Nếp Sống Và Phong Tục Trong Chuyện Cũ Hà Nội

nhọc nhằn cơ cực nhiều khi không thể gọi thành tên. Không phải chỉ có Tô Hoài mới nói về những tiếng rao đêm ấy. Trước đó Thạch Lam cũng đã viết về nó. Đằng sau mỗi tiếng rao, Thạch Lam cũng cho người đọc thấy những cuộc đời, những số phận lầm than của những kiếp người : “Đêm khuya nữa...ở các con đường vắng, một bóng người lủi thủi đi, một chấm lửa nhỏ lung lay theo từng bước. Chậm chạp và thong thả, bác hàng quà, đi nhẹ như chân ma, thỉnh thoảng cất lên một tiếng rao khe khẽ, ngắn và chóng chìm vào quãng tối: “Giầy giò...giầy giò...”. Bên cạnh những cuộc đời lam lũ thì “Tiếng rao đêm” trong Hà Nội băm sáu phố phường vẫn còn có một cái gì đó trong trẻo hơn, lãng mạn và có phần nào sáng sủa hơn. “Tang tảng sáng tiếng bánh tây đã rao, với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi, có từng độ, phố xá lên tiếng rao “bán bánh rán nóng, trinh một, xu đôi” của một lũ trẻ con” [19, 366]. Hay đó còn là tiếng rao của bà bán ngô bung ( xôi lúa) “Bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kì lạ: “Eéé

...éc”, “Eéé ...éc...”.” [19, 366]. Còn tiếng rao đêm của Tô Hoài trong Chuyện cũ Hà Nộilà những tiếng rao đêm của những cuộc đời buồn tủi, lầm lũi, cơ cực. Theo dòng hồi ức, tác giả đã ghi lại những tiếng rao buồn của những kiếp người “tha hương cầu thực” bỏ làng quê lên thành phố kiếm ăn, của những người chạy loạn... Vào chập tối, đó là tiếng rao quen thuộc buồn buồn của một ông già “phàn sôi...phá sa” trong gió lạnh, là tiếng rao rè rè “chế mà phù...” của hàng chè vừng đen dành cho trẻ con, là tiếng rao “lục tào sa...lục tào sa...” của hàng chè đậu xanh chen vào, là tiếng rao của người bán mía hấp “gừ lên như tiếng con chim gầm ghì kêu lúc hoàng hôn ở cửa rừng. Suỵt chế...Suỵt chế..”.[11, 102]. Khi về khuya lại văng vẳng tiếng rao của người bán bánh bao “tỉm sắm bao”, khi nghe thấy tiếng rao này là người

nghe đã biết là đã quá mười giờ đêm. Lại phải sang đến phố Hàng Lọng nơi

có chỗ đón khách từ trên tàu xuống, ta lại nghe thấy tiếng rao “lốc bểu! lốc bểu! Tiếng lấp lửng xa xa, cao thấp gập ghềnh. Chẳng hiểu nghĩa thế nào, nghe trong đêm hai tiếng ngẩn ngơ đã muốn nghĩ ra cuộc đời âm u tha hương của người rao hàng” [11, 103]. Đêm sâu ta lại nghe thấy tiếng rao của hàng cháo gà thoi thóp “Cay hạp trúc...Cay hạp trúc...”, thế rồi người bán cháo rút trong ngăn kéo ra hai thanh tre, vẫn gánh hàng lầm lũi đi, thanh tre ấy đập chéo vào nhau vang lên hai tiếng “Sực tắc...Sực tắc”. Ai đang giở giấc cũng biết đó là gánh hàng cháo gà hay là vằn thắn đang đi qua ngoài cửa. Từ đêm sâu đến tan canh lại bắt đầu có tiếng rao khàn khàn như người ta vừa tỉnh ngủ dậy. “Lồ mái phàn...Lồ mái phàn...”, đó là tiếng rao của xôi lạp xường nóng. Tiếng rao ấy bắt đầu vang lên cũng là lúc trời tờ mờ sáng. Và những tiếng rao “phơ, phơ” của bác phở gánh ở gầm cầu bước ra, ấy là lúc trời đã sáng hẳn...

Những tiếng rao đêm của những con người bé nhỏ đi kiếm ăn trong đêm khuya cất lên nghe thật buồn, giống như chính cuộc đời lầm lũi của họ vậy.

Bên cạnh những tiếng rao của những con người nhỏ bé ngày đêm đi kiếm ăn đó còn là cảnh khổ đau của dân nghèo phố thị bị áp bức bóc lột, bị đè nén nặng nề cùng với đó là sự ngang nguợc của bọn thực dân từ đầu đường đến cuối chợ. Trong truyện Cái xe đạp, Tô Hoài cũng ghi lại rất chi tiết những cảnh bất công, ngang trái đó. Đối với thời nay cái xe đạp chỉ là một phương tiện thô sơ nhưng đối với hơn sáu, bảy mươi năm trở về trước cái xe đạp lại là cả một gia tài mà không phải ai muốn cũng mua được. Để có một cái xe đạp đã vô cùng nhọc nhằn vất vả nhưng để nuôi được cái xe đạp ấy con người còn nhọc nhằn vất vả hơn bao giờ hết. Mỗi năm phải nộp thuế xe đạp mất những một đồng bạc. Trong thời buổi ấy ba đồng bạc đã có thể mua được một tạ gạo Sài Gòn lẫn gạo gãy cho nên giá trị của một đồng bạc lúc bấy giờ là rất lớn.

Thế nhưng chỉ nộp thuế không thì vẫn chưa được yên ổn vì nếu xe không gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên, số nhà, tên phố của chủ xe cũng bị phạt, đèo nhau, phạt, trông cái xe mướp quá, ngứa mắt cũng phạt thế rồi đi đâu cũng phải nhìn đội xếp dù là những người ngay ngắn lương thiện. Bởi vì những ông đội xếp này cứ trông thấy mặt ai là rình bắt, rình khám, rình phạt có khi thềm nhà có rác cũng bị phạt, phơi quần áo, tã lót, chiếu trước cửa cũng phạt, cống bẩn cũng phạt, thậm chí đánh nhau không cần biết ai đúng, ai sai nhưng cũng phạt cả đôi bên, Khổ hơn nữa là cả thành phố không ở đâu có nhà đái công cộng thế nhưng nếu đi bậy bên vệ đường là cũng bị bắt phạt. Vì thế cho nên “trẻ con trong làng đi phố mót đái cứ vừa đi vừa đái ra quần. Các bác cu li kéo xe thì vừa chạy vừa đái vào bẹn” [11, 30]. Cảnh sống của những con người thời bấy giờ khổ, nhục biết nhường nào.

Chuyện cũ Hà Nội còn cho ta gặp cảnh sống của những người kẻ chợ. Truyện ngắn Phố Hàng Đào kể về cảnh mua bán tơ lụa ở phố Hàng Đào. Những người bán hàng tơ lụa trong các làng nghề thì lo lắng dúm dó, nhà nào may mắn thì chỉ đủ ăn nhưng những nhà buôn tơ lụa thì nhà cửa to, bề thế và giàu có. Tiêu biểu cho con buôn trong Phố Hàng Đào phải kể đến Mợ Hai. Mợ Hai là người thu mua tơ lụa của các làng nghề. Mỗi phiên chợ “Mợ Hai ngồi xếp bằng giữa cái sập. Mợ chít khăn nhung vành dây, mặt phấn tròn húp híp. Tai đeo hạt ngọc xanh. Cổ quấn dây chuyền vàng, tay mấy tầng vòng ngọc thạch, lại thêm cái mặt lập lắc vàng lóng lánh, áo nhiễu trắng, tấm quần lụa trắng tôn người mợ Hai lên thành một ụ lụa” [11, 153]. Trong khi đó, những người bán hàng là người ở các miền quê. “Người bán lụa ngồi xổm từ ngoài cửa vào kín lối đi”. Tuy vậy, những người làng quê ấy cũng đã bắt đầu xuất hiện những nét tinh quái trong làm ăn: Người đến sau bước rón rén, nói nịnh vu vơ một câu: Nhà lát đá hoa

thế này mà được ngả lưng một cái còn mát bằng vạn cái giường thổ tả nhà tôi, các ông các bà ạ... Có người đứng dậy, vào rút đệp lụa nhà mình đặt lên trên. Rồi cầm cái quạt lông, khẽ phảy một bên tóc mai Mợ Hai. Ý muốn nhắc khéo mợ đo cho nhà cháu trước...Nhà nào sắp đặt khéo, biết giấu lá lụa kém phía trước vào trong. Mợ Hai giở xem mấy thước, thấy mặt hàng phẳng, mép biên gọn ghẽ. Thế là được...” [11, 153-154]

Trong Phố Mới, ta cũng bắt gặp hình ảnh của những con người kẻ chợ. Cuộc sống của họ có nhiều mưu toan tính toán. Đó là hình ảnh của những nhà cho vay cầm đồ nặng lãi, là những tú bà nhớn nhác tìm khách, là bọn cờ bạc bịp nhan nhản khắp phố ... và đau đớn hơn đó còn là chợ buôn người không bao giờ ngớt...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bên cạnh cảnh mua bán tấp nập là cảnh các nhà hát ả đào ở khắp các phố với nhiều tên gọi khác nhau. Hát ả đào vốn là một thú chơi tao nhã của người xưa, đã xuất hiện từ thời nhà Lí thế kỉ XI. Ngày trước các cụ làm được bài thơ mới là cùng mời nhau thưởng thức. Họ tìm đến các nhà đào hát để nghe đào nương ngâm những bài thơ của chính mình sáng tác. Cùng với những câu ngâm của đào nương là tiếng đàn đáy tưng tưng, lá phách buông giòn, ngọn roi chầu tom chát. Hát ả đào khi ấy rất thanh tao. Thế nhưng sang đến đầu thế kỉ XX, hát ả đào đã có nhiều biến thiên thay đổi theo thời đại. Khi ấy hát ả đào đã xuất hiện cảnh “rượu ôm ”, các ả đào không biết hát thì “ve vuốt” khách... Những cô đào rượu này phần đông là những cô gái trong các làng lạc bước, son phấn bôi bệch bạc, áo hồng, áo tím hở sườn, đi dép guốc đẹp nhưng chân thì nứt nẻ từng miếng to. Khách làng chơi thì đủ loại, chẳng cần trống phách gì, đợi có thức nhắm là họ ăn, họ uống và ngả ngốn với đào rượu...

Như vậy cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội không chỉ có cảnh lầm than, lam lũ của con người sống trong thời Pháp thuộc mà bên cạnh đó còn là cảnh sinh hoạt của một vùng đất đang dần đô thị hóa, nhố nhăng, hài hước.... Tất cả được tác giả ghi lại rất tỉ mỉ, chi tiết.

Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 7

2.3. Nếp sống và phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội

2.3.1. Nếp sống trong Chuyện cũ Hà Nội

Trong Chuyện cũ Hà Nội, tác giả đã giành rất nhiều trang viết để ghi lại những nếp sống đẹp của người Hà Nội xưa. Có cả những nếp sống cũ và những nếp sống mới - lạ thời đó, mà giờ đây, trong xã hội hiện đại này, có phần nào đã bị coi nhẹ hoặc không còn.

Đầu tiên phải kể đến nếp sống đã ăn sâu vào tâm hồn của người Việt Nam, đó là luôn hướng về nguồn cội. Dù có đi bất cứ đâu, làm bất cứ nghề gì thì trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người đều hướng về nguồn gốc của mình. Hàng năm đến ngày lễ tết dù phải chạy tết đến “bở hơi tai” nhưng những người dân nghèo vẫn chuẩn bị cho ngày tết thật tươm tất cho người sống và cho tổ tiên ông bà. Nhà nào có của nả một chút thì có miếng thịt lợn, cái chân giò, con gà để cúng tổ tiên. Nhà nào thanh bạch thì có đĩa xôi, nải chuối. Nhà túng bấn, kiệt cùng cũng phải có thẻ hương, bát nước cúng đặt lên bàn thờ. Cốt là có tấm lòng ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên mình. Đây là nếp sống đã ăn sâu hàng ngàn đời nay của con người Việt Nam, nét đẹp ấy đến nay vẫn được lưu truyền và giữ gìn.

Nói đến nếp sống của người Hà Nội xưa là còn nói đến nếp sống thanh lịch. Đó là sự tinh tế, lịch sự trong cách ứng xử, giao tiếp, là cách xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao. Sự thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện qua từng lời nói, lời chào thân thiện. Trong Lời chào cao hơn mâm cỗ, tác giả đã ghi lại những lời chào của người Hà Nội xưa và nay.

Người Hà Nội xưa quan niệm “Lời chào cao hơn mâm cỗ. Ở trong nhà, người nhỏ tuổi phải đi gửi về thưa với người lớn, về đến nhà hay ra khỏi nhà đều phải chào hỏi. Từ khi trẻ vừa bập bẹ tập nói đã được dạy những điều này. Khi trẻ lớn hơn một chút, nếu sơ xuất không chào thì được người lớn nhắc nhở. Khi ra đường ở phố hay trong làng, họ hàng láng giềng hay những người quen biết khi gặp đều chào hỏi nhau, tác giả viết: “Ngoài đường, trong làng hay trong phố cũng thế, nhất là ở trong làng, họ hàng, láng giềng và quen biết rộng, khi gặp đều chào hỏi nhau. Với các cụ ông, cụ bà, các vị cao tuổi thì không kể họ hàng láng giềng, miễn là biết mặt, biết tiếng, đều lễ phép chào hỏi. Đương đi nhanh, bước chậm lại, dừng lại, chắp tay (trẻ con, học sinh thì khoanh tay) cất tiếng chào. Như vậy, là đứng đắn, là ngoan mà mau mồm mau miệng.” [12, 146-147].

Nay nếp sống thanh lịch này đã có phần nào chểnh mảng và bị coi nhẹ. Người ta ra đường không cần chào hỏi. Bản thân tác giả là người trực tiếp chứng kiến sự thay đổi này: “Những chuyện về chào hỏi trên kia xem ra ngày trước giữ gìn được, nếu người trong nhà chểnh mảng thì nhắc nhở. Bây giờ chểnh mảng nhiều. Tôi đi vào trong ngò nhà tôi, các cháu gặp, chẳng mấy cháu nhớ chào tôi. Có cháu đi không tránh, cứ đâm thẳng vào chân, vào vai tôi rồi nó tỉnh bơ, cười trừ”[12, 147]

Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội xưa còn được thể hiện ở trang phục. Người Hà Nội rất chú ý đến cách ăn mặc. Trải qua hàng nghìn năm, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch.

Nếu là người giàu có, họ rất coi trọng việc chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo được ưa chuộng thời xưa là the, mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa và được nhuộm thâm. Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi , sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Ngoài ra, một số chất liệu vải

cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu.... Đấy đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội

Còn thị dân các phố nghề, người buôn bán, người lao động thì ưa quần áo màu thâm, trắng và nâu. Quần áo nhuộm bằng củ nâu vừa bền màu vừa bền sợi. Thiếu nữ mới lớn thích nhuộm màu nâu non để tôn thêm vẻ đẹp của nước da trắng ngần. Các ông bà thì thích nhuộm màu tiết dê...

Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ là những tà áo dài. Áo dài có từ bao giờ cũng khó xác định, có thể đã hơn trăm năm và ngày nay trở thành trang phục đẹp nhất, tiêu biểu cho cách ăn mặc đậm đà tính dân tộc người phụ nữ Việt. Tại nhiều hoạt động đối ngoại của đất nước, áo dài trở thành lễ phục không thể thiếu được. Trong Chiếc áo dài, nhà văn Tô Hoài cũng chỉ ra sự khác biệt trong trang phục của chiếc áo dài hồi đầu thế kỉ XX: “Xưa kia, áo dài của giới nữ, áo dài trong làng không như cái áo dài hàng phố, nơi phồn hoa đô hội ganh đua, nơi chuộng ăn chắc mặc bền, và áo của người giàu có, sang trọng không mảy may, đơn giản như áo của người nghèo khó. Kiểu cách và màu sắc, cái áo ở tuổi con gái khác tuổi nạ dòng, khác tuổi già...”[12, 343]. Nét đẹp của con gái Hà Thành còn được thể hiện ở những kiểu áo dài khác nhau theo từng thời kì. Đầu tiên có thể kể đến chiếc áo tứ thân và váy chồi. “Các cô trong làng, lớn lên mặc áo tứ thân và váy chồi - về sau mặc quần, còn cái váy thì dần dần biến mất. Có nhà khá giả, con gái tóc trên đầu còn để trái đào đã mặc áo tứ thân, thắt lưng con cón” [12, 343]. Sở dĩ được gọi là áo tứ thân là vì đằng trước có hai vạt dài, một vạt con và vạt lưng áo. Tất cả gồm có bốn mảnh. Bên trong áo tứ thân lại có thêm hai dải yếm đeo trên cổ, trên ngực và hai dải yếm này tỏa dài xuống. Bên ngoài được trang trí bằng một cái thắt lưng, có dải yếm và cái thắt lưng để giữ cho tấm áo đứng thân. Sau này, theo hướng thành thị, chiếc áo tứ thân được bỏ bớt thắt lưng hay yếm và thay vào đó là chiếc áo dài chiết tà, bỏ ống tay, xiết lưng, bó thon lại, rồi đóng khuy và thêm một cái khuy bấm ở nách. Bên cạnh áo tứ thân còn có áo dài

đổi vai. Đây là một loại áo the được mặc để đi chợ. Vì vất vả gồng gánh nên vai áo nhanh bạc màu, nhanh rách nên từ nửa lưng lên đến vai được thay bằng một màu vải khác (thế nên gọi là đổi vai). Hai miếng đổi vai này được khâu đều nhau. Có người điệu đà một chút thì khâu so le nhau. Về sau, áo dài được cải tiến theo hướng thành thị: áo tứ thân giờ chỉ còn hai tà áo dài quá gối một chút, lưng lượn bó, bỏ vạt con, bỏ cái lá sen quanh cổ thay vào đó là cổ cao hơn một phân, làm thêm một cái khuy bấm sát nách, chặt chẽ cổ tay. Đây là dáng áo Cát Tường đã mốt một thời và bóng dáng của nó đến nay vẫn còn. Như vậy nét thanh lịch trong cách ăn mặc của người Hà thành xưa luôn giữ được vẻ trang nhã, hài hòa, giản dị. Mỗi người ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình. Đến nay trang phục áo dài của thanh nữ Hà Nội vẫn là nét đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam.

Nếp sống của người Hà Nội xưa còn thể hiện trong cách ăn. Truyện ngắn Ăn cơm ăn cỗ cho chúng ta biết về nếp ăn uống của người Hà Nội. Thời xưa các nhà chú trọng quy củ, cách thức bày biện thức ăn và chỗ ngồi ăn:Bát nước chấm đặt giữa. Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên. Hai bát canh không đặt liền nhau”. Khi ăn không được nhai tóp tép, không vừa nhai vừa nói chuyện, không gò đũa cả, đũa con canh cách, không cắm đũa vào giữa bát cơm mới xới - như những bát cơm cúng đám ma, không vét nồi cơm cồn cột, không cầm thìa húp canh... Khi ngồi ăn cơm, không ai bảo ai nhưng vị trí ngồi dường như ai cũng nhớ: ông bà, cha mẹ ngồi trên; anh em, chị em ngồi giữa lẫn với trẻ con; vợ chồng ý tứ không ngồi gần nhau; con dâu, con gái thì ngồi đầu nồi xới cơm cho cả nhà. Khi đưa cơm cho người trên phải đưa hai tay, trước khi ăn cơm phải mời người lớn, sau khi ăn xong bát phải sạch và để ngang đũa lên bát rồi phép cơm... Những phép tắc này đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt nhưng đến nay đã có phần nào bị giảm nhẹ: có những người hình thức rườm rà hơn thành ra thủ tục khoe của; có người thì vênh vang ta giàu có; mâm cơm rất sang trọng nhưng người già, người trẻ ngồi

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí