Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 5

người với những hoàn cảnh, số phận không ai giống ai nhưng họ có một điểm chung là quá nhọc nhằn cơ cực vì miếng cơm manh áo hằng ngày.

Trong truyện Những ngày áp tết, Tô Hoài ghi lại rằng cùng một phiên chợ tết nhưng lại được chia làm ba phiên khác nhau. Đó là phiên chợ của người giàu, phiên chợ của những người bình thường và phiên chợ của những người nghèo khổ: “Lại rò thêm chợ Bưởi có ba phiên chợ tết vào cuối tháng chạp: mười chín, hăm bốn, hăm chín. Năm nào hăm chín bắt làm ba mươi, chợ cuối năm càng đông và tất bật. Phiên chợ tết cũng gọi là phiên chợ trâu bò. Bởi vì, cả năm, chỉ đến chợ tết, các làng làm ruộng trong vùng mới đem bò ra chợ bán. Rồi lại nghe người ta nói mà biết nhận xét: chợ mười chín là chợ của người có tiền. Ai sẵn tiền thì sắm tết sớm. Phiên hăm bốn, chợ của mọi người ta thường thường. Chợ hai mươi chín là chợ người nghèo. Nhà nghèo chạy cái tết bở hơi tai, cho đến hôm tất niên mới mò được ra chợ mua miếng thịt lợn, nén hương, gọi là cho có tết nhất” [11, 50]. Những con người nghèo khó làm quần quật cả tháng cả năm nhưng vẫn không thể sắm được một cái tết đơn giản nhất cho gia đình. Không chỉ thế, những ngày áp tết lẽ ra trẻ con phải hí hửng vui mừng nhưng trong thời buổi lúc bấy giờ, hình như chúng cũng thật sự biết lo buồn trước cái tết. Bởi những ngày cuối năm là những ngày có người đến đòi nợ. Chỉ với một món nợ nhỏ, vậy mà năm này qua năm khác, những con người tần tảo, chịu thương chịu khó ấy cũng không thể trả nổi:”Bà tôi vay tiền ông Phán Hàng Mã bao nhiêu tôi không biết. Cứ nghe lỏm những câu ông Phán đòi nợ, kể lể và bà tôi khất nợ, tôi mang máng đoán biết là mẹ chú Phúc đã đứng ra “bầu chủ” cho bà tôi vay tiền. Rồi bà tôi lân khân không trả được, hoặc chỉ trả lãi, đôi khi. Ông Phán đi đòi mãi, năm này sang năm khác. Hình như vì lôi thôi thế mà rồi nhà tôi nhạt hẳn, không đi lại với nhà chú Phúc dưới Hàng Mã nữa” [11,51]

Khi viết về con người, Tô Hoài đã nhìn hiện thực ở một khoảng cách rất gần. Thế nên cuộc sống của con người trong tác phẩm hiện lên như bản thân nó tồn tại ngoài đời. Con người có cái cao cả nhưng cũng có cái thô nhám xù xì. Tức là trong cuộc sống vất vả khó khăn thì con người có những cái đáng yêu và cũng có những thói xấu vụn vặt, tiêu cực. Ngòi bút Tô Hoài không hề né tránh những điều đó nên ông đã tạo dựng nhân vật của mình như là những con người trong xã hội, những con người đã từng nếm trải, từng va vấp với đời. Chú Cát trong Đêm giao thừa là một nhân vật như thế. Chú Cát là một tay có thói quen đánh trộm chó của làng nước. Thói quen nhếch nhác ấy đã ăn sâu vào máu, đến nỗi mỗi đêm giao thừa nếu không khoắng được cái “của giời kia” là thấy bứt rứt khó chịu. Nhưng chú Cát đáng thương hơn đáng giận bởi chính cái thói quen ngấm vào máu ấy lại xuất phát từ cái đói nghèo mà ra. Ngày thường, chú Cát làm việc quần quật để kiếm miếng ăn cho cả gia đình. Vì miếng cơm manh áo, chú phải đi kéo xe tay, làm thân “người ngựa, ngựa người” với những mong kiếm được cái tết cho vợ con. Thế rồi vào đêm giao thừa định mệnh ấy, chú gặp được một thằng Tây. Nó ném cho chú Cát một đồng ván, chú mừng khấp khởi. Khổ cho chú, đó lại là một thằng Tây bị tim la. “Có thêm hai hào. Chỉ tởm một tí. Thế là được gần đồng bạc. Chú mừng khấp khởi. Cái tết chắc giắt cạp quần rồi”. Và rồi “Qua tháng giêng năm ấy, Chú Cát ốm suốt tháng hai. Không ai biết chú bị bệnh gì. Người cứ trương lên, chỗ nào cũng đau, đít lở loét, tanh hôi không ai dám đến gần. Chú thảm thiết kêu rống suốt đêm. Đến hôm chú hấp hối, chú nói, xóm giềng mới hay đêm ba mươi chú bị thằng Tây đổ bệnh tim la” [11, 61]. Để có một cái tết với hai đồng bạc, chú Cát đã mất mạng vào tháng giêng năm ấy. Dưới ngòi bút khách quan, chân thực của Tô Hoài, cuộc sống được hiện lên với rất nhiều màu sắc trong đó có cả cái bi lẫn cái hài, cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái đẹp

và cái xấu... Tất cả được hòa trộn vào nhau. Điều đó khiến cho độc giả khi

đọc tác phẩm vừa thấy cảm phục yêu mến lại vừa thấy xót xa cho những kiếp người lam lũ.

Con người trong Chuyện cũ Hà Nộiluôn quẩn quanh trong cái đói. Sự khốn cùng của cái đói đã được Tô Hoài phản ánh rất chân thực trong truyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vơi đi nửa số dân của làng Nghĩa Đô. Chỉ tháng trước, tháng sau mà ở các lớp học truyền bá quốc ngữ đã vãn hẳn. Học trò thì đói rạc bỏ đi đâu hết, hay là chết cũng không biết nữa. Cái đói đã khiến cho con người trở nên điêu đứng. Cái Lợi con nhà bác Khán lấy chồng nhưng gặp cơn đói, vợ chồng không ai cưu mang nổi ai nên nó lại về nhà bác Khán. Không có cái ăn, người nhợt nhạt bủng beo và cuối cùng Lợi chết ở đâu không ai biết. Anh hai Bủng thợ mũ hoạt động ái hữu hồi bình dân cũng bị đói rồi chết đường. Do xảy ra nạn đói ác liệt, thằng Hiền phải lê la kiếm sống ở chợ. Trông Hiền ủ rũ, thở khừ khừ như con mèo ốm. Người ta kể lại rằng Hiền bị phang gãy chân vì đã cướp nải chuối ở cửa đình Yên Thái. Thằng Vinh con dì Tài cũng chẳng hơn Hiền là bao, vì cái đói mà “chân tay nó khẳng khiu, xám ngắt” [11, 76]. Cái đói cũng làm cho dì Tư, dù đã luống tuổi nhưng cả dạo đói dì phải ăn khô dầu. “Cả dạo đói, dì Tư ăn khô dầu. Khô dầu nuốt vào trương bụng lên, đã vài hôm, bụng vẫn ành ạch. Phân bón khô dầu xưa nay vẫn bán ở các hàng dầu hỏa, hàng thuốc lào. Khô dầu, từng bánh xám xịt rắn như đá. Khô dầu để bón vườn ruộng nhưng thấy nói là bánh, bánh khô dầu, bánh thì chắc ăn được, bây giờ nhiều người ăn”[11, 77]. Mặc dù khô dầu là phân để bón ruộng nhưng nó cũng đã giúp dì Tư sống ốm o được tới ngày trông thấy mặt gạo. Tuy nhiên, những bánh khô dầu ấy đã để lại trong người dì Tư đủ thứ bệnh ác không chống lại được. Cuối cùng dì bị sốt rét mà chết. Cái đói thời kì đó đã trở thành một nỗi ám ảnh nhà văn: “Bây giờ, mỗi khi đi qua chợ Bưởi, cả những ngày phiên đương đông, bỗng chớp chớp mắt tôi lại

như thấy trong các cầu chợ xuống tận hai bên bờ sông Tô Lịch, lò dò đi ra những bộ xương người lảo đảo, kheo khư, nhấp nhô” [11, 77]

Không phải chỉ ăn khô dầu, vì cái đói con người còn phải ăn cả thịt chuột nhà, một thứ chuột dơ dáy. Họ tự dối mình rằng chỉ ăn chuột đồng, thứ chuột “sạch sẽ” chứ không phải thứ chuột làng dơ dáy. Nhưng thực tế chuột đồng cũng là chuột trong làng. Vào vụ mùa, lũ chuột đói trong làng đã kéo nhau ra đồng kiếm ăn. Đến mùa đẻ chúng lại kéo nhau đi tìm chỗ trú ngụ, khi hết mùa chúng lại kéo nhau về làng. Vậy đấy, cái đói, cái khổ đã làm cho con người ta trở nên hèn hạ. Từ thực tế này, chúng ta thêm hiểu vì sao miếng ăn lại trở thành đề tài trong nhiều tác phẩm của các nhà văn như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan...

Hà Nội ồn ào, sang trọng là thế nhưng thông qua nhiều mẩu chuyện không dài như truyện Làm ma khô, Chết đói… ta vẫn bắt gặp đâu đấy sự đau khổ của cái kiếp lầm than trong một giai đoạn lịch sử vừa trôi qua. Hình ảnh người ta chạy quanh, nháo nhác rồi chết đói cả một vùngmở đầu cho truyện Chết đói đã giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu nỗi đau thương, mất mát mà con người thời đó phải gánh chịu. Người ăn cỏ, ăn khô dầu, thậm chí cả ăn thịt người”. Thật ghê rợn và thương tâm khi “số người chết đói tới năm mươi phần trăm, hoặc có nơi nhiều hơn”. “Chỉ trong hai tháng số người qua đời tại tỉnh Ninh Bình lên đến một vạn. Họ bắt trẻ con năm, sáu tuổi rồi đào lỗ chôn xuống, lấp đất, hun lửa trên, xong đem bán lẫn với thịt chó, bán giả thịt chó[11, 83]. Khi đọc những dòng chữ này, chúng ta không khỏi đau xót cho số phận của họ. Rồi những thợ cửi, thợ giấy làm đầu tắt mặt tối từ ngày này sang ngày khác mà vẫn không sao thoát nổi cái đói, cái nghèo.

Viết về những con người khốn khó, cơ cực, Tô Hoài còn nhắc đến những người có địa vị thấp hèn nhất trong xã hội thời đó - những “kẻ ăn người ở”. Họ có cùng một cái tên là nô bộc, người ở, bò, bò già, thằng nhỏ, con sen... Vì cuộc sống quá nghèo khổ mà họ phải rời quê hương bản xứ của mình để đi giúp việc cho những nhà giàu có, hoặc giúp việc cho Tây. Dù làm việc cho ta, cho Tàu hay cho Tây thì họ cũng đều phải làm lụng vất vả. Ai có phúc gặp nhà chủ tử tế thì đến ngày lễ tết, chủ trả lương một thể để họ mang về quê. Còn ai vô phúc vớ phải những nhà độc ác thì không có lương, thậm chí còn bị vu oan là ăn cắp, bị báo mật thám. “Tuy nhiên, ở cho ta hay cho Khách, cho Tây cũng tùy nhà. Nếu gặp nhà ác bị đối xử tồi tệ: quỵt công, vu cho trộm cắp, đánh đập,, báo mật thám bắt giam.”. Nhìn chung, những con người này mỗi người có một cảnh ngộ khác nhau nhưng họ đều có chung những lo toan vất vả, nhọc nhằn để kiếm miếng cơm manh áo. Kiếp đời của họ sao giống với con trâu, con bò, làm quần quật cả ngày, đêm mà vẫn không đủ ăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Trong Con nhà người, tác giả ghi lại cảnh đi làm “vú nuôi” thật chi tiết. Đó là vào thời kì Mặt trận bình dân, một người đi bộ nghỉ nhờ một cửa hàng chữa xe đạp nơi vắng vẻ. Nhà anh thợ sửa xe có hai thằng bé dường như sinh đôi. Điều lạ là một thằng thì ăn mặc sạch sẽ, cổ đeo vòng bạc còn một thằng thì lôi thôi rách rưới, bẩn thỉu. Một thằng trong bát cơm có miếng giò lụa còn thằng kia đói tru tréo lên đòi ăn nhưng người mẹ vẫn mặc kệ. Một thằng gọi mẹ là bu, một đứa gọi mẹ là chị. Hỏi ra mới biết, cái thằng gọi mẹ là con người ta trên phố gửi nuôi, cái thằng gọi chị là con đẻ. Nhà trên phố mỗi lần về thăm con, thấy thằng bé con đẻ của vú nuôi cứng cáp hơn thì đòi trừ tiền lương. Khổ nỗi, tuy thằng bé nhà anh chị không có gì ăn nhưng vẫn khỏe mạnh và phổng phao. Với những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt, Tô Hoài đã

phản ánh một thực tế đau lòng của những con người nghèo khổ trong xã hội thời bấy giờ.

Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 5

Những con người nghèo khổ ấy không chỉ sống trong cảnh lầm than, khổ cực mà họ còn phải sống trong nỗi nhục bị mất nước. Nạn sưu thuế đã khiến cuộc sống của người dân ngày càng trở nên cơ cực hơn. Hàng loạt các thứ thuế vô lý đã được đặt ra: thuế đổi thùng xia, thuế môn bài cửa hàng, thuế nuôi chó, thuế xe đạp... trong đó có thuế thân là một loại thuế vô nhân đạo nhất. Trong truyện Thẻ thân, Tô Hoài đã ghi lại rất chân thực về nạn sưu thuế này: “Ở thành phố, mỗi nhà mỗi người phải đóng nhiều thứ thuế và nhiều cái thuế phải trả tiền hàng tháng, hàng buổi. Nhà bà cụ Hàng Mã tối ngày kêu ồi ồi, ối giờ ôi thuế, ối giờ ôi thuế. Thuế nhà đất và tiền điện, tiền nước hàng tháng,thuế đổi thùng xia, thuế môn bài cửa hàng, thuế hàng năm, hàng ngày, hàng chuyến, thuế nuôi chó, thuế xe đạp, xe kéo, xe bò, thuế người...Cứ sau mùa thu thuế thân vào quãng tháng ba, tháng tư, đội xếp sen đầm, khố xanh, tuần đinh gác đầu ô, đầu làng, đầu phố, quây người lại, hỏi thẻ,, khám thẻ ráo riết. Phạt tiền, phạt giam, xanh mắt”[11, 142-143]. Không phải đến Tô Hoài ta mới gặp hình ảnh của những người dân nghèo phải chịu cảnh sưu thuế. Trước đó, Ngô Tất Tố cũng đã phản ánh rất rò tình trạng này trong tác phẩm Tắt đèn. Khi đọc Tắt đèn, người đọc ngậm ngùi chua xót trước cảnh một người phụ nữ chân yếu tay mềm đã phải bán một đàn chó chưa kịp mở mắt, đau đớn bán cả đứa con gái bé bỏng của mình để lo tiền sưu thuế cho chồng và người em chồng đã chết. Đọc Thẻ thân trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh chị Dậu ngày nào qua hình ảnh người mẹ của nhà văn. Tiềm ẩn trong chị Dậu của Ngô Tất Tố là một sức phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt còn người mẹ được Tô Hoài kể lại là một người cao cả nhưng lại rất đáng thương. Cao cả ở chỗ, dù vất vả quanh năm bà vẫn chạy vạy để đóng

một suất sưu cho người chồng đi Sài Gòn đã hơn mười năm nay không có tin

tức gì, không biết còn sống hay đã chết. Đóng bóng, đóng vía như thế bởi ngộ nhỡ sau này về không có thẻ thân ông Lí không cho vào làng, lại còn sĩ diện với làng nước. Tác giả kể về người mẹ của mình thật ngậm ngùi chua xót; “Hai suất thuế hai mang ở quê, u tôi đều phải chạy. U tôi vẫn lặng lẽ chẳng phàn nàn một câu. Cái số vất vả bởi đã định rồi”[11,145]. Người mẹ ấy cũng đáng thương lắm bởi dù cho gia cảnh chẳng có gì nhưng thà đóng thuế hai đồng rưỡi cho ra người có máu mặt còn hơn đóng một đồng rưỡi để phải nhận tiếng là vô sản. Phải chăng cái sĩ diện hão ấy xuất phát từ nỗi sợ hãi vô hình với giai cấp thống trị?

Con người thời bấy giờ không chỉ cơ cực vì nạn sưu thuế mà họ còn là nạn nhân bị bóc lột sức lao động nặng nề. Truyện Đi phu mộ ghi lại rằng trong hoàn cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc đó, Pháp đã lập ra hàng loạt các đồn điền cao su để bóc lột sức lao động của nhân dân ta. Để thu hút người dân, Pháp đã cho thông cáo chế độ đãi ngộ đối với những người đi phu. Nào là được phát tiền, phát gạo, phát đồ dùng, quần áo, có chỗ ở tử tế, khi ốm đau được thăm khám, rồi được thưởng nếu như làm tốt... Nhưng trên thực tế, chúng nói một đằng nhưng thực hiện lại một kiểu. Làm phu, công việc nặng nhọc cả ngày lẫn đêm. Chúng đã “bổ mỗi đầu phu phải trông nom, sửa sang, cạo mủ hai hàng chín trăm cây cao su. Đến mùa cạo, sáng sớm chạy hai lần đôi bên hơn bốn trăm cây. Một lần đặt chén và cạo. Một lần trút mủ vào xô, rồi xách ra xe ô tô đậu đầu rừng”[11, 335]. Có những người đã bị cai đánh đập quá tàn nhẫn. Những cảnh phải chặt tay, chặt chân, nhảy suối hay thắt cổ tự tử là chuyện thường xuyên xảy ra ở đồn điền cao su.

Cũng vì cái đói, cái nghèo, cái nhục của người bị mất nước mà đã có những cảnh tượng khi đọc ta tưởng là hài hước nhưng suy ngẫm ta lại thấy chua xót vô cùng. Đó là cảnh đi ở tù thuê để lấy tiền kiếm miếng ăn, nuôi vợ

con. Nghe thì tưởng là vô lí nhưng thực tế ở tù thuê đã trở thành một nghề chuyên nghiệp trong xã hội ta thời đó. Vì miếng cơm manh áo cho gia đình, người ta sẵn sàng đi ở tù thuê có khi là mười tám tháng, có khi là hai mươi tháng... Trong Bắt rượu, tác giả đã ghi lại rất thực cảnh tượng này: “Thì ra Tây đoan khám rượu, bắt được cái lò nhà ông lý hào ngoài bãi ngô dưới bờ sông. Rò ràng có đứa xấu bụng đi báo ăn thưởng. Nồi rượu còn đương đun. Không tẩu tán được mảy may. Ông lý hào phải vội nhờ người đi bảo chú bếp Mỡ theo tang vật lên tỉnh. Nói một câu thế, chú đã biết lệ. Có gì thì chú bếp cứ đứng ra nhận nhà chú nấu rượu rồi chú vào ngồi nhà pha. Qua tết, sang giêng còn phải tù hay được về, đợi ra tòa xong rồi cái ấy sẽ liệu với nhau sau. Ở nhà, vợ con chú bếp được ông lý hào hẵng đưa món tiền chục bạc ăn tết đã. Bên làng Mai còn nhiều nhà nấu rượu lậu, có những người đã quen đi ở tù thay người bị bắt rượu như thế...”[11, 26-27]. Có lẽ chỉ trong sáng tác của Tô Hoài, ta mới thấy đi tù không chỉ là một nghề tạm thời mà nó còn là một nghề phổ biến dùng để kiếm miếng ăn thời bấy giờ.

Hoàn cảnh xã hội đã làm cho con người có nhiều thay đổi. Gốc gác là những người dân hiền lành lương thiện nhưng vì cuộc sống họ đã trở thành những con người mưu mẹo, thậm chí có người đã bị lưu manh hóa. Từ cái đói, cái nghèo con người cũng trở nên toan tính hơn. Trong truyện Làm ma khô, Tô Hoài đã khắc họa nhân vật bác đĩ Hiền. Bố bác đĩ Hiền đi phu làm đường trên Thái Nguyên, chẳng may ốm ngã nước rồi chết mất xác. Chết mất xác là nỗi cực nhục phải tiếng để đời với làng nước. Ở làng, cứ nhà nào có bố mẹ già mất hay có công to việc lớn là bác đĩ Hiền phải đi mừng, đi phúng tốn kém mà không biết đến khi nào nhà họ mới đền bù đáp lại nhà mình. Bác đĩ Hiền đã tính làm ma khô cho bố để rửa tiếng và mặt khác có cớ trả nợ miệng và đòi nợ miệng. Sự đời thật trớ trêu, những tưởng khi làm ma khô cho bố bác

đĩ Hiền sẽ đòi được nợ theo như tính toán của mình nhưng cuối cùng tiền thu

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí