Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 8

chung, miễn sao một mâm có đủ sáu người là được; người ngồi ăn cơm vừa nhai vừa nói chuyện rôm rả...

Những đặc trưng về nếp sống ấy của người Hà Nội, trải qua những thăng trầm biến thiên của lịch sử, giờ đây có những đặc trưng đã trở thành giá trị văn hóa truyền thống và là những tinh hoa của người Việt. Tuy nhiên đến nay nếp sống hiện đại đã có nhiều tác động đến đời sống của con người, họ đã phần nào bị “Tây hóa” theo nền văn hóa của nước ngoài mà có phần sao nhãng nếp sống của dân tộc mình.

2.3.2. Phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội

Trong cuộc sống xã hội, phong tục có vị trí rất quan trọng bởi lẽ nó biểu hiện nếp sống văn hóa của một dân tộc. Nói như nhà thơ A.Puskin. “Phong tục là linh hồn của một quốc gia”. Rất nhiều nhà văn đã viết về phong tục nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Kim Lân chủ yếu viết về phong tục văn hóa ở các làng quê, trong đó thế mạnh của nhà văn này là viết về những thú chơi đẹp như thú chơi chim ( Đôi chim thành, Con mã mái)... Bên cạnh đó, Kim Lân cũng đề cập đến những nét sinh hoạt văn hóa khác như đấu vò, đánh vật... của người nông thôn. Trong lời giới thiệu tuyển tập Kim Lân, nhà thơ Lữ Huy Nguyên đã từng đánh giá. “Người đã thành công trong một loạt truyện về thú chơi, đặc biệt nổi tiếng với các truyện viết về phong tục làng quê.”[20, 52].

Tô Hoài cũng phản ánh phong tục thông qua tác phẩm của mình. Khác với Kim Lân, người có thế mạnh viết về phong tục của thú chơi, nhà văn Tô Hoài viết về Hà Nội xưa với nhiều phong tục tập quán khác nhau. Những phong tục ấy làm cho bức tranh về đời sống con người thêm phần sống động, độc đáo. Đúng như nhận xét của GS Phong Lê về mảng đề tài Phong tục của Tô Hoài :Dấu ấn về phong tục vẫn là nét nổi trội trong văn Tô Hoài khiến cho hứng thú đọc truyện của chúng ta luôn được tác

giả dẫn dắt đi vào nhiều ngò ngách bất ngờ. Đó là cảnh làng vào hội xuân, đám cưới và đám ma, một cuộc lên đồng, dăm cuộc tỏ tình của trai gái...”[23, 27]. Chỉ với những mẩu chuyện không dài trong Chuyện cũ Hà Nội, tác giả đã dựng lên diện mạo Hà Nội từ phương diện văn hoá với vẻ đẹp của phong tục tập quán, lễ hội, văn học dân gian, với một sức mạnh tinh thần bền vững.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy số lượng tác phẩm viết về phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội là 21 truyện trong tổng số 114 truyện, chiếm 18,4%. Trong 21 truyện đó, Tô Hoài đã ghi chép lại rất nhiều phong tục truyền thống của dân tộc như phong tục về giỗ tết, phong tục về ma chay, phong tục cưới hỏi, phong tục lễ hội, phong tục về ăn uống, văn hóa mặc, tục nhuộm răng hay ngay cả phong tục chào hỏi của người Việt Nam.

Đầu tiên phải kể đến phong tục lễ tết của người Việt. Dân tộc ta có nhiều ngày tết: tết Thượng nguyên, tết Trung nguyên, Hạ nguyên, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trung thu... Truyện ngắn Giỗ tết đã nói một cách đầy đủ, tỉ mỉ và chi tiết về những ngày tết này.

Tết nguyên đán trong tháng Giêng ( ngày đầu năm) là ngày tết quan trọng của người Việt. “Tống cựu nghênh tân” là một phong tục đẹp trong dịp tết nguyên đán. Để đón giao thừa, đón năm mới, ngày cuối năm nhà nào cũng dọn bàn thờ, quét dọn nhà cửa, tắm giặt, cắt tóc... Con cháu được nhắc nhở từ phút giao thừa trở đi phải ngoan ngoãn, không quấy khóc, cha mẹ không được mắng mỏ con cái vì nếu như vậy sẽ bị “giông” cả năm. Tết nguyên đán có 3 ngày, từ mùng một đến mùng ba. Sáng mùng bốn các nhà hạ cỗ gọi là hóa vàng, đốt vàng để các cụ có tiền tàu xe về còi âm[12, 87]. Mùng bảy là lễ hạ nêu và động thổ. Lúc này nhà nào nhà nấy cất đi cành tre chùm khánh đất trong mấy ngày tết, sau đó vác cuốc ra đồng, cuốc quàng vào bờ lấy ngày gọi

là “động thổ”. Cũng có nhà không ra đồng mà họ đi chợ, hay đá vào khung dệt một tấc cửi để lấy may ngày đầu năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bên cạnh tết nguyên đán còn có nhiều têt khác. Tháng giêng có tết đi tảo mộ. Khi đi đem theo thẻ hương để thắp, cái cuốc để xới cỏ, tảng đá, mười hòn gạch để khi đắp mộ thì đặt thêm vào cho khỏi trôi đất... Tháng giêng cũng có ngày cúng Phật sinh. Ngày này mặc dù có nhà không theo Phật, không đi chùa nhưng các nhà thường có một lễ nhỏ để tạ thần linh vì người ta quan niệm Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Ngày mùng ba tháng ba là ngày tết thanh minh. Mùng năm tháng năm vào giữa mùa hè là tết giết sâu bọ cầu cho quanh năm được khỏe mạnh. Trong ngày tết này người ta phải làm rất nhiều thủ tục. Vào buổi sáng sớm trẻ con thường tắm sông, đeo bùa, vạch vôi vào rốn để trừ giun quẫy; uống nước dừa, ăn các loại quả có vào lúc bấy giờ, ăn rượu nếp cái; có nơi thì nhuộm móng tay, móng chân cho có màu hồng, màu đỏ. Vào giữa trưa thì ra ngắt lá ở các bờ rào như lá ổi, lá sung, là vối...đem về phơi khô và để dành uống quanh năm... Tháng bảy có ngày rằm là tết “xá tội vong nhân”. Rằm tháng tám là tết Trung Thu: trẻ con người lớn đều vui vẻ đón tết và đi rước đèn ông sao, xem đánh trống và múa sư tử, cùng nhau ngắm trăng và phá cỗ. Mùng chín tháng chín là tết Trùng Cửu. Mùng mười tháng mươi là tết cơm mới( là tết rất quan trọng với nhà nông và các nhà làm nghề). Tết mùng một hoặc rằm tháng mười gọi là tết Hạ nguyên, cũng vẫn là tết mừng cơm mới để mừng mùa màng được bội thu. Tháng mười hai hay còn gọi là tháng chạp có rất nhiều ngày sửa soạn để đón một năm mới: ngày hai mươi ba là ngày tiễn ông công, ông táo về chầu trời để tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn dưới trần, ngày hai mươi nhăm là lễ sắp ấn... Tất cả những ngày tết trong năm ấy thể hiện một phong tục đẹp của người Việt.

Bên cạnh phong tục lễ tết là phong tục giỗ chạp. Cúng giỗ không phải là mê tín mà là tưởng nhớ người đã khuất và ý nguyện cầu mong sự tốt lành, cầu mong sức khỏe, mong trong nhà trên thuận dưới hòa... cho người còn sống. Trong ngày giỗ, những người đã mất dù là người già lão bậc cụ, kị, ông bà hay người còn trẻ, còn bé đều được cúng giỗ. Cúng giỗ cũng được chia ra nhà chi trưởng họ và trưởng nam: “Trưởng họ,trưởng nam giữ giỗ tổ, các cụ. Nhà thứ trai cũng như gái hằng năm về nhà trưởng góp giỗ. Thứ nam, thứ nữ theo anh cả giỗ bố mẹ. Anh em chẳng may bất hòa mới cúng riêng, nhưng đến ngày giỗ vẫn mang thẻ hương đến nhà anh cả...”[12, 90]. Ngoài cúng tổ tiên, ông bà, người thân còn có những ngày giỗ như giỗ tổ nghề giấy, giỗ tổ nghề lụa...

Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 8

Tục ma chay hay cưới hỏi cũng là những phong tục mang tính truyền thống của người Việt. Khi làm đám ma cho người thân trong gia đình, nhà gia chủ nào giàu có thì mổ trâu, mổ bò, mổ lợn. Thời xưa để lo được một cái đám ma, có nhà phải chạy vạy khắp nơi, có nhà thì tan gia bại sản. Như vậy, đám ma là chuyện buồn trong gia đình, không chỉ nhà có người mất mà còn hao tiền tốn của. Ngược lại cưới hỏi lại là một phong tục đẹp, ăn sâu vào thuần phong mĩ tục của người Việt Nam. Tục cưới hỏi đã có từ lâu đời, và trong lễ cưới hỏi cũng có từng khâu riêng. Đầu tiên nhà trai đi chạm mặt ( hay còn gọi là lễ chạm ngò), sau đó là lễ ăn hỏi và lễ cưới. Trong đám cưới cũng có tục lệ riêng. Dù phong tục trong cưới hỏi mỗi nơi mỗi khác song cùng mang một ý nghĩa chung, bởi đám cưới là mốc đánh dấu khởi đầu cho một cặp vợ chồng mới nên đám cưới giống như lời chúc phúc cho họ.

Trong Chuyện cũ Hà Nội, nhà văn còn nhắc đến tục “tảo mộ” của người Việt. Đây là một tục lệ thể hiện tấm lòng thành kính đối với những người đã khuất. Tục tảo mộ được diễn ra từ giữa tháng chạp đến ngày áp tết hàng năm. Vào những ngày này, phần mộ của mỗi gia đình đều được tu sửa

và dọn dẹp lại thật cẩn thận, sau đó là thắp nén hương để thông báo cũng như mời những những người đã khuất về gia tiên để đón tết cùng con cháu, anh chị em. Sau tết còn có tết thanh minh cũng là ngày đi tảo mộ, nhưng tết này chỉ chủ yếu là ra mộ thắp nén hương như chào hỏi đối với người đã khuất.

Ở ven đô còn có phong tục lễ hội. Nếu như lễ tết chủ yếu nằm trong phạm vi của từng gia đình thì lễ hội lại diễn ra trong phạm vi cộng đồng. Lễ hội đã trở thành một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta.

Trong truyện Hội làng, Tô Hoài đã viết rất nhiều về các ngày hội khác nhau. Có ngày hội đánh cờ người ở làng Mọc Cự Lộc, Mọc Quan Nhân, mà để chuẩn bị sắm sửa xống áo cho quân cờ của ngày hội này phải là nhà giàu có, khá giả mới lo được. Vào tháng giêng, tháng tám thì có Hội đền Ghềnh, người xem hội càng nô nức. Đền Trại ở Thủ Lệ thì có lễ rước kiệu bò. “Kiệu bát cống sơn son thếp vàng nguy nga. Mười tám trai kiệu thong dong bốn phía. Người đô tùy nào cũng lực lưỡng cởi trần, đóng khố điều, đầu chít khăn nhiễu tam giang, mắt đeo kính dâm. Một tay xòe mở quạt tàu lụa bạch. Lúc cất tiếng hí, kiệu bay kiệu bò” [11, 238]. Ở các làng lân cận còn có hội bơi ở Đăm, hội Noi... Ngày hội được chờ đợi hơn cả là hội làng Đông, làng Hồ. Hội Đông, Hồ khoảng từ rằm tháng tư trở ra, kéo dài một phiên chợ. Làng Đông thì qua loa hơn chỉ có tế thần và chèo hát ở sân đình mấy ngày còn làng Hồ vui hơn, người xem đông đúc:“Các cô gái làng khiêng long đình. Mỗi cô một cái quạt đào. Chốc lại xòe quạt, che miệng, khẽ hí đều một tiếng. Các cô kén đâu được khăn sa tanh, áo dài hoa đào, quần lĩnh tía, giày cườm. Con trai cầm cán che lọng. Các ông trạc năm mươi, mới lên lão, áo the hoa khăn lượt, bưng đồ bát bửu dùi đồng, phủ việt thong thả bước sau phường bát âm, tiếng trúc thánh thót, sinh tiền réo rắt, tiếng nhị cò cư, người gò cảnh, đánh tiêu...Các đào kép phường hát đón bên Bắc về đi diễu ban ngày giữa đám hội. Môi son

má phấn, mũ giáp, cờ cắm lua tủa sau lưng. Có người đóng ông ghềnh đeo chiếc mặt nạ gò to bằng cái mẹt điệp bạc, áo thụng tay phe phẩy chiếc quạt mo. Trẻ con và bọn con gái thì xán đến trước hai anh trai làng mặc giả làm “Con đĩ đánh bồng”. Áo the đổi vai cánh sen, vạt hóa lý thắt quả găng, quần lĩnh tía, khăn vuông láng thâm, cũng má phấn môi trai lơ. Đôi vú độn to bằng chiếc ấm giỏ phồng lồi trong yếm, vai đeo quai chiếc trống cơm dài ngoẵng. Các “cô” bước núng nính, hai bàn tay tòe cong ngón, đập khe khẽ vào mặt trống. Tiếng trống cơm bùng bùng, xàm xạp, ngẩn ngơ. Những cô gái làng càng chen xô vào nhìn tận mặt “con đĩ đánh bồng”, như chưa biết bao giờ, rồi đấm lưng nhau cười rinh rích...[11, 240]. Ngoài những lễ hội này còn có hội thi cây cảnh trong sân đình làng... Đặc biệt, trong truyện còn đề cập đến một lễ hội phồn thực không biết có từ đời nào mà vẫn còn tồn tại cho đến thời kì Pháp thuộc đó là hội rước Đức Thánh Tăng. Khi miêu tả các lễ hội, nếu nhà văn Vũ Bằng nhấn mạnh về những vẻ đẹp tình tứ nên thơ, Nguyễn Tuân nghiêng về vẻ tài hoa uyên bác thì Tô Hoài lại đi sâu vào những vẻ đẹp phồn thực. Ông ca ngợi vẻ đẹp phồn thực nhân bản của con người: “Trai gái kéo nhau đi tung còn, hoa bướm rơi xuống đầy vai...” Hội rước Đức Thánh Tăng rất lạ và thú vị nhưng lại được ít người biết đến, có lẽ vì đám hội này “lầm lũi lam lũ quá”. Đám rước được tiến hành vào lúc đêm khuya, đoàn người kéo nhau về đám rước đông đúc, chen chúc nhau nhưng đám rước mà “chẳng thấy cờ, long đình, kiệu đâu. Cũng không tiếng trống, tiếng nạo bạt, thanh là như mọi đám rước. Trong sáng trăng, cả một cánh đồng huyên náo sùng sục, kỳ quái, ai cũng hí hởn lạ thường. Toàn trai gái cứ xông vào nhau cật lực, như đánh vật lại như đập lúa. Vào tận nơi cũng không đèn đóm gì hết. Người ta xúm xít đẩy nhau khiêng cái kiệu gỗ. Cũng không phải kiệu chỉ là đòn gỗ tám vai. Mà cả chục, cả chục vai ghé vào huých nhau, va nhau, chen nhau huỳnh

huỵch...” [11,218] Trong lễ rước Đức Thánh Tăng, ta thấy rò ràng Tô Hoài đã

tìm về vẻ đẹp nguyên sơ của con người. Phải chăng vẻ đẹp nguyên sơ ấy chính là sức sống mãnh liệt của con người khổ cực lam lũ. “Suốt cả đêm, kiệu vẫn lắc lư vòng vèo loanh quanh trong cánh đồng mỗi lúc một đông hơn. Tiếng cười rú, tiếng hí, tiếng hú, tiếng rít rầm rầm. Không phải hò hát. Không ra thế nào. Nhưng tiếng hô, câu hò thật lạ tai. Chốc lại văng vẳng hét lên:

Đức Thánh Tăng...Đức Thánh Tăng Đứa nào không nhung nha nhung nhăng

Đức Thánh Tăng bóp vú mẹ nó” [11, 219]

Như vậy lễ hội chẳng làng nào giống làng nào bao giờ. Bởi vì đấy là ngày tưởng nhớ hoặc là ngày kỵ thần hoàng của mỗi làng hoặc các vị thần ở đình, ở đền hay ở miếu, có khi lại là nét đẹp phồn thực từ đời nảo đời nào.

Phong tục tập quán còn được Tô Hoài nhắc đến ngay ở cuộc sống sinh hoạt của con người như phong tục thể hiện qua trang phục, qua hàm răng mái tóc hay cách ăn uống, giao tiếp của con người... Như ta đã biết tục lệ chào hỏi là nét văn hóa đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam. Nội dung hai chữ chào hỏi là: “Chào người trên, người ngang vai và hỏi người dưới. Không chào người dưới, nhưng thường ngỏ lời khéo và thân...Chào hỏi là bước giao tiếp đầu tiên và quan trọng vì người gặp sẽ nhớ mãi cử chỉ ấy, cho nên đã có câu. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” [12, 146]. Có thể khẳng định rằng lời chào là một nét đẹp thanh lịch trong văn hóa ứng xử của người Việt.

Trang phục truyền thống của người xưa cũng là một nét đẹp của văn hóa truyền thống. Trang phục ngày xưa chủ yếu là áo dài. Nếu là con trai thì mặc áo the thâm dài, trốn vạt, cổ cao, không lá sen, triết tà, bỏ năm khuy tết làm sáu khuy đồng, đầu đội khăn nhung. Còn phụ nữ mặc áo tứ thân, sau là dáng áo dài cát tường, người nào nghèo khó thì mặc áo có cái khuy khuyết, mảnh nâu non mới khâu thành áo dài đổi vai. Về trang phục người xưa còn có

quy định riêng về chiếc nón. Bởi không chỉ có quần áo mà cái nón cũng tỏ rò sự phân biệt địa vị con người. Trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài đã chỉ ra các kiểu nón của người xưa: “Nón lông, nón dứa, nón chóp (của quan lại, học trò, nón đàn ông)

Nón nhị thôn, nón lồng lệch. Nón cạp: cho người có tang. Nón dấu của lính tráng...

Các bô lão và các nhà sư đội nón cả tàu lá gồi uốn khum hình quả bứa, gọi là nón tam giang hay nón tu lờ.

Phụ nữ đội nón thúng, hàng ngày thì nón thúng quai sợi mây, ngày hội thì nón thúng ba tầm quai thao, lòng nón sâu, thành nón cao, quai lụa. Xưa nón thúng rộng vành bằng cái mẹt đại, đến khi nón Huế lan ra – mà gọi thơ mộng là nón bài thơ, thì các bà, các cô ăn diện không đội nón thúng nữa...” [12, 118-119]

Trong cách ăn cơm, ăn cỗ, ta cũng thấy nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong ăn uống mọi nhà chú trọng quy củ bày biện thức ăn và cả chỗ ngồi ăn. Khi bày thức ăn cũng phải bày biện theo trật tự, bát nước chấm đặt giữa mâm, không để các món ăn kém giá trị trước mặt người già, người lớn tuổi... Khi ngồi thì ông bà, cha mẹ ngồi trên, anh em chị em ngồi dưới lẫn với trẻ con chứ không được ngỗi lẫn lộn người già, người trẻ. Với một bữa ăn trong gia đình thôi nhưng đã cho chúng ta thấy những quy định theo trật tự từ trên xuống dưới rất rò ràng, cụ thể. Những quy định này đã thể hiện một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của dân tộc ta.

Bên cạnh những phong tục đẹp đã nói ở trên, ta còn cần nói đến tục Nhuộm răng. Thời xưa nhuộm răng là một tục lệ rất quan trọng, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Răng đen của người phụ nữ được ca ngợi tôn vinh như

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí