của Chính phủ và hiện nay là Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án đã quy định cụ thể các loại và mức án phí, lệ phí nhưng cách tính án phí và giá trị tài sản tranh chấp của các Thẩm phán trong trường hợp hòa giải thành ngay từ khi chưa định giá tài sản vẫn rất tùy tiện.
3.1.2. Thực tiễn hòa giải việc dân sự ở Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội dẫn đến sự đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Ngay đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại Tòa án, ngoài việc có quyền khởi kiện vụ án dân sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức còn có quyền yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Thủ tục giải quyết các yêu cầu đó của các chủ thể tại Tòa án được gọi là thủ tục giải quyết việc dân sự.
Theo quy định tại Điều 311 của BLTTDS thì việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa vụ trong các quan hệ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình [34].
Những việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm:
- Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26 của BLTTDS;
- Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 27 và 28 của BLTTDS;
- Những yêu cầu về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 29 và 30 của BLTTDS;
- Những yêu cầu về lao động mà pháp luật có quy định.
Trước khi BLTTDS được ban hành, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, cũng như trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự. Các văn bản về nội dung như Bộ luật Dân sự năm 1995 đã xác định thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết một số việc dân sự như: yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết [32]. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi... [33]. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự này. Do vậy, có thể nói rằng, những quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS là những quy định mới của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 311 của BLTTDS thì việc giải quyết các việc dân sự được thực hiện theo các quy định tại Chương XX và các quy định khác của Bộ luật, nếu không trái với quy định của pháp luật. Theo đó, thủ tục giải quyết việc dân sự được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản quy định từ Điều 3 đến Điều 24 và các quy định khác của BLTTDS nếu không trái với quy định của pháp luật về thẩm quyền, thành phần, chứng cứ và chứng minh, thời hiệu giải quyết yêu cầu, việc cấp, tống đạt văn bản tố tụng... Tuy nhiên, do việc dân sự có đặc thù riêng là các bên không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ mà chỉ yêu cầu Tòa án công nhận cho mình các quyền dân sự; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các đương sự nên thủ tục giải quyết việc dân sự có những điểm khác so với thủ tục giải quyết vụ án
dân sự. Đa số các việc dân sự, Tòa án không tiến hành hòa giải. Mặt khác, thủ tục hòa giải việc dân sự cũng có nhiều điểm khác biệt so với hòa giải vụ án dân sự.
Tại TAND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, các Thẩm phán thường chỉ hòa giải đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, còn các việc dân sự khác thì thường không hòa giải. Trình tự, thủ tục hòa giải các việc dân sự được tiến hành như sau:
Sau khi thụ lý việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết nghiên cứu kỹ nội dung đơn, ra thông báo về phiên hòa giải và tống đạt cho các đương sự như thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
Tại buổi hòa giải, cũng có mặt Thẩm phán, Thư ký Tòa án và các đương sự. Mọi thủ tục tại buổi hòa giải cũng giống hệt như hòa giải vụ án dân sự. Nếu hòa giải thành thì Tòa án cũng lập biên bản hòa giải thành. Song sau khi hòa giải thành, Tòa án không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà giải thích cho đương sự hiểu để họ tự rút yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Nếu đương sự không tự rút yêu cầu thì Tòa án ghi nhận những điều các đương sự đã thỏa thuận được vào quyết định giải quyết việc dân sự. Nếu không hòa giải thành thì Thẩm phán sẽ mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Một số Thẩm phán thì không thực hiện theo trình tự trên mà tiến hành hòa giải ngay tại phiên họp xét đơn yêu cầu. Tại phiên họp, Thẩm phán vẫn tiến hành hòa giải, nếu các đương sự thống nhất được quan điểm với nhau thì Tòa án ghi nhận trong quyết định giải quyết việc dân sự.
Sở dĩ có những cách làm khác nhau như vậy ở cùng một Tòa án cấp huyện là do PLTTDS còn quy định quá chung chung về vấn đề hòa giải các việc dân sự. Tác giả cho rằng, không những chỉ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn mới tiến hành hòa giải mà Tòa án có thể tiến hành hòa giải đối với rất
nhiều yêu cầu của đương sự như yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi... Tùy vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tiến hành các bước hòa giải và ra quyết định cho phù hợp.
Kết quả hòa giải việc dân sự tại TAND huyện Hoài Đức trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Kết quả giải quyết các việc dân sự
Tổng số thụ lý | Đã giải quyết | |||
Tổng số | Hòa giải thành | Tỷ lệ | ||
2005 | 31 | 30 | 02 | 6,7% |
2006 | 30 | 28 | 01 | 3,6% |
2007 | 23 | 23 | 01 | 4,3% |
2008 | 14 | 14 | 0 | 0% |
6 tháng đầu năm 2009 | 06 | 05 | 0 | 0% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quy Định Về Tiến Hành Phiên Hòa Giải Vụ Việc Dân Sự
- Các Quy Định Về Giải Quyết Trường Hợp Hòa Giải Không Thành, Không Hòa Giải Được
- Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 11
- Cần Bổ Sung Quy Định Về Phương Pháp Tiến Hành Hòa Giải
- Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn Và Kỹ Năng Hòa Giải Cho Đội Ngũ Cán Bộ Làm Công Tác Xét Xử
- Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nhìn vào bảng kết quả trên, có thể thấy rằng các việc dân sự được TAND huyện Hoài Đức giải quyết ngày một hạn chế hơn và tỷ lệ các việc hòa giải thành cũng ngày càng ít hơn. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì sau khi BLTTDS được ban hành, tất cả các Thẩm phán đều hồ hởi cho rằng việc giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục việc dân sự sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn thủ tục giải quyết vụ án dân sự nên hễ đương sự có đơn yêu cầu là Toà án thụ lý và giải quyết ngay. Dần dần về sau, các Thẩm phán thấy rằng giải quyết việc dân sự bắt buộc phải có Kiểm sát viên tham gia phiên họp nên rất phiền hà, do đó, khi đương sự đến nộp đơn yêu cầu, nếu xét thấy yêu cầu của đương sự có thể chuyển sang giải quyết theo thủ tục của vụ án dân sự thì Thẩm phán sẽ hướng dẫn đương sự làm đơn khởi kiện vụ án thay cho đơn yêu cầu. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện tại, dường như không còn một yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn nào được thụ lý trong sổ thụ lý việc dân sự ở TAND huyện Hoài Đức. Các yêu cầu đó đều chuyển thành vụ kiện ly hôn và được giải quyết bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Hiện nay, các yêu cầu được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự chỉ còn là những yêu cầu không thể chuyển sang giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự như: yêu cầu tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu công nhận một người mất năng lực hành vi dân sự.... Còn những việc như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn... đều chuyển sang giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
Một vấn đề nữa là trong một số trường hợp đương sự chỉ yêu cầu Tòa án công nhận những vấn đề mà họ đã tự thỏa thuận nên nếu không hòa giải thành, tại phiên họp, Thẩm phán chấp nhận yêu cầu của họ thì quyết định được ban hành là quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay quyết định giải quyết việc dân sự? Nên chăng cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này?
Tóm lại, BLTTDS không có điều luật nào quy định về vấn đề hòa giải việc dân sự. Vì vậy, mỗi Thẩm phán có một phương pháp làm khác nhau.
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÒA GIẢI VỤ VIỆC DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.2.1. Các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi mà chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân - Nhà nước mà trong đó các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, thì việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ là rất cần thiết. Có như vậy, chúng ta mới sớm đạt được mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" [26]. Để các tranh chấp, mâu
thuẫn trong lĩnh vực dân sự được giải quyết một cách nhanh chóng, dứt điểm thì ngoài việc hoàn thiện pháp luật về nội dung, pháp luật về tố tụng cũng cần phải được hoàn thiện để đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật. Qua nghiên cứu về chế định hòa giải trong BLTTDS, tác giả thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định như sau.
3.2.1.1. Về nguyên tắc tiến hành hòa giải
Theo khoản 2 Điều 180 của BLTTDS, việc hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc sau:
a, Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b, Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, việc thỏa thuận để giải quyết tranh chấp không phải lúc nào cũng phân định một cách rò ràng như luật định, mà phải có sự nhường nhịn, bao dung, có lý nhưng cũng phải có tình. Sự khác nhau về địa vị kinh tế, chính trị, xã hội của các đương sự có thể dẫn đến trường hợp tự nguyện thỏa thuận nhưng ở tình thế "kẻ hèn phải nhường người sang" hoặc "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Vì vậy, để có được ý chí thực sự của các bên đương sự trong thỏa thuận thì cần thiết phải có sự bình đẳng giữa các bên. Hơn nữa, khi thỏa thuận, nếu các bên không trung thực, đưa ra những thông tin không chính xác hoặc cố tình lừa dối thì thỏa thuận đạt được sẽ không được pháp luật ghi nhận. Mặt khác, khi tiến hành hòa giải, với vai trò là người trung gian, Thẩm phán phải là người có nhiệt huyết cao đối với công việc và phải có tính kiên trì, biết lắng nghe để có cơ sở thuyết phục các bên hòa giải. Nếu không kiên trì lắng nghe thì Thẩm phán sẽ không thể nắm bắt được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các bên. Nếu không kiên trì giải
thích pháp luật và phân tích những cái được và cái mất cho các bên đương sự thì việc hòa giải sẽ rất khó đạt kết quả.
Ngoài ra, pháp luật quy định chỉ sự thỏa thuận của đương sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội là chưa đủ. Việc hòa giải không những vừa phải bảo đảm không trái với pháp luật về nội dung mà còn phải không trái với cả pháp luật tố tụng dân sự vì nội dung sự thỏa thuận của các đương sự tuy không trái pháp luật nhưng quá trình hòa giải không tuân thủ các quy định về hòa giải như không triệu tập đúng thành phần tham gia hòa giải, người chủ trì hòa giải không có tư cách.v.v.. thì nội dung thỏa thuận có đúng pháp luật vẫn vô nghĩa.
Từ những phân tích trên, tác giả thấy rằng khoản 2 Điều 180 của BLTTDS cần được sửa đổi bổ sung thêm hai nguyên tắc mới. Cụ thể là việc hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc sau:
a, Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong hòa giải; b, Các đương sự bình đẳng và trung thực trong hòa giải;
c, Thẩm phán phải tích cực và kiên trì trong hòa giải;
d, Việc hòa giải không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
3.2.1.2. Cần bổ sung quy định về mục đích hòa giải
Theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều 180 của BLTTDS thì Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong BLTTDS vẫn chưa có điều luật nào quy định về mục đích hòa giải.
Khi các đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì mâu thuẫn giữa họ đã được giải quyết dứt điểm và việc giải quyết vụ án cũng được kết thúc sớm, không tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức của Toà án; đồng thời, chất lượng giải quyết án cũng được nâng cao. Song có nhiều Thẩm phán chỉ coi hòa giải là một thủ tục bắt buộc nên họ tiến hành hòa giải
mang tính hình thức, không quan tâm tới kết quả hòa giải. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm điều luật quy định về mục đích hòa giải để các Thẩm phán nhận thức đầy đủ hơn, từ đó tích cực hòa giải đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể cần bổ sung thêm quy định về mục đích của hòa giải là: Tạo điều kiện cho các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, rút ngắn thời gian tố tụng, tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức của Nhà nước, của đương sự và của toàn xã hội.
3.2.1.3. Cần bổ sung quy định về địa điểm hòa giải
Theo quy định tại Điều 183 và 186 của BLTTDS thì Tòa án phải thông báo địa điểm hòa giải cho các đương sự và địa điểm hòa giải phải được ghi trong biên bản hòa giải. Quy định này đã gây ra sự tranh cãi trong thực tế. Có quan điểm cho rằng chỉ được tiến hành hòa giải tại trụ sở Tòa án, có quan điểm lại cho rằng Tòa án có thể tiến hành hòa giải ở bất cứ địa điểm nào vì pháp luật không có quy định cấm. Đa số quan điểm cho rằng, có thể tiến hành hòa giải ở bất cứ đâu nhưng không phải ở gia đình đương sự hay gia đình Thẩm phán vì theo quy chế của ngành Tòa án thì Thẩm phán không được tiếp xúc với đương sự tại nhà riêng. Tác giả cho rằng, trước khi mở phiên tòa, Tòa án có thể tiến hành hòa giải ở bất cứ địa điểm nào nhưng ở mỗi địa điểm cần phải có quy định riêng về người chứng kiến. Chẳng hạn, nếu hòa giải tại trụ sở ủy ban nhân dân xã nơi đương sự cư trú thì phải có sự chứng kiến của đại diện ủy ban nhân dân xã hay nếu hòa giải ở trại giam thì phải có sự chứng kiến của lãnh đạo trại giam đó... Thậm chí, Tòa án còn có thể tiến hành hòa giải ngay tại gia đình của đương sự nếu đương sự không thể tự đi lại được, nhưng khi hòa giải phải có sự chứng kiến của chính quyền địa phương và đại diện gia đình...
Để tránh sự tranh cãi và áp dụng thống nhất, cần thiết phải bổ sung quy định về địa điểm hòa giải trong BLTTDS. Tác giả cho rằng có thể bổ sung điều luật quy định về địa điểm hòa giải như sau: