quản lý toàn diện đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên đóng vai trò là cơ quan “tài phán”, định hướng các hoạt động theo luật pháp, đồng thời
tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học được độc lập, tự chủ hơn trong các hoạt động. Cần tránh tư duy quản lý theo cách áp đặt, hoặc “bao cấp” đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Việc tổ chức hoạt động của các trường ĐHCL đang thực hiện theo Điều lệ trường ĐH, theo cơ chế tự chủ quy định trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021, nhưng chưa thực sự được tự quyết định mức học phí, ngân sách cấp cho GD&ĐT hiện nay theo mức khoán không gắn với số lượng, quy mô tuyển sinh hàng năm, mà phân bổ bình quân theo khả năng ngân sách, nội dung phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, Nhà nước chưa có ĐH các đầy đủ các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với NSNN được giao.
Vì vậy Điều lệ trường ĐH được xây dựng và sửa đổi các quy định về XHH giáo dục, theo hướng tạo ra áp lực yêu cầu các trường ĐH phải nâng cao chất lượng nhằm tăng năng lực cạnh tranh để thu hút các nguồn lực XHH, Nhà nước cần sử dụng NSNN ưu tiên cho hoạt động của các cơ sở GD&ĐT có chất lượng, ưu tiên ngành nghề đào tạo Nhà nước có nhu cầu nhưng xã hội không sẵn sàng đáp ứng.
Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các trường ĐHCL được giao tự chủ, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho trường ĐH.
Thứ hai: Hoàn thiện các văn bản pháp quy theo hướng tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có các trường ĐHCL) một cách đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý; tiếp tục hoàn thiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba: Đánh giá hiện trạng các cơ sở GDĐH công lập theo lộ trình thích hợp cho việc giao quyền tự chủ. Do đặc thù cơ sở GDĐH của nước ta trình độ phát triển không đồng đều, bên cạnh những trường có bề dày truyền thống, có nhiều trường mới thành lập hoặc vừa được nâng cấp, chất lượng còn yếu, chưa đủ sức tự chủ. Do vậy, nếu giao quyền tự chủ một cách tràn lan trong khi năng lực kiểm soát của Bộ GD&ĐT có hạn sẽ gây nên sự hỗn loạn trong hệ thống GDĐH. Ngoài ra không thể loại trừ khả năng một số trường có thể lạm dụng quyền tự chủ để tuỳ tiện mở rộng quy mô, chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng.
Bên cạnh đó cần tăng cường triển khai công tác giám sát, kiểm tra định kỳ và đột xuất; giám sát được việc thực hiện cam kết của trường ĐH khi được tự chủ. Bộ GD&ĐT cần có đủ lực lượng nhân sự để thực hiện giám sát các trường một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp, không hình thức, quyết liệt chống tiêu cực trong hoạt động giám sát.
Thứ tư: Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh, căn cứ phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chí tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng GDĐH và tăng cường, công tác kiểm định chất lượng GDĐH của các trường công lập; thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm QLNN đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công.
Kết quả kiểm định chất lượng GDĐH được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng GDĐH, vị thế và uy tín của cơ sở GDĐH; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ là căn cứ để Nhà nước và xã hội giám sát hoạt động của cơ sở GDĐH. Kiểm định chất lượng giáo dục các trường ĐHCL, các chương trình đào tạo ĐH và công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL đã được kiểm định để tăng năng lực giám sát của xã hội, làm cơ sở cho việc đầu tư của NSNN, thu hồi quyền tự chủ đối với các trường ĐH không còn đủ năng lực thực hiện hoặc vi phạm...
Chương 7 của Luật GDĐH của Việt Nam quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH, trong đó đã quy định về việc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở GDĐH; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH, yêu cầu tối thiểu để chương trình được thực hiện: quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng, GDĐH: nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục; quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Tính đến tháng 6 năm 2021, trong cả nước đã có 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc các cơ quan nhà nước được thành lập là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh); Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Đà Nẵng); Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Vinh); Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư nhân là: Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn (Công ty cổ phần đầu tư giáo dục thành phố Hồ Chí Minh); Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long (Công ty cổ phần đầu tư giáo dục Hà Nội) và ba trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ở nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam đều có trụ sở tại Đức là: FIBAA (Quỹ Kiểm định các chương trình quản trị kinh doanh quốc tế), AQAS và ASIIN (là các tổ chức kiểm định uy tín được công nhận bởi Hội đồng kiểm định Đức).
Vì vậy cần hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và nhanh chóng triển khai việc kiểm định, đánh giá chất lượng hoạt động của các trường ĐHCL.
Thứ tư: các Bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, định mức thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo được giao quản lý làm căn cứ
cho các trường ĐHCL thực hiện quyền tự chủ. Đặc biệt trong GDĐH, cần sớm ban hành các quy định về định mức chi phí đào tạo cho các ngành nghề, trên cơ sở đó các trường ĐHCL sẽ tính toán chi phí đào tạo phù hợp với điều kiện, năng lực của từng trường và công bố công khai.
Thứ năm: Xu hướng quốc tế hóa giáo dục ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục, do vậy các trường ĐHCL phải có sự chuẩn bị để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách đầy đủ trước bối cảnh hội nhập.
Để có khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm khi được giao tự chủ, Hội đồng trường cần được tổ chức và hoạt động như Hội đồng quản trị để thực hiện các quyền:
- Tự chủ về quản trị: quyết định nhu cầu và bổ nhiệm chủ tịch hội đồng (thông qua phê chuẩn của bộ liên quan); bổ nhiệm giám đốc điều hành/hiệu trưởng; Tự chủ của hội đồng khoa học (do giám đốc điều hành làm chủ tịch) nhằm quản lý các vấn đề liên quan đến học thuật nhà trường (thông qua phê duyệt của hội đồng quản trị về nguồn lực); Tự chủ trong việc sở hữu trí tuệ và tài sản.
- Tự chủ trong việc thực thi sự kiểm soát về tài chính giống như doanh nghiệp: Tự chủ trong việc phân bổ ngân sách nhà trường; trong việc thực hiện các kế hoạch liên quan đến tài chính trong trường; trong việc thực hiện các sáng kiến và biện pháp nhằm tăng thu nhập cho trường; Tự chủ trong việc xác định số lượng tuyển sinh đối với các chương trình đào tạo khác nhau.
- Tự chủ về nhân sự: trong việc chọn lựa, bổ nhiệm, sa thải cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý không đáp ứng các tiêu chuẩn; trong việc xác định mức thu nhập và bổ nhiệm nhân sự (bao gồm cả giáo sư) và điều kiện làm việc cho cán bộ, giảng viên.
- Tự chủ về tuyển chọn sinh viên: Tự chủ trong việc tuyển chọn sinh viên và quyết định chuẩn học thuật đầu vào để đảm bảo công bằng xã hội.
- Tự chủ về chương trình: Tự chủ trong việc kiểm định chương trình đào tạo, trong việc quyết định các loại hình giảng dạy và học tập; trong việc quyết định khối lượng học tập.