Chuẩn Bị Dụng Cụ, Trang Thiết Bị Và Nơi Xử Lý Thức Ăn


Hình 1.4.34. Thu gom rác thải hữu cơ


Phân gia súc – gia cầm và chất thải nông nghiệp sau khi được thu gom về sẽ được vận chuyển đến nơi dự trữ để chờ xử lý thành thức ăn cho trùn.

2.3. Bảo quản thức ăn

Trong thời gian chờ xử lý thức ăn cần được bảo quản tốt để chất lượng 1

Trong thời gian chờ xử lý, thức ăn cần được bảo quản tốt để chất lượng thức ăn bị giảm ở mức thấp nhất. Vì vậy, thức ăn sau khi thu gom về nên tiến hành xử lý ngay, nếu chưa có điều kiện xử lý thì thức ăn cần được bảo quản để đảm bảo rằng sự hao hụt dưỡng chất là thấp nhất.


* Bảo quản phân trâu, bò, dê, thỏ

- Phương pháp 1: Chuẩn bị bể chứa có mái che (không để nước mưa vào bể), cho phân vào bể, không để phân chảy ra khỏi bể chứa gây ô nhiễm môi trường xung quanh. (Hình 1.4.35).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


Hình 1 4 35 Bảo quản phân tươi Phương pháp 2 Phơi khô cho vào bao bảo quản trong 2

Hình 1.4.35. Bảo quản phân tươi


- Phương pháp 2: Phơi khô cho vào bao bảo quản trong nhà kho hoặc sân bãi có mái che. (Hình 1.4.36).

Lưu ý: phương pháp này ít được sử dụng vì dưỡng chất mất đi nhiều và làm cho phân bị cứng.


Hình 1.4.36. Bảo quản phân khô

* Bảo quản phân lợn, gà, vịt: Do các loại phân này có hàm lượng tinh bột và đạm cao nên dễ gây mùi thối làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Đồng thời, các loại phân lợn, gà vịt cũng không thể sử dụng trực tiếp cho trùn ăn nên việc xử lý ngay là rất cần thiết.

* Bảo quản phụ phẩm nông nghiệp: Các loại phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, thân lá cây ngô, thân lá cây đậu...thì việc bảo quản tương đối đơn giản hơn, chỉ cần phơi khô và đưa vào nơi bảo quản.


* Rác thải hữu cơ: rác hữu cơ sau khi thu gom về phải cho trùn ăn liền hoặc xử lý ngay vì loại thức ăn này đang trong quá trình phân hủy nên không thể bảo quản được.

3. Xử lý thức ăn cho trùn

3.1. Chọn phương pháp xử lý thức ăn

Tùy vào số lượng thức ăn và nguồn thức ăn thu gom được mà người nuôi chọn lựa phương pháp xử lý khác nhau như chỉ cần pha nước vào thức ăn hoặc ủ thức ăn bằng các phương pháp ủ nóng, ủ nguội hay ủ hỗn hợp như ủ phân làm chất nền nuôi trùn ở bài 2.

Các phương pháp xử lý thức ăn cần phải đạt các yêu cầu sau:

- Đơn giản, dễ thực hiện

- Rẻ tiền

- Thức ăn sau khi xử lý phải:

+ Mềm mịn

+ Sạch và không có các thành phần gây bất lợi cho trùn (chất độc)

+ Giàu dinh dưỡng

+ pH nằm trong phổ chịu đựng của trùn (PH từ 6,8-7,5)

3.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị và nơi xử lý thức ăn

3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị

Các dụng cụ dùng để xử lý thức ăn cho trùn gồm các dụng cụ sau:

- Cuốc: dùng để nhào và trộn phân

- Ca: dùng để múc thức ăn hoặc nước

- Xô nhựa: dùng để đựng thức ăn

- Thùng tưới ô zoa: dùng để tưới nước lên đống ủ

- Cân đồng hồ: loại 50 đến 100 kg, dùng để cân nguyên liệu

Tùy theo loại thức ăn (ủ hoặc không ủ) hay phối trộn nhiều loại thực liệu mà chúng ta có thể chuẩn bị thêm 1 số dụng cụ khác như:

- Dao: dùng để băm chất độn

- Dụng cụ che đậy đống ủ: bạt ni lông, bao tải, lá dừa...

- Xe 3 bánh (nếu cần): dùng để vận chuyển thức ăn từ nơi dự trữ đến nơi

xử lý.


3.2.2. Chuẩn bị nơi xử lý thức ăn

Thông thường người nuôi trùn chọn nơi xử lý thức ăn cho trùn cũng chính là nơi dự trữ thức ăn cho trùn. Nơi xử lý thường được đặt gần đường đi, ở đầu luống trùn để thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến cho trùn.

Tùy theo diện tích nuôi trùn và loại thức ăn mà ta chuẩn bị nơi xử lý khác 3

Tùy theo diện tích nuôi trùn và loại thức ăn mà ta chuẩn bị nơi xử lý khác nhau:


- Nếu thức ăn là phân bò tươi và lượng thức ăn nhiều thì ta có thể xây bể để xử lý: trung bình cứ 50 đến 100 m2 chuồng nuôi trùn cần một bể có diện tích khoảng 1m x 1,5m x 0,5m (Hình 1.4.37).


Hình 1.4.37. Bể xử lý bằng xi măng


Nếu diện tích nuôi nhỏ như các mô hình nuôi trong thùng xốp khay chậu …thì 4

- Nếu diện tích nuôi nhỏ như các mô hình nuôi trong thùng xốp, khay, chậu …thì người nuôi có thể xử lý thức ăn trong thùng nhựa, thùng phi cũ (Hình 1.4.38) hoặc dùng bạt nhựa, lá lợp nhà … quây lại thành bể chứa mà không cần phải xây để giảm chi phí đầu vào (Hình 1.4.39 và 1.4.40).

Hình 1.4.38. Thùng phi cũ



Hình 1 4 39 Bể xử lý bằng bạt nilon Hình 1 4 40 Bể xử lý bằng lá Nếu nguồn 5Hình 1 4 39 Bể xử lý bằng bạt nilon Hình 1 4 40 Bể xử lý bằng lá Nếu nguồn 6


Hình 1.4.39. Bể xử lý bằng bạt nilon Hình 1.4.40. Bể xử lý bằng lá

- Nếu nguồn thức ăn là phân gia súc, gia cầm phối trộn với phụ phẩm nông nghiệp thì phải ủ trước khi cho trùn ăn. Nơi ủ có thể là nền đất, sân gạch, sân xi măng, hay tận dụng chuồng gia súc – gia cầm cũ, nhà kho, bể bạt


nilon …bất kỳ nơi nào nhưng phải đảm bảo rằng nền ủ phải không thấm nước và ứ động nước mưa …(tương tự như nội dung phần chọn nơi ủ chất nền). Nếu nền ủ bằng đất thì người nuôi nên dọn sạch tàn dư như cỏ, rác, lá cây khô …(Hình 1.4.41), sau đó có thể đắp đất thành mô cao khoảng 3-5 cm (Hình 1.4.42) để nước trong đống ủ dễ dàng thoát ra ngoài và nước mưa không ngấm được vào đống ủ.


Hình 1 4 41 Thu dọn tàn dư thực vật Hình 1 4 42 Tạo mô đất Trùn là loài ăn 7Hình 1 4 41 Thu dọn tàn dư thực vật Hình 1 4 42 Tạo mô đất Trùn là loài ăn 8


Hình 1.4.41. Thu dọn tàn dư thực vật Hình 1.4.42. Tạo mô đất


Trùn là loài ăn tạp, tuy nhiên không phải bất kỳ loại thức ăn nào cũng phù hợp với chúng. Thực tế, trùn rất mẫn cảm với các nguồn phân động vật có hàm lượng nước tiểu cao, các loại cây thực vật có vị cay, đắng, chua, chát và có chất độc. Chính vì vậy, chúng ta không nên sử dụng những nguồn chất hữu cơ này làm thức ăn cho trùn. Hiện nay, loại thức ăn trùn ưa thích là phân trâu bò tươi. Do đó, những hộ gia đình có nguồn phân này dồi dào thì có thể sử dụng trực tiếp cho trùn ăn mà không cần ủ hoai. Ngược lại, những hộ gia đình không thể tự túc được các nguồn phân trên hay có nhưng không đủ thì có thể sử dụng một số loại chất hữu cơ khác như: phân dê, phân thỏ, phân lợn, phân gia cầm, thân cây chuối, rơm rạ, rau bèo … phối trộn với tỷ lệ thích hợp, sau đó ủ cho hoai rồi mới cho trùn ăn.

* Lưu ý: khi bổ sung chất độn cũng cần tránh các loại có nhiều tinh bột, vì loại này dễ lên men làm cho pH của thức ăn thấp, không thích hợp với trùn quế.

3.3. Xử lý thức ăn từ phân gia súc, gia cầm

3.3.1. Xử lý phân gia súc

a. Phân trâu, bò tươi

Đối với phân động vật ăn cỏ như phân trâu bò, chúng ta có thể xử lý đơn giản như sau:


- Lấy phân từ nơi dự trữ, cho phân vào xô hoặc hồ xử lý (Hình 1.4.43).


- Đổ nước vào phân với tỉ lệ 1 phân: 1 nước (Hình 1.4.45)


- Dùng cây khuấy đều và tán nhuyễn (Hình 1.4.46).


Hình 1 4 43 Cho phân vào xô Hình 1 4 45 Đỗ nước vào xô Hình 1 4 46 Khuấy đều Có 9

Hình 1.4.43.Cho phân vào xô



Hình 1 4 45 Đỗ nước vào xô Hình 1 4 46 Khuấy đều Có thể dùng một trong các 10

Hình 1.4.45. Đỗ nước vào xô



Hình 1 4 46 Khuấy đều Có thể dùng một trong các loại chế phẩm sinh học sau 11

Hình 1.4.46. Khuấy đều


Có thể dùng một trong các loại chế phẩm sinh học sau như E.M hoặc Balasa N01…để trộn vào phân nhằm mục đích phân giải những chất độc hại trong phân bò ra hết, đồng thời để phân mau phân hủy và tăng độ mịn của phân. Sau mỗi 6 giờ có thể trộn lại một lần. Sau 3-5 ngày là cho trùn ăn.


Ngoài ra, nếu chúng ta không đủ nguồn phân bò để nuôi trùn thì chúng ta có thể phối trộn thêm các thực liệu khác từ phụ phẩm công nông nghiệp nhưng không được quá 50% để đảm bảo độ đạm thích hợp cho trùn. Nếu phối trộn thêm chất độn thì bắt buộc chúng ta phải ủ hỗn hợp này trước khi sử dụng cho trùn ăn (phương pháp thực hiện tương tự như phương pháp ủ chất nền để nuôi trùn). Theo nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất nuôi trùn (khối lượng) tăng lên khi chúng ta sử dụng phân bò tươi cộng với các phụ phẩm khác (rơm hoặc cỏ khô) hay với phân của gia súc khác (lợn), gia cầm đã được ủ hoai.

Lưu ý: nên chọn phân bò còn mới, không nên chọn phân bò cũ và khô vì chất dinh dưỡng trong phân này đã bị hao hụt và kết cấu của phân cứng nên thời gian phân hủy sẽ kéo dài hơn so với phân tươi.

b. Các loại phân gia súc khác

Đối với phân dê, thỏ chúng ta thu gom về ở dạng khô khó phân hủy nên chúng ta phải tiến hành xử lý trước khi cho trùn ăn. Loại phân này cứng, thời gian phân hủy lâu lại không có độ tơi xốp bằng phân bò, vì vậy chúng ta không nên ủ đơn lẻ, mà nên bổ sung thêm 30-50% chất độn là phụ phẩm nông nghiệp.

Đối với phân lợn cũng không thể đưa trực tiếp vào cho trùn ăn như phân trâu bò mà cũng cần phải được ủ cho hoai. Bởi vì phân lợn kém tơi xốp và giàu amoniac hơn so với phân gia súc nhai lại. Đây chính là những điều kiện bất lợi cho trùn phát triển. Để tăng thêm độ tơi xốp trong phân lợn, người nuôi nên chọn một trong ba công thức sau:

- Công thức 1: 50% phân lợn + 50 % phân bò

- Công thức 2: 60% phân lợn + 20% phân bò + 20% thân cây chuối (có thể thay bằng phụ phẩm nông nghiệp khác như rơm rạ, thân lá cây ngô, thân lá cây đậu …)

Công thức 3 70 phân lợn 30 bã mía có thể thay bằng phụ phẩm nông nghiệp khác 12

- Công thức 3: 70% phân lợn + 30 % bã mía (có thể thay bằng phụ phẩm nông nghiệp khác như rơm rạ, thân lá cây ngô, thân lá cây lạc …).


Lưu ý: Chất độn cần phải được băm nhỏ khoảng 5-10 cm (Hình 1.4.46). Trường hợp, chất độn đã hoai mục thì không cần phải băm nhỏ như lá cây, rơm mục, rơm đã qua trồng nấm…


Hình 1.4.46. Băm lục bình


Đối với nguyên liệu khô cứng, nguyên liệu khó phân hủy thì cho vào trước (lớp dưới); còn đối với nguyên liệu mềm, dễ phân hủy thì cho vào sau.

Các bước tiến hành xử lý Bước 1 Trải tàn dư thực vật vừa mới thu gom lên 13

* Các bước tiến hành xử lý:


- Bước 1. Trải tàn dư thực vật vừa mới thu gom lên nền ủ (Hình 1.4.47).


Hình 1 4 47 Trải tàn dư thực vật Bước 2 Trải phân lên Hình 1 4 48 Hình 1 4 48 14

Hình 1.4.47. Trải tàn dư thực vật


- Bước 2. Trải phân lên (Hình 1.4.48).


Hình 1 4 48 Trải phân lên Bước 3 Rải chất kích thích như men vi sinh có thể thay 15

Hình 1.4.48. Trải phân lên


- Bước 3. Rải chất kích thích như men vi sinh, có thể thay thế men vi sinh bằng cám hoặc tinh bột để kích thích vi sinh vật phát triển giúp phân mau hoai (Hình 1.4.49).


Hình 1.4.49. Rải men vi sinh


- Bước 4. Rải một lớp chất độn lên trên dày khoảng 10 cm (Hình 1.4.50).


- Bước 5. Tiếp tục rải phân (Hình 1.4.51).


- Bước 6. Tưới nước (Hình 1.4.52). Lượng nước tưới khoảng 10-20 lít cho 100 kg nguyên liệu, lượng nước này tùy theo phân và chất độn khô hay ướt . Có thể tưới nước sau mỗi lớp chất độn nếu nguyên liệu khô, nhưng nếu nguyên liệu ướt thì chỉ nên tưới nước 1 lần sau khi đống ủ đã đạt độ cao khoảng 1,0-1,2 mét.


Hình 1 4 50 Rải lục bình Hình 1 4 51 Rải phân lên lục bình Hình 1 4 52 Tưới 16

Hình 1.4.50. Rải lục bình


Hình 1 4 51 Rải phân lên lục bình Hình 1 4 52 Tưới nước Lưu ý nếu không thực 17

Hình 1.4.51. Rải phân lên lục bình



Hình 1 4 52 Tưới nước Lưu ý nếu không thực hiện bước 3 tức là chưa rải 18

Hình 1.4.52. Tưới nước


Lưu ý: nếu không thực hiện bước 3, tức là chưa rải chất kích thích thì có thể pha vào nước để tưới ở bước này.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí