Cảm Quan Về Phong Tục Trong Chuyện Cũ Hà Nội Của Tô Hoài

hình ảnh sau quả đã lùi thật xa vào quá khứ và trong trang văn của Tô Hoài, nó đột ngột hiện lên làm nhói lòng ta: “Chẳng mấy ngày không trông thấy ngoài đường Quan Thánh đường Cửa Bắc và trên Bách Thảo những cái xe đội sếp lững thững đằng sau một lũ trẻ con cởi truồng đeo cái bị, cái quần buộc túm trên cổ đi về bóp. Mùa quả me, quả sấu nào cũng vẫn cảnh thương tâm ngơ ngác ấy”. Tất nhiên, rồi đội sếp cũng đành chịu khi lũ trẻ ấy chuyển sang hành động ban đêm, trong “ánh điện và bóng tối chập chờn, bóng cây, bóng lá, người trên cây ép mình như con nhái bén, ai mà ròi ra được”. Thế nhưng, một cảnh đau lòng khác lại bày ra. Ấy là đôi khi buổi sáng, ở gốc cây, giữa những đám lá, đám quả rụng “có cành cây gãy bê bết máu”. Những vũng máu đã khô đen. Không biết người ngã gãy chân hay vỡ đầu. Lũ trẻ đã khiêng nhau đi từ trong đêm. Cái gốc của bốn chữ “trèo me, trèo sấu”, theo nhà văn, còn đượm ý nghĩa và hình ảnh xót xa như thế chứ không phải chỉ là câu sỉ vả.

Rất nhiều lần trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài trở đi trở lại với đám trẻ lang thang này. Thường ông vẫn chọn một giọng điệu dí dỏm, nhất là khi miêu tả những trò nghịch ngoạn mục lừa đội sếp của bọn trẻ, điều đó dễ khiến người ta kết luận về sự dửng dưng của nhà văn trước những kiếp đời nghèo khổ. Nhưng thiết nghĩ, với tâm thế của một kiếp người đã từng trải qua tuổi thơ nhiều khốn khó, Tô Hoài chưa bao giờ chọn cho mình cái giọng điệu của người ngoài cuộc để xót xa một cách bề trên. Ông viết về lũ trẻ ấy như một phần đời của chính mình, những kiếp đời rất gần mình, cuộc phiêu lưu không ở ngoài mình, mà những kiếp đời lang bạt ấy thường rất giàu sức sống, ít khi tự thương một cách sụt sùi. Hàng trăm đứa trẻ không nhà không cửa vào khoảnh khắc giao thừa chẳng chốn nương thân, vậy mà vẫn tìm được chỗ trú ẩn kín đáo trong những “gầm quầy rau quả, dưới các phản hàng, trên nóc những xích đông hàng thô”; mặc dù trước đó, cai chợ đã khoá trái cả cửa trước lẫn cửa sau, dùng vòi rồng phun rửa chợ đuổi sạch người. Có đến mấy

chục đứa trẻ ngồi chụm vào nhau cho ấm. “Cái chợ như cái nhà của chúng nó ấy mà. Cả dạo áp Tết không dám ngủ ngoài đường, sợ đội sếp hót đi, đêm nào cũng trốn vào ngủ vụng trong chợ, sớm tinh mơ lủi ra”. Đấy là cách đón giao thừa của những kiếp lầm than trẻ dại mà Tô Hoài đã rất lưu tâm tới.

Nguyễn Đăng Mạnh đã gọi đó là “máu dân chủ” trong sáng tác của Tô Hoài và ông biện luận: Máu dân chủ của Tô Hoài thể hiện ở chỗ nào? ở chỗ ông đặc biệt quan tâm tới những người đời không biết đến, thiên hạ không ai buồn ngó đến. Những người như con sâu, cái kiến, cả đời sống lầm lũi, âm thầm trong bóng tối. Chẳng hạn, những người ông gọi là “ngủ bụi”, không nhà cửa, ngủ đường, ngủ chợ, chân cầu, gậm cầu, có khi ngay giữa bãi cỏ, cứ ba xoa hai đập nghĩa là ngồi đập chân mấy cái rồi lăn ra ngủ và sáng dậy đưa tay lên xoa mặt, như con mèo giơ chân rửa mặt khan”, hoặc là những người ở các vùng nông thôn Hưng Yên, Hà Nam, Thanh Hoá ra Hà Nội kiếm ăn, làm phu hồ, làm ô sin rửa bát, khiêng bàn, khiêng ghế, bưng bê cho các hàng cơm, hàng phở. Đêm về ngủ ở mấy quán trọ ngoại ô, “nằm úp thìa, đầu đàn ông, đàn bà chổng ngược nhau, chân hai bên thò ra mép chiếu (Ngủ bụi); đó là những cô gái đánh giậm, “mỗi cô vác trên vai cái giậm, và cái giỏ con tép, con rô con, con nhái thì đeo thắt lưng cạnh sườn (Cái giậm); đó là những người bán hàng quà đất, gọi là bánh ngói, khách hàng là mấy cụ già ăn đất ngon lành cạnh cái bếp hun đất khói um (Ăn đất); đó là những người dân phố liều sinh sống quanh những bãi rác ở ngoại thành. Mỗi tối hàng trăm xe rác lên bãi đỗ. Thế là cả phố liều đổ ra tấp nập, chen chúc nhau bới bới, nhặt nhặt những cái người trên phố đã vất đi, quẳng đi (Đi dạo chiều ba mươi) v.v...Ngày nay có lẽ ít ai biết đến con ốc mút. Con ốc tủn mủn, bé tí tẹo, đầu to con ốc nhỏ hơn cái đầu đũa, đuôi ốc thì nhọn hoắt. Người ăn lấy đồng xu có lỗ bẻ khấc một phát, cái đuôi ốc gẫy, rồi đưa lên miệng mút, ruột ốc chỉ bằng cái đầu tăm. Tô Hoài đã viết về những người ăn ốc mút và những người

đi mò, đi cào ốc mút ở Hồ Tây. Họ là những dân tứ xứ, không biết từ đâu tới, cặm cụi, mò mẫm suốt một buổi, đến xế chiều mỗi người xách lên một xô ốc đem bán ngay bên hồ trước cửa chùa Thiên nhiên ở Quán La, giá khoảng một nghìn một cân (Con ốc mút).

Ở nước ta, các nhà văn hiện thực cũng thường viết về những người cùng khổ, như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân Nhưng dù sao những nhân vật của các ông cũng còn có mặt mũi, tên tuổi, tính cách, và cuộc đời thường gắn với những sự kiện xã hội, chính trị, lịch sử ít nhiều quan trọng. Nhân vật của Nguyên Hồng thì tính cách rất mãnh liệt, trái tim rực lửa, dù bị dìm xuống bùn đen, vẫn quyết vươn thẳng lên trời xanh và nắng vàng... Còn nhân vật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài thì chẳng biết tên tuổi, mặt mũi ra sao, cũng chẳng biết họ có nghĩ ngợi gì không - một đám người nhỏ bé li ti như loài kiến, từng đàn, từng đàn kéo nhau bò đi lặng lẽ trong những xó xỉnh tối tăm nào. Tính phổ biến và khá hệ thống của hiện tượng này trong tác phẩm của Tô Hoài, nói rằng, đây là sự thể hiện quan điểm của nhà văn ở cấp độ ý thức hẳn hoi, đồng thời đã ngấm vào máu, trở thành cảm hứng nghệ thuật tự nhiên của tác giả.

Nét riêng của Tô Hoài trong tác phẩm này khi khám phá Hà Nội so với các tác giả khác là điều đã được chứng minh rất rò. Không ít nhà văn tầm cỡ viết về Hà Nội nhưng Tô Hoài vẫn có lối viết riêng. Nguyên Huy Tưởng từng viết rất gợi cảm về rừng bàng Yên Thái, bến trúc Nghi Tàm “hàng vạn cây trúc thân vàng soi bóng xuống nước hồ biếc” (Sống mãi với thủ đô). Nguyễn Tuân lại có những trang đặc sắc miêu tả khu trung tâm thành phố, chỉ cần một chi tiết cũng phát lộ tinh hoa ngòi bút, tinh hoa nét đẹp đất Thăng Long: “Cây lộc vừng vừa nở vừa tạ bên Hồ Gươm hoa tím như kết chỉ tô điều, mỗi lần cánh hoa nở trôi trên mặt hồ mờ sương sớm cứ làm người ta tưởng như có đám cưới nhà ai nổ bánh pháo vừa đi hết khói”…Người đọc còn lưu luyến

một Hà Nội nhiều sắc mầu tươi mát lãng mạn của Vũ Bằng với “mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”, là “mộng về Hà Nội đi với vợ trên con đường hò hẹn thơm thơm mùi hoa sấu” [14,3]. Đó còn là một Hà Nội của Thạch Lam với những món ăn tinh tế, những ký ức ấm áp ngày tết với “đêm đông, gió lạnh” bên lò bánh chưng ấm áp… “cả nhà ngồi vây quanh, nghe tiếng nước reo mà kể chuyện cũ” [14,4].

Nếu Thạch Lam cho ta cảm nhận với tất cả các giác quan về cảnh trí và hương vị hiện tại của đời thường Hà Nội, như trong Hà Nội băm sáu phố phường, thì Nguyễn Huy Tưởng lại là người thật là chăm chỉ dành cho Hà Nội một mối quan tâm đến bền bỉ và dài lâu trong suốt hơn 20 năm đời viết của mình, kể từ Đêm hội Long Trì Vũ Như Tô năm 1942, đến Sống mãi với Thủ đô Lũy hoa năm 1960. Cũng như Thạch Lam, và nhiều bạn văn khác, sự lập nghiệp và việc thực hiện “phận sự của một người tầm thường... muốn tỏ lòng yêu nước” bằng việc “viết văn Quốc ngữ” nơi ông vẫn phải là địa bàn Thăng Long - Hà Nội. Ở nhà văn có tư chất là nhà văn hóa này, Hà Nội được hiện lên trong suốt chiều dày lịch sử, kể từ thời Trần với “hào khí Đông A” trong An Tư, qua thời vua Lợn Lê Tương Dực trong Vũ Như Tô, đến thời Lê mạt với cung Vua phủ Chúa trong Đêm hội Long Trì... Đối với Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng lịch sử luôn luôn đậm đà trên mỗi trang viết về Hà Nội quá khứ; và chiều sâu lịch sử luôn luôn là sự cần thiết, là ưu thế cho ông nhìn về Hà Nội của hiện tại. Cái hiện tại với khoảng lùi trên dưới 15 năm trong Sống mãi với Thủ đô, tập I ra mắt bạn đọc năm 1960 đã một lần được áp sát qua ống kính thời sự, vào những năm đầu nửa nước có hòa bình trong Một ngày chủ nhật. Và, nếu sự tinh tế đến tài hoa luôn lấp lánh trên các trang viết của Thạch Lam thì chiều sâu những khát khao, trăn trở, kiếm tìm lại

luôn luôn trĩu nặng trên các trang viết của Nguyễn Huy Tưởng; và đó là lý do để Nguyễn Huy Tưởng luôn luôn hiện diện, đồng hành cùng chúng ta trong suốt thế kỷ XX có quá nhiều chuyển động lớn lao của thời cuộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Riêng với Tô Hoài, từ một cách nghe, cách cảm xúc một cách nhìn, gương mặt, tâm hồn của những con người Hà Nội xưa, đã chạm vào tầng sâu của đời sống con người Hà Nội cũng là của cả dân tộc người Việt Nam: sẽ ra sao khi còn bị nô lệ bởi ngoại bang? Chất liệu tạo nên hồn cốt tác phẩm chính là hiện thực đời sống Hà Nội trong nô lệ tủi nhục, đau thương của thời kỳ thuộc Pháp. Hình ảnh “mưa” hiu hắt buồn lặng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm đã nói lên tất cả “có lẽ mưa bụi đã nhiều ngày, những cây nhội che mái nhà, người qua lại trên mặt đường âm u, xám ngắt, nhẽo nhợt ra”… “…cái nhà bán thừng, bán chiếu mưa hắt thâm sì” [14,5], “Phố mới” nhưng thực ra là “cái chợ mua bán người” người nào cũng “ủ ê, hốt hoảng, ướt át, bẩn thỉu” “cả đến cái ngách cửa hậu vào chợ Đồng Xuân cũng lôi ra được một nút người sầu thảm như thế” [14,5] thực sự, không ai hình dung chợ Đồng Xuân xưa là nơi buôn bán tấp nập lại là một nơi buôn người kinh sợ như vậy.

Phải trải qua nhiều năm tháng tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm, tự gắn mình vào đời sống hiện thực Hà Nội những năm tháng đó, Tô Hoài mới tạo nên nền tảng văn hoá sâu rộng như thế. Dù Hà Nội là đề tài đã có nhiều nhà văn khám phá nhưng trong tác phẩm của Tô Hoài vẫn hiện lên những nét mới, nét riêng, những nhận thức mới về mảnh đất Thăng Long xưa. Đó chính là bức ký hoạ với những nét buồn mong manh bằng hình tượng ngôn từ sống động. Bản sắc Hà Nội đó của Tô Hoài có phần tương đồng với tâm niệm của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh: “Hà Nội thật đa dạng khiến tôi yêu mến. Tôi yêu một Hà Nội sang trọng, tài hoa, thanh lịch lẫn một Hà Nội lầm than, lầm lũi, còn nhiều cơ cực. Muốn nghiên cứu về Hà Nội trước hết bạn phải có một điều bắt buộc: Tấm lòng với Hà Nội.”

Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 8

2.3. Cảm quan về phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài

2.3.1. Hà Nội với những nét phong tục đẹp

2.3.1.1. Hà Nội với những nét đẹp của lễ hội hay sự tôn vinh những giá trị tinh thần

Về phương diện văn hoá tinh thần, tác phẩm ánh lên những nét đẹp của lễ tết, phong tục tập quán, lễ hội, là tâm hồn trong sáng, bình dị tiềm ẩn trong các mối quan hệ hàng ngày mà vẫn đầy sức mạnh và khát vọng đổi thay của người Hà Nội băm sáu phố phường trong những năm tháng đó. Từ góc nhìn chung của văn hoá Việt, lễ hội bao giờ cũng tạo nên một không gian sống thực yên ấm, no đủ, hạnh phúc ngay cả khi cuộc sống còn đói khổ cùng cực. Cả năm có một ngày như thế: đó là tết, ngày của sum họp gia đình, nhưng cũng là ngày rất cơ cực của người dân nghèo Hà Nội thời đó “nhà nghèo chạy cái tết bở hơi tai” nhưng vẫn chuẩn bị cho ngày đó với tất cả tâm hồn cho người sống và người đã khuất. Những ngày áp tết được tác giả ghi lại với vài chi tiết đơn giản “miếng thịt lợn nén hương” nhưng tác giả đã tạo dựng nên cả một ngày linh thiêng quan trọng của người dân nghèo Hà Nội xưa, đó là nét văn hoá gia đình người Việt. Nét vui của tết lại hiện lên trong niềm vui hồn nhiên của trẻ thơ “bánh pháo tép”, “miếng khế khô lẫn mật gừng”, “đôi guốc mộc mới”... nét đẹp của ngày tết còn là ngày tiếp khách thăm hỏi nhau, ân cần, tha thứ cho nhau vì đấy là ngày “thân phận mỗi người được quý trọng” là ngày mừng nhau mọi sự tốt lành ngay cả trong cuộc sống khổ cực”.

Một nét văn hoá của Hà Nội xưa của cha ông để lại đã làm đẹp, làm vui thêm cuộc sống vốn quanh năm nghèo túng bằng cái tết được kéo dài. Sau ngày tết nguyên đán “còn có những ngày râu ria mà nhà nghèo rớt mồng tơi cũng phải có được gói hoa, nén hương”. Đó là “ngày giỗ tổ” tổ nghề giấy, nghề lụa, hai mươi ba tết, ông công ông táo, “chiều ba mươi cúng trừ tịch, mồng 3 – 4 lễ hoá vàng, mồng bảy hạ cây nêu, nhà nào dệt vải đưa mấy nhát

thoi lấy may đến cúng rằm tháng giêng sang tháng ba lại tết bánh trôi, bánh chay, tháng năm tết Đoan Ngọ mừng hoa quả mới. Ở các cửa đền miếu đều có cúng quan ôn, cúng cháo vẩy ra bờ bụi cho các âm hồn bơ vơ lang thang được hớp nước ngũ cốc, ngọc thực” [14,10], đến tết trung thu tháng tám và khi gió heo may về, vào mồng mười tháng mười tết cơm mới. Điều thú vị là, các làng nghề giấy, nghề lụa không làm ra thóc nhưng cũng “cúng cơm mới” thể hiện tâm thức của cư dân nông nghiệp, lễ hội theo mùa. Sau lễ tết đến hội hè. Làng Mọc tháng giêng vào hội đánh cờ người, tháng tám hội đền Ghềnh, hội rước kiệu bò ở Đền Trại, Thủ Lệ, hội làng Đông, làng Hồ rước về đền Voi Phục, trong sân đình có hội thi cây cảnh... cả một không gian rực rỡ sắc mầu “90 giàn lễ hội áo the, quần lĩnh tía, khăn vuông láng thâm, khăn nhiễu thanh, áo cánh lụa thâm, quần túm ống vào trong xà cạp hoa đào” [14,11] tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng cọt kẹt của đu quay cùng tiếng hát hoà điệu trong vùng Thăng Long xưa gợi lên bao nét đẹp riêng của đời sống văn hoá kinh thành. Bởi lễ hội là một sản phẩm và là một biểu hiện của nền văn hoá, tham gia lễ hội là thể hiện một cách ứng xử văn hoá của người Hà Nội, họ tìm trong đó sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái. Điều này được miêu tả thật sinh động trong đám rước Thánh Tăng. Lễ hội mà không cờ, không kiệu, không trống chiêng thanh la… Nhưng không khí lễ hội thật tưng bừng, náo nhiệt, rất lạ và thú vị”. Thực sự đây là một lễ hội “phồn thực”, toàn trai gái cứ xông vào nhau cật lực, như đánh vật, lại như đập lúa… Tiếng cười rú, tiếng hí, tiếng hú, tiếng sút rầm rầm. Trong không gian “chan chứa ánh trăng, đất trời tự nhiên mát mẻ và trong óng, tiếng trống sư tử tong tong đằng xa, không cờ quạt, long đình hay mũ kiệu”, chỉ thấy “cả một cánh đồng huyên náo sùng sục, kì quái, ai cũng hí hởn lạ thường” [14;182]. Vẻ đẹp này táo tợn hơn, phóng khoáng hơn và cũng vì thế mà đậm hơi thở dân gian và quyến rũ hơn, dễ làm người ta háo hức muốn sống lại sự nguyên sơ của những lễ hội

ngày nào. Mọi nghi lễ bị xoá bỏ, mọi khoảng cách bị dẹp đi, không còn ranh giới giữa thanh và tục, chỉ còn sự đam mê của con người với con người hoà quyện trong đám rước. Lời ca mới thật lạ tai “chốc chốc văng vẳng hét lên”:

“Đức thánh Tăng…Đức thánh Tăng…

Đứa nào không nhung nha nhung nhăng, đức thánh Tăng bóp vú mẹ nó…” Lễ hội cư dân ngoại ô kinh Thăng Long nhưng vẫn mang những nét hồn hậu, phóng khoáng của cư dân nông nghiệp Việt Nam, mang khát vọng đời sống ấm no, khát vọng về giải phóng tình cảm con người khỏi những luật lệ cấm kỵ của xã hội phong kiến. Vẻ đẹp thuần khiết, giản dị mà hồn nhiên của người lao động được tái hiện thật độc đáo trong cảm xúc chân thành, nhân hậu của nhà văn.

Ngày nay, thú chơi pháo đã không còn nữa, nhưng Tô Hoài vẫn nặng lòng với những ngày xưa cũ, như muốn chứng minh rằng, đó là một nét phong tục, bởi “ngày trước đốt pháo không mảy may giống với bây giờ. Đốt pháo như bây giờ thì chỉ đáng trách, phí phạm và hung tợn”. Và nhà văn đã bồi hồi phục nguyên vẻ đẹp của tục pháo xưa khi viết: “Đốt pháo là một thú chơi lâu đời, hàng năm pháo được đốt trong nhiều dịp, nhiều việc khác nhau. Hội làng, tết Nguyên Đán, ngày cưới, lễ mừng thọ, khao vọng, khai trương và mở cửa hàng, động thổ, xuống đồng, …Khi trong nhà có cụ đôi năm mươi, lúc chuyển cữu cũng đốt bánh pháo với ý nghĩa cháu chắt, chút, chít, khăn vàng khăn đỏ “mừng được phúc cụ cố”. Nhà có người ốm lâu rồi mất, khi đưa ma đốt pháo ngay nơi đầu giường bệnh, có ý đuổi tà ma và mùi pháo khiến cho “sạch nhà”. Còn ngày cưới thì đốt pháo đón dâu, đưa dâu, lễ tơ hồng trong tiếng pháo khói xanh lơ” [14; 285]. Vậy, điều gì đã làm cho cái đẹp xưa phôi pha đi như thế và nét khác biệt căn bản của tục pháo xưa với pháo nay là gì, Tô Hoài đã mất công tìm hiểu để tiếc nuối mà tâm sự: “Quả pháo ngày trước khác hẳn quả pháo ngày nay, bởi công phu nhất là thuốc pháo. Hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022