Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Trên Thế Giới

để phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, đặc biệt là Hiệp định TRIPS (chuẩn mực về nội dung và thực thi).

- Các hoạt động nhằm tăng cường quản lý SHTT;

- Trao đổi kinh nghiệm quản lý với các cơ quan SHTT của Liên bang Thụy Sĩ và các nước hoặc khu vực khác bằng các hình thức như tham quan nghiên cứu và hội thảo;

- Cung cấp các thiết bị kỹ thuật cần thiết.

- Các hoạt động nhằm tăng cường việc thi hành pháp luật SHTT và bảo đảm thực thi có hiệu quả quyền SHTT;

- Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ toà án (người quản lý và quan toà), cán bộ Hải quan và các cơ quan chuyên trách về thực thi quyền SHTT thông qua các chuyên đề, hội thảo khoa học và các chuyến khảo sát nghiên cứu;

- Cung cấp các thiết bị kỹ thuật cần thiết.

Các hoạt động khác, bao gồm cả các hoạt động hỗ trợ và sử dụng quyền SHTT:

- Nâng cao sự hiểu biết của công chúng về tầm quan trọng của việc bảo hộ các sáng kiến và thành quả sáng tạo, chống lại việc làm hàng giả hoặc đánh cắp bản quyền, thông qua các hội thảo với sự tham gia của các quốc gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực này;

- Hỗ trợ và phát triển việc giảng dạy về SHTT ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng Luật SHTT trong phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Như vậy, các Điều ước quốc tế trong khuôn khổ ASEAN hay các Điều ước quốc tế song phương về SHTT mà Việt Nam là thành viên tham gia đều lấy các quy định của Hiệp định TRIPs làm cơ sở, làm nền tảng cho các thỏa thuận khu vực và thỏa thuận song phương để đảm bảo thực thi có hiệu quả quyền SHTT,

trong đó có hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 8

2.2. Pháp luật một số quốc gia điển hình trên thế giới

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền SHTT đã và đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn công tác của tác giả cho thấy, Mỹ là quốc gia đặc biệt coi trọng vấn đề bảo vệ quyền SHTT vì các đối tượng của quyền SHTT của nước này chiếm đến hơn 60% tổng số đối tượng quyền SHTT trên thế giới, đặc biệt là sáng chế, đồng thời Mỹ cũng được đánh giá là quốc gia điển hình về hệ thống pháp luật cũng như thực thi có hiệu quả quyền SHTT [5]. Trong thời gian qua, Mỹ đã có nhiều chương trình, dự án phối hợp với Hải quan Việt Nam để đào tạo nâng cao năng lực thực thi của cơ quan Hải quan, hợp tác khu vực và quốc tế về thực thi quyền SHTT trong các khuôn khổ WCO, WIPO về SHTT. Ngoài ra, trong quá trình triển khai công tác thực thi quyền SHTT tại biên giới, Hải quan Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của Hải quan Nhật Bản và Hải quan Hàn Quốc nhăm nâng cao năng lực, hoàn thiện khung pháp lý, từng bước cải cách, hiện đại hóa nghiệp vụ Hải quan cũng như cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Đồng thời, quốc gia láng giềng Trung Quốc là quốc gia có nhiều đặc điểm về kinh tế- xã hội và văn hóa khá tương đồng với nước ta và được xác định là một trong những nước sản xuất nhiều hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nhất trên thế giới. Thời gian qua, Hải quan Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong công tác chống hàng giả đạt kết quả cao, Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đã có nhiều hoạt động phối hợp trong công tác này nhằm đấu tranh có hiệu quả nạn sản xuất và buôn bán hàng giả tại biên giới giữa hai nước.

Chính vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin đề cập một số nội dung về quy định pháp luật cũng như kinh nghiệm thực tế bảo vệ quyền SHTT

đối với nhãn hiệu tại biên giới của Hải quan một số nước bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

2.2.1. Pháp luật của Mỹ

Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ là cơ quan trực thuộc Bộ An ninh Nội địa chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới và kiểm soát hàng hóa đi vào và ra giữa các cửa khẩu trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Nhãn hiệu hàng hóa có thể được chủ thể quyền đăng ký bảo vệ với cơ quan Hải quan thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến qua Internet (IPRR) – một công cụ hữu hiệu cho cả cơ quan Hải quan và các chủ sở hữu quyền. Hệ thống này cho phép các chủ thể quyền đưa các thông tin và hình ảnh liên quan đến nhãn hiệu có yêu cầu bảo vệ vào cơ sở dữ liệu chung về SHTT của cơ quan Hải quan, họ không phải mất thời gian điền vào mẫu đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hay khai báo các thông tin cá nhân của mình.

Chỉ những nhãn hiệu đã được đăng ký chính thức tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ mới được chấp nhận đăng ký kiểm soát biên giới tại cơ quan Hải quan. Chi phí đăng ký cho một nhãn hiệu là 190 USD, tuy nhiên nếu nhãn hiệu được đăng ký cho hơn một nhóm hàng hóa thì phí đăng ký cho mỗi nhóm hàng hóa đó là 190 USD. Ví dụ: muốn đăng ký giám sát một nhãn hiệu cho ba nhóm hàng hóa, sẽ phải nộp 570 USD cho cơ quan Hải quan [46]. Các chủ thể quyền có thể đăng ký giám sát nhãn hiệu hàng hóa với cơ quan Hải quan qua Website: https://apps.cbp.gov/e-recordations/.

Thời hạn có hiệu lực của đăng ký giám sát Hải quan về SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa là 20 năm và được gia hạn một lần là 20 năm theo thông báo chấp nhận của cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK mang nhãn hiệu được đăng ký trong thời hạn đơn đăng ký được chấp nhận [46, 133.4].

Trường hợp công chức Hải quan chưa có căn cứ để khẳng định hàng hóa có vi phạm hay không thì có thể tạm giữ hàng hóa đó trong thời hạn 05 ngày để xác minh các dấu hiệu vi phạm, nếu cơ quan Hải quan xác định hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, sẽ ra quyết định tạm giữ chính thức đối với hàng hóa trước khi hết thời hạn 05 ngày nói trên, đồng thời thông báo cho người NK biết về việc tạm giữ hàng hóa [46].

Khi hàng hóa bị bắt giữ vi phạm một nhãn hiệu hàng hóa ở mức độ giả mạo nhãn hiệu đã được bảo vệ, cơ quan Hải quan sẽ thông báo cho chủ thể quyền các thông tin liên quan đến hàng hóa vi phạm. Thời hạn tạm giữ hàng hóa là 30 ngày làm việc. Trong thời hạn tạm giữ hàng hóa, cơ quan Hải quan có thể cung cấp mẫu hàng hóa bị nghi ngờ vi phạm cho chủ thể quyền kiểm tra, thẩm định hoặc xác định bồi thường trách nhiệm dân sự. [55].

Trường hợp hàng hóa bị tạm giữ mang nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký giám sát tại cơ quan Hải quan, cơ quan Hải quan sẽ thông báo cho chủ sở hữu quyền các thông tin liên quan trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa bị tạm giữ bao gồm: ngày tháng NK, cửa khẩu đến, mô tả hàng hóa, số lượng, nước xuất xứ. Cơ quan Hải quan có thể cung cấp các thông tin này cho chủ sở hữu quyền trước khi tạm giữ hàng hóa. Khi cơ quan Hải quan cho phép các bên kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc lấy mẫu hàng hóa để mang đi giám định hoặc thử nghiệm trước khi quyết định có tạm dừng làm thủ tục Hải quan hay không với điều kiện chủ sở hữu quyền phải nộp một khoản tiền bảo đảm tương đương 120% trị giá hàng mẫu bao gồm giá CIF cộng với thuế, phí và lệ phí khác (nhưng không được thấp hơn 100 USD). Trường hợp trị giá hàng mẫu thấp hơn 100 USD, tiền đặt cọc do cơ quan Hải quan quyết định, cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu trả lại mẫu ở bất kỳ thời điểm nào. Chủ sở hữu quyền phải trả lại mẫu sau khi thử nghiệm. Nếu mẫu không được trả lại, cơ quan Hải quan sẽ tịch thu số tiền bảo đảm đã nộp cho việc lấy mẫu nêu trên [46].

Về việc kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa sử dụng vì mục đích cá nhân, Hải quan Mỹ không xử lý vi phạm đối với hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo vệ mang theo người của cá nhân nhập cảnh vào Mỹ nếu chứng minh được hàng hóa đó là của du khách đến Mỹ đi du lịch, được sử dụng phục vụ nhu cầu của cá nhân không vì mục đích thương mại và người sử dụng hàng hóa đó đã được cấp giấy phép cho cùng loại hàng hóa trong thời hạn 30 ngày trước khi đến Mỹ. Định mức cho phép mỗi người được mang theo với số lượng mỗi loại vật phẩm không quá một cái, ví dụ: một người nhập cảnh vào Mỹ mang theo người 03 chiếc ví, mỗi chiếc ví mang một nhãn hiệu bị xâm phạm khác nhau hoặc cả 03 chiếc ví này đều mang một nhãn hiệu bị xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo vệ thì người này chỉ được phép mang theo người 01 chiếc khi nhập cảnh vào Mỹ. Đồng thời, đối với hàng hóa NK qua đường bưu chính, Hải quan Mỹ sẽ không xử lý vi phạm đối với hàng hóa có giá trị từ 250 USD trở xuống [46, 133.24].

Nếu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu không được phép của chủ sở hữu quyền sẽ bị tịch thu, hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sẽ bị cơ quan Hải quan bắt giữ và xử lý bằng các biện pháp sau:

- Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan, hoặc,

- Được phép NK nếu đã loại bỏ được yếu tố vi phạm theo yêu cầu của cơ quan Hải quan;

- Được phép NK nếu đạt được sự thỏa thuận của chủ sở hữu quyền.

Cơ quan Hải quan sẽ cho phép người nhập cảnh mang theo số lượng vật phẩm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu lớn hơn so với quy định nếu được phép của chủ sở hữu quyền [46].

Về mức xử phạt đối với việc NK hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, nếu hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu sẽ bị xử phạt tiền từ 1 lần đến 02 lần trị giá hàng hóa thật mang nhãn hiệu tương ứng [46, 133.27].

Năm 2011, cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) đã bắt giữ hơn 24 nghìn vụ. Theo số liệu của Hải quan Mỹ, hàng hóa giả được NK vào Mỹ trong năm 2011 có số lượng tăng 44% so với năm 2010, với trị giá hơn 60 triệu USD. Điển hình là vụ việc ngày 15 tháng 9 năm 2011, cơ quan Hải quan Mỹ (Los Angeless) đã phát hiện và bắt giữ 30.300 chiếc kính giả nhãn hiệu Lacoste trong một lô hàng đến từ Trung Quốc trị giá 48.000 USD, tương đương với trị giá hàng thật là 4,5 triệu USD. [45]

Hàng hóa được làm giả chủ yếu là dược phẩm và mỹ phẩm vốn có sự đe dọa lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Tuy số lượng bắt giữ tăng nhưng giá trị của các vụ bắt giữ trong năm 2011 lại giảm 5% xuống còn 178,9 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu do việc chuyển hướng sang sử dụng giao nhận qua bưu phẩm, bưu kiện, qua chuyển phát nhanh và các dịch vụ chuyển hàng đóng gói lớn để NK hàng giả vào Mỹ. Thêm vào đó, mức chênh lệch do giá bán lẻ đề xuất của các nhà sản xuất cũng giảm xuống còn 1,1 tỷ USD. Số lượng ngày càng tăng của các trang web bán hàng giả trực tiếp cho người tiêu dùng cũng là một trong những lý do khiến Hải quan Mỹ ghi nhận sự gia tăng của các vụ bắt giữ liên quan đến hàng hóa chuyển qua bưu điện và hàng chuyển phát nhanh. Các mặt hàng điện tử có số lượng bị bắt giữ nhiều nhất. Riêng điện thoại di động vi phạm quyền SHTT chiếm 1/3 số hàng điện tử bị bắt giữ. 10 mặt hàng vi phạm bị thu giữ nhiều nhất gồm: dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, kính đeo, linh kiện công nghệ, đồ điện tử, thuốc lá, nước hoa, pin, dụng cụ luyện tập và linh kiện phương tiện vận chuyển [45]. Trung Quốc tiếp tục là một nước có nguồn hàng giả và vi phạm bản quyền bị tịch thu, chiếm 62% hay 124,7 triệu USD tổng giá trị hàng hóa vi phạm trong tổng số các vụ việc [45].

2.2.2. Pháp luật của Nhật

Về việc đăng ký giám sát đối với nhãn hiệu của hàng hóa XK, NK. Các chủ thể quyền SHTT muốn bảo vệ quyền SHTT của mình đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới phải nộp hồ sơ đăng ký với cơ quan Hải quan. Hồ sơ đăng ký

giám sát Hải quan về SHTT bao gồm 05 loại giấy tờ gồm: quyền SHTT phải được chứng minh là hợp pháp và đang trong thời hạn được bảo hộ; các giấy tờ, tài liệu liên quan đến các vụ việc xâm phạm nhãn hiệu đã được các cơ quan chức năng xử lý hoặc có khả năng vi phạm; tài liệu về các thông tin có khả năng vi phạm của nhãn hiệu đang được bảo hộ; các thông tin liên quan đến hàng hóa cho phép cơ quan Hải quan xác định hàng hóa vi phạm, nhận dạng sản phẩm khi kiểm tra Hải quan; danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ, một số hình ảnh về sản phẩm, các thông tin tài liệu về hoạt động XK, NK trong tương lai (nếu có) [49].

Hồ sơ đăng ký, giám sát được nộp tại bất cứ trụ sở Hải quan khu vực nào tương ứng với địa bàn yêu cầu giám sát Hải quan. Chủ sở hữu quyền có thể ủy quyền cho luật sư nộp đơn tại cơ quan Hải quan thông qua giấy ủy quyền. Cơ quan Hải quan xem xét, quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận đăng ký giám sát đó? Nếu chấp nhận, việc đăng ký giám sát sẽ có hiệu lực không quá 02 năm và được gia hạn không quá thời hạn đã có hiệu lực ban đầu [47,62.17].

Theo Luật Hải quan của Nhật, hàng hóa là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là hàng hóa thuộc diện cấm XK, NK [41,69]. Khi phát hiện hàng hoá có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, Cơ quan Hải quan phải thực hiện việc thông báo hai chiều: thông báo cho chủ thể quyền SHTT về các nội dung như, tên và địa chỉ của người xuất khẩu

, NK, người sản xuất ra hàng hoá và người mua, bán hàng hoá đó; thông báo cho người NK tên và địa chỉ của chủ thể quyền SHTT. Các bên có quyền cung cấp các tài liệu, chứng cứ và đưa ra ý kiến của mình về việc xác định việc xâm phạm quyền của hàng hóa XK, NK.

Cơ quan Hải quan không được phép thông báo cho các bên liên quan khi chưa thực hiện xong thủ tục thẩm định. Kết quả thẩm định sẽ được thông báo đến các bên liên quan, chủ thể quyền và người NK, XK có quyền cung cấp các chứng cứ cần thiết về hàng hóa bị nghi ngờ để chứng minh cho việc xâm phạm

và không xâm phạm trong thời hạn 10 ngày làm việc (thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan) và trong thời hạn 03 ngày làm việc đối với hàng hóa xâm phạm dễ bị hư hỏng kể từ ngày thông báo lần đầu cho chủ thể quyền [47].

Khi nhận được thông báo của cơ quan Hải quan, chủ thể quyền trong 03 ngày làm việc có quyền nộp đơn yêu cầu đình chỉ thông quan tại trụ sở Hải quan khu vực nơi có hàng hóa nghi ngờ xâm phạm. Tuy nhiên, nếu Cục trưởng Cục Hải quan được đề nghị xét thấy không có đủ chứng cứ chứng minh cho việc xâm phạm theo đề nghị thì có quyền từ chối không thụ lý đề nghị đó. Cơ quan Hải quan sẽ không tiến hành thủ tục thẩm định khi hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm đã tiêu hủy hoặc đã bị chất trả lại tàu.

Trường hợp cơ quan Hải quan chấp nhận thụ lý vụ việc thì phải thông báo cho người đề nghị biết đã chấp nhận và thời hạn thực hiện việc thẩm định. Cơ quan Hải quan tạo điều kiện cho người XK, NK và chủ thể quyền được kiểm tra thực tế hàng hoá theo yêu cầu của các bên.

Trong khoảng thời gian chờ xác định tình trạng pháp lý của hàng hoá, người yêu cầu phải nộp cho cơ quan Hải quan một khoản tiền đặt cọc cho việc bồi thường tổn thất mà người XK, người NK dự kiến có thể phải gánh chịu được xác định là tương đương trong thời hạn đó. Nếu cơ quan Hải quan xét thấy khoản tiền được đặt cọc trên không đủ để đảm bảo cho việc bồi thường thiệt hại thì có thể yêu cầu người đề nghị nộp thêm khoản tiền được xác định là tương đương với khoản thiếu hụt đó.

Người khiếu nại sẽ được hoàn trả lại số tiền bảo đảm đã nộp tại cơ quan Hải quan nếu xác định được một trong những trường hợp sau: hàng hoá là hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, người XK, NK đã đồng ý cho lấy lại tiền đặt cọc hoặc đã hết thời hiệu của quyền đòi bồi thường thiệt hại theo quy định hoặc xét thấy không cần thiết phải đảm bảo bồi thường thiệt hại và được cơ quan Hải quan chấp nhận; việc thực hiện bảo đảm nghĩa vụ được thay thế bằng vật phẩm khác hoặc bằng chứng khoán.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí