Người Và Cảnh Trong Chuyện Cũ Hà Nội .

liên quan đến giao thông, xây dựng là phải dùng nguyên vật liệu của Tây, từ lọ thủy tinh, cái nắp cống, biển đề số nhà rồi đến viên gạch... “Việc ở đâu, cái gì Tây cũng làm cả và từ bên Tây đem sang. Tây moi hết tiền. Cái nắp cống gang, ống nước bằng chì, lọ thủy tinh đựng thuốc, mảnh sắt xanh xanh đề số nhà, tên phố đều làm ở Pháp, có tàu thủy tải sang. Cột đèn tròn, cột dây điện vuông ở góc phố, cũng đúc tận bên ấy. Các hãng Tây buôn càng phát tài bán được nhiều thứ cho thuộc địa. Cả đến hòn gạch, hòn ngói cũng đóng ở lò bên Mạc xây” [11, 47] Như vậy, chỉ với một truyện ngắn nhưng Tô Hoài đã ghi lại quá trình đô thị hóa qua từng ngò phố, các con đường cùng với cảnh người tấp nập. Tô Hoài ghi rằng “Giữa Hà Nội quen thuộc quá mà phường phố thì thật xa lạ” [11, 49]

Đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nộikhông chỉ là ở các ngò phố, những con đường mà còn được tác giả ghi lại ở các phương tiện. Nếu như trước khi Pháp vào Hà Nội và biến Hà Nội trở thành thủ đô của Đông Dương, các phương tiện được người dân dùng chủ yếu là những chiếc xe đẩy hay xe bò, xe ngựa, xe cút kít thì giờ đây những chiếc xe ấy đã rất hiếm hoặc có còn thì cũng được cải tiến đi khá nhiều. Thay vào những chiếc xe thô sơ này là những phương tiện hiện đại hơn được Pháp mang về như cái xe đạp, hay cái tàu điện...

Cái xe đạp được Tô Hoài nhắc đến trong thời Pháp thuộc còn rất hiếm hoi, cả làng chỉ có một cái xe đạp của ông đội Lang. Cái xe đạp thời ấy quý hiếm nên được gìn giữ rất cẩn thận, đi đâu về là lại phải lau xe. Nhưng có một cái xe đạp để dùng vào thời ấy cũng rất nhiêu khê, tốn kém; xe không phanh cũng phạt, không gác đờ bu cũng phạt. “Xe phải gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên, số nhà, tên phố của chủ xe. Không có, phạt. Đèo nhau, phạt. Trông cái xe mướp quá, ngứa mắt cũng phạt.. Ba đồng một tạ gạo Sài Gòn lẫn gạo

gãy hạng vừa, giá trị một đồng bạc không phải nhỏ. Thế mà thuế xe đạp mỗi năm đóng mất một đồng bạc, được lĩnh về một miếng lập lặc bằng đồng vặn vít đeo vào xe. Đầu năm, chỉ hết tháng giêng, đội xếp đã đứng đường tóm phạt các xe chưa có lập lặc mới.”[11, 3]. Có thể thấy, để có một cái xe đạp thì chủ nhân của nó rất vất vả và tốn kém. Thế nhưng vào thời bấy giờ có một cái xe đạp cũng là một điều xa xỉ và rất đáng quý. Cho nên thời ấy người ta chưa gọi là mua xe đạp mà người ta gọi một cách trịnh trọng là “tậu xe đạp” giống như tậu ruộng vậy. Với một câu chuyện rất ngắn nhưng Tô Hoài đã vẽ lại rất chân thực cuộc sống cũng như tâm lí của con người Hà Nội thời thuộc Pháp, và ẩn đằng sau đó là một niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho người dân lam lũ, tảo tần.

Không chỉ có xe đạp, nền văn minh hiện đại phương Tây còn đem đến cho nước ta một phương tiện mới mẻ khác, đó là “Cái tàu điện”. Thời đó cái tàu điện còn là một phương tiện rất mới với người dân, vì thế trong bài ca dao vùng Bưởi có viết:

“Thằng Tây ngồi nghĩ cũng tài Sinh ra đèn máy thắp hoài năm canh

Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường

La ga thì ở Thụy Chương

Dây đồng cột sắt tìm đường kéo lên Bồi bếp cho chí bồi bàn

Chạy tiền kí cược đi làm “sơ vơ” Xưa nay có thế bao giờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Có cái tàu điện đứng chờ ngã ba”

Trước đây, khi chưa có tàu điện thì xe ngựa, xe bánh sắt, xe bò, xe cút kít một bánh gỗ rít váng óc giữa oi ả trưa hè. Từ khi có tàu điện, các loại xe này dần dần không còn nữa, “chỉ có cái tàu điện vẫn còn và được nối thêm một toa, hai toa, chạy ầm ầm giữa tiếng chuông ở chân người lái tàu dần xuống, thành tiếng dài dài keng keng ầm ầm mà người vùng Bưởi gọi là tiếng “keng ầm” tàu điện” [11,85]

Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài - 4

Cái tàu điện đã mang đến cho Hà Nội thời bấy giờ một cái gì đó rất mới mẻ. Từ khi có cái tàu điện, cuộc sống của người dân nơi đây trở nên háo hức hơn :”Cái tàu điện chạy sớm, náo động cả phố xá. Các cụ kể ngày mới có tàu điện, cả tháng liền vùng ngoại ô nô nức được đi tàu không mất tiền vé, cứ lên tàu ngồi chơi ra kẻ chợ. Dẫu sao ngót trăm năm nay rồi, cái tàu điện keng keng ầm ầm vẫn “chạy quanh phố phường””[11, 89]. Tuy nhiên những câu chuyện xung quanh cái tàu điện cũng đáng buồn lắm. Truyện kể lại rằng: ở các quãng tàu tránh, người ăn xin, ăn mày nhiều không kể xiết. Mỗi khi tàu đỗ ở các quãng ấy thì tiếng ăn mày, kêu xin, tiếng hát xẩm lại thảm thiết rên rỉ. Thế nhưng dù thảm thiết thế nào thì đôi bên hàng tàu chẳng ai thèm ngó cổ ra. Thảm thương hơn nữa còn là cảnh người trốn vé nhảy tàu chuyền toa chạy Tây Coóc và đã có trường hợp chết rất thảm thương. “Chỗ ấy quãng đường uốn cong xế cửa trường Bưởi, Tây Coóc thình lình đi khám vé. Một thằng bé, quần đùi áo nâu, cắp hộp kẹo vừng kẹo bột trốn vé chạy ra cửa tàu. Nhưng nó vẫn ham bán kẹo - có lẽ thế. Nó không nhảy xuống đường. Nó chuyền cuối tàu sang toa. Thế là cả người và cái hộp kẹo lạng vào bánh tàu điện, tàu đương lượn nghiêng, bánh tàu xiết vào đường ray rên lên ken két...” [11, 88-89]

Có thể thấy, từ khi có cái tàu điện thì đồng thời Hà Nội cũng đã xuất hiện những âm thanh vang động đến khắp các phố phường, mang đến cho

Hà Nội một cuộc sống nhộn nhịp hơn, tươi mới hơn. Từ cuộc sống nhộn nhịp, tươi mới đó, chúng ta có thể nhận thấy rất rò ràng Hà Nội đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ. Và theo đó, nền văn minh phương Tây đã thâm nhập vào nước ta lúc bấy giờ một cách nhanh chóng. Bên cạnh cuộc sống đô thị náo nhiệt, ta lại bắt gặp những hình ảnh buồn thương của lớp dân nghèo, cảnh ăn xin, cảnh chạy toa tàu... thật thảm thiết khiến ta không khỏi xót xa bùi ngùi.

Cùng với sự xuất hiện của các phương tiện giao thông mới thì người dân thủ đô xưa cũng được tiếp xúc với những loại hình nghệ thuật rất mới mẻ có nguồn gốc từ các nước phương Tây tiến bộ. Một trong số đó là xem phim. Loại hình nghệ thuật này thời bấy giờ còn rất đơn giản và sơ lược “Ngày ấy phim còn câm và chưa gọi là xem phim, mà là xem xi - la -ma, xem chớp bóng, chớp ảnh[11, 67]. Phim được chiếu cũng khác với bây giờ, nó được chiếu ở các đình làng cho người dân xem và không thu tiền vé. Đây cũng là một hình thức sinh hoạt tập thể mang tính truyền thống của nhân dân ta. Như vậy, rò ràng dù nền văn minh phương Tây có thâm nhập vào nước ta, đưa nước ta trên đường đô thị hóa một cách nhanh chóng, mau lẹ và được nhân dân hưởng ứng, tiếp nhận nhưng những cái cũ của dân tộc cũng không hoàn toàn mất đi.

Quá trình đô thị hóa còn diễn ra trên rất nhiều bình diện khác, thể hiện từ cái răng, cái tóc, lời ăn tiếng nói và cả cái áo dài truyền thống của dân tộc

Người Việt Nam trước kia có tục nhuộm răng. Dù là già hay trẻ, gái hay trai đều phải nhuộm răng. Còn nhỏ thì nhuộm răng màu đỏ cánh gián rồi sau nhuộm thành răng đen. Người phụ nữ đẹp phải có hàm răng hạt na. “Răng hạt huyền, răng hạt na, răng đen rưng rức, đẹp chưa.”[12, 71]. Thế nhưng đó là

chuyện của nửa thế kỉ trước còn bây giờ ai cũng răng trắng, họa may chỉ còn sót lại đôi ba cụ trong làng xưa đã nhuộm răng đen.

Đấy là chuyện về hàm răng còn mái tóc của một người phụ nữ đẹp như trong tranh, yểu điệu thướt tha phải là:

“Khăn nhung uốn tóc cho vừa

Đi giày mòm nhái, đeo hoa cánh bèo Quần thâm, lĩnh Bưởi cạp điều

Hạt vàng quấn cổ ra chiều giàu sang”

Vào quãng những năm 1930 trở về trước, đó là vẻ đẹp mà ai ai cũng ao ước. Còn sau này các cô đã đua nhau sấy tóc “phi dê”, hoặc không sấy tóc “phi dê” thì các vành khăn mái tóc cũng được biến hóa rất nhanh: “Đường ngôi không rẽ giữa nữa, mà để lệch về bên trái, rồi tóc vẫn cuốn thành lọn,nhưng không chít khăn, gọi là “tân thời vấn tóc trần”. Chưa phải đã là mới nhất, có người quấn búi tóc. Cái búi tóc mượt mà, cái trâm chặt chẽ nhưng lại như tự nhiên trễ xuống gáy, dịu dàng, lả lướt.”[12, 78].

Quá trình đô thị hóa không chỉ thể hiện ở hàm răng mái tóc mà nó còn được thể hiện trên chiếc áo dài thời bấy giờ.

Chiếc áo dài cổ truyền thướt tha vốn mang đậm nét dân tộc của người Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, chiếc áo dài truyền thống luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt. Ở thời thuộc Pháp, chiếc áo dài có rất nhiều thay đổi. Cũng là áo dài nhưng mỗi vùng, mỗi tầng lớp may mặc khác nhau. Áo dài của người giàu có không giống với áo của người nghèo, kiểu cách và màu sắc cái áo ở tuổi con gái khác tuổi nạ dòng, khác người già. Nhưng không phải là khác hẳn mà nó lai nhau, cái chính là trong làng bắt chước phố phường. Trước đây, phụ nữ trong làng chỉ mặc những chiếc áo từ thân, ngoài chiếc áo tứ thân còn có áo dài đổi vai rồi sau này khi các nền văn hóa giao thoa thì áo dài

trong làng dần được cải tiến theo thành thị, phố phường: “Áo dài trong làng dần dần được cải tiến theo áo dài thành thị, cho tới giữa thế kỉ, kinh tế và cuộc sống con người phố phường nhộn nhịp mở mang hơn. Buôn bán thông thương vào Nam ra Bắc, đi Hồng Kông, sang Vân Nam, sang Pháp. Xống áo cũng thay đổi theo thời. Không phải chỉ có the lụa, mà may áo dài có hàng kép xuyến nhung, đoạn, xát xi, lụa bom bay...” [12, 345-346]. Tuy nhiên các mốt chỉ được một thời, rồi lại mau chóng qua đi, chỉ có kiểu nào thích hợp thì tồn tại được lâu hơn.

Trong Con nhà người, Tô Hoài đã cho người đọc thấy rất rò quá trình đô thị hóa còn len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống trong xã hội xưa. Đô thị hóa không chỉ được thể hiện ở các ngò phố, các phương tiện, nếp sống, hay phong tục của con người mà nó còn được định hình rất rò ngay ở lời ăn tiếng nói trong giao tiếp đời thường. Truyện ngắn Con nhà người có ghi lại về sự thay đổi trong tiếng gọi bố mẹ. Chỉ trong khoảng mấy chục năm thôi nhưng trên mảnh đất Hà thành tiếng gọi bố mẹ đã có rất nhiều cách gọi khác nhau: “Ngày trước, ở phường phố, con cái gọi bố mẹ là thầy đẻ, thầy me (me chứ không phải mẹ). Nhà có đi đó đi đây bắt chước các nơi đôi chút, gọi là ba má ( hoặc ba mẹ). Vợ chồng con trẻ cho con gọi là cậu mợ. Khi có tuổi mới đổi là thầy mẹ. Hoặc đã quen thuộc, cứ gọi “cậu mợ” đến già. Chưa kể, còn gọi là “ông bà” thay con. Các làng ngoại ô, gọi bố mẹ là thầy u, thầy mẹ, thầy bu. Vài ba nhà giàu kệch cỡm “giẫm phải cứt Tây”, bắt con cái gọi bố mẹ là pa pa, ma măng,”[11, 207]. Có thể thấy rằng quá trình đô thị hóa đã đi vào trong đời sống của người dân với một tốc độ mau lẹ.

Quá trình đô thị hóa trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục...thể hiện rò trên sự thay đổi ngôn ngữ, văn tự. Từ khi Pháp xâm lược nước ta, cùng với việc truyền bá văn hóa phương Tây thì Pháp đã đưa vào nước ta một loại chữ viết

khác, đó là chữ quốc ngữ. Và chữ quốc ngữ đã nhanh chóng đưa chữ Hán và chữ Nôm vào quên lãng để chiếm độc quyền trong việc ghi tiếng Việt. Cuộc thắng lợi này sở dĩ được tương đối dễ dàng bởi vì chữ quốc ngữ là giao điểm của hai chủ trương đối nghịch nhau. Một bên chính quyền Pháp ở Đông Dương xem chữ quốc ngữ là công cụ hữu hiệu để đồng hoá dân thuộc địa. Bên phía những sĩ phu Việt Nam lại cho đó là vũ khí sắc bén trong công cuộc phổ biến tân học, truyền bá tư tưởng yêu nước tiến tới giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho nước nhà. Cũng vì lẽ đó mà chữ quốc ngữ được truyền bá rộng trên khắp đất nước ta “Những lớp học buổi tối đầu tiên được mở ở trường Yên Thái. Hai bên nhà tả vu trong sân đình vốn ban ngày cũng là lớp học vỡ lòng của thầy giáo Thịnh và ông Tú Đễ, tối nào cũng đông người đến nhận sách bút ghi tên học. Cả người đứng tuổi và trẻ con, nhưng nhiều nhất là thanh niên. Thoạt tiên, đèn dầu Tây, đèn cây, đèn hoa kì, cái để đầu bàn, cái treo ba dây. Những đêm mùa hè khói tù mù khét lẹt, mồ hôi nhễ nhại, muỗi ở dòng nước Tô Lịch đọng thối đen ngòm, muỗi bay à à lên mặt cả thầy và trò. Thế mà những cô thợ seo cầu sau tối nào cũng chịu khó đến lớp, khi tan học mới vào seo đèn đến quá nửa đêm.” [11, 131]

Việc truyền bá quốc ngữ đã được toàn thể nhân dân ủng hộ, đặc biệt là tầng lớp trẻ. Ban đầu hoạt động này chỉ diễn ra ở một số làng lẻ tẻ mà mở đầu là làng Yên Thái nhưng về sau nó đã được lan ra rộng khắp ở các làng như làng Nghè, Đức Diễn, Phú Diễn, các làng làm ruộng trồng rau khác... Để cho người dân có thể đọc sách báo, người ta đã lập ở làng Yên Thái một cái thư viện. Không chỉ có thế, để chữ quốc ngữ đến được gần với người dân hơn, nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ rất sôi nổi đã được tổ chức như tổ chức đêm ca nhạc ở sân đình Yên Thái, hoặc diễn các vở kịch ở những làng quê...

Như vậy, việc truyền bá chữ quốc ngữ một cách rộng rãi ở Hà Nội thời Pháp thuộc là một trong những vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong việc đổi mới tư duy nhằm mục đích thúc đẩy quá trình đô thị hóa của đất nước theo kịp với thời cuộc. Mặc dù chữ quốc ngữ đã được nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình song chưa phải đã được phổ biến hoàn toàn. Bên cạnh việc học chữ quốc ngữ thì việc học chữ Hán cũng đóng một vai trò quan trọng, “Những cậu học trò vừa học quốc ngữ, vừa học chữ ta, có cái đầu cạo trọc, đầu mới để sắp ăn tết, đuôi tóc hoa roi dài thòng lòng xuống giữa lưng”[11, 21]. Rò ràng, chữ quốc ngữ đã bắt đầu được dạy nhưng chữ Hán không hoàn toàn mất, trong bối cảnh này dân ta đã học đồng thời song song hai loại chữ. Tuy nhiên phải khẳng định rằng việc học chữ quốc ngữ là một dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự giao lưu nền văn hóa nước ta với các nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để nước ta tiếp cận được với các nền văn hóa tiên tiến phương Tây, cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng hơn.

Có thể nói, trong Chuyện cũ Hà Nội, nhiều bức tranh nhỏ được ghép lại với nhau để trở thành một bức tranh lớn về Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XX. Đó là một thành phố đang trong quá trình đô thị hóa gấp gáp, đổi mới cả trong tư duy, trong tư tưởng, trong lối sống, sinh hoạt và cả trong cách ăn mặc thường ngày...

2.2. Người và cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội.

2.2.1. Con người trong Chuyện cũ Hà Nội

Trong Chuyện cũ Hà Nội,Tô Hoài viết về những chuyện đời thường, với những con người bình thường. Ông hướng ngòi bút của mình về con người nghèo khổ, lam lũ. Đọc truyện của ông, chúng ta bắt gặp hình ảnh con

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí