Vị Trí Đề Tài Hà Nội Trong Sáng Tác Của Nhà Văn Tô Hoài

(Tiếng reo, Đan áo). Từ giã vườn thơ lãng mạn ông đến với cánh đồng văn xuôi hiện thực. Nước lên là truyện ngắn đầu tiên được đăng trên Hà Nội tân văn. Và khoảng bốn năm sau, Tô Hoài “viết như chạy thi”để có được nhiều đầu sách tiêu biểu: Nhà nghèo (1941), O chuột (1942); các tiểu thuyết: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Giăng thề (1941), Quê người (1942), Xóm giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944). Những sáng tác thời kì này chủ yếu tập trung vào hai đề tài chính đó là truyện viết về loài vật và về làng quê tác giả.

Sau Cách mạng, với Tô Hoài, là một quá trình gần 60 năm viết bền bỉ, liên tục, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi trên rất nhiều đề tài quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại. Với đề tài miền núi, có thể kể đến Núi Cứu quốc (1948), Truyện Tây Bắc (1953) và Miền Tây (1967)... Chân dung và hồi ức có Tự truyện (1978), Những gương mặt (1988), Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999)... Rồi trở lại đề tài Hà Nội với vùng ngoại ô kẻ Bưởi như là một sự tiếp tục của Quê người (1942), Giăng thề (1942). Sau Cách mạng, với đề tài Hà Nội, Tô Hoài viết Mười năm (1958), Người ven thành (1972), Quê nhà (1980), Chuyện cũ Hà Nội (1998)...

Năm 1996 Tô Hoài được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Giải thưởng cao quý này đã khẳng định một sức sáng tạo dồi dào và phong phú của một nhà văn tài năng.

1.3.2. Vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài

Trong hành trình sáng tạo của mình, Tô Hoài gắn bó và giành cho Hà Nội một tình yêu tha thiết và sâu nặng. Với trên 150 tác phẩm lớn nhỏ, bao gồm nhiều thể loại, trong đó những trang văn viết về đề tài Hà Nội vô cùng dồi dào và sâu sắc.

Trước Cách mạng, Tô Hoài đã vẽ nên một Hà Nội nhiều sắc màu. Qua những hồ nước, những vạt cỏ với dấu chân Dế mèn trong tác phẩm đầu tay Dế

mèn phiêu lưu ký (1941) cũng thấp thoáng bóng hình của một vùng đất Hà Nội xưa. Trong O chuột (1942), Nhà nghèo ( 1942), Quê người (1942) , Xóm Giềng ngày xưa (1942), rồi đến Cỏ dại (1944)... ta đều gặp lại một Hà Nội của những con người, thế sự và nỗi niềm theo cách cảm, cách nghĩ rất tinh tế của Tô Hoài.

Có thể thấy, những tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng chủ yếu viết về vùng quê ngoại ở làng Nghĩa Đô và các khu vực lân cận như Bưởi, Vòng Thị, Trích Sài...Trong tác phẩm của ông giai đoạn này hiện lên những đường thôn ngò xóm, những căn nhà đơn sơ luôn văng vẳng tiếng khung cửi lách cách, những “tàu seo” róc rách lúc đêm khuya, những cánh đồng rộng, những mảnh vườn nhỏ với nhiều loại cây, quả quen thuộc của một vùng quê...

Thế giới nhân vật của Tô Hoài trước Cách mạng chủ yếu là những người nông dân, thợ thủ công hoặc nông dân pha thợ thủ công. Họ vừa làm ruộng, vừa dệt lĩnh, cuộc sống của họ quanh năm nghèo đói, lam lũ. Tô Hoài đã phát hiện ra rằng: “Người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”, có nghĩa là đã là con người thì đều có tất cả mọi thứ, có phẩm chất, có thói tật, có hay, có dở... Theo ông con người không phải là “thánh nhân”, mà có cả xấu

- tốt, thiện - ác, thậm chí còn có cả những phần đen tối lẩn khuất trong tâm hồn. Trong cái nhìn của Tô Hoài, con người dẫu có những khổ đau, bất hạnh, nhưng họ biết vươn lên dù có phải vật lộn với cuộc sống muôn vàn khó khăn. Họ vượt qua những khổ đau, nhọc nhằn để tìm lại cuộc sống của chính mình. Chẳng hạn trong truyện Nhà nghèo tác giả kể về cái Gái. Nó sinh ra trong cảnh nghèo, thiếu ăn thiếu mặc và suốt ngày phải chứng kiến cảnh bố mẹ mắng chửi nhau. Vì cảnh nghèo, cái Gái phải đi theo dân làng bắt nhái để kiếm ăn cho gia đình rồi chẳng may bị rắn độc cắn chết. Khi cái Gái chết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

người bố nghèo mới nhận thấy nỗi khổ của đứa con khi sống trong cảnh túng quẫn cả về vật chất và tinh thần.

Tô Hoài không chỉ nói về cảnh nghèo túng của những người ven đô mà ông còn dựng lên biết bao cảnh phiêu bạt, li tán, tha hương. Điển hình có thể kể đến nhân vật Thoại trong Quê người. Là một thanh niên khỏe mạnh, với tay nghề giỏi, thế nhưng anh lại có một gia cảnh thật buồn khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm : “Ngày mai mùng một tết, chẳng có xôi, chẳng có thịt, chẳng có hương, chẳng có nến, nghĩa là chẳng có một thứ gì để cúng...”. Thiếu thốn, nợ thì không đòi được nên Thoại đã liều lĩnh đi ăn trộm chó. Việc không thành nên cũng đúng vào ngày mùng một tết, vợ chồng con cái Thoại lại đùm dúm dắt díu nhau bỏ làng mà đi...

Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 3

Trong các sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng còn có một loại nhân vật nữa, đó là những con vật bé nhỏ gần gũi với đời sống sinh hoạt của con người. Những con vật nhỏ bé như gã chuột bạch, những con mèo mướp, những con chó... dưới ngòi bút của Tô Hoài cũng có tình cảm, có cá tính, tâm trạng và số phận giống như con người. Thông qua thế giới loài vật, tác giả muốn nói đến thế giới của con người, nói đến số phận của những người nông dân, thợ thủ công ở ven đô. Qua hình ảnh đôi chim ri đá, người đọc thấy hình ảnh lam lũ của người nông dân làng Nghĩa Đô. “Hình bóng một người cù rù, nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn luôn chân lấm tay bùn - những người cần lao của đồng ruộng... họ ăn ở dè sẻn, bình lặng, chịu khó, ít ồn ã. Cuộc đời trôi chảy âm thầm dưới vòm lá xanh, y như cuộc đời của những người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khó trên cái khung cửi, trong bốn lũy tre già...” [10, 230 - 238]

Như vậy có thể thấy, trước Cách mạng, Tô Hoài viết về đề tài Hà Nội chủ yếu là phản ánh cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân làng

Nghĩa Đô với những khó khăn, nhọc nhằn, tủi cực nhưng cũng rất đỗi yên ả, thanh bình. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại trở về với miền thân thuộc của mình qua mảng đề tài viết về Hà Nội - ngoại ô, quê ông. Đề tài này xuất hiện trong nhiều sáng tác của Tô Hoài sau cách mạng: Mười năm (1958), Tự truyện (1978), Người ven thành (1972),Quê nhà (1980), Những gương mặt (1988), Cát bụi chân ai ( 1992), Chuyện cũ Hà Nội ( 1998), Chiều chiều ( 1999), Giấc mộng ông thợ dìu ( 2004) …

Nếu như trước Cách mạng, Tô Hoài viết về những con người ven đô nhỏ bé, cam chịu và nhẫn nhục thì sau Cách mạng ông vẫn tiếp tục viết về họ. Chỉ có điều bây giờ, họ xuất hiện với một tâm thế khác, không còn là những con người nhỏ bé như trước kia mà họ có ý thức về sức mạnh của bản thân, có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước lúc nguy nan.

Sau Cách mạng, có thể kể đến các tiểu thuyết của Tô Hoài như Mười năm (1958), Quê nhà (1980)... Những tác phẩm này đã khắc họa rất rò nét về các chặng đường biến đổi của Hà Nội.

Trong tiểu thuyết Mười năm, tác giả đã phản ánh một thời kì đau thương của đất nước nói chung và vùng Nghĩa Đô ven đô nói riêng. Đó là vào những năm 1935 - 1945, chỉ với mười năm nhưng đất nước ta đã trải qua biết bao biến động, từ Mặt trận dân chủ, đến Đại chiến thế giới lần thứ hai và nạn đói hoành hành đã cướp đi sinh mạng của hai triệu đồng bào ta. Cuộc sống của con người nơi đây ngày càng khốn khó, người nông dân bần cùng, những người thợ thủ công kiếm được miếng ăn rất khó khăn, chật vật. Nạn đói khiến người chết la liệt như ngả rạ. Hầu như cái đói, cái chết đã rình rập ở tất cả mọi thôn, xóm. Bên cạnh nỗi khổ đau, nghèo đói của người dân, Tô Hoài cũng nói đến rất nhiều về sự giác ngộ của quần chúng nhân dân khi bị áp bức bóc lột. Họ đã đến với Cách mạng bắt đầu từ việc tham gia các hoạt động của ái hữu thợ dệt đến

phong trào lớn mạnh của thời kì Mặt trận Việt Minh. Tô Hoài đã thấy được sức lớn mạnh của tập thể quần chúng nhân dân nên trong tác phẩm đã xuất hiện những nhân vật mới như Lạp, Ba ... trong nhóm thanh niên cấp tiến.

Sang đến tiểu thuyết Quê nhà, tác giả lại ngược về trước những năm cuối thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp bắt đầu đặt chân đến xâm lược nước ta. Khi đó, mặc dù triều đình có sự kháng cự nhưng đều bị thất bại. Tuy vậy với sự đồng sức đồng lòng, với tinh thần đoàn kết dân tộc, quần chúng nhân dân đã đứng lên để đánh đuổi kẻ thù.... Cuộc chiến đấu của nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Xuất, rồi sau này là Nghĩa, đã kéo dài mười năm trời mà không dễ gì dập tắt. Đặc biệt trong tác phẩm này Tô Hoài đã dựng lên hình ảnh của hai người phụ nữ, đó là bà Xuất - vợ góa của thủ lĩnh Xuất, và Nghĩa - cô gái Ba Trại đã đóng giả trai. Họ đã nén nỗi đau riêng để tiếp tục con đường của những người đi trước. Hình ảnh của những người phụ nữ ấy thật giống như những tượng đài bất tử.

Những năm gần đây, kể từ thập niên cuối thế kỉ XX, Tô Hoài lại tiếp tục ngược dòng lịch sử để trở về tái hiện lại một Hà Nội xưa. Trong một cách viết mới, qua hai tập Chuyện cũ Hà Nội, đây không phải là văn hư cấu như trong truyện ngắn và tiểu thuyết mà bạn đọc đã quá quen thuộc, mà bây giờ là văn kể chuyện, một lối kể hoàn toàn thoát ra khỏi cái tôi, theo cách kể của dân gian; một lối kể với văn phong giản dị, cô đúc, ngắn gọn như các loại truyện có trong kho tàng văn học dân gian - Một kiểu “Vũ trung tùy bút” của thời hiện đại, để ghi lại “muôn mặt đời thường” của Hà Nội một thời thuộc Pháp chưa xa lắm, khi đất nước chuyển sang xã hội thuộc địa, vào đầu thế kỉ XX.

Từ người và cảnh, nếp sống và phong tục, ẩm thực và thú chơi ... nơi vùng ngoại ô ven đô hay nội thị đều được Tô Hoài ghi lại rất tỉ mỉ trong hai tập truyện này. Bức tranh Hà Nội ấy đã làm nên một nét riêng rất giá trị cho

Chuyện cũ Hà Nội để phân biệt với những tác phẩm viết về Hà Nội của Tô Hoài cũng như của nhiều người viết về Hà Nội khác nói chung. Như vậy, sau Cách mạng, viết về Hà Nội, Tô Hoài đã có cái nhìn trong chiều dài lịch sử, và với Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài lại có sự đổi thay trong cách viết. Đây là một bước tiến của Tô Hoài khi ông viết về mảnh đất mà ông gắn bó cả cuộc đời mình, có lẽ vì đó mà đề tài Hà Nội có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Chương 2

GIÁ TRỊ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI”


2.1. Bức tranh đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội

Trong truyện ngắn Những cửa ô Tô Hoài có ghi lại rằng Hà Nội chính thức trở thành mảnh đất của Pháp từ năm 1888, kể từ ngày 3 tháng 10.Vua Đồng Khánh nhà Nguyễn cắt đất Hà Nội cho Pháp gọi là “nhượng địa”. Tuy nhiên, quá trình biến Hà Nội thành “nhượng địa” của Pháp đã được khởi động từ trước đó hơn 20 năm, khi mà công cuộc “bình định” xứ Bắc Kỳ của thực dân Pháp còn chưa thực sự bắt đầu.

Theo quy ước được ký kết ngày 6-2-1874, Pháp được đặt tại Hà Nội một lực lượng lính bảo vệ không quá 100 người. Diện tích khu đất nhượng cho Pháp xây Tòa Công sứ được quy định là 2,5 héc-ta. Nhưng do sự bất lực của nhà Nguyễn mà đại diện là Trần Đình Túc, cuối cùng khu đất nhượng này đã lên tới 18,5 héc-ta. Ngày 28-8-1875, Pháp bắt đầu đặt Lãnh sự quán tại Hà Nội. Như vậy là, về mặt pháp lý, mặc dù Bắc Kỳ chưa chính thức trở thành đất “bảo hộ” của Pháp song trên thực tế, Pháp đã đặt được chân vào Hà Nội. Ý đồ xâm chiếm Bắc Kỳ của Pháp đã có cơ sở để thực hiện. Tháng 10-1875, Pháp bắt đầu khởi công xây dựng các công trình kiên cố trên khu “nhượng địa”, chính thức mở đầu

thời kỳ xây dựng Hà Nội trở Thành “Thủ đô của Bắc Kỳ”, “Thủ đô của Liên bang Đông Dương”.

Như vậy Hà Nội đã trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế lớn nhất của cả nước. Những luồng tư tưởng mới cũng như các chính sách đồng hóa của Pháp rất dễ du nhập vào nước ta. Những chính sách này đã làm cho nền văn hóa nước ta xuất hiện những đặc điểm không thuần nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó, những tinh hoa của nền văn hoá phương Tây cũng đã có những tác động tích cực đến văn hoá nước ta. Ở Việt Nam đã xuất hiện các trào lưu văn hoá có sự giao thoa giữa Á - Âu, Đông - Tây. Trong hoàn cảnh như vậy, cái cũ chưa mất hoàn toàn, cái mới lại chưa định hình rò ràng cụ thể. Vì vậy cái mới và cái cũ cùng tồn tại song song nhau, làm cho xã hội có sự thay đổi mạnh mẽ. Đây là dấu hiệu đầu tiên của quá trình đô thị hóa. Với thực tế đó, nhà văn Tô Hoài đã ghi lại quá trình đô thị hóa ở Hà Nội trong thời kì Pháp thuộc qua hai tập Chuyện cũ Hà Nội. Quá trình đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội được tác giả ghi lại ở mọi khía cạnh, từ khung cảnh đường phố đến sự phát triển về công thương nghiệp, giao thông, đô thị và cả phong tục, nếp sống sinh hoạt của con người... Dưới ngòi bút ký họa của mình, Tô Hoài đã vẽ nên một Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá với những thay đổi nửa Tây nửa Ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê

Trong truyện ngắn Băm sáu phố phường, Tô Hoài đã ghi lại tỉ mỉ về quá trình đô thị hóa đường phố ở Hà Nội thời Pháp thuộc. Trước khi Pháp vào Hà Nội thì đường phố Hà Nội rất nhỏ bé “Tỉnh Hà Đông, tỉnh Bắc Ninh bọc quanh, Hà Nội hẹp toen hoẻn ở giữa. Xuống cuối đường Huế đã hết đất thành phố” [11, 42] và con người nơi đây sống rất hài hòa. Nhưng từ khi Pháp đến Hà Nội thì Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi. Điều thay đổi đó được thể hiện ở

chỗ phố phường Hà Nội thời Tây đã được chia thành nhiều khu vực khác

nhau. Những phố “Hàng Bài, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Điện Biên, Lê Hồng Phong, Hùng Vương bấy giờ là khu vực phố Tây, phần đông chỉ có nhà người Pháp hoặc những người An Nam nhưng giàu có, sang trọng. Nhà vườn tường hoa, cổng sắt riêng cho xe song mã và ô tô ra. Phố Tây vắng, loáng thoáng người qua lại, phần nhiều chỉ những người đi là bồi bếp, tài xế, các cô khâu đầm, chị hai giữ trẻ nhà Tây.” [11, 43]. Những người nghèo khổ dù muốn đi qua các phố này nhưng vì sợ vạ lây, sợ nghi là ăn cắp nên chẳng ai dại gì lại lai vãng đến các phố Tây.

Các phố Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân thì người qua lại đông đúc. Đây là nơi buôn bán sầm uất nhất . Và vì là nơi trung tâm mua bán nên ở đây xuất hiện rất nhiều loại người khác nhau, đặc biệt là xuất hiện rất nhiều các tay “chích cược”( trộm cắp) hay du côn, du kề.

Nói về các khu vực sống của người dân, trong Băm sáu phố phường Tô Hoài nhắc đến hai khu vực, đó là những con đường nhỏ bên chợ Hôm và đường Huế. Trước kia, nơi đó hoang vu vắng vẻ, chỉ là bãi hoang đầm lầy thì lúc này đã trở thành một khu vực đông người, nhà cửa phố xá mọc lên san sát, rất nhiều kiểu người chen chúc nhau sinh sống ở đây. Ngoài ra một khu vực nữa cũng được nhắc đến, đó là các bãi dọc đê sông Hồng như bãi Cơ Xá, Nghĩa Dũng, Phúc Xá, bãi An Dương còn bỏ hoang xuống tận bến Phà Đen. Ở đây toàn là nhà lá, mọc san sát nhau với những người nghèo, người cu li dọn kho, làm thuê làm mướn sống chui rúc. Bên cạnh đó là nơi tụ tập các sòng bạc, các tay chơi có hạng, những tay “đầu trộm đuôi cướp” cũng tập trung cả về đây.

Như vậy chỉ có người Tây thì được “ăn trên ngồi chốc” còn lại người ta bới bèo tìm bọ trên lưng nhau để sinh tồn. Điều đặc biệt hơn là tất cả những gì

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí